Tại sao phải huấn luyện an toàn lao động

A/ Vì sao phải học huấn luyện an toàn lao động ?

1] Huấn luyện an toàn cho người lao động là một trong những biện pháp quan trọng nhất để giảm rủi ro, chi phí và đảm bảo an toàn cho sản xuất. Nhằm phổ biến kiến thức an toàn trong sản xuất một cách kĩ lưỡng, tạo một trường làm việc tự giác.

2] Pháp luật lao động yêu cầu người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn cho người lao động. Theo thông tư 37/LĐTBXH-TT ngày 19-9-1995 của Bộ Lao động TBXH quy định.

3] Ngày 28/12/2011 Bộ LĐTBXH ban hành Thông tư 41/2011/TT-BLĐTBXH về việc Doanh Nghiệp được phép tự in và quản lý thẻ an toàn lao động.

B / Một vài điều cần biết về công tác huấn luyện an toàn

1] Mục đích, ý nghĩa của công tác an toàn lao động:

- Mục đích của công tác huấn luyện an toàn lao động là đảm bảo an toàn thân thể, loại bỏ hoặc hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro đáng tiếc có thể gây ra tai nạn, chấn thương cho người lao động. - Ý nghĩa của công tác an toàn lao động nhìn dưới góc độ hình sự, dân sự, kinh tế, xã hội 2] Quyền và nghĩa vụ của người lao động trong việc chấp hành quy định về an toàn lao động. Các chính sách, chế độ về bảo hộ lao động đối với người lao động: Làm cho người học khóa huấn luyện an toàn nắm được quyền và nghĩa vụ của NLĐ và của người sử dụng lao động, của tổ chức công đoàn trong việc chấp hành quy định về an toàn lao động nêu trong các văn bản hiện hành của nhà nước về bảo hộ lao động. 3] Những kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn, là làm cho người học khóa huấn luyện an toàn hiểu rõ - Các khái niệm cơ bản về: sự an toàn, yếu tố nguy hiểm, mức độ rủi ro, sự cố, tai nạn lao động. - Các nguyên nhân căn bản gây nên sự cố và TNLĐ [tình trạng thiết bị, điều kiện làm việc, nguyên nhân chủ quan xuất phát từ nhận thức, trình độ, sức khỏe của NLĐ]

4] Kiến thức cụ thể về các mối nguy hiểm căn bản theo đối tượng huấn luyện, là làm cho người học khóa huấn luyện an toàn hiểu rõ:

phương pháp nhận dạng, đánh giá mức độ rủi ro và các biện pháp phòng ngừa đối với các yếu tố nguy hiểm cơ bản gây chấn thương trong lao động: - Các bộ phận truyền động và chuyển động - Nguồn nhiệt - Nguồn điện - Vật rơi, đổ sập, ngã cao - Vật văng bắn nổ. Căn cứ đối tượng huấn luyện, giảng viên cần soạn giáo án cụ thể đi sâu vào những yếu tố nguy hiểm mang tính đặc thù theo điều kiện làm việc của người học trong số các yếu tố nêu trên. 5] Cách xử lý khi xảy ra sự cố, tai nạn, là làm cho người học khóa huấn luyện an toàn hiểu rõ các bước xử lý cơ bản khi xảy ra sự cố hay tai nạn: - Phương pháp nhận thức tình huống và loại bỏ nguy hiểm. - Nguyên tắc bảo vệ / sơ cứu người bị nạn - Gọi cấp cứu - Báo cáo sự cố và tai nạn. Lưu ý: Cần thông báo rõ với doanh nghiệp và người học về việc Nội dung khóa học không bao gồm việc huấn luyện sơ cấp cứu. 6] Lựa chọn, sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân, là làm cho người học khóa huấn luyện an toàn hiểu rõ: - Khi nào cần sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. - Loại phương tiện bảo vệ cá nhân nào cần sử dụng - Phương pháp đeo, mặc, cởi bỏ, điều chỉnh phương tiện bảo vệ cá nhân - Giới hạn bảo vệ của phương tiện bảo vệ cá nhân - Phương pháp bảo quản phương tiện bảo vệ cá nhân Đối với các phương tiện bảo vệ cá nhân thông dụng: giày, mũ, kính, găng tay, quần áo, đồ bịt tai, dây an toàn v.v…. 7] Huấn luyện an toàn điện & Một số chuyên đề bổ sung. Lựa chọn ít nhất hai trong số các chuyên đề sau [tùy vào đặc thù sản xuất của từng doanh nghiệp]: 7.1 Huấn luyện an toàn hóa chất 7.2] Huấn luyện an toàn thiết bị cầm tay 7.3] Huấn luyện an toàn trong vận chuyển vật liệu 7.4] Huấn luyện an toàn khi làm việc trong không gian hạn chế 7.5] Huấn luyện an toàn khi làm việc trên cao Các dạng sự cố, tai nạn lao động có liên quan trong từng chuyên đề, các biện pháp phòng ngừa, xử lý trong từng trường hợp cụ thể

