Tại sao thai nhi không chịu quay đầu

Đến khoảng tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi quay đầu chuyển tư thế về phía âm đạo để chuẩn bị cho quá trình chào đời dễ dàng hơn. Vì thế, theo dõi quá trình này, biết được thai nhi quay đầu ở thời điểm nào thai kỳ là vô cùng quan trọng.

1. Thai nhi quay đầu ở thời điểm nào thai kỳ - vấn đề mẹ bầu luôn quan tâm

Thai nhi quay đầu có thể trong một khoảng thời gian, cuối cùng đạt được tư thế đúng là đầu bé hướng xuống âm đạo còn mặt và thân trước cơ thể úp về phía lưng người mẹ. Như vậy, cột sống của thai nhi sẽ đối diện với bụng mẹ, đây là tư thế dễ dàng nhất để em bé chào đời khỏe mạnh và an toàn.

Thai nhi quay đầu là giai đoạn quan trọng của tam cá nguyệt thứ 3

Thực tế thời điểm thai nhi quay đầu là khác nhau, mỗi thai sẽ có một thời điểm riêng phụ thuộc vào tình trạng phát triển, sức khỏe và sự co giãn của tử cung người mẹ. Các chuyên gia cho biết, thai nhi quay đầu vào khoảng 32 - 36 tuần tuổi là lý tưởng nhất. Tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ, thai nhi quay đầu sớm từ những tuần thai thứ 28 hoặc gần đến khi chuyển dạ, thai mới có dấu hiệu thay đổi tư thế.

Để xác định chính xác ngôi thai khi thai nhi quay đầu cũng như kiểm tra quá trình này có diễn ra hay không, diễn ra như thế nào, siêu âm là phương pháp được sử dụng. Ngoài ra, mẹ bầu có thể cảm nhận được quá trình thai nhi quay đầu bằng nhiều dấu hiệu, đặc trưng nhất là chuyển động của trẻ.

2. Mách mẹ biết các dấu hiệu thai nhi quay đầu

Hầu hết mẹ bầu mang thai lần đầu tiên lúng túng với nhiều vấn đề theo dõi và chăm sóc sức khỏe khi mang thai, trong đó có dấu hiệu thai nhi quay đầu. Dưới đây là 1 số dấu hiệu mẹ có thể kiểm tra để xác định quá trình thai nhi quay đầu đã diễn ra hay chưa:

Ấn tay vào vùng xương mu giúp mẹ kiểm tra thai nhi quay đầu

2.1. Ấn nhẹ tay vào vùng quanh xương mu

Nếu thai nhi quay đầu hoàn toàn, đầu của trẻ sẽ hướng về phía âm đạo và tạo áp lực trực tiếp cho tử cung mở chuẩn bị sinh. Vì thế nếu ấn nhẹ vùng xương quanh mu và thấy có gì đó cứng, tròn thì khả năng cao đầu của bé đã nằm ổn định đúng vị trí. Với thai nhi chưa quay đầu, phần bạn sờ thấy sẽ là mông của con, thường mềm hơn so với đầu.

2.2. Lắng nghe nhịp tim

Khi thai nhi quay đầu, vị trí của tim trẻ cũng thay đổi, trong những tháng thai cuối này hoàn toàn có thể nghe thấy nhịp tim tai khi áp tai vào bụng mẹ. Do đó, bạn có thể nhờ chồng lắng nghe nhịp tim, nếu tiếng nhịp tim phát ra ở vùng bụng dưới thì khả năng cao thai nhi quay đầu hoàn thành.

2.3. Cảm nhận thay đổi trong cử động thai

Ở tư thế thai nhi đã quay đầu, mẹ sẽ cảm thấy sự khác biệt hoàn toàn so với cử động thai lúc trước, đó là tiếng nấc và đập nhẹ ở phần bụng dưới cùng cú đá mạnh ở vùng bụng trên. Tiếng đập này là từ cử động tay của trẻ, còn cú đá là do đầu gối và bàn chân trẻ cử động.

2.4. Siêu âm

Siêu âm chẩn đoán là cách chính xác nhất để xác định vị trí đầu của thai nhi, từ đó biết được thai nhi quay đầu hay chưa.

Siêu âm là cách chẩn đoán thai nhi quay đầu chính xác nhất

3. Giải đáp thắc mắc liên quan đến thai nhi quay đầu

Thai nhi quay đầu sớm hay muộn hoặc không có dấu hiệu quay đầu đều khiến mẹ bầu hết sức lo lắng. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều thắc mắc khác liên quan đến quá trình này.

