Tại sao thả mà không có thai

Nhiều cặp vợ chồng cảm thấy lo lắng khi sau một thời gian dài quan hệ mà vẫn chưa có tín hiệu báo thai. Đôi khi có nhiều cặp vợ chồng đã có con lần 1 nhưng lần 2 lại khó có con. Điều đó khiến nhiều cặp vợ chồng cảm thấy mệt mỏi và khổ sở. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng đó.

Sẽ có nhiều nguyên nhân gây khó có thai, so với lần đầu, khó có thai lần 2 sẽ có những nguyên nhân khác như:

Bệnh phụ khoa ở phụ nữ 

Tại sao khó có thai lần 2? Phụ nữ sau khi sinh lần đầu thường mắc các bệnh lý ở cơ quan sinh sản, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cơ quan sinh dục cản trở việc mang thai lần 2. Một số bệnh phụ khoa thường gặp sau sinh con lần đầu có thể kể đến là:

+ Viêm tắc vòi trứng cản trở quá trình trứng và tinh trùng gặp nhau, khiến trứng không thụ tinh được.

+ Đa nang buồng trứng bệnh lý này có thể đã tiềm ẩn trong lần mang thai đầu giờ mới bộc lộ. Bởi đa nang buồng trứng vẫn có thể có con nhưng với lần thứ 2 khả năng này giảm đi nhiều lần.


Đa nang buồng trứng là nguyên nhân gây khó có thai lần 2

+ Viêm cổ tử cung gây bịt kín vòi trứng, ngăn cản quá trình thụ thai.

+ Viêm âm đạo là chứng bệnh rất hay thường xuyên xảy ra ở chị em phụ nữ. Tuy nhiên nếu để lâu ngày cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng sinh sản của người phụ nữ gây khó có thai.

Tuổi càng lớn càng khó có con

Ở tuổi càng cao thì khả năng sinh con ở phụ nữ càng suy giảm. Thường thì phụ nữ hơn 40 tuổi sẽ khó có thai lần 2 và kể cả lần đầu. Tuổi càng cao nồng độ hooc môn trong cơ thể cũng giảm theo thời gian điều này tăng khả năng khó có con. Chính vì thế mà phụ muốn sinh con thứ 2 nên sinh trước độ tuổi 40.

Bệnh lý từ chồng gây khó có thai

Bệnh lý từ người chồng: do tính chất đặc thù công việc phải làm trong môi trường nhiều hóa chất, nhiều tia bức xạ, phóng xạ. Đó là nguyên nhân tiềm ẩn gây nên tình trạng suy giảm sinh lí: chất lượng tinh trùng kém, không có tinh trùng, rối loạn hoạt động bộ phận sinh dục nam giới.

Sử dụng biện pháp tránh thai lâu dài

Nhất là biện pháp uống thuốc tránh thai hàng ngày ảnh hưởng đến nội tiết tố của người phụ nữ gây giảm khả năng mang thai.


Dùng thuốc tránh thai gây khó có thai lần mang thai thứ 2

Yếu tố khác giảm khả năng mang thai lần 2

Do các yếu tố tác động bên ngoài như chế độ ăn uống hằng ngày thiếu chất dinh dưỡng, áp lực từ công việc gây căng thẳng, thay đổi nội tiết tố khiến cho nhiều cặp vợ chồng khó mang thai lần 2.

=>>Xem thêm: Mang thai lần 2 không nghén

Biện pháp để tăng khả năng mang thai lần thứ 2

Để lần mang thai thứ 2 diễn ra suôn sẻ, dễ dàng các mẹ nên quan tâm nhiều đến sức khỏe và có những biện pháp tăng khả năng mang thai.

Kiểm tra sức khỏe

Theo ý kiến của bác sĩ thì thời điểm mang thai lần thứ 2 nên cách lần mang thai đầu khoản 2,5 năm và không nên mang thai trong ít nhất 18 tháng sau sinh. Khoảng cách thời gian này thích hợp để cơ thể người mẹ có đủ khả năng phục hồi chức năng cơ quan sinh sản. Do đó sau khi sinh con lần đầu, nếu các chị em có ý định muốn sinh con lần 2 thì nên đi khám sức khỏe định kỳ trước.


