Tại sao vùng ven biển miền Trung nước ta thường xuyên bị lũ lụt

Mưa, lũ phá vỡ nhiều kỷ lục lịch sử

* Thưa ông, chưa khi nào các tỉnh miền Trung liên tục đón các đợt mưa lũ dồn dập như vừa qua. Ông nhìn nhận ra sao về đợt thiên tai khốc liệt này?

- Đây là một đợt mưa, bão, lũ lớn ảnh hưởng đến khu vực miền Trung. Nguyên do ảnh hưởng của tổ hợp nhiều hình thái thời tiết nguy hiểm tác động cùng một lúc, dải hội tụ nhiệt đới đi qua Trung bộ, cùng với các xoáy thuận nhiệt đới liên tiếp hình thành hướng vào đất liền nước ta kết hợp với không khí lạnh và gió mùa đông bắc liên tục được bổ sung cùng địa hình chắn gió của dãy Trường Sơn. Sự kết hợp cùng lúc của các hình thái này là nguyên nhân chính gây nên các đợt mưa, lũ lớn dồn dập ở khu vực miền Trung trong thời gian vừa qua.

Diễn biến mưa lũ ở các tỉnh miền Trung vừa qua cho thấy thiên tai ngày càng khốc liệt, bất thường và khó dự báo. Đầu năm, chúng ta chịu ảnh hưởng của những đợt rét đậm, mưa đá diện rộng, nắng nóng kỷ lục, mưa bão nhiều và tập trung hơn, nhiều mưa lớn cục bộ, lũ lụt cũng sâu, diện rộng và kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân, đặc biệt khu vực miền Trung.

Xót xa Lệ Thủy đổ nát, tan hoang sau lũ lụt lịch sử trăm năm có một

* Các sông miền Trung ghi nhận mực lũ rất lớn. Điểm lại diễn biến mưa lũ thời gian qua, ngành khí tượng thủy văn có nhận định gì, thưa ông?

- Mưa lớn liên tiếp trút xuống khiến đợt lũ này chưa rút hết thì lũ mới lại chồng lên. Ở đợt lũ đầu tiên, từ ngày 6 - 14.10, đỉnh lũ trên sông Hiếu [Quảng Trị] tại Đông Hà là 4,69 m [đo 13 giờ ngày 8.10], vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1983 là 0,11 m. Đỉnh lũ trên sông Bồ tại Phú Ốc [Thừa Thiên - Huế] là 5,24 m [đo lúc 23 giờ ngày 9.10], vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1999 là 0,06 m.

Đợt lũ thứ hai, từ ngày 16.10 đến nay, đỉnh lũ trên sông Hiếu tại Đông Hà [Quảng Trị] tiếp tục xác lập mốc lịch sử mới với mực lũ đạt 5,36 m [đo 3 giờ ngày 18.10],vượt lũ lịch sử năm 1983là 0,78 m, và vượt đỉnh lũ vừa thiết lập trước đó ngày 8.10 là 0,67 m. Đỉnh lũ trên sông Thạch Hãn tại Thạch Hãn [Quảng Trị] là 7,4 m [đo lúc 2 giờ ngày 18.10] vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1999 là 0,11 m. Còn ở Quảng Bình, mực nước trên sông Kiến Giang tại Lệ Thủy là 4,88 m [đo lúc 6 giờ ngày 19.10] đã vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1979 là 0,97 m.

Chúng tôi ghi nhận, lượng mưa trong ngày tại một số nơi đo được với lượng mưa cực lớn. Cụ thể, ngày 10.10, mưa tại A Lưới [Thừa Thiên-Huế] lên tới 594 mm; ngày 17.10 mưa tại Khe Sanh [Quảng Trị] là 582 mm. Đặc biệt, ngày 19.10, mưa tại Hoành Sơn [Hà Tĩnh] là 302 mm; còn tại Ba Đồn [Quảng Trị] lượng mưa lên tới 756 mm... Nếu so sánh tổng lượng mưa đo trong ngày thì đây là lượng mưa lớn chưa từng ghi nhận trong lịch sử.