3.1. Nguyên nhân nào khiến thai nhi không quay đầu?

Thai nhi quay đầu là quá trình hết sức tự nhiên và diễn ra ở tất cả trẻ phát triển bình thường. Tuy nhiên vì nguyên nhân nào đó khiến quá trình này xảy ra chậm hơn hoặc hoàn toàn không xảy ra, cụ thể gồm:

  • Dây rốn quá dài.

  • Mẹ bị u xơ tử cung.

  • Mẹ mang đa thai, thường khi sinh đôi khi hai trẻ sẽ có tư thế đối nghịch nhau.

  • Có quá ít hoặc quá nhiều nước ối xung quanh trẻ.

  • Tử cung của mẹ có kích thước bất thường hoặc hình dạng không đều.

Thai nhi không quay đầu khiến quá trình sinh nở tự nhiên của mẹ gặp khó khăn, tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ xem xét sinh mổ hoặc sinh hỗ trợ. Hầu hết các trường hợp này phát hiện sớm và lựa chọn phương pháp sinh phù hợp sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

3.2. Thai nhi không quay đầu nguy hiểm như thế nào?

Thai nhi không quay đầu làm tăng nguy cơ em bé bị kẹt trong ngả âm đạo và mẹ không thể cung cấp tốt oxy cho bé thông qua dây rốn trong quá trình này. Vì thế quá trình sinh nở sẽ khó khăn, nguy cơ ảnh hưởng đến tình mạng của trẻ.

Thai nhi không quay đầu thường khiến quá trình sinh khó khăn hơn

Tuy nhiên với sự tiến bộ của y học hiện nay, các trường hợp thai nhi không quay đầu dẫn đến sinh khó, nguy cơ biến chứng cao đều được chỉ định sinh mổ. Các số liệu thực tế đã chứng minh, sinh mổ an toàn hơn so với sinh thường, giảm tỉ lệ tử vong và biến chứng khi sinh nhất là với trường hợp thai nhi không quay đầu, ngôi thai ngược.

3.3. Biện pháp nào giúp thai nhi quay đầu

Nếu không có dấu hiệu thai nhi quay đầu vào tuần thai thứ 36, mẹ bầu có thể tham khảo 1 số biện pháp sau:

  • Ngồi trên quả bóng mềm thường dùng tập thể dục thay vì ngồi ghế.

  • Đi bộ ít nhất 20 phút mỗi ngày, chuyển động cơ thể sẽ ảnh hưởng tích cực cho khung xương chậu của mẹ, giúp thai nhi quay đầu xuống dưới.

  • Mẹ bầu nằm nghiêng về bên trái khi ngủ và nghỉ ngơi, tránh nằm ngửa.

  • Thực hiện tư thế quỳ bằng tứ chi giống tư thế em bé tập bò, rướn người lên xuống vài lần mỗi ngày.

  • Ngồi ghế với tư thế đầu gối cao hơn mông.

  • Không ngồi quá lâu một tư thế, thường xuyên đứng dậy đi lại.

  • Tránh đặt chân cao khi nằm ngửa.

Ngồi quá lâu cũng cản trở quá trình thai nhi quay đầu

Chắc chắn qua bài viết này, bạn đọc đã biết được thai nhi quay đầu ở thời điểm nào thai kỳ? Nếu quá thời điểm này mà thai vẫn chưa có dấu hiệu quay đầu, áp dụng các biện pháp trên không hiệu quả, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ tác dụng lực lên vùng bụng để em bé xoay đầu đúng tư thế.

Nguyên nhân thai nhi không quay đầu là gì? Các mẹ có nên thật sự lo lắng khi vào ngày chuyển dạ mà thai nhi không chịu quay lại? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ có cái nhìn rõ nét nhất về vấn đề này.

Bên cạnh đó, chuyên gia tư vấn sinh sản đã có vài lời khuyên hữu ích dành cho tất cả mẹ bầu gặp phải trường hợp trên. Cùng nhau theo dõi nhé.

Thai nhi ngược có nguy hiểm cho cả mẹ và bé?

Thai nhi ngược không phải trường hợp hiếm thấy khi sinh sản. Tuy nhiên, 98% thai phụ gặp phải không thể sinh thường mà phải thực hiện đẻ mổ. Gây ra nhiều phiền toái cũng như một số nguy hiểm dành cho cả mẹ bầu và bé.

Thai nhi không quay đầu là gì? Dấu hiệu nhận biết?

Thai nhi không quay đầu gây khó dễ cho việc sinh đẻ của mẹ và sức khoẻ của bé.

Ngôi ngược thai nhi là hiện tượng thai nhi nằm đầu hướng lên trên, mông hướng xuống dưới tử cung. Thời điểm để siêu âm dáng ngồi thai nhi là vào tuần 35-38, khi thai nhi đã ổn định và không còn di chuyển trong bụng mẹ.

