Technical Owner là gì

RelatedPosts

Prior to joining Tech

Lộc của 2021 từ careerlink.vn

Product Owner ở Vingroup & bài học rút ra Phần 1.

Do phần trước cũng được khá nhiều bạn quan tâm và feedback cũng tốt nên Cương viết tiếp phần 2 ở đây, thực sự là còn rất nhiều mục Cương có thể chia sẻ trong phần 1 nhưng vì post quá dài nếu cứ update nữa thì anh chị em đọc cũng sẽ quẹt mỏi tay nên phần 2 là ý tưởng nên được chia sẻ.

Để bắt đầu phần 2 thì Cương cũng kể thêm cho mọi người biết về việc sau khi nghỉ ở Vin thì Cương đi đâu làm tiếp. OK vào luôn, Sau khi off from Vin thì Cương đi nộp đơn tiếp [obviously] ở nhiều công ty khác nhau và sau đó được Nash Tech nhận vào với role Business Analyst, lúc này Nash Tech nói họ cần những BA đã từng làm PO do có những dự án khách hàng yêu cầu những BA có product mindset để hỗ trợ OK, làm luôn để xem công ty top mảng Outsource ở Việt Nam họ có process, tài liệu và cách vận hành gì hay không, do Cương tốt nghiệp bằng Quản Trị Kinh Doanh nên việc đam mê tìm hiểu cách vận hành của một công ty lớn và mọi thứ chung chung luôn có.

Jumping into Tech world aint no easy job unless you have a will to take risk.

Thực sự lúc này cảm giác cũng vui nhưng cũng có chút buồn từ incident ở Vin, feedback về việc Cương không đủ năng lực làm product tầm cỡ [lời từ quản lý của Cương lúc đó] và sẽ không bao giờ làm được đã ảnh hưởng khá nhiều tới suy nghĩ và tâm trạng lúc đó, tự nhủ với lòng rằng mình đã trên 25 rồi và phải trưởng thành và không được có suy nghĩ negative nữa [chắc học từ mấy cuốn self-help vs law of attraction các kiểu] nhưng trờ trêu thay nó thật sự bằng một cách nào đó rất đau, cảm giác cứ như việc thầy, cô hồi nhỏ cứ nói Cương không có tố chất có năng lực học môn này, môn kia vậy, cảm giác cứ như mình là một đoạn code được ghi đè những restriction dành cho mình bởi những người có vai trò lớn trong cuộc đời.

Anyway, Cương được assign cho dự án về giáo dục online learning của UK với role BA và sau 1 tháng thì được client promote làm Product Owner của dự án tuy nhiên ở Nashtech lúc này không có role Product Owner trên giấy tờ nên title vẫn là BA [hơi lằng nhằng], nói chung là BA nhưng được own [lên ý tưởng, nói chuyện trực tiếp với các bên stakeholders và lên wireframe], report với role PO trong all hands meeting của client và lên roadmap cho một cái tính năng của Product. Cương làm ở Nash Tech được 1 năm.

Tiếp tục danh sách những việc Cương thấy một Product Owner nên biết:

  • Shared team là một khái niệm mới: Thường thì Product Team Members nên ngồi chung với nhau trong một phòng nhưng có những công ty theo mô hình xếp team theo department thì Product Owner thường sẽ ít tiếp xúc với Dev hoặc các team member khác một cách trực tiếp. Ví dụ tất cả Devs ngồi chung 1 phòng lớn, tất cả mem của team UX/UI design ngồi chung 1 chỗ, tất cả BA và Product Owner ngồi chung 1 phòng.
    • Tuỳ vào tính chất sản phẩm thì có thể team sẽ ngồi chung hoặc ngồi theo department, Cương thấy tốt nhất nên ngồi chung 1 phòng để communication tiện lợi hơn.
    • Covid 19 đến thì team nào cũng work from home hết .
Sprint 1 tuần nè Source: //const.fr/blog/agile/one-week-sprint/
  • Sprint 1 tuần là có thiệt và nó là một cái gì đó bào mòn sức: Bên Vin họ có Sprint 1 tuần thì Demo meeting thường là vào chiều thứ 6, thật sự thì ban giám đốc không bắc buộc Product team của bạn phải có delivery để demo hàng tuần nhưng áp lực nội bộ thì là có, mà Cương nghĩ ở đâu cũng vậy cuối Sprint thì nên có demo ít cũng được nhưng Sprint 1 tuần thì là một cái gì đó rất gấp rút và thực sự không đủ để built được tính năng hay enhancement nào đủ viable hay lovable cả để deliver. Chốt lại Cương thấy Sprint 2 tuần là the best.
  • Việc break 1 task lớn [1 vấn đề cần giải quyết] ra thành nhiều task là một kỹ năng then chốt: Là người có vai trò own backlog của sản phẩm thì việc này là thực sự quan trọng và đây là kỹ năng bao gồm đọc hiểu, giao tiếp, brainstorming, validate [xác thực] ý tưởng, đồng cảm [empathize] với các bên liên quan v.v
  • Product owner tốt là phải có kỹ năng cần thiết của một BA: Bạn nên có một nền tảng kiến thức và kĩ năng nhất định để dịch các yêu cầu business thành tính năng và yêu cầu kỹ thuật để team member có thể hiểu được từ đó xây dựng sản phẩm hiệu quả hơn, có một vài lần Cương thấy PM có background là domain expert lên mà không có kỹ năng BA sẽ làm team member chật vật chuyển thể yêu cầu thành tính năng sản phẩm từ đó khoản cách của PM với team sẽ xa dần ra dẫn đến sự tin tưởng, job satisfaction của team member giảm và còn nhiều hệ luỵ long term khác. PM lên từ domain expert nên học cách giao tiếp với developer:
    • //www.productplan.com/product-managers-translate-developer-speak/
  • Tuỳ vào định hướng của sản phẩm Product owner có thể full-time hoặc part-time.
  • Một Product owner có thể ôm [own] một lần nhiều product: Tuỳ vào độ phức tạp cũng như kinh nghiệm của Product Owner thì một người có thể handle nhiều sản phẩm cùng lúc.
  • Có công ty gọi là product owner có công ty gọi là manager: Tuỳ vào công ty thì role này sẽ được gọi là Owner hoặc Manager, thường thì Cương thấy kinh nghiệm trên 3 năm người ta sẽ gọi là Manager, nhưng bạn nên nhớ rằng số năm kinh nghiệm trong thời đại số này thường không phản ánh kinh nghiệm của nhân sự đó, nó còn tuỳ thuộc vào anh ấy đã làm qua bao nhiêu sản phẩm, tính chất công việc ntn, mối quan hệ và các kênh kiến thức anh thấy có thể truy cập được. Có trường hợp Cương thấy BA 5 năm kinh nghiệm trong nghề nhưng kiến thức cần thiết để làm PO bị lủng khá nhiều, hoặc PO 3 năm kinh nghiệm nhưng không biết customer journey map là gì, v.v Thì thực tế là công ty cũng tuyển người phù hợp chứ không phải người giỏi nhất nên may mắn thì bạn cũng có thể được tuyển nếu hợp gu với nhà tuyển dụng, sau đó nếu thấy thiếu kiến thức thì có thể trau dồi thêm.
There is no limit to access Google or Facebook and with a young open-minded population, Vietnam is the destination for hiring Product talents, salary range is way lower than Singaporean counterpart.
  • Có rất nhiều công ty Product hoặc Startup Mỹ và cả Châu Âu outsource cả product team qua Việt Nam: Chi phí giảm ít nhất 1/3 lần, tại sao không? quan trọng là cũng một Product Owner đó cùng kỹ năng và kiến thức nhưng rẻ hơn nhiều và bạn có thể dùng tiền đó mướn thêm Dev cho dự án, anyway sinh ra ở VN cũng có cái lợi [chi phí sinh hoạt thấp và dễ được nhận job PO] mà cũng có cái bất công tý [theo quan điểm hèn mọn kk] là giá nhà ở VN quá chênh lệch vs Mỹ [Mỹ làm 3-5 năm là góp trả xong nhà vs vị trí Dev PO] VN thì lương mid cao vẫn sẽ chật vật 20 năm trả tiền chung cư Đáng suy ngẫm nhé dạo này thấy có vài PM mình biết lên đỉnh 6-7 năm kinh nghiệm rồi đi thạc sĩ ở nước ngoài luôn đó có phải là đích đến của mọi PM/PO?
Vietnam is like China 15 years ago, so much potential the country can be in the future, as a PM you must know this opportunity and grasp it. Source: //cafebiz.vn/phu-nu-ban-hang-rong-o-viet-nam-gioi-thuyet-phuc-nhung-khong-bao-gio-nai-ep-va-an-tuong-kho-quen-cua-2-co-gai-my-2019081209575143.chn
  • Làm Product là phải phỏng vấn người dùng thường xuyên đây là một điều xa xỉ: Ngoại trừ bạn làm sản phẩm Start Up việt với user là người Việt thì bạn có thể đi phỏng vấn chứ nếu làm sản phẩm ngoại, SaaS, nửa product nửa Outsource thì bạn phải tự thân chủ động đi phỏng vấn chứ thường rất ít công ty có làm quy trình phỏng vấn user bài bản. Tương lai thì có thể khác, nhưng trước mắt với vai trò là PO thì bạn nên chủ động việc phỏng vấn user và tìm kiếm pain points của họ, đây là điều sẽ giúp bạn khác biệt.
  • UX là một kỹ năng bắc buộc phải có: Làm gì nếu bạn không access được việc phỏng vấn user và data để đưa ra quyết định cho sản phẩm? common UX là câu trả lời mặc định. Trừ phi bạn may mắn được làm việc trong 1 team có nhận thức về Product tốt và có phỏng vấn user, nghiên cứu thị trường kỹ thì bạn sẽ có trong tay các insight hữu ích, ngoài ra cứ nhai đi nhai lại kỹ các UX laws [20 cái] và các UX best practice cho các bản MVP của bạn.

