Tại sao ong đốt lại sưng

Ong đốt là một tai nạn rất dễ gặp trong cuộc sống hằng ngày, phổ biến nhất là trong những tháng hè. Nó là một tai nạn cần phải sơ cứu thật nhanh vì nọc độc của chúng có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bị đốt. Bạn đã biết cách sơ cứu khi bị ong đốt chưa? Nếu chưa thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của META.vn để nắm rõ kiến thức bị ong đốt nên bôi gì nhé!

Bị ong đốt có nguy hiểm không?

Theo các nghiên cứu, khi bị ong thông thường đốt sẽ không gây ra nguy hiểm, trừ các trường hợp bị ong vò vẽ, ong bắp cày và một số loại ong rừng núi đốt. Sau khi bị đốt, biểu hiện đầu tiên sẽ là sưng đỏ, đau rát và cảm giác ngứa. Trong nhiều trường hợp, vết ong đốt có thể sưng từ vài ngày đến vài tuần. Với những tình huống nặng khi bị ong đốt ở vùng đầu, mặt, cổ, có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân như phù mặt, nổi ban đỏ toàn thân ngứa nhiều, khó thở, suy hô hấp, mạch đập nhanh và một số triệu chứng nguy hiểm khác.

>> Tìm hiểu: Sốc phản vệ là gì? Sốc phản vệ thường xảy ra khi nào?

Cách xử lý nhanh khi bị ong đốt

Để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra thì mỗi người hãy tự trang bị cho mình những kiến thức để sơ cứu nếu chẳng may bị ong đốt.

Sơ cứu ban đầu tại nhà

  • Lấy ngòi kim của ong ra ngoài: Ngay sau khi bị ong đốt, bạn hãy nhanh chóng lấy ngòi ong ra bằng nhíp hoặc móng tay và cần thao tác thật nhẹ nhàng. Ngòi ong to khoảng bằng đầu bút bi rất dễ thấy, bạn tuyệt đối không được bóp chỗ có ngòi ong vì nó sẽ làm tiết thêm độc, gây đau rát, không nặn ép chỗ bị chích vì có thể làm nọc độc lan ra.
  • Sử dụng các dung dịch vệ sinh để sát khuẩn.
  • Chườm đá hoặc dùng các phương pháp làm giảm sưng giảm đau tại vị trí bị ong đốt.
  • Uống thật nhiều nước để giúp thải độc ra ngoài.

Các mẹo dân gian làm dịu vết ong đốt

Khi bạn vừa bị ong đốt, hãy bôi một chút kem đánh răng lên vết thương và để khoảng 30 phút, chỉ ngay sau đó bạn sẽ cảm thấy đỡ đau, vết sưng tấy cũng nhanh khỏi hơn.

Giấm táo có thể giúp giảm đau và trị viêm vết thương do côn trùng cắn, do đó khi thoa lên vùng bị ong đốt bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và không bị ngứa. Lưu ý, bạn nên áp dụng cách này 2 lần/ngày để vết thương hết đau và loại bỏ các chất độc ra ngoài.

  • Dùng xà phòng và nước lạnh

Nước lạnh có tác dụng làm dịu vùng da bị ong đốt còn xà phòng giúp làm sạch bụi bẩn và nọc độc còn sót lại trên da.

Mật ong giúp hỗ trợ giảm thiểu các cơn đau do côn trùng cắn rất hiệu quả. Bạn chỉ cần bôi mật ong lên vùng da bị ong đốt, sau khoảng 15 phút vết thương sẽ dịu đi và không còn cảm giác đau.

Tỏi là một nguyên liệu tự nhiên giúp hỗ trợ chống lại tình trạng viêm nhiễm khi bị ong đốt và các loại côn trùng khác cắn. Bạn có thể dùng vài tép tỏi bỏ vào gạc, đắp lên vùng vết thương khoảng 10 phút. Sau 10 phút, bạn cần bỏ ra ngay, tránh để tỏi tiếp xúc với da quá lâu bởi có thể gây bỏng.

Hành tím có thể loại bỏ nọc độc và giảm sưng tấy vùng bị ong đốt. Bạn chỉ cần cắt một vài lát hành rồi chà nhẹ lên khu vực bị ong đốt, lặp lại cách làm này cho đến khi vết thương dịu hẳn thì thôi.

Khi vừa bị ong đốt, đầu tiên bạn cần lấy nọc độc của chúng ra ngoài và chườm đá lên vùng da bị đốt. Cách khác, bạn có thể ngâm vùng bị ong đốt vào nước đá khoảng 30 phút, với cách làm này sẽ có thể hạn chế những cơn đau và tình trạng viêm sưng của vết thương.

