Tại sao ở hai cực của Trái Đất lại có hiện tượng ngày trắng hoặc đêm trắng

Đêm trắng là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng ban đêm trời không tối hẳn như bình thường mà có tình trạng tranh tối, tranh sang như lúc hoàng hôn.

Hiện tượng này chỉ xảy ra ở các vùng vĩ độ cao về mùa hạ, khi ngày dài hơn đêm rõ rệt. Ví dụ: thành phố Xanh Pêtecbua [Liên bang Nga] nằm ở vĩ độ 600B.

Ở đây, về mùa hạ có ngày rất dài. Vào ngày 22 tháng 6 hàng năm. Mặt trời chỉ lặn lúc 21 giờ 14 phút và lại mọc lên ở chân trời lúc 2 giờ 46 phút.

Trong gần 5 giờ đồng hồ gọi là đêm ấy, thực ra hoàng hôn chỉ mới vừa tắt, thì bình minh đã ló rạng. Vì vậy người ta gọi là đêm trắng.

Ở vùng vĩ độ cao trên vòng cực [từ vĩ độ 66033’ đến cực] có ngày Mặt trời chưa kịp lặn xuống chân trời, đã lại mọc lên ngay, nghĩa là hoàn toàn không có đêm. Ở các vùng này mùa hạ có đêm ngắn bao nhiêu, thì mùa đông lại có đêm dài bấy nhiêu.

Tình hình này cũng xảy ra ở nửa cầu Nam, nhưng ngược lại với nửa cầu Bắc: đêm dài về mùa hạ và ngày dài về mùa đông.

Nguyên nhân của tất cả các hiện tượng này là do độ nghiêng của trục Trái Đất trên mặt phẳng quỹ đạo trong quá trình vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời sinh ra.

TPO - Theo quy luật của tự nhiên ban ngày bầu trời sáng tỏ, ánh sáng ngập tràn, ban đêm vạn vật chìm trong bóng tối. Tuy nhiên, ở nước Nga lại thường xuyên xảy ra hiện tượng rất kì thú đó là buổi đêm vẫn sáng như ban ngày.

Không giống như những mùa hè bình thường vẫn diễn ra trên khắp thế giới, ở Nga mỗi độ hè về lại diễn ra sự kiện “Đêm trắng”, hoàng hôn kéo dài tận nửa đêm và mặt trời dường như không bao giờ tắt. Saint Petersburg và Moscow là hai nơi các bạn có thể chứng kiến đêm trắng rõ nét nhất trên xứ sở bạch dương. Hiện tượng đêm trắng đã được nước Nga coi như một dịp tổ chức lễ hội để người dân địa phương cũng như du khách vui chơi, ăn mừng.

Đêm trắng là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú xảy ra vào mùa hè ở nước Nga.

Hiện tượng đêm trắng là gì?

Theo từ điển bách khoa, đêm trắng hay bạch dạ là những ngày với khoảng thời gian ban đêm [tại địa phương] có độ chiếu sáng tự nhiên không quá thấp cho dù Mặt Trời đã lặn xuống dưới đường chân trời, nghĩa là khoảng thời gian ban đêm chỉ có thể coi như là bao gồm mỗi hiện tượng tranh tối tranh sáng [hoàng hôn hay rạng đông]. Tại các vĩ độ gần với các vòng cực [bao gồm vòng Bắc cực và vòng Nam cực] và ở phía ngoài của nó người ta quan sát được hiện tượng này gần sát với thời điểm hạ chí tại mỗi bán cầu.

Hay nói một cách dễ hiểu hơn, “Đêm trắng” là hiện tượng hoàng hôn kéo dài suốt đêm, vào những đêm trắng, mặt trời chỉ biến mất sau 11 giờ đêm, sau đó 3-4 tiếng, trời lại hửng sáng, không gian chiều tà cứ lởn vởn, nhởn nhơ cuối đường chân trời khiến ta mất dần khái niệm đêm khuya. Hiện tượng kỳ lạ này thường kéo dài khoảng 50 ngày.

Hiện tượng đêm trắng tại Nga

Tại Nga, hiện tượng đêm trắng diễn ra trong vòng 2 tháng hè, từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 7 – khoảng thời gian ấm nhất trong năm ở xứ sở bạch dương. Thời điểm này, nước Nga có những ngày mặt trời dường như không bao giờ lặn. Tất cả đều đắm chìm trong khung cảnh ảo diệu, mơ hồ từng khoảnh khắc mong manh giữa hoàng hôn và bình minh.

Saint Petersburg là thành phố cho phép du khách quan sát hiện tượng đêm trắng dễ dàng nhất vì nơi đây có cao độ phù hợp, cảnh quan thoáng đãng và không khí mát mẻ. Vào khoảng thời gian này, mặt trời thường lặn lúc 23h25, ban ngày dài 18 tiếng 50 phút. Tại Saint Peterburg, các đêm trắng được coi là kéo dài từ ngày 11 tháng 6 tới ngày 2 tháng 7 mỗi năm.