Không có một dấu hiệu nhận biết chính xác cho trường hợp này. Tốt nhất, mẹ phải đến bác sĩ, siêu âm để biết rõ tình hình và dự kiến ngày chuyển dạ. Nếu mẹ cảm thấy cứng và khó chịu ở phần dưới sườn thì hãy đi kiểm tra sớm nhé. Vì đây là một trong những dấu hiệu thai nhi ngược.

Bên cạnh đó, nếu mẹ hay sờ bụng thì có thể cảm nhận đâu là đầu, đâu là mông bằng cách: đầu là khối cứng, hay di chuyển còn mông thì mềm và không di chuyển được.

Thai nhi ngược có nguy hiểm cho mẹ và bé?

Nguyên nhân thai nhi không quay đầu thì có vô vàn. Và hầu hết mọi thai phụ gặp phải đều hết sức cẩn thận. Bởi, thai nhi ngược có tính nguy hiểm cao cho cả mẹ và bé.

Một số nguy cơ khi mẹ mang thai ngược:

– Vỡ nước ối trước và sau đau đẻ. Dễ có tình trạng cạn ối, thai thiếu oxy dẫn đến ngạt thở và tử vong.

– Nhiều ca khó sinh gây đến biến chứng cho thai phụ

– Nếu thai nhi ngược mà cố đẻ thường thì thực sự nguy hiểm. Các bác sĩ đều khuyên mẹ nên đẻ mổ để giữ tính mạng cho con, con sinh ra được an toàn và trọn vẹn nhất.

Tuy trường hợp xảy ra thai nhi ngược chỉ có khoảng 3-4% nhưng thực sự không thể lơ là. Và các mẹ gặp phải cũng không nên lo lắng, bởi tâm trạng ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng sinh đẻ bình thường của mẹ đó.

Nguyên nhân thai nhi không quay đầu là gì?

Trên đây là hình ảnh về thai nhi có dáng nằm chuẩn, đầu chúc xuống và mông hướng lên

Nguyên nhân thai nhi không quay đầu chủ yếu là do các vấn đề của mẹ bầu, cụ thể:

– Vấn đề về u xơ tử cung do xơ phát triển quá lớn. Ngoài ra có thể là vì hình dạng bất thường của tử cung mẹ.

– Thể tích nước ối bất thường: Quá ít hay quá nhiều cũng nguy hiểm cho thai nhi. Quá ít có thể khiến bé bị kẹt, không xoay được hoặc quá nhiều cũng tạo ra vô vàn không gian cho bé di chuyển

– Đa thai

– Mẹ đã từng mang thai 2 lần trở lên: khả năng co giãn của tử cung bị chậm lại, khiến cho không gian của con ít được thoải mái

– Mẹ lớn tuổi

– Lạm dụng thuốc quá nhiều hoặc nghiện thuốc lá

– Đã từng sinh non, hoặc lần này sinh non: chuyển dạ sớm khiến con chưa kịp quay đầu

Bên cạnh đó một vài nguyên nhân thai nhi không quay đầu là do chính vấn đề của bé:

– Dây rốn quá ngắn hoặc dây rốn quấn quanh cổ con

– Bé bị dị tật bẩm sinh: bệnh tim, đường tiêu hoá, bệnh não,…

Thời điểm nào là tốt nhất để nhận biết thai nhi quay đầu hay không?

Trên kia là các nguyên nhân thai nhi không quay đầu phổ biến nhất. Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp không xác định được lý do mà cần đi kiểm tra để biết được.

Thực chất từ tuần 28 là mẹ có thể biết thai nhi có quay đầu hay không. Nhưng đến tuần 35-36, kết quả này mới rõ ràng và chỉ khoảng 6% còn xuất hiện thai ngược. Đến tuần 38-40, con số này chỉ còn khoảng 3%.

Tốt nhất là từ tuần 35, mẹ nên đi kiểm tra, siêu âm và xem tốc độ phát triển của con. Nhiều mẹ đã từng sinh 1 lần thì có khả năng đến tuần 36 con mới di chuyển đúng hướng.

Có thể tự xoay lại ngôi thai không?

 Nếu gặp phải nguyên nhân thai nhi không quay đầu, mẹ có thể thực hiện một vài động tác dưới đây

Nhiều mẹ đã thực hiện các động tác vận động nhẹ nhàng để có thể tự xoay lại ngôi thai.

