Tên người mẹ có nhiều con hy sinh trong kháng chiến nhất là ai

Trải qua hai cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại của dân tộc, mảnh đất Quảng Nam trung dũng, kiên cường đã có gần 65.000 liệt sĩ, hơn 30.000 thương, bệnh binh; 46.500 gia đình có công với cách mạng… Đặc biệt, tính đến thời điểm này tỉnh Quảng Nam có 11.658 bà mẹ được Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng [VNAH].

 

Trong đó, Mẹ VNAH Nguyễn Thị Thứ có 9 con, 1 rể và 2 cháu ngoại là liệt sĩ; hình ảnh mẹ được lấy làm nguyên mẫu xây tượng đài Bà mẹ VNAH… Trong sự mất mát, hi sinh to lớn ấy, có một gia đình có đến 11 Bà mẹ VNAH.

Mẹ ruột và 2 con gái đều là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng

Làng La Tháp, thuộc xã Duy Hoà, huyện Duy Xuyên [Quảng Nam] nằm ở hữu ngạn sông Thu Bồn, án ngữ trên con đường dẫn vào Khu di tích đền tháp Chăm Mỹ Sơn – Di sản Văn hóa thế giới đã được UNESCO công nhận từ năm 1999. Câu chuyện về một gia đình có 11 Bà mẹ VNAH ở làng La Tháp, bắt đầu từ Đại tá Nam Hà, nguyên Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng cũ. Đã bước sang tuổi 88 nhưng ông còn khỏe mạnh và minh mẫn lắm.

“Tôi sinh ra ở làng La Tháp, cũng là người con trong gia đình có 11 bà mẹ VNAH…”, Đại tá Nam Hà bồi hồi nhớ lại chuyện xưa. Tên khai sinh của ông là Phan Đức Mỹ. Năm chưa tròn 16 tuổi, khi đang học ở trường làng thì có cán bộ cách mạng về, ông liền “bỏ bút nghiên” tham gia Việt Minh và sau đó được bầu làm Bí thư Thanh niên xã; rồi làm trợ lý dân quân Huyện đội Duy Xuyên.

Tháng 10-1954, ông tập kết ra Bắc, đến đầu tháng 2-1955, được biên chế về Sở Công an Hà Nội, công tác tại Phòng Trị an dân cảnh. Đến giữa năm 1961, khi có quyết định đi B, ông lấy biệt danh Nam Hà. Từ đó, cái tên Nam Hà gắn mãi với cuộc đời hoạt động cách mạng của ông cho đến bây giờ. “Nam tức Quảng Nam. Còn Hà là Thủ đô Hà Nội. Nam Hà có hàm ý, tôi là người Quảng Nam sống trong lòng Hà Nội, trái tim của Tổ quốc”, Đại tá Nam Hà giải thích.

Cha mẹ ông sinh được 3 người con trai và 2 người con gái. Mẹ ông là bà Đoàn Thị Thơ cùng 2 người con trai hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nên được Nhà nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ VNAH. Tiếp theo, hai người chị ruột ông là bà Phan Thị Tô và bà Phan Thị On đều được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ VNAH. Trong đó, bà Tô có chồng và 3 con là liệt sĩ; bà On có 3 con trai là liệt sĩ. Riêng vợ chồng ông cũng có 1 con trai là Phan Đức Mãn, làm chính trị viên Xã đội Duy Hòa, hy sinh năm 1970…

Đôi mắt ngấn lệ, Đại tá Nam Hà trầm giọng: “Chỉ tính gia đình cha mẹ tôi đã có 10 người là liệt sĩ và 3 Bà mẹ VNAH. Bây giờ, chiến tranh đã lùi vào quá vãng, nhưng sự hy sinh, mất mát thật quá lớn. Mảnh đất quê hương đã thấm đẫm máu người đã khuất mới có được hòa bình hôm nay”.

"Chỉ tính gia đình cha mẹ tôi đã có 10 người là liệt sĩ và 3 Bà mẹ VNAH. Bây giờ, chiến tranh đã lùi vào quá vãng, nhưng sự hy sinh, mất mát thật quá lớn. Mảnh đất quê hương đã thấm đẫm máu người đã khuất mới có được hòa bình hôm nay” - Đại tá Nam Hà.