Kiểm tra sức khỏe khi khó có thai

Tính ngày rụng trứng để mang thai

Khi quan hệ vào đúng ngày rụng trứng thì tỷ lệ mang thai sẽ rất cao. Bởi sau khi rụng trứng chỉ tồn tại trong 12 giờ và 1 tháng chỉ rụng 1 lần. Việc theo dõi thường xuyên này giúp bạn xác định được thời điểm nào là tốt nhất để quan hệ.

Điều trị các bệnh lý gây khó thụ thai

Cả vợ và chồng nên đi khám để tìm ra nguyên nhân gây từ đâu dẫn tình trạng này. Sau khi tìm được nguyên nhân bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị thích hợp có thể điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa.

Phụ nữ dễ bị mắc bệnh phụ khoa chính vì thế cần phải thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh viêm nhiễm phụ khoa, viêm cổ tử cung….

Phụ nữ sau tuổi 35 hoặc những người có nội tiết tố suy giảm thì nên bổ sung thêm các thuốc hỗ trợ tăng cường nội tiết tố.

Bệnh lý đa nang buồng trứng là nguyên nhân gây khó mang thai hay gặp nhất ở phụ nữ đang ở độ tuổi sinh nở. Với bệnh lý này các hoạt chất hỗ trợ tăng chất lượng trứng, khả năng thụ tinh như Myo-Inositol.

Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, lành mạnh

Bổ sung vitamin trước khi có dự định có thai 2 đến 3 tháng giúp tăng chất lượng trứng, tăng sức khỏe cho mẹ và góp phần tăng khả năng màng thai.


Uống vitamin trước khi mang thai làm tăng khả năng thụ thai Chăm sóc cơ thể bản thân một cách tốt nhất, sắp xếp thời gian ngủ nghỉ hợp lý, tránh để bị stress, căng thẳng. Cả 2 vợ chồng nên duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt tình dục điều độ và đúng cách để đạt được khả năng thụ thai cao nhất.

Trong quá trình quan hệ 2 vợ chồng cần giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh áp lực việc nôn nóng có con. Thuốc lá, rượu, cafein, hóa chất độc hại,… là những yếu tố gây bất lợi đến sức khỏe sinh sản vì vậy mà cần phải tránh. Đặc biệt nam giới cần nên kiêng các chế phẩm từ đậu nành vì nó làm giảm chất lượng tinh trùng.

Nếu bạn đang cố gắng để mang thai, hãy bắt đầu thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng hợp lý và tìm ra các biện pháp khắc phục kịp thời nhé. Chúc các bạn sớm đạt được đạt được thành quả mong muốn, kiên trì sẽ thành công.

TTO - Tôi năm nay 29 tuổi, lập gia đình được 5 tháng. Vợ chồng tôi quan hệ bình thường, không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào, nhưng đến giờ tôi vẫn chưa có thai.

Tôi rất lo lắng, không biết bản thân mình có gì khác so với các phụ nữ khác không hay tôi đang có bệnh gì về đường sinh dục mà tới giờ vẫn chưa có con. Tôi thực sự hoang mang bởi mỗi lần vợ chồng quan hệ xong khoảng 2-5 phút sau tôi thấy âm đạo của tôi chảy ra rất nhiều nước. Tôi thực sự không biết đó là khí hư hay tinh trùng của chồng tôi. Có phải tinh trùng của chồng tôi không vào được tử cung nên chảy hết ra ngoài khiến tôi không có thai phải không?

Xin hỏi liệu tôi có mắc bệnh gì đó về đường sinh dục không? Mỗi lần đến tháng là tôi bị đau rất dữ đội và cả buồn nôn nữa. Không hiểu có mắc bệnh gì nghiêm trọng không? [T.K Vĩnh phúc]

- Mới kết hôn 5 tháng, chưa thấy có thai, sao đã vội hoang mang vì một cặp vợ chồng sống gần nhau, không dùng biện pháp tránh thai nào mà sau 1 năm không thấy có thai mới coi là hiếm muộn. Vẫn có thể yên tâm chờ đợi thêm một thời gian nữa.