– Đổi cách nằm sang tư thế dốc bằng cách: đầu thấp, mông cao 3 lần mỗi ngày. Mỗi lần mẹ chỉ cần nằm 10 phút thôi và nhớ rằng, không được quá đói hoặc ăn no nhé

– Bơi lội: Với mẹ đam mê bộ môn này thì có thể bơi từ khi thai 30 tuần tuổi.

– Đắp khăn nóng-lạnh xen kẽ: Mẹ dùng khăn lạnh, nóng đắp xen kẽ mỗi khăn 5 phút. Nhiệt độ tăng giảm đột ngột cũng phần nào kích thích bé tự di chuyển

– Nghe nhạc nhẹ nhàng cùng con

Bên cạnh đấy, mẹ có thể tập một vài bài thể dục nhẹ nhàng trong suốt quá trình mang thai để không gặp phải thai nhi ngược. Đây cũng là một cách hay để phòng trừ các nguyên nhân thai nhi không quay đầu.

Lời khuyên cho mẹ khi mang thai ngược

Tuy chỉ 3-4% thai phụ gặp phải thai nhi không quay đầu, nhưng cũng không phải trường hợp hiếm mà khiến mẹ phải lo lắng. Nếu gặp phải trường hợp này, theo bác sĩ tư vấn, mẹ cần:

Giữ tâm lý thoải mái, bình tĩnh, không phải lo âu

Khi siêu âm thai ngược, nhiều mẹ cảm thấy stress, bất an và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả thai nhi. Nhiều mẹ bầu lo ngại về mổ đẻ vì sợ con gặp các vấn đề về hô hấp, nhưng thực tế thì chẳng có vấn đề gì xảy ra cả.

Mẹ hãy giữ vững tâm lý, chuẩn bị sẵn sàng cho cả đẻ mổ, đẻ thường và hít sâu để lấy lại sự bình tĩnh.

Bác sĩ có thể tác động từ bên ngoài để xoay chuyển hướng nằm của bé.

Hiện nay có rất nhiều biện pháp can thiệp xoay ngôi thai của các bác sĩ chuyên khoa. Hỗ trợ mẹ để sinh con thuận lợi và an toàn nhất.

Tập một vài động tác thể dục nhẹ nhàng

Các bài thể dục nhẹ nhàng: đi bộ, tập yoga, tập kháng lực nhẹ nhàng, các lớp cho mẹ bầu,… vừa giúp mẹ dẻo dai, tăng sức khỏe vùng chậu mà còn giúp tăng dưỡng chất đến thai nhi. Bên cạnh đó, không gian của bé cũng được kích thích khiến cho việc quay đầu được thuận lợi.

Càng gần đến ngày chuyển dạ, mẹ nên chú trọng hơn về việc tập thể dục để “đi đẻ” được nhanh chóng, an toàn và dễ dàng nhất. Mẹ sẽ tránh được nhiều nhất các cơn đau đẻ ập đến.

Hạn chế ngồi xổm

Tư thế ngồi xổm, hay nói cách khác là đầu gối cao hơn hông khiến cho mẹ bị chèn ép phần dưới. Không gian di chuyển của bé bị giới hạn và chắc chắn ảnh hưởng đến sự phát triển của con.

Từ tuần 32 trở đi, thai phụ bị chẩn đoán thai nhi ngược cần tránh 100% động tác này nhé.

Khi nằm ngủ, mẹ hãy nghiêng sang bên phải

Khi bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ nằm nghiêng sang 1 bên sẽ tạo cho thai nhi không gian di chuyển tốt nhất.

Đi khám tại phòng khám uy tín, chất lượng và nghe theo tư vấn của bác sĩ

Từ tuần 35 trở đi là giai đoạn biết chắc rằng thai nhi có quay đầu ngược hay không? Với các mẹ đã sinh 1 lần thì tuần 36 là thời điểm biết rõ nhất. Trong thời gian này, nếu đi siêu âm và được chẩn đoán ngôi thai ngược thì mẹ hãy nghe theo lời tư vấn của bác sĩ nhé.

 Bác sĩ Điệp luôn là lựa chọn hàng đầu của các mẹ bầu thông thái.

Lời khuyên, căn dặn của bác sĩ chuyên khoa II sẽ giúp mẹ sinh con thuận lợi và phòng tránh tối đa các nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Bên cạnh đấy, mẹ cần chắc chắn sẽ đến khám ở phòng khám uy tín, tận tâm và chất lượng nhé.

Nếu ngại sự xô bồ của bệnh viện công, mẹ hãy lựa chọn phòng khám sản khoa của bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Ngọc Điệp. Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp mẹ khám, chữa bệnh và có những lời khuyên tận tâm, tận tình nhất.

Video liên quan

Chủ Đề