Các đêm trắng là biểu tượng đặc sắc của Saint Peterburg. Người ta tạo ra một loạt lễ hội gần với khoảng thời gian này với người dân đi dạo trong đêm, chẳng hạn như lễ hội những cánh buồm đỏ thắm. Hình ảnh các “đêm trắng” cũng được sử dụng rộng rãi trong nghệ thuật và văn chương. Hằng năm, thành phố lãng mạn bên dòng sông Neva này thu hút hàng triệu du khách đến chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.

Đây là dịp mọi người đều hứng thú đắm chìm trong khung cảnh bàng bạc của ánh mặt trời chưa tắt phản chiếu trên mặt nước hay mái vòm của những công trình dát vàng như Cung điện Mùa hè, Cung điện Mùa đông… tạo nên bức tranh huyền ảo, đầy mê hoặc. Những ngày đêm trắng là thời điểm vui chơi bất tận ở nước Nga. Mọi người cùng nhau thức trắng cả đêm, kéo ra đường để chiêm ngưỡng khung cảnh huyền ảo của thành phố, đổ về các buổi hòa nhạc, xem biểu diễn ballet và tiệc tùng thâu đêm. Đêm trắng nước Nga hấp dẫn và diệu kỳ, luôn có sức cuốn hút mãnh liệt đối với du khách khắp nơi trên thế giới mỗi khi hè đến.

Bơi trong hồ Ladoga mùa đêm trắng Nga

Hiện tượng đêm trắng còn xảy ra ở một số nơi trên thế giới

Stockholm, Thụy Điển: Sau một mùa đông dài và lạnh giá, người dân Stockholm tổ chức ăn mừng mùa hè tới, khi bầu trời có ánh sáng vàng đỏ suốt cả đêm. Các bữa tối được tổ chức ngoài trời bất cứ khi nào có thể. Skansen, bảo tàng khổng lồ của thành phố mở cửa tới tận 22h vào đêm hạ chí. Thông thường,mặt trời sẽ lặn lúc 22h8p, ban ngày dài đến 18 tiếng 37 phút

Helsinki, Phần Lan: Trải qua mùa đông ảm đạm, trẻ em Phần Lan được tận hưởng những tháng với thời gian đi ngủ linh động hơn, nhờ hiện tượng đêm trắng. Các quán bar và cà phê mở tới muộn, bạn có thể đạp xe hay dã ngoại ở công viên vào bất cứ thời điểm nào. Vào ngày hạ chí, các gia đình thường đi tắm hơi cùng nhau, sau đó quây quần bên lửa trại. Mặt trời sẽ lặn lúc 22h50, ban ngày dài 18 tiếng 55 phút.

Iqaluit, Canada: Ở Iqaluit, thủ phủ của khu Nunavut, Canada, ban ngày dài hơn không đồng nghĩa với việc thời tiết ấm áp hơn. Vào những buổi tối mùa hè, bạn có thể thấy các thanh niên chơi bóng hay đốt lửa bên bãi biển, nhưng cũng có thể thấy tuyết rơi và nước vịnh đóng băng. Vào khoảng thời gian này, mặt trời lặn lúc 23h1, ban ngày dài đến 20 tiếng 49 phút.

Reykjavik, Iceland: Trong truyền thuyết của người Iceland, đêm ngắn nhất năm là thời điểm màu nhiệm, khi bò có thể nói, hải cẩu biến thành người, yêu tinh và quỷ núi xuống đồng bằng. Du khách có thể tới dự lễ hội âm nhạc Secret Solstice được tổ chức gần một ngọn núi lửa hoạt động, nghe hàng chục ban nhạc trình diễn và tham gia tiệc bể bơi nước nóng. Bạn sẽ được nhìn thấy mặt trời lặn lúc 0h4 và tận hưởng ban ngày dài đến 21 tiếng 8 phút.

Longyearbyen, Na Uy: Tại đây, mặt trời không lặn từ 1h52 ngày 20/4 tới tận 0h49 ngày 22/8, tương đương với thời gian có ánh sáng ban ngày liên tục là 3.094 tiếng 56 phút. Longyearbyen là thị trấn cực bắc của Na Uy, nằm trên đảo Svalbard.

Riga, Latvia: Jani hay ngày hạ chí nổi tiếng ở Riga tới mức người dân được nghỉ 3 ngày để chào đón ánh sáng lạ lùng này. Các nhạc sĩ từ khắp nơi trên thế giới đổ về Mezaparks biểu diễn mừng ngày lễ. Du khách sẽ được thưởng thức bia, phô mai, các loại thịt hun khói, mua sắm những mặt hàng thủ công hấp dẫn. Tắm hơi cũng là một truyền thống không thể thiếu của lễ hội này. Mặt trời lặn lúc 0h4, ban ngày dài 21 tiếng 8 phút.

