Tại sao uống thuốc chuột lại chết

Trường hợp bệnh nhân V.V.M [36 tuổi, trú tại TP Hạ Long, Quảng Ninh] nhập viện cấp cứu trong tình trạng mệt mỏi, đau đầu, cảm giác khó thở sau khi uống hai ống thuốc diệt chuột màu hồng có thành phần Fluoroacetate.

Thuốc diệt chuột Fluoroacetate dạng tuýp màu hồng.

Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực và chống độc đã xử trí cấp cứu rửa dạ dày, bơm than hoạt, truyền dịch, thải độc bằng bài niệu tích cực…

Sau 3 ngày nằm viện theo dõi tình trạng sức khỏe, bệnh nhân đã tỉnh táo, khỏe mạnh và được xuất viện.

Trường hợp khác là bệnh nhân P.H.M [36 tuổi, trú tại TP Hạ Long, Quảng Ninh] uống thuốc diệt chuột tương tự và được xử trí cấp cứu kịp thời. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh táo, đi lại và ăn uống bình thường.

Các bác sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện Bãi Cháy chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân ngộ độc thuốc diệt chuột.

Thuốc diệt chuột bày bán trên thị trường rất đa dạng, phổ biến chứa các thành phần như chất chống đông warfarin, muối Phosphua kẽm, phosphua nhôm hay fluoroacetate...

Fluoroacetate thường có xuất xứ từ Trung Quốc, được đóng trong tuýp thuốc dung dịch màu hồng,người dân có thể dễ dàng tìm mua và sử dụng.

BSCKI Nguyễn Ngọc Tuyền – Khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết: “Fluoroacetate có thể gây ức chế chu trình Krebs, ức chế hô hấp tế bào, mất dự trữ năng lượng và làm chết tế bào. Thuốc diệt chuột khi vào cơ thể sẽ đầu độc hệ thần kinh gây triệu chứng đau đầu, suy giảm tri giác, co giật, liệt cơ, thậm chí hôn mê; rối loạn nhịp tim, rối loạn huyết động; suy thận cấp; tác động đến hệ tiêu hóa gây đau bụng, buồn nôn và nôn kèm các biểu hiện của tiêu cơ vân cấp, suy hô hấp do co giật, sặc…"

"Rất may mắn vì hai trường hợp bệnh nhân ngộ độc thuốc diệt chuột đều được chuyển đến bệnh viện cấp cứu giải độc kịp thời nên phục hồi sức khỏe nhanh chóng và không để lại di chứng”. - BS.Tuyền cho biết thêm.

Nhiều trường hợp ngộ độc thuốc diệt chuột ở người lớn đến từ mâu thuẫn gia đình, tình yêu, áp lực, stress trong cuộc sống… dẫn đến hành động uống thuốc diệt chuột tự tử. Đáng lưu ý các trường hợp ngộ độc ở trẻ nhỏ thưởng xảy ra do uống nhầm.

Trước đó, ngày 2/3, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 1 bệnh nhân nam 34 tuổi được chuyển đến từ tuyến trước trong tình trạng co giật nặng nề, bị ngộ độc loại thuốc diệt chuột đã bị cấm 20 năm trước.

Loại hóa chất diệt chuột có nguồn gốc từ Trung Quốc đã bị cấm 20 năm trước.

Ngay lập tức, bệnh nhân được đặt ống nội khí quản, thở máy, dùng thuốc an thần, dùng thuốc chống co giật, hồi sức. Sau 1 tuần được điều trị, bệnh nhân đã đỡ co giật, tỉnh, được rút ống thở nhưng vẫn cần được theo dõi và điều trị.

Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, chất độc bên trong gói thuốc diệt chuột, qua xét nghiệm tìm thấy chất tetramine [tên đầy đủ tetramethylenedisulfotetramine]. Đây chính là loại hóa chất diệt chuột có nguồn gốc từ Trung Quốc rất phổ biển ở miền Bắc nước ta cách đây 20 năm trở về trước, đặc điểm loại hóa chất là ở thuốc diệt chuột dạng gói chứa bột trắng gây tình trạng co giật.

Tetramine là chất tác động đến hệ thần kinh, gây co giật toàn thân nặng nề kiểu trạng thái động kinh. Ngộ độc xuất hiện rất nhanh, thường ngay khi đang ăn uống phải chất này nạn nhân bị co giật và ngã xuống, nhanh chóng tử vong do suy hô hấp.

Đáng chú ý, loại hóa chất diệt chuột trên thường được bày bán và mua rất dễ dàng, có thể tại các quầy bán hóa chất bảo vệ thực vật, những người bán rong, quầy kinh doanh phân bón, giống cây trồng, kinh doanh thuốc thú y…

Để tránh các trường hợp ngộ độc thuốc diệt chuột đáng tiếc xảy ra, các bác sĩ khuyến cáo: Người dân nên mua, sử dụng thuốc diệt chuột đúng mục đích, bảo quản kỹ lưỡng ở nơi kín đáo, an toàn, xa tầm tay trẻ nhỏ. Đặc biệt, không dùng các chai đựng nước, chai bia, nước ngọt để đựng thuốc diệt chuột vì rất dễ nhầm đem ra uống. Người trẻ cần sinh hoạt điều độ, lựa chọn lối sống tích cực, cân bằng giữa học tập, lao động và vui chơi giải trí, tránh tâm lý căng thẳng, stress dẫn đến hành vi tự tử…Khi phát hiện người uống thuốc diệt chuột, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ có thể dùng các biện pháp thải độc như rửa dạ dày, dùng than hoạt tính để đào thải bớt thuốc ra ngoài.

