Tập làm văn lớp 4 trang 52 ngắn gọn năm 2024

Soạn bài Viết đoạn văn cho bài văn miêu tả cây cối lớp 4 trang 27 CTST gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.

Bản quyền thuộc về VnDoc Nghiêm cấm sao chép dưới mọi hình thức!

Câu 1 trang 27 Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

  1. Thân cây bàng vững chãi đỡ những cành lớn vươn dài ra xa, cành nhỏ chĩa đều xung quanh. Cành cây nào cũng dày lá. Những chiếc lá non đầu cành chỉ bằng bàn tay em bé, xanh nõn, mỡ màng. Lá già xanh sẫm, dày dặn hơn, to bằng bàn tay người lớn. Lá bàng mọc thành chùm, mỗi chùm năm sáu cái giống hệt một bông hoa xanh nhiều cánh. Tán cây kết dày những bông hoa xanh ấy lặng lẽ che mát một khoảng sân trường.

Vy Anh

  • Đoạn văn có nội dung gì?
  • Lá bàng được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
  • Theo em, cây bàng đem lại ích lợi gì cho trường của bạn nhỏ?
  1. Lá si tuy nhỏ nhưng nhiều nên bao giờ cũng cho bóng mát. Bước vào dưới bóng một cây si, ta cảm thấy mát rượi và quên ngay cái nắng gay gắt ngoài đường. Cây si không bao giờ rụng lá hàng loạt như cây bàng, cây sấu, cây xà cừ, cây xoan. Cây si già hơn cây khác vì chòm râu nhưng cũng luôn trẻ hơn những cây khác vì lá xanh quanh năm.

Theo Băng Sơn

  • Đoạn văn tả bộ phận nào của cây si?
  • Bộ phận đó được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
  • Tác giả đã nhân hoá cây si bằng cách nào? Cách nhân hoá đó có gì thú vị?

Câu 2 trang 28 Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Viết đoạn văn tả đặc điểm nổi bật [gốc, thân, lá,...] của một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở.

Trả lời:

Học sinh tham khảo các đoạn văn mẫu hay tại đây Đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây lớp 4

Câu 3 trang 28 Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Đọc lại và chỉnh sửa đoạn văn của em.

Câu 4 trang 28 Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Chia sẻ với bạn những điều em thích trong đoạn văn của mình.

Vận dụng

1. Tìm vần và thêm dấu thanh [nếu cần] phù hợp với mỗi ✿ để tạo thành từ gợi tả hình dáng, âm thanh, màu sắc,... dựa vào hình gợi ý.

Trả lời:

2. Nói 1- 2 câu có từ tìm được trên đường đi ở bài tập 1.

-------

\>> Tiếp theo: Đọc: Món ngon mùa nước nổi

Ngoài Viết đoạn văn cho bài văn miêu tả cây cối lớp 4 trang 27 ra, mời các em học sinh, các thầy cô và quý phụ huynh tham khảo thêm các tài liệu học tập hay khác của môn Tiếng Việt lớp 4 do đội ngũ giáo viên VnDoc biên soạn. Gồm Giải sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 Chân trời, Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Chân trời, Văn mẫu lớp 4 Sách mới và Kể chuyện lớp 4 Sách mới. Cùng với đó là các bài tập ôn luyện từ cơ bản đến nâng cao tại Luyện từ và câu lớp 4 Sách mới, Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Online và Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Sách mới. Chúc các em đạt thành tích học tập tốt.

Lời giải Tiếng Việt lớp 4 Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn kể lại một câu chuyện trang 52, 53, 54 sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1.

  • Đọc: Nhà phát minh 6 tuổi [trang 51, 52]
  • Đọc mở rộng [trang 54]

Tìm hiểu cách viết bài văn kể lại một câu chuyện trang 52, 53, 54 lớp 4 - Kết nối tri thức

Quảng cáo

Câu 1 trang 52, 53 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Đọc bài văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Em được mẹ tặng cuốn sách có nhan đề "100 câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới". Đối với em, thú vị nhất trong cuốn sách là câu chuyện "Cô bé Lọ Lem".

Chuyện kể rằng, đã lâu lắm rồi, ở một đất nước xa xôi, có cô bé xinh đẹp tên là Lọ Lem. Sau khi mẹ Lọ Lem mất, bố cô lấy vợ mới. Người vợ mới có hai cô con gái riêng và chẳng yêu thương Lọ Lem chút nào. Không lâu sau, bố Lọ Lem cũng qua đời, cuộc sống của cô càng khổ cực.

Một ngày nọ, vua tổ chức vũ hội. Mẹ kế và hai cô con gái đi dự hội, bắt Lọ Lem ở nhà nhặt đậu lẫn trong đống tro. Lọ Lem khóc nức nở. Thế rồi, một bà tiên xuất hiện giúp cô nhặt đậu, hoá phép cho cô váy dạ hội và đôi giày thuỷ tinh tuyệt đẹp. Bà còn biến quả bí ngô thành cổ xe ngựa đưa Lọ Lem đi dự hội. Bà dặn Lọ Lem phải về trước 12 giờ đêm, nếu không mọi phép thuật sẽ tan biến.

Quảng cáo

Ở vũ hội, Lọ Lem xinh đẹp đến mức hoàng tử chỉ khiêu vũ với mình cô. Đến 12 giờ, vì vội ra về, Lọ Lem làm rơi một chiếc giày. Hoàng tử sai người đi khắp nơi tìm chủ nhân của chiếc giày. Hai cô chị cũng ướm thử giày nhưng không vừa. Tới lượt Lọ Lem thì vừa như in. Hoàng tử vui mừng đón cô về cung. Từ đó, họ sống bên nhau hạnh phúc đến cuối đời.