8] Kiểm tra cuối khóa huấn luyện an toàn: Hình thức trắc nghiệm

Mọi chi tiết xin liên hệ:

VIỆN ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ XÂY DỰNG

Vp tại HN: 301 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Vp tại HCM: số 10, đường 3/2, P12, Q10. TP.HCM

Vp tại Đà Nẵng: số 99 , Hùng Vương, Tp Đà Nẵng

Hotline: 24/7 tuyển sinh, tư vấn miễn phí

Ms Hương: 0984.313.353

Email: 

Như chúng ta đã biết, theo Nghị Định 44/2016/NĐCP người sử dụng lao động, các doanh nghiệp phải tạo điều kiện, tổ chức các lớp huấn luyện An toàn vệ sinh lao động cho người lao động bao gồm:

  • Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:

+ Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;

+ Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.

  • Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:

+ Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở;

+ Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

  • Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
  • Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm trên, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
  • Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
  • Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động

Ngoài ra các Doanh nghiệp phải định kỳ tổ chức các lớp huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động. Đối với nhóm 1, 2, 3, 5, 6 là ít nhất 2 năm 1 lần phải tổ chức huấn luyện  để ôn lại kiến thức đã được huấn luyện và cập nhật mới kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động. Còn đối với nhóm 4 thì phải định kỳ huấn luyện hàng năm.

Vậy tại sao Nhà nước lại yêu cầu việc huấn luyện định kỳ ?

Việc huấn luyện An toàn vệ sinh lao động ban đầu rất quan trọng, nó giúp người lao động có kiến thức, nhận thức về ATVSLĐ để tuân thủ và áp dụng tại nơi làm việc. Nhiều doanh nghiệp xem việc huấn luyện định kỳ là hình thức tuy nhiên quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Việc huấn luyện định kỳ cũng quan trọng không kém so với huấn luyện ban đầu. Bởi vì:

  • Thứ nhất: Huấn luyện định kỳ nhắc lại những kiến thức về ATVSLĐ để người lao động chú ý hơn trong công việc của mình.
  • Thứ hai: Huấn luyện định kỳ giúp cập nhật những kiến thức, thông tin mới về ATVSLĐ để người lao động đảm bảo an toàn hơn trong công việc của mình
  • Thứ ba: Tại các công ty sản xuất ở Việt Nam, người lao động thường chú trọng đến việc tạo ra năng suất sản xuất nhiều hơn vấn đề thực hiện an toàn nên huấn luyện sẽ giúp người lao động nhìn nhận thêm tầm quan trọng của ATVSLĐ.
  • Và cuối cùng việc huấn luyện định kỳ lặp đi lặp lại tạo phản xạ giúp người lao động với việc tuân thủ thực hiện ATVSLĐ tại nơi làm việc.

CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH 6 với đội ngũ giảng viên giỏi chuyên môn, tâm huyết với nghề cam kết mang lại những khóa Huấn luyện an toàn tốt nhất cung cấp đầy đủ kiến thức ATVSLĐ, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện công tác an toàn tốt hơn.

