Tạm trú làm căn cước công dân ở đâu

Công an quận 3, TP.HCM làm căn cước công dân lưu động cho người dân các phường 12, 13, 14 tại nhà thờ Vườn Xoài - Ảnh: TỰ TRUNG

* Tôi có hộ khẩu tỉnh, tạm trú nhiều năm tại TP.HCM, có thể làm căn cước công dân gắn chip [CCCD] ở đâu, thủ tục như thế nào? [Trần Bá Tính, TP.HCM]

- Theo thông tin từ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an TP.HCM [PC06], TP.HCM có hơn 4,1 triệu nhân khẩu trong diện cấp CCCD, trong đó hơn 2,7 triệu nhân khẩu thường trú và hơn 1,4 triệu người tạm trú.

Kể từ ngày 1-5-2021, Công an TP.HCM sẽ tổ chức thu nhận hồ sơ cấp CCCD gắn chip cho người tạm trú tại TP.HCM song song với việc tiếp nhận hồ sơ làm CCCD cho người có hộ khẩu ở TP. 

Người tạm trú diện nào có thể được tiếp nhận hồ sơ làm CCCD tại TP.HCM? Đó là những người có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh thành khác đang sinh sống tại TP.HCM. Người dân tạm trú tại TP.HCM có thể đến Công an TP Thủ Đức và công an 21 quận, huyện để được tiếp nhận hồ sơ.

Theo hướng dẫn của PC06, người tạm trú không cần giấy tờ chứng minh về nơi thường trú của mình. Tuy nhiên, để thuận tiện và tránh những phát sinh khi dữ liệu thông tin về người tạm trú không có đầy đủ trong dữ liệu, các điểm tiếp nhận hồ sơ vẫn yêu cầu người tạm trú phải mang theo sổ tạm trú [bản chính và còn thời hạn sử dụng] khi đi làm CCCD. 

Đồng thời người tạm trú phải mang theo CMND/CCCD [bản chính], sổ hộ khẩu để cán bộ tiếp nhận, đối chiếu dữ liệu. Về giấy khai sinh hoặc một số giấy tờ hộ tịch khác chỉ yêu cầu xuất trình khi cán bộ cần phải đối chiếu, xác minh một số dữ liệu về ngày tháng năm sinh, hộ tịch... nếu trên sổ hộ khẩu bị thiếu, không rõ ràng...

Người thuộc diện tạm trú như trên cũng có thể về quê, nơi có hộ khẩu thường trú để làm CCCD mới nếu không sẵn có hộ khẩu và các giấy tờ cá nhân để được làm hồ sơ cấp CCCD tại TP.HCM. Công an TP.HCM và công an các tỉnh thành đều tạo điều kiện thuận lợi để công dân được cấp CCCD mới nhanh nhất.

* Tôi có hộ khẩu theo nhà chồng tại TP.HCM. Do ly hôn, tôi chuyển qua quận khác cũng ở TP.HCM. Nay tôi cần làm CCCD mới nhưng do có hoàn cảnh riêng, tôi không thể mượn hộ khẩu [do nhà chồng giữ]. Tôi phải làm sao? Trước đây tôi có hộ khẩu ở địa chỉ nhà đăng ký hộ khẩu tại quận 3, TP.HCM nhưng đã bán nhà nhiều năm, nay tôi tạm trú ở nhà mới, khác quận, hộ khẩu không còn. Nay tôi muốn làm CCCD phải làm sao? [Nhiều bạn đọc]

- Một cán bộ phụ trách tiếp nhận hồ sơ cấp CCCD Công an TP.HCM cho biết cả 2 trường hợp này đều còn nơi thường trú, sổ hộ khẩu thuộc quận, huyện của TP.HCM. Vì các lý do khác nhau mà không thể mang theo sổ hộ khẩu khi đi làm CCCD gắn chip. Tuy nhiên, họ vẫn có nơi thường trú theo sổ hộ khẩu và có thể đã được lưu trữ vào dữ liệu dân cư. 

Những trường hợp tương tự cần đến cơ quan công an quận, huyện nơi thường trú trước đây, mang theo CMND/CCCD cũ, khai đầy đủ thông tin về thường trú, cơ quan công an nơi tiếp nhận sẽ kiểm tra, đối chiếu hệ thống dữ liệu để giải quyết cho người dân.

Trường hợp đã bị xóa khẩu thì người dân cần phải làm thủ tục nhập khẩu lại để được làm CCCD.

Đồng Tháp: ưu tiên cho người làm ăn xa

Đại tá Nguyễn Chí Công, trưởng Công an thành phố Sa Đéc [Đồng Tháp], chia sẻ trong 3 ngày lễ lượng hồ sơ làm CCCD tại đây tăng gấp đôi so với ngày thường, khoảng 3.000 hồ sơ trong 3 ngày.