Phận người trong những túp lều bên nghĩa địa giữa lũ lịch sử ở Quảng Bình

130 người chết, 18 người mất tích

Theo Văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai, thống kê tại các tỉnh miền Trung và Tây nguyên từ ngày 6 - 25.10, mưa lũ đã làm 130 người chết và 18 người đang mất tích.

Vì sao thiên tai ở miền Trung VN ngày càng trầm trọng?

Nguồn hình ảnh, AFP Contributor/Getty Images

Có nhiều phân tích cho rằng thiên tai tại Việt Nam những năm gần đây ngày càng trầm trọng do phá rừng và làm thủy điện. Đây có phải là nguyên nhân chính?

Theo ông Vũ Thanh Ca, Khoa Môi trường, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, một báo cáo của Nhóm Công tác châu Âu về đập và lũ lụt, xuất bản năm 2010, cho thấy đập [cả thủy điện, thủy lợi và cấp nước] "đã giúp giảm nhẹ lũ lụt ở tất cả các nước châu Âu".

Tuy nhiên, mức độ giảm nhẹ lũ tùy thuộc vào dung tích hồ và quá trình vận hành hồ. Các hồ lớn, dự báo tốt để có thể xả nước trước khi lũ lụt sẽ giúp giảm rất nhiều lũ lụt ở hạ du, trong khi các hồ nhỏ thì hầu như không có khả năng giảm lũ lụt.

Mưa lũ miền Trung: Thiên tai hay nhân tai?

Quảng cáo

Lũ miền Trung: Ca sĩ Thủy Tiên quyên góp 100 tỷ, còn Việt Nam nên sửa luật?

TTO - Sạt lở liên tục ở miền Trung gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Nguyên nhân do đâu? Tuổi Trẻ Online có cuộc trao đổi với tiến sĩ TRẦN TÂN VĂN, viện trưởng Viện Khoa học địa chất khoáng sản.

  • Tư lệnh Quân khu 5 cùng 200 chiến sĩ vào nơi sạt lở vùi lấp 45 người dân
  • Nóng: Hai vụ sạt lở vùi lấp 53 người ở Quảng Nam, đã thông đường vào Nam Trà My
  • Đường 71 lại sạt lở do bão, chưa thể đưa lực lượng tìm kiếm lên thủy điện Rào Trăng 3

Một điểm sạt lở trên đường vào hiện trường vụ sạt lở ở Trà Leng [ảnh chụp sáng 29-10] - Ảnh: MINH HÒA

* Thưa ông, miền Trung thời gian qua liên tục sạt lở đất ở miền núi, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?

- Với những người làm công tác nghiên cứu địa chất, việc sạt lở đất ở miền Trung tăng đột biến trong thời gian này là không bất ngờ. Nguyên nhân chính vẫn là sự thay đổi đột ngột của thời tiết, cộng với những thay đổi khi những sườn đồi này bị tác động bởi bàn tay con người.

* Ông có thể nói rõ hơn về việc sạt lở ở các sườn dốc miền núi các tỉnh miền Trung đã và đang xảy ra?

- Đối với các sườn dốc, nước là kẻ thù số 1. Mưa to dài ngày như ở miền Trung tháng 10 vừa rồi làm cho các sườn dốc giữ nước. Nước khiến cho các sườn dốc nặng hơn rất nhiều. Chính nước làm yếu đi tính chất cơ lý của đất đá. Tính kháng trượt của sườn dốc yếu đi rất nhiều. Hai yếu tố cộng hưởng cùng lúc là nguyên nhân gây ra sạt lở liên tục ở miền Trung.

* Trong nhiều năm qua, mỗi đợt mưa lớn nhưng sạt lở không nhiều như năm nay. Nếu nói mưa là yếu tố chính, vậy tại sao những năm trước lượng mưa cũng lớn nhưng sạt lở không lớn như năm nay?

- Mưa lớn là nguyên nhân chính nhưng kết hợp với sự kiện thời tiết của năm trước. Năm 2019, hiện tượng thời tiết El Nino dẫn đến khô hạn kéo dài, miền Trung cả năm chỉ hứng vài trận mưa nhỏ, đất đá "há mồm" vì hạn. El Nino cũng khiến cho cấu trúc đất đá thay đổi, độ rỗng trong lòng đất lớn hơn.