>> tham khảo bài: //pmlecuong.com/20-qui-luat-ux-can-phai-biet/

  • Pass cả thử việc rồi thì bạn vẫn có quyền quit công việc: Ngay khi cả gần tết nếu bạn không thấy motivation của bạn trong sản phẩm bạn đang làm, mức lương hay package không phù hợp so với công sức bỏ ra thì bạn có thể quit. Ngày nay, Cương thấy việc nghỉ trước tết không còn là điều đắn đo với nhiều bạn đặc biệt trong ngành công nghệ thông tin, sau khi tìm hiểu thì Cương thấy đa phần họ đều trả lời là: Làm không được công ty này thì làm công ty khác, đâu thiếu chỗ để làm. Nghe thật sự hơi sốc ban đầu nhưng đủ để thấy suy nghĩ của nhân sự nước ta đã và đang thay đổi theo hướng kiểu phim Silicon Valley [HBO], nơi cá nhân hoá [individualism] và sự năng động trong suy nghĩ thật sự đang là một trend.
  • Người Ấn độ everywhere: Cứ cái gì liên quan đến IT là người ấn độ khắp mọi nơi, bạn nên tập cách nghe được giọng Tiếng Anh của họ. Hãy thử search Why are there Indian in Tech? thử trên Google và Youtube xem, bạn sẽ học được nhiều điều.
  • Tự định hướng bản thân = học online + offline + follow mentor + trải nghiệm bản thân.
It is so easy to use and you can do almost everything with Figma. P/S: meme community also love it.
  • Học cách xài Figma để lên wireframe, nếu được thì học luôn 1 lớp UI design trên Udemy hay Coursera, tin Cương đi học vẽ UI sẽ không hề uổng đâu, đặc biệt khi bạn theo product đó từ đầu thì đây là skill bắn tỉa thượng hạng.
  • Stakeholder của bạn hoặc user của bạn không biết họ cần gì cho đến khi bạn đưa ra 1 cái gì đó họ có thể feedback, đôi khi bạn cô đơn trên từng ticket và roadmap: Cách đây 3 năm Cương có own một Fintech startup [lên tính năng, wireframe đến việc làm pitch deck rồi đi pitch] và yêu cầu chỉ là 1 high level roadmap, tất cả tính năng giao diện và content đều do mình phải tự nghĩ ra và propose lên BOD, Cương phải tự làm research và phân tích đối thủ cũng như phỏng vấn user tiềm năng để có thể cho ra wireframe và backlog. Về sau startup này fail do nhiều lý do nhưng đó cũng là trải nghiệm để biết bắt đầu mọi thứ mình phải làm gì và moi móc yêu cầu như thế nào và khi nào. Sau này khi đi làm ở nhiều Product cũng vậy, stake holder chỉ cho ta ý tưởng còn việc thực thi ntn và làm gì thì đều do ta propose cả, nên nếu gặp phải việc gửi email các câu hỏi mà không thấy stake holder trả lời thì đừng panic nhé, đôi khi họ không biết chi tiết phải như thế nào cho đến khi họ thấy 1 cái gì đó chạy và đó sẽ là cơ sở để họ discuss và cho ta feedback.
This is my WFH setup.
  • Work from home có thể không hiệu quả với bạn nhưng nó sẽ thành norm: Dịch COVID-19 xảy ra, WFH có vẻ hào hứng nhưng làm một thời gian thì Cương thấy nó không hiệu quả do việc lack of one on one interaction, đa phần là vậy nhưng cũng có vài dự án vì tính chất không thể gom mọi ngượi lại một phòng nên chúng ta phải adapt thôi.
  • Luôn đặt suy nghĩ của bạn trong vị thế của stakeholder hoặc người dùng, nhưng đừng đọc vào suy nghĩ của họ bởi vì bạn không phải là họ: Tôi cũng từng như thế sau một thời gian ngắn học được các kiến thức lạ về Product thì tỏ vẻ ta đây là cứ áp đặt user theo suy nghĩ của mình, đây là điều sai hoàn toàn nhé, nhưng giờ nhận ra rồi nên cứ lấy việc phỏng vấn và quan sát user lên hàng đầu và luôn khiêm tốn.