Đu đủ có khả năng chữa vết thương do ong đốt mau lành lại. Bạn hãy cắt một miếng đu đủ và chà trực tiếp thật nhẹ nhàng lên vết ong đốt khoảng 15 phút. Bạn hãy lặp lại cách làm này nếu như cơn đau bị kéo dài liên tục.

Bạn hãy vò nát một nắm lá chuối rồi chà nhẹ lên vết thương, nước của lá chuối có thể làm giảm cơn đau rát, khó chịu do bị ong đốt.

>> Xem thêm: Cách chữa trị hết nấc cụt cho người lớn nhanh, đơn giản nhất

Một số lưu ý khi bị ong đốt

  • Chỗ ong đốt có thể sẽ bị ngứa, tuy nhiên bạn tuyệt đối không được gãi vì sẽ làm ngứa nhiều hơn.
  • Ngay sau khi sơ cứu ban đầu xong, bạn cần đến các cơ sở y tế gần nhà kiểm tra lại.
  • Bạn cần xử lý càng sớm càng tốt để tránh tình trạng nọc độc vào sâu hơn sẽ gây khó khăn khi chữa trị.
  • Trong trường hợp xuất hiện bất kỳ triệu chứng nặng nào như khó chịu, sưng mặt, chóng mặt, buồn nôn... thì bạn cần gọi điện đến các cơ sở y tế gần nhà để được thăm khám và chữa trị.

Trên đây là một số thông tin về việc bị ong đốt nên bôi gì mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn, mong rằng đã giúp bạn nắm rõ và sơ cứu kịp thời khi bị ong đốt nhé! Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!

>> Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm 19 bình luận

Xem thêm: Ong đốt bôi gì, bị ong đốt, bị ong đốt bôi gì

Ong đốt là tai nạn thường thấy trong cuộc sống. Ngoài đau đớn, nó có thể gây tử vong nếu bạn bị dị ứng với nọc độc của chúng. Sau khi xử trí vết thương bị ong đốt, cần theo dõi và phát hiện các triệu chứng cấp tính để chữa trị kịp thời. Nếu bạn từng bị ong đốt và có bất kỳ phản ứng dị ứng nào, bạn có nguy cơ cao bị sốc phản vệ. Đây là phản ứng nặng đe dọa đến tính mạng.

1. Hiểu biết về nọc độc của ong đốt

Thành phần chính của nọc độc gây đau và ngứa ở người gồm: melittin; histamine và các amin sinh học khác.

Nọc độc của ong có tính axit. Cho nên những sản phẩm chứa chất kiềm thường được khuyến nghị để vô hiệu hóa nọc độc như:

  • Muối
  • Baking soda
  • Giấm
  • Kem đánh răng
  • Đất sét
  • Tỏi
  • Hành tây
  • Aspirin.
  • Amoniac: như các chất tẩy rửa, thường được đề xuất là cách làm sạch da ngay lập tức và loại bỏ nọc độc dư thừa
  • Mồ hôi [cũng chứa một lượng nhỏ amoniac] có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng.

Tuy nhiên, vài trường hợp việc vô hiệu hóa vết chích không có hiệu quả. Vì nọc độc được tiêm dưới da và sâu vào các mô, nơi mà chất kiềm bôi tại chỗ không thể đạt được quá trình trung hòa.

>> Xem thêm: Xử trí thế nào khi trẻ bị côn trùng cắn?

2. Triệu chứng sau khi bị ong đốt

Hầu như luôn có phản ứng cục bộ như: đỏ, sưng, ngứa và đau sau bị ong đốt.

Quảng cáo

  • Đau: Các vết chích có thể đau trong vài giờ
  • Sưng và ngứa: có thể kéo dài trong một tuần. Cần giữ vùng bị chích không trầy xước vì nó sẽ chỉ làm tăng ngứa và sưng. Nếu sưng kéo dài hơn một tuần hoặc có diện tích lớn hơn 7-10 cm, bạn cần được chăm sóc y tế.

Ong đốt ở mắt
  • Khoảng 2% dân số, một quá mẫn cảm có thể phát triển sau khi bị chích, tạo ra một phản ứng nghiêm trọng hơn khi bị đốt lại sau đó. Sự nhạy cảm này có thể xảy ra sau một lần chích hoặc sau một loạt vết chích nơi chúng phản ứng bình thường. Một người bị dị ứng cao có thể bị sốc phản vệ từ một số protein trong nọc độc, có thể đe dọa đến tính mạng và cần được điều trị khẩn cấp.

>> Xem thêm: Xử trí như thế nào khi trẻ bị rắn cắn?

3. Cách xử lý vết chích do ong đốt

Chúng ta thường bị đốt bởi ong mật, ong vò vẽ, ong bắp cày, ong vàng. Trong đó chỉ có ong mật là để lại ngòi ong sau khi chích.

Sơ cứu tại chỗ khi bị ong đốt:

  • Đối với ong mật chích, bước đầu tiên cần loại bỏ ngòi càng nhanh càng tốt.. Càng để lâu, nó sẽ giải phóng nhiều nọc độc và gây đau đớn hơn cho bệnh nhân. Cần lấy bỏ ngòi cắm trên da bằng cách dùng một cái nhíp nhỏ để gắp hoặc dùng một vật có bờ sắc để gạt nhẹ ngòi.
  • Rửa sạch vết thương bằng nước, xà phòng
  • Đắp miếng gạc ẩm, lạnh hoặc quấn đá lạnh vào khăn sạch rồi chườm lên vết đốt để giảm đau và sưng.
  • Thoa các sản phẩm chứa chất kiềm như: Muối, baking soda, giấm, kem đánh răng, tỏi, hành tây, tinh dầu oải hương, aspirine lên vết đốt

Điều trị thuốc:

  • Uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau khi cần thiết. Một loại thuốc gây tê tại chỗ có chứa benzocaine sẽ tiêu diệt cơn đau nhanh chóng
  • Ngứa và sưng có thể được giảm bớt bằng thuốc kháng histamine hoặc kem steroid, tinh dầu bạc hà
  • Nếu bạn có tiền sử dị ứng với nọc độc trước đó. Bạn cần uống một loại thuốc kháng histamine như diphenhydramine hoặc loratadine càng sớm càng tốt. Các thuốc này thể làm chậm phản ứng phản vệ, nhưng sẽ không đảo ngược nó. Nếu bạn được kê toa epinephrine dưới dạng EpiPen tự tiêm luôn mang theo trong người và sử dụng theo chỉ dẫn.
EpiPen- bút tự tiêm epinephrine
  • Nếu đã hơn 10 năm kể từ lần chích ngừa uốn ván cuối cùng của bạn. Bạn hãy tiêm thuốc trong vòng vài ngày tới
  • Uống nhiều nước và nằm nghỉ ngơi nơi thoáng mát

4. Bạn cần gặp bác sĩ khi nào?

Khi có các dấu hiệu của phản ứng phản vệ sau:

  • Phản ứng da như nổi mày đay, đỏ bừng, ngứa khắp cơ thể
  • Sưng môi, lưỡi, mặt, họng
  • Khó thở hay khò khè
  • Da tái nhợt, Chóng mặt, choáng váng, hoặc tụt huyết áp
  • Mạch nhanh, yếu
  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy

Bên cạnh đó, bạn nên đến cơ sở y tế trong các trường hợp sau:

  • Bị ong đốt nhiều hơn 10 vết, nhưng không có bằng chứng về phản ứng dị ứng,. Khi đó, bạn cần được theo dõi kéo dài ở bệnh viện để phát hiện và xử trí biến chứng kịp thời. Vì ngay cả những người ít dị ứng nhất cũng sẽ gặp rắc rối khi được cung cấp đủ nọc ong
  • Khi bị chích bên trong miệng hoặc cổ họng, bạn cũng nên tới cơ sở y tế để theo dõi can thiệp kịp thời

5. Cách phòng tránh bị ong đốt

  • Mang thiết bị bảo hộ: đầu đội mũ, đeo găng tay, mặc quần áo kín và dày khi đi vào những nơi nguy hiểm có nhiều ong. Tránh mặc quần áo sáng màu, màu sắc sặc sỡ
Đồ bảo hộ tránh ong đốt
  • Sử dụng thuốc chống côn trùng
  • Không nên dùng các loại dược phẩm có mùi thơm ngọt trên người khi đi vào vùng có nhiều ong.
  • Không trêu chọc, phá các tổ ong
  • Khi bị ong đốt, hãy bình tĩnh và từ từ bước ra khỏi khu vực. Không nên dùng tay hay cây xua đuổi, đánh đập chúng
  • Sau khi bị ong đốt, hãy cố gắng tránh xa phạm vi hoạt động của chúng. Những con ong giải phóng một mùi hương khi gặp nguy hiểm để thu hút những con ong khác. Ví dụ như ong mật giải phóng pheromones khiến những con ong khác gần đó đến để tấn công kẻ thù.

Tóm lại, ong đốt sẽ không nguy hiểm nếu như bạn trang bị đầy đủ kiến thức được tóm tắt trong bài viết này. Bạn cần nắm rõ các triệu chứng, cũng như dấu hiệu nặng nghi ngờ sốc phản vệ để xử trí kịp thời. Việc sơ cứu vết đốt tại chỗ đúng và an toàn là hết sức cần thiết. Và cuối cùng quan trọng nhất là nắm vững các cách phòng tránh ong đốt nhé!

Quảng cáo

Bác sĩ Hoàng Thị Việt Trinh

Video liên quan

Chủ Đề