Thứ tự ưu tiên khi giải quyết hồ sơ cũng thay đổi, ưu tiên bà con làm ăn xa về quê ăn lễ, sinh viên, sau đó mới đến người dân sinh sống tại địa phương. "Ưu tiên cho người đi làm ăn xa để họ không phải chờ đợi quá lâu. Còn người ở địa phương làm sau lễ cũng không sao", ông Công chia sẻ.

Các địa phương khác trong tỉnh Đồng Tháp cũng ưu tiên cho người đi làm ăn xa. Khi tiếp nhận hồ sơ, công an xã đều biết những trường hợp đi làm ăn xa để phân loại khi họ khai báo, ưu tiên giải quyết nhanh để bà con tranh thủ mấy ngày nghỉ lễ làm xong CCCD để yên tâm đi làm xa, không phải quay về lần nữa.

NGỌC TÀI

Bà con phường Bình Đức, TP Long Xuyên tặng thức ăn, nước uống cho người dân và cán bộ làm CCCD - Ảnh: BỬU ĐẤU

An Giang đã làm trên 467.800 hồ sơ CCCD mới

Chiều 3-5, thượng tá Mai Văn Tới - trưởng Phòng Cảnh sát quản lý hành chính Công an tỉnh An Giang - cho biết Công an tỉnh An Giang đã thu nhận trên 467.800 hồ sơ cấp CCCD gắn chip, đạt trên 53% chỉ tiêu. Dự kiến trong 2 tháng còn lại, Công an tỉnh An Giang phải làm thêm trên 410.500 hồ sơ CCCD gắn chip.

"Anh em làm hết việc chứ không hết giờ. Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, chúng tôi vẫn đến từng nhà vận động bà con đi làm CCCD. Các tổ làm nhiệm vụ còn được bà con ủng hộ đồ ăn, thức uống nữa" - thượng tá Tới nói.

Nói về công tác thiện nguyện của bà con, ông Nguyễn Hoàng Tâm - phó Ban trị sự phật giáo Hòa Hảo phường Bình Đức - chia sẻ: "Lực lượng công an không quản ngày đêm, lễ tết vẫn xuống tận địa bàn làm giấy tờ cho người dân, tụi tôi rất hoan nghênh nên đã chủ động phối hợp với Giáo xứ Cần Xây hỗ trợ phục vụ bánh mì, cơm, nước uống cho tổ công tác cũng như người dân đến làm CCCD để vơi đi phần nào mệt nhọc".

BỬU ĐẤU

Người dân tạm trú ở TP.HCM khi nào làm căn cước công dân gắn chip?

THÁI AN

Hỏi: Tôi ở tỉnh Yên Bái, tôi muốn được cấp thẻ Căn cước công dân nhưng Công an tỉnh Yên Bái chưa triển khai cấp, đổi thẻ Căn cước công dân. Tôi muốn hỏi, tôi có thể đăng kí cấp thẻ Căn cước công dân tại Hà Nội được không [nơi tôi đang tạm trú]?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Phòng tư vấn 0983525955 - 0931047999 – Công ty Luật TNHH Đại Nam. Dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, Công ty Luật TNHH Đại Nam xin tư vấn như sau:

Tại Điều 16 Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định phân cấp giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:
“Khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân chưa đi vào vận hành hoặc chưa thu thập đầy đủ thông tin về công dân thì thực hiện phân cấp giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:

- Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện và đơn vị hành chính tương đương tiếp nhận hồ sơ giải quyết các trường hợp cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú tại địa phương đó.

- Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó; các trường hợp đổi thẻ Căn cước công dân theo quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân [gồm các trường hợp đổi thẻ khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi; thẻ Căn cước công dân bị hư hỏng không sử dụng được] và cấp lại thẻ Căn cước công dân đối với công dân có nơi đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.

- Cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ đổi thẻ Căn cước công dân khi công dân có yêu cầu và các trường hợp đặc biệt khác do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định.”

Như vậy, đối với trường hợp công dân lần đầu thực hiện việc cấp thẻ Căn cước công dân thì do cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện hoặc cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp tỉnh nơi công dân có đăng ký thường trú tại địa phương đó tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân cho công dân.

Đối với trường hợp của bạn nêu trên, tại thời điểm Công an tỉnh Yên Bái chưa triển khai cấp thẻ Căn cước công dân, nên bạn chưa thực hiện việc cấp thẻ Căn cước công dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái được.

Trường hợp Chứng minh nhân dân của bạn bị mất, hỏng, hoặc hết hạn, thì hạn thực hiện thủ tục cấp lai, cấp đổi theo quy định. [theo hướng dẫn: Tại đây]

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH Đại Nam. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn 0983525955 - 0931047999 để được giải đáp cụ thể hơn.

Trân trọng./.

Chuyên viên Nguyễn Thị Huế

Video liên quan

Chủ Đề