Còn ra dịch nhiều sau quan hệ tình dục một vài phút nhiều khả năng là tinh dịch [cộng với dịch xuất tiết ở âm đạo] nhưng cũng không phải là nguyên nhân gây chậm có thai vì đó là hiện tượng bình thường, không phải tất cả lượng tinh dịch đều “trôi tuột” vào tử cung mà chỉ có một lượng nhỏ tinh dịch mang số lượng tinh trùng đủ để di chuyển đi lên và thụ tinh cho trứng.

Hơn nữa, cần biết rằng sự di chuyển của tinh trùng lên vòi trứng rất nhanh, có người tưởng rằng sau khi giao hợp, chạy ngay vào buồng tắm để rửa có thể tránh được có thai nhưng chỉ trong thời gian đó cũng đủ để tinh trùng đi lên gặp trứng rồi. Nếu nghi ngờ có bệnh phụ khoa thì cần được thầy thuốc khám vì viêm nhuẫn đường sinh dục cũng có thể là nguyên nhân gây khó thụ thai [do làm thay đổi môi trường âm đạo nên tinh trùng khó di chuyển hoặc bị tắc vòi trứng].

Đau bụng mỗi kỳ hành kinh cũng thường gặp với mọi phụ nữ và thường không phải là nguyên nhân gây hiếm muộn nhưng cần loại trừ đau bụng kinh do lạc nội mạc tử cung ở vòi trứng [gây tắc vòi].

Tóm lại khi đã qua 1 năm mà không có thai thì cặp vợ chồng hiếm muộn sẽ còn phải làm nhiều xét nghiệm để tìm nguyên nhân, trước hết khám sơ bộ về phụ khoa ở người vợ xem có gì bất thường và làm tinh dịch đồ của người chồng [để biết số lượng và chất lượng tinh trùng có đủ tiêu chuẩn để thụ thai].

Trong thời gian chờ đợi thụ thai tự nhiên, có thể tăng cơ may có thai bằng những biện pháp sau:

Thời gian giao hợp: Đo nhiệt độ thân thể một cách đều đặn, người phụ nữ có thể xác định được thời điểm phóng noãn, nên giao hợp vào 1-2 ngày trước vì tinh trùng có thể sống được tới 72 giờ sau khi xuất tinh vào âm đạo. Ngoài ra, định lượng hóc-môn LH thấy tăng lên cũng là dấu hiệu sắp phóng noãn, cách này tuy tốn kém nhưng chính xác hơn.

Tần số giao hợp: Cũng cần thay đổi để tăng cơ may có thai, ví dụ nếu trước đây, giao hợp thưa thớt, một tháng một lần thì nên tăng lên. Ngược lại, giao hợp mỗi ngày một lần thì lại nên giảm đi. Số lượng tinh trùng cao trong mỗi lần xuất tinh đem lại nhiều khả năng thụ thai hơn. Cần ít nhất là 24 giờ để lượng tinh trùng phục hồi 300 triệu trở lên. Vì vậy nếu ngày giao hợp trùng hợp với ngày phóng noãn thì nên tránh xuất tinh từ 2 ngày trước.

Tư thế giao hợp: Tư thế nam nằm trên và mặt đối mặt thuận lợi cho thụ thai nhất. Trước khi xuất tinh, người vợ nên co gối lên phía trước ngực và giữ ở tư thế này khoảng 20 phút sau khi người nam đã xuất tinh hoặc kê một gối dưới mông để tinh dịch không chảy ra. Còn người nam cũng nên xuất tinh sâu và giữ nguyên trong âm đạo vài phút sau đó.

Việc có thể làm ngay lúc này là đi khám phụ khoa để được chẩn đoán và điều trị các bệnh phụ khoa thông thường.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn cho những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe xin gửi về địa chỉ email:

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, xin bạn đọc vui lòng gõ có dấu [font chữ unicode]. Xin chân thành cảm ơn!

BS ĐÀO XUÂN DŨNGChuyên khoa II, Sản phụ khoa

Video liên quan

Chủ Đề