Đau thương và tự hào

Cũng tại làng La Tháp, chúng gôi gặp cụ bà Ngô Thị Kỵ [85 tuổi], người duy nhất trong số 11 Bà mẹ VNAH của một gia đình, hiện còn sống. Khi chúng tôi hỏi chuyện, cụ bà đứng ở sân cười móm mém, chỉ vào nhà, nói: “Mấy chú vào hỏi ông nhà tui thì rõ hơn. Tui cũng nhớ, nhưng kể chuyện không rành mạch lắm!”. Từ nhà trên, một cụ ông râu tóc bạc phơ bước ra, giọng sang sảng: “Chuyện chi rứa bà?”. Đây là cụ Phan Công, đã ngoài tuổi 85, gọi cha đẻ của Đại tá Nam Hà là chú ruột…

Ông Công tâm sự, thân phụ ông là Phan Hồng Phong, hy sinh trong kháng chiến, gọi cụ Phan Đức Cảnh là ông cố. “Cụ cố nhà tui gốc người làng Bảo An, Điện Quang, Điện Bàn, có vợ người làng La Tháp nên về đây lập nghiệp. Cụ là người yêu nước nên cả 5 người con trai cụ đều tham gia cách mạng và có con, cháu hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và  Mỹ”.

Nói rồi ông kể vanh vách từng người, từng người. Và, từng lời, từng lời của cụ già tuổi đã xế chiều làm cho mỗi chúng tôi không khỏi chạnh lòng, đau đớn... 

Theo lời ông Công, gia đình ông Phan Trà, cha ruột của Đại tá Nam Hà, là con trai thứ 5 của cụ Phan Đức Cảnh. Người con cả của cụ Cảnh là ông Phan Vinh có 2 con hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, nên bà Nguyễn Thị Trinh, vợ ông Vinh, được Nhà nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ VNAH. Con gái và cháu nội ông Vinh cũng được Nhà nước truy tặng danh hiệu cao quý này. Đó là bà Phạm Thị Trinh [tức Đích, con gái ông Vinh], bản thân là liệt sĩ, có 2 con là liệt sĩ; bà Phan Thị Cả [cháu nội ông Vinh], có chồng, 2 con là liệt sĩ.

Tiếp theo, người con thứ hai của cụ Cảnh là ông Phan Văn Đinh [tức Tôn] có 2 con trai liệt sĩ, nên vợ ông là bà Trần Thị Tôn đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ VNAH. Trong đó, ông Phan Khá [con ông Đinh] bản thân là liệt sĩ và 2 con là liệt sĩ nên vợ là Lê Thị Trí được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ VNAH. Gia đình ông Đinh còn có 1 con rể, 1 cháu rể và 1 cháu ngoại hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ…

Người con trai thứ 3 của cụ Cảnh là ông Phan Văn Định [tức Hữu], có con trai là Phan Cửu bản thân là liệt sĩ, 2 con liệt sĩ nên vợ ông Cửu là bà Trần Thị Mai được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ VNAH. Ông Định còn có con gái là Phan Thị Tế có 1 người con trai độc nhất tham gia cách mạng và hy sinh, nên bà Tế được phong tặng danh hiệu Bà mẹ VNAH…

Bất chợt, ông Công ngừng kể, giọng chùng hẳn xuống: “Mỗi khi nhắc đến những người thân yêu đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, lòng tui đau xót lắm. Tui luôn cầu nguyện đất nước mình được hòa bình. Hòa bình dù có khổ cực bao nhiêu cũng sướng, chứ xảy ra chiến tranh thì thật khủng khiếp. Những ai từng đi qua chiến tranh càng thấm thía điều đó”.

Ông kể tiếp, cụ nội của ông là Phan Văn Hạc [tức Điền], là người con thứ 4 của cụ Cảnh. Ông Phan Hồng Phong là con ông Hạc, cha ruột của ông Công như đã kể trên. Gia đình ông Công có 3 con là liệt sĩ nên vợ ông, bà Ngô Thị Kỷ được Nhà nước phong tặng Bà mẹ VNAH… 

Về đất Duy Hòa hôm nay, hỏi chuyện gia đình cụ Cảnh, dường như ai cũng biết. Các cựu chiến binh một thời là du kích Duy Hòa kể về người con gái ông Công hy sinh ở tuổi 17. Đó là chị Phan Thị Sỹ, Xã đội phó du kích, huyền thoại xạ thủ bắn súng đại liên từng làm khiếp vía kinh hồn lũ giặc khi chúng càn quét vào làng. Hình ảnh chị Sỹ với khẩu