Năm nay xuất hiện hiện tượng La Nina, mưa bão liên tục đổ vào miền Trung. Những trận mưa lịch sử trút xuống liên tục. Miền Trung như một túi nước, khu vực miền núi lượng nước cực lớn ứ lại trong kết cấu rỗng của lòng đất. Chỉ cần có trận mưa lớn lập tức xảy ra sạt lở.

Như chúng ta thấy khi xuất hiện sạt lở, lập tức có hiện tượng lũ bùn, lũ ống quét mạnh. Những đợt cứu hộ vừa rồi, lượng đất đổ xuống lại trở thành bùn nhão, đá và đất không kết dính với nhau mà tạo thành hai khối riêng biệt. Hiện tượng thời tiết La Nina được các chuyên gia khí tượng thủy văn cảnh báo từ đầu năm.

Tiến sĩ Trần Tân Văn [phải] - Ảnh: TRẦN MAI

* Hiện tại khu vực miền núi nào của miền Trung nằm trong nhóm nguy cơ sạt lở cao?

- Như các chuyên gia khí tượng thủy văn đã cảnh báo, hiện tượng La Nina sẽ còn gây mưa lớn cho cả miền Trung. Năm ngoái El Nino cũng khiến cả miền Trung khô hạn. Cho nên không loại trừ bất kỳ khu vực nào, mà hiện tại với kết cấu đất đá của miền Trung, nhất là các sườn đồi, sạt lở có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Chỉ cần thêm những trận mưa lớn, nước ứ đọng trong đất đá sẽ tạo áp lực dẫn đến sự thay đổi đột ngột, lực kháng trượt không còn, mà lực gây trượt tăng lên gây sạt lở.

Tôi đánh giá toàn bộ khu vực miền núi của miền Trung nằm trong nhóm nguy cơ sạt lở cao. Nhất là các sườn đồi có hoạt động dân sinh tác động trực tiếp.

* Nhiều quả đồi có rừng và nhiều quả đồi không có rừng cũng bị sạt lở. Vậy theo ông, rừng có gia cố, chống sạt lở ở sườn đồi vùng núi miền Trung?

- Rừng có tác dụng hai chiều, một mặt bộ rễ làm cho sườn dốc khỏe hơn, ổn định hơn. Mặc khác hệ thống thân, lá làm cho sườn dốc gánh sức nặng nhiều hơn. Nên rừng quan trọng nhất là thảm phủ thực vật nguyên sinh nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều chủng loại, khi đó tác dụng thẩm thấu tốt hơn, giúp cho đất đá có thời gian liên kết, hay nói đơn giản là sự kết dính trong lòng đất.

Còn rừng trồng, rừng sản xuất phía dưới không còn thảm thực vật nào khác, tác dụng thẩm thấu từ từ không còn. Mưa xuống, trong lòng đất là túi nước, và còn gánh thêm sức nặng của thân lá, thì rừng sản xuất vô tình trở thành gánh nặng, chứ không giúp giảm sạt lở.

Đã đến lúc trả lại cho thiên nhiên. Trong thời gian qua, việc tập trung phát triển kinh tế lấn sân vào tự nhiên quá nhiều.

* Sự tác động của con người vào thiên nhiên, những hiện tượng thời tiết cực đoan có phải cục bộ ở miền Trung không?

- Không, hoàn toàn không phải đặc hữu hay cực đoan đối với Việt Nam mà trên thế giới đã đúc kết từ lâu. Chúng ta có thể thấy toàn thế giới thiên tai ngày càng nhiều hơn cả về cường độ lẫn tần suất, thiệt hại cũng nhiều và lớn hơn.

Trong khi đó vai trò của các hoạt động dân sinh ngày một tăng lên. Nhiều nước trên thế giới đã nhìn nhận thẳng vấn đề sự tác động của con người là nguyên nhân chủ yếu gây ra thiên tai.