Công ty Cổ Phần Kiểm Định 6

Địa chỉ: 56A Lê Khôi, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, TP.HCM Hotline: 0907.567.888 Email:

Website: www.kiemdinh6.vn

Huấn luyện an toàn lao động là gì? Tại sao phải huấn luyện an toàn vệ sinh lao động? Phân loại các nhóm theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP như thế nào? Thời gian huấn luyện an toàn vệ sinh lao động các nhóm bao lâu? Tất cả những câu hỏi của các bạn Chúng tôi sẽ chia sẻ qua nội dung dưới đây.

Với kinh nghiệm thực hiện đào tạo cho các đơn vị trong và ngoài nước trên toàn quốc, Crs Vina tự hào là đối tác tin cậy cung cấp dịch vụ huấn luyện an toàn vệ sinh lao động uy tín, chất lượng.  Tại sao phải huấn luyện an toàn vệ sinh lao động? Căn cứ xây dựng kế hoạch an toàn vệ sinh lao động là gì? 

Khách hàng có nhu cầu hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua Hotline: 0984 886 985 để được tư vấn miễn phí!

 
Huấn luyện an toàn lao động là gì?

Huấn luyện an toàn lao động hay còn gọi là đào tạo an toàn vệ sinh lao động, chỉ chung cho quá trình một doanh nghiệp tổ chức định kỳ đào tạo kiến thức an toàn cho người lao động trước khi và đang làm việc cho một doanh nghiệp.

Tại sao phải huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

 
Tại sao doanh nghiệp phải tổ chức huấn luyện an toàn lao động?

Thể hiện được doanh nghiệp của bạn đang chấp hành đúng theo các quy định của pháp luật.

Thể hiện được doanh nghiệp của bạn luôn quan tâm, chăm sóc và chú trọng cao đến an toàn của người lao động.

Nâng cao được ý thức, tinh thần trách nhiệm, chú ý đến sự an toàn, cảnh giác trước những rủi ro nghề nghiệp của người lao động trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp.

Thể hiện được doanh nghiệp của bạn luôn có những sản phẩm chất lượng, ổn định khi có đội ngũ người lao động có kiến thức làm việc với tinh thần tốt nhất!

Tại sao huấn luyện an toàn lao động

 
Văn bản pháp luật quy định về huấn luyện an toàn lao động

Nghị định 44/2016/NĐ-CP ban hành ngày 15 tháng 05 năm 2016: Quy định chi tiết một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

Thông tư 19/2016/TT-BYT ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2016: Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động.

Các nhóm đào tạo:

Theo điều 17, mục 1, chương III – Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định các nhóm đào tạo bao gồm 6 nhóm, cụ thể:

Nhóm 1: Nhóm người quản lý, người đứng đầu đơn vị, cơ sở, phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động; cấp phó người đứng đầu theo quy định.
Nhóm 2: Người trực tiếp giám sát, làm công tác về an toàn, vệ sinh lao động.
Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, thuộc danh mục có yêu cầu nghiêm ngặt do Bộ lao động – thương binh và xã hội ban hành.
Nhóm 04: Người lao động không thuộc nhóm 1, 2, 3 và 5.
Nhóm 05: Người làm công tác y tế.
Nhóm 06: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại điều 74, Luật an toàn vệ sinh lao động.
Thời gian và tần suất đào tạo an toàn lao động:

Nhóm

Thời gian đào tạo

[Quy định tại điều 19, chương III, NĐ 44/2016/NĐ-CP]

Tần suất đào tạo

[Quy định tại điều 21, chương III, NĐ 44/2016/NĐ-CP]

1 Tối thiểu 16 giờ 2 năm/ 1 lần
2 Tối thiểu 48 giờ 2 năm/ 1 lần
3 Tối thiểu 24 giờ 2 năm/ 1 lần
4 Tối thiểu 16 giờ 1 năm/ 1 lần
5 Tối thiểu 56 giờ [trong đó 40 giờ đào tạo y tế và 16 giờ đào tạo về vệ sinh an toàn lao động] 2 năm/ 1 lần
6 Tối thiểu 4 giờ 2 năm/ 1 lần

Video liên quan

Chủ Đề