Paris, Pháp: Các quảng trường, công viên, nhà hát opera, lâu đài đều mở cửa muộn. Ngoài ra, đường phố Paris ngập tràn tiếng nhạc trong ngày dài nhất năm, từ jazz, salsa tới thánh ca… Du khách có thể tham gia một buổi hòa nhạc lớn, nhảy múa, ăn uống và vui chơi trong không khí náo nhiệt của ngày đặc biệt này. Sẽ có thời điểm mặt trời lặn lúc 21h58, ban ngày dài 16 tiếng 10 phút.

Salisbury, Anh: Stonehenge nằm ở phía bắc Salisbury từ lâu đã là điểm đến dành cho những người yêu thích lễ hạ chí. Một số tới để tổ chức tiệc, một số cầu nguyện, nhảy múa trong tiếng trống, hay chào đón mặt trời với các động tác yoga. Mặt trời lặn lúc 21h26, ban ngày dài 16 tiếng 33 phút.

Sự thật về loài cá có răng như người

Tàu chở hàng vũ trụ Nga được ‘chôn’ ở Thái Bình Dương

Hãng xe Trung Quốc phóng 9 vệ tinh để định vị cho xe tự lái

Thanh Huyền

[SHTT] - Đêm trắng là hiện tượng thú vị xảy ra tại nhiều quốc gia. Vào những khoảng thời gian Đêm trắng xuất hiện, bầu trời tại các khu vực này hầu như luôn có ánh sáng đỏ hồng hoặc chỉ tối đen trong 3-4 tiếng đồng hồ.

Đêm trắng hay còn gọi là hiện tượng bạch dạ, đó là những ngày có khoảng thời gian ban đêm tại một địa phương nào đó có độ chiếu sáng tự nhiên không quá thấp cho dù Mặt Trời đã lặn xuống dưới đường chân trời.

 

Khoảng thời gian ban đêm tại những nơi xuất hiện đêm trắng thường chỉ diễn ra trong khoảng rất ngắn, từ 11 giờ đêm đến 3 giờ sáng, có thể xem là hiện tượng tranh tối tranh sáng, hoàng hôn hay rạng đông.

Càng ở các địa điểm có vĩ độ cao hơn vòng cực như ở châu Âu, Nga hoặc các vùng địa cực trên Trái Đất, chúng ta càng cảm nhận rõ nét hơn những đêm trắng. Chính vì vậy mà người ta vẫn gọi là ngày địa cực đêm địa cực.

Đêm trắng xuất hiện như thế nào?

Như chúng ta đã biết, trục tự quay của Trái Đất nghiêng một góc bằng 23,4 độ so với trục vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo. Do độ nghiêng này mà về mùa hè của một trong hai bán cầu Bắc hoặc Nam có thời gian ban ngày tăng dần lên theo sự tăng lên của vĩ độ [theo giá trị tuyệt đối, nếu coi các vĩ độ ở bán cầu Nam có dấu âm] và khi đến một giá trị nhất định của vĩ độ thì Mặt Trời sẽ không lặn trong một số ngày.

Xanh Petecbua, Nga xinh đẹp là địa điểm xuất hiện hiện tượng đêm trắng trong suốt 2 tháng mùa hè, từ khoảng giữa tháng 5 đến giữa tháng 7. Lúc này, tất cả sự vật, con người đều đắm chìm trong khung cảnh ảo diệu, mơ hồ giữa hai quãng hoàng hôn và bình minh.

Hiện tượng đêm trắng tại Nga trong những tháng mùa hè. 

Mặt Trời thường lặn lúc 23h25, thời gian ban ngày lên tới 18 tiếng 15 phút. Tận dụng thời gian này, người dân đã tạo ra một loạt lễ hội, đi dạo trong đêm, mọi người cùng nhau thức trắng cả đêm, kéo ra đường để chiêm ngưỡng khung cảnh huyền ảo của thành phố, đổ về những buổi hoà nhạc, xem biểu diễn ballet và tiệc tùng thâu đêm.

Những đêm trắng đã đi vào sâu trong nghệ thuật và văn chương của nước Nga xinh đẹp. Nó trở thành huyền thoại và là biểu tượng của một đất nước rộng lớn nhưng thanh bình và vô cùng hiếu khách.

Hiện tượng đêm trắng là gì còn diễn ra ở một số nước ở châu Âu như Helsinki – Phần Lan, Stockholm – Thuỵ Điển, Reykjavik – Iceland, Longyearbyen – Na Uy, Riga – Latvia, Paris – Pháp, Salisbury – Anh… Hiện tượng đêm trắng ở châu Âu luôn có sức hấp dẫn kì lạ đối với du khách thập phương đổ về đây mỗi năm.

Nhật An [t/h]

Video liên quan

Chủ Đề