Em rất thích câu chuyện này vì cái kết thật có hậu. "Cô bé Lọ Lem" xứng đáng là một trong những câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới.

[Nguyễn Ngọc Mai Chi]

  1. Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên và nêu nội dung chính của mỗi phần.
  1. Dựa vào câu chuyện được kể trong phần thân bài, nói tiếp diễn biến của các sự việc dưới đây:

Quảng cáo

  1. Trong bài văn, câu chuyện được kể lại theo cách nào?

  1. Những từ được in đậm trong bài văn có tác dụng gì?

Trả lời:

a.

- Mở bài: Em được mẹ tặng cuốn sách có nhan đề "100 câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới". Đối với em, thú vị nhất trong cuốn sách là câu chuyện "Cô bé Lọ Lem".

Quảng cáo

\=> Nội dung chính: Giới thiệu câu chuyện mà tác giả yêu thích nhất.

- Thân bài: Chuyện kể rằng,... hạnh phúc đến cuối đời.

\=> Nội dung chính: Thuật lại nội dung câu chuyện.

- Kết bài: Em rất thích câu chuyện này vì cái kết thật có hậu. "Cô bé Lọ Lem" xứng đáng là một trong những câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới.

\=> Nội dung chính: Nêu cảm xúc, suy nghĩ về câu chuyện.

- Sự việc 1:

+ Bối cảnh: Khi mẹ Lọ Lem mất.

+ Diễn biến: Bố Lọ Lem lấy vợ mới. Người vợ mới có hai cô con riêng.

- Sự việc 2:

+ Bối cảnh: Khi bố Lọ Lem qua đời.

+ Diễn biến: Cuộc sống của cô càng khổ cực.

- Sự việc 3:

+ Bối cảnh: Khi vua tổ chức vũ hội.

+ Diễn biến: Mẹ kế và hai cô con gái đi dự hội, bắt Lọ Lem ở nhà nhặt đậu lẫn trong đống tro. Lọ Lem khóc nức nở.

- Sự việc 4:

+ Bối cảnh: Khi Lọ Lem khóc vì không được đi dự vũ hội.

+ Diễn biến: Một bà tiên xuất hiện giúp cô nhặt đậu, hoá phép cho cô váy dạ hội và đôi giày thuỷ tinh tuyệt đẹp. Bà còn biến quả bí ngô thành cỗ xe ngựa đưa Lọ Lem đi dự hội. Bà dặn Lọ Lem phải về trước 12 giờ đêm, nếu không mọi phép thuật sẽ tan biến.

- Sự việc 5:

+ Bối cảnh: Khi Lọ Lem đi dự vũ hội.

+ Diễn biến: Lọ Lem xinh đẹp đến mức hoàng tử chỉ khiêu vũ với mình cô. Đến 12 giờ, vì vội ra về, Lọ Lem làm rơi một chiếc giày.

- Sự việc 6:

+ Bối cảnh: Khi hoàng tử sai người đi tìm chủ nhân của chiếc giày.

+ Diễn biến: Hai cô chị cũng ướm thử giày nhưng không vừa. Tới lượt Lọ Lem thì vừa như in. Hoàng tử vui mừng đón cô về cung. Từ đó, họ sống bên nhau hạnh phúc đến cuối đời.

  1. Trong bài văn, câu chuyện được kể lại theo sự việc diễn ra trong câu chuyện.
  1. Những từ được in đậm trong bài văn có tác dụng liên kết chặt chẽ mạch viết của bài văn.

Câu 2 trang 54 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Trao đổi những điểm cần lưu ý khi viết bài văn kể lại một câu chuyện.

- Bố cục của bài văn.

- Trình tự của các sự việc.

- Từ ngữ dẫn dắt và kết nối các sự việc.

Trả lời:

- Bố cục của bài văn: có 3 phần

+ Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện [tên câu chuyện, lí do biết câu chuyện hoặc nêu ấn tượng về câu chuyện,...].

+ Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự diễn ra các sự việc [chú ý sử dụng từ ngữ kết nối các sự việc].

+ Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện, mong muốn sau khi đọc câu chuyện hoặc bài học rút ra từ câu chuyện.

- Trình tự của các sự việc: Trình bày và sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lý.

+ Bản chất của bài văn kể lại một câu chuyện là chuỗi các sự kiện diễn ra liên tiếp, nối kết nhau. Bởi lẽ đó, câu chuyện nên được thể hiện theo một trình tự hợp lý, mạch lạc.

+ Dù cốt truyện phức tạp hay đơn giản thì vẫn phải đảm bảo về mặt ý nghĩa và được đặt trong bối cảnh thời gian, không gian cụ thể, có nguyên nhân, diễn biến và kết quả rõ ràng.

- Từ ngữ dẫn dắt và kết nối các sự việc: Chọn lọc từ ngữ phong phú, phù hợp với ngữ cảnh câu chuyện và các từ ngữ dẫn dắt phù hợp.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

  • Tiếng Việt lớp 4 Bài 13: Con vẹt xanh
  • Tiếng Việt lớp 4 Bài 14: Chân trời cuối phố
  • Tiếng Việt lớp 4 Bài 15: Gặt chữ trên non
  • Tiếng Việt lớp 4 Bài 16: Trước ngày xa quê
  • Tiếng Việt lớp 4 Phần 1: Ôn tập
  • Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN,GÓI THI ONLINE DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, giải Tiếng Việt lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức [NXB Giáo dục].

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Chủ Đề