  • Trong 2 năm đầu của sự nghiệp Product thì việc có một Mentor để cho bạn biết tất cả hỉ nộ ái ố của ngành là một điều cực kì may mắn: các startup còn có các vườn ươm và accelerator cung cấp cho mentor để hướng dẫn họ, bạn cũng nên đi kiếm cho mình một mentor để học hỏi. Search: Cách kiếm một mentor và bắt đầu từ đó.
  • Cũng bao nhiêu đó công việc, cũng role đó nhưng làm công ty xịn thì lương cao hơn có khi gấp 3 lần. Cương đã gặp nhiều trường hợp như vậy, các bạn Developers, UXers, BAs, v.v khi nhảy việc đôi khi cũng làm những đầu mục công việc cũ nhưng lương đôi khi lại gấp 3 lần, nếu bạn xem Silicon Valley [HBO] và Start Up [Nextflix korean drama] thì bạn sẽ đôi phần hình dung được tình hình nhân sự ngành IT chung chung như thế nào. Đây không phải là điều xấu, Cương thì thấy đây là điều tốt vì chính như thế ta mới biết nhu cầu và thị trường nhân sự mảng product như thế nào.
Dễ ăn ghê ta :]]: Source: //www.facebook.com/photo?fbid=2108244315979803&set=gm.1524682394530542
  • Luôn đặt câu hỏi tại sao nếu bạn được trả lương cao hơn giá trị bạn có thể mang lại hoặc bạn chưa định giá được bản thân?: Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra nên bạn hãy luôn đặt câu hỏi và tìm hiểu tại sao công ty này lại có thể trả lương cao như vậy, nó có ổn định dài lâu không? dự án này làm gì? và tại sao phải làm dự án này? hãy vận dụng hết tất cả tài nguyên bạn có thể access để hiểu rõ về dự án bạn đang làm.
  • Suy nghĩ kỹ với các dự án short term Startup [với 1 ý tưởng] biến mất trong 1 nốt nhạc: Thật sự đau buồn nếu công ty tuyển bạn vô làm một cái web hoặc một sản phẩm chỉ để demo hay thoả một mục đích tức thời nào đó rồi bạn bị quịt lương, sa thải, dự án tự tan rã hoặc team founder biến mất. Cương từng trải qua vài dự án như vậy [có 1 dự án Cương cũng từng là founder khi mới ra trường] và có dịp Cương sẽ viết về trải nghiệm đau thương có mang chút kinh nghiệm này. Nếu có tham gia thì bạn nên deal về mức hỗ trợ theo giờ và cross your finger trong 1 tháng làm việc để xem cuối tháng họ có gửi hỗ trợ đúng ko nhé.
  • Trải nghiệm các dự án Startup [khởi nghiệp] hay lập nghiệp [trà sữa, bán quần áo] nhỏ nếu có thể: 1 điều không thể phủ nhận là càng trải nghiệm nhiều product và làm nhiều domain khác nhau bạn sẽ nâng cao được tư duy giải quyết vấn đề và business sense của bạn, điều mà cực kì quan trọng khi bạn làm Product. Những PO/PM xịn Cương thường gặp đều đã hoặc đang có ít nhất 1 lần khởi nghiệp hay lập nghiệp, ta nói để trải nghiệm cái muôn vàn thứ phải lo để survival và làm dâu trăm họ đó mà.
If you know what I mean.
  • Có vài công ty đăng tin tuyển dụng chỉ để phỏng vấn và lấy ý tưởng của bạn để cải thiện các vấn đề họ đang gặp phải chứ không có ý định tuyển dụng: Đối với Cương và nghe theo vài PM Senior thì bạn chỉ nên nói về process và cách bạn tiếp cận vấn đề và hỏi họ thật nhiều về vấn đề họ gặp phải và quan sát cách họ nói về chúng, thận trọng về việc làm bài tập về nhà nhé. Tham khảo: //www.eboyleconsulting.com/blog/your-pm-interview-take-home-is-measuring-all-the-wrong-things
5 2 votes
Article Rating

Video liên quan

Chủ Đề