Những vụ việc rất đau lòng do sạt lở núi, nhưng chúng ta cần nhìn thẳng rằng thời tiết cực đoan, kết cấu đất thay đổi là thiên tai hay nhân tai khi chúng ta đã khai thác thiên nhiên quá nhiều để phục vụ cho sự phát triển.

Cận cảnh lũ lụt tại miền Trung Việt Nam

Trong tháng vừa qua, miền Trung Việt Nam đã phải hứng chịu 13 cơn bão nhiệt đới liên tiếp, gây ra tình trạng lũ lụt và sạt lở đất tồi tệ nhất trong 100 năm trở lại đây.

Lesley Miller, Phó Trưởng đại diện, UNICEF Việt Nam
UNICEF Việt Nam
  • Ngôn ngữ tài liệu bằng:
  • English
  • Tiếng Việt

Trong tháng vừa qua, miền Trung Việt Nam đã phải hứng chịu 13 cơn bão nhiệt đới liên tiếp, gây ra tình trạng lũ lụt và sạt lở đất tồi tệ nhất trong 100 năm trở lại đây. Nhiều căn nhà đã bị tàn phá, hoa màu bị hư hại, và những người dân vốn là đối tượng dễ bị tổn thương thì lâm vào cảnh tay trắng. Trong ngày 10 và 11 tháng 11, tôi đã tới thăm những xã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt tại tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, và tôi đã tận mắt chứng kiến sức tàn phá kinh hoàng của thiên tai đối với 3 gia đình. Mỗi gia đình lại mang trong mình một câu chuyện đau lòng về những mất mát và sự kiên cường.

Chị Hà[1] sống tại một xã của tỉnh Hà Tĩnh cùng con gái cô là Phương, 17 tuổi và là trẻ khuyết tật nặng. Là mẹ đơn thân với một người con khuyết tật nặng, chị không thể đi làm. Kể cả trong những lúc thuận lợi nhất, chị cũng chỉ sống dựa vào số tiền trợ cấp xã hội ít ỏi, một vườn rau, và nước uống được chia sẻ bởi những người hàng xóm hào phóng. Ngôi nhà một tầng của chị Hà bị ngập tới hông trong suốt một tuần mưa rơi tầm tã. Chị biết ơn xã đã gửi thuyền cứu hộ để chị có thể đưa Phương đến nơi sơ tán an toàn tại địa phương. Giờ đây, khi trở về nhà, với số vật dụng còn lại ít ỏi cùng một khu vườn đã bị tàn phá, chị Hà mừng rỡ khi được nhận bộ lọc nước bằng gốm và vật dụng vệ sinh mà chúng tôi mang tới. Cùng nhau chúng tôi đã có những giây phút vui cười [dù tôi không hiểu lời nói đùa của người Việt Nam lắm] và chúng tôi hi vọng rằng gia đình này sẽ hồi phục sau trận lũ.

[1] Tên nhân vật đã được thay đổi để bảo vệ quyền riêng tư của họ

UNICEF Việt Nam\Trương Việt Hùng

Tại tỉnh Quảng Bình, chúng tôi gặp một cặp vợ chồng cao tuổi: bà Thảo và ông Dũng. Ông bà chịu ảnh nưởng nặng nề bởi mùa mưa bão năm nay. Ông bà nhớ lại những trải nghiệm đau đớn khi nước lũ dần dâng cao trong căn nhà một phòng đơn sơ của ông bà.

Để sống sót qua cơn lũ, ông bà không còn cách nào khác là trú ẩn trên căn gác bấp bênh dưới mái nhà [xem trong ảnh] – nơi thường được sử dụng để tích trữ gạo và các loại lương thực vật dụng khác. Đôi vợ chồng kể với chúng tôi rằng ông bà đã bám trụ trên căn gác suốt 10 ngày kinh hoàng, uống nước lũ quanh họ và ăn mì ăn liền. Cuối cùng họ được thuyền tới cứu và ở nơi sơ tán một tuần trước khi trở về ngôi nhà nay đã bị cơn lũ phá tan hoang. Lớp tường bao phủ bên ngoài nhà đã sụp đổ và hầu hết đồ đạc của ông bà đã bị phá hủy, trong đó bao gồm những kỉ vật gia đình quý giá đã rơi khỏi tấm khung và cuốn theo dòng nước lũ.Ông bà nhớ lại:

“Chúng tôi đã sống qua nhiều mùa bão, nhưng chưa có năm nào tồi tệ như năm nay.”