Ảnh hưởng của thuốc diệt chuột đối với cơ thể người có thể lâu dài, nếu người bệnh xuất viện có các triệu chứng như chảy máu chân răng, chảy máu dưới da, đi ngoài ra máu… cần vào viện ngay để thăm khám, điều trị.


Khánh Chi

Hiện nay một số nông dân đã sử dụng Acepromazine là một thuốc an thần đối với lợn. Trước khi giết mổ lợn nông dân cho lợn uống thuốc nhằm chọc tiết một cách dễ dàng , tránh tiếng ồn, ngoài ra thịt lợn có Acepromazine sẽ trở nên mềm mại, hồng hào do tác dụng giãn cơ vòng của thuốc , thường thì các bà nội trợ sẽ chọn những miếng thịt mềm mại, hồng hào. Khuyến cáo mọi người sử dụng thịt lợn đóng dấu kiểm dịch nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe, mong các bạn hãy share thông tin này đến cộng đồng nhằm đảm bảo VSATTP. Nhân tiện ad cũng nói thêm không phải con người mà chính các loại động vật đang sử dụng nhiều kháng sinh và các thuốc nhất , và chúng ta sẽ hấp thu toàn bộ tàn dư của các thuốc trên, đem lại nguy cơ lâu dài về ung thư. Thật đáng buồn.

Khi cho trẻ con ăn cơm. chúng nó thường ngậm rất lâu trong miệng? tại sao?
Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim. Khi nhai kỹ cơm trong nước bọt sẽ xảy ra sự thủy phân một phần tinh bột thành mantozơ và glucozơ nên có vị ngọt. chính vì vị ngọt này mà trẻ con thường ngậm cơm lâu trong miệng.

Tại sao những con chuột sau khi ăn phải thuốc chuột lại đi tìm nước uống? Vậy thuốc chuột là gì và cái gì đã làm cho chuột chết? Nếu sau khi ăn phải thuốc mà chuột không tìm thấy nước uống sẽ chết nhanh hơn hay lâu chết hơn???Trả lời: Thành phần chính của thuốc chuột là Zn3P2. Sau khi ăn phải thuốc chuột thì Zn3P2 bị thủy phân rất nhanh trong cơ thể chuột, hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm mạnh khiến chuột khát và đi tìm nước:Zn3P2 + 6H2O = 3 Zn[OH]2 + 2PH3

PH3 là một khí độc, chính khí này đã làm chuột chết. Khi mà chuột uống càng nhiều nước thì quá trình thủy phân của Zn3P2 diễn ra càng nhiều, lượng PH3 sinh ra càng nhiều và chuột càng nhanh chết.

Vì sao khi ăn phải bả chuột lại chết gần nguồn nước. Các bạn đều biết chuột là loài gặm nhấm hay phá hoại mùa màng của bà con nông dân. Để bảo vệ năng suất mùa màng thì người nông dân thường sử dụng một số biện pháp trong đó có sử dụng loại bả chuột mua ngoài hiệu thuốc bảo vệ thực vật.

Khói thuốc lá có bao nhiêu chất gây ung thư

TẠI SAO MÁU NGƯỜI CÓ MÀU ĐỎ

Vì sao nước chảy đá mòn???

Cứ mỗi vụ mùa, cứ gần đến ngày thu hoạch thì điều bà con hay quan tâm nhất là bảo vệ thành quả. Trong đó Chuột là một loại động vật thuộc hệ Gặm nhấm thường hay phá hoại các sản phẩm của bà con gây ra thiệt hại rất lớn đến kinh tế sau bao nhiêu ngày chăm sóc.

Để bảo vệ thành quả người nông dân thường đặt bả chuột xung quanh hoặc để lẫn trong thành phẩm cần bảo vệ. Vậy bả chuột có những thành phần hóa học như thế nào? tại sao những con chuột khi ăn phải bả lại chết ở gần nguồn nước?.

Trong bả chuột hay thuốc diệt chuột có chất hóa học là Kẽm Phốt phua [Công thức hóa học là Zn3P2].

Thuốc chuột hay còn gọi là bả chuột

Sau khi chuột ăn phải bả thì chính Zn3P2 sẽ thủy phân rất mạnh làm hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm mạnh, cơ thể nó khát nước và từ đó sẽ đi tìm nguồn nước. Khi chuột uống nước để giảm cơn khát chính Zn3P2 đã tác dụng với nước để giải phóng ra một loại khí độc là Phốt phin [PH3]:

Zn3P2 + 6H2O –> 3Zn[OH]2 + 2PH3.

        Uống càng nhiều nước thì khí này càng thoát ra nhiều hơn và làm chuột chết, chính vì nguyên nhân đó mà chuột chết ở gần nguồn nước. [Nếu chuột không uống nước thì chuột sẽ chết lâu hơn, nhưng chuột đâu phải là người nhể các bạn :]] :]] ]

Chuột phá hoại mùa màng của người nông dân

Nhớ là khi mua bả chuột vào mà chưa dùng là nên cất chỗ cẩn thận nhé các bác ơi. Lỡ không may nhà có trẻ con thì gay go đó 🙁 :[[.

Chuột còn là món ăn nổi tiếng ở một số vùng miền quê ở Việt Nam, như làng chuyên các món ăn về chuột: Làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Nhắc đến món ăn mà bụng đói quá các bác ạ :]]]

Nguồn: Hoahocthcs.com

Vì sao lại dùng tro bếp để bón cây?

Thành phần của pháo hoa

Khi say con người ta sẽ như thế nào. Tại sao lại khát nước?

Liên hệ:  Facebook: Sinhh Quách

               Fanpage: PageHoahocthcs

♥Cảm ơn bạn đã xem: Vì sao khi ăn phải bả chuột lại chết gần nguồn nước; bả chuột, nông dân, mùa màng, thuốc diệt chuột.

Video liên quan

Chủ Đề