UNICEF Viet Nam\Truong Viet Hung

Vẫn ở xã vùng trũng đó của Quảng Bình, chúng tôi men theo con đường và tới một ngôi nhà nhỏ. Hai bên đường vương vãi những mảnh vỡ của đồ dùng trong nhà, túi nhựa bị mắc vào cây và đau lòng nhất là hàng chục quyển vở và sách giáo khoa trên cành cây. Tại đây trời vẫn đang đổ mưa, những cuốn sách quyền vở kia có lẽ là được phơi ra ngoài cho khô, giờ lại một lẫn nữa ướt nhẹp. Chị Hoa và hai cô con gái nhỏ đang đợi chúng tôi. Cả hai cháu bé đều bị ốm, sốt và ho kể từ khi cơn lũ đổ bộ. Chị Hoa cho chúng tôi xem thẻ bảo hiểm y tế của các cháu. Chị cũng chia sẻ là đã cố gắng đưa được hai cháu tới trung tâm y tế nhưng không chi trả nổi chi phí thuốc thang cần thiết để chữa cho các cháu. Chồng chị Hoa là lao động phổ thông và gia đình chị, vốn đã chênh vênh ở ngưỡng nghèo trước khi cơn lũ ập tới, nay chẳng còn vật dụng đảm bảo an toàn nào ngoài 4 túi gạo giúp gia đình chị cầm cự qua những tháng tới. Khi chúng tôi trao cho chị máy lọc nước và xà phòng của UNICEF, chị Hoa quay lưng lén lau đi những giọt nước mắt.

UNICEF Việt Nam\Trương Việt Hùng

Chuyến đi công tác của chúng tôi kết thúc tại trưởng tiểu học TânNinh, nơi trẻ em vừa trở lại lớp học và đang cố vượt qua cơn lũ mà các em cùng mô tả bằng từ đáng sợ. Các em phá lên cười khi giải thích cho chúng tôi về cách các em tiểu tiện và đại diện trong cơn lũ: một vài em sử dụng túi nhựa, một số khác sử dụng những mẩu giấy, và nhiều em xả thẳng xuống nước lũ. Sự hóm hỉnh của trẻ 10 tuổi thật đáng yêu nhưng cũng cho thấy một tình hình vô cùng nghiêm trọng. Tôi cố gắng tưởng tượng những điều các em phải trải qua và suy ngẫm liệu những thông điệp về vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường của chúng tôi có liên quan ra sao trong những tình huống đơn giản là không có phương tiện đảm bảo vệ sinh. Trong khi những cơn mưa và trận gió hay cũng chính là dấu hiệu của một cơn bão khác đang ập tới nơi cửa sổ trường học, các em vẫn chia sẻ về hi vọng, giấc mơ và kế hoạch của mình cho tương lai. Trước hết, các em hi vọng rằng mùa lũ đau thương năm 2020 sẽ sớm kết thúc và cuộc sống có thể trở lại bình thường.

UNICEF Việt Nam\Trương Việt Hùng

Xem video củaBà Lesley Miller, Phó đại diện UNICEF tại Việt Nam, với những chia sẻ ấn tượng của bàtrong chuyến công tác gần đây đến tỉnh Quảng Bình, nơi UNICEF đang cấp phát hàng cứu trợ khẩn cấp cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi bão lũ xảy ra tại miền Trung Việt Nam năm nay. Bà Miller phát biểu từ Trường Tiểu học Tân Ninh, nơi bị thiệt hại nặng nề do thiên tai liên tiếp. Trong chuyến thăm của mình, Bà đã nói chuyện với một số học sinh và giáo viên về những trải nghiệm khủng khiếp của họ trong cơn lũ dữ và những tác động của nó đối với họ.

UNICEF Viet Nam\Truong Viet Hung

Video liên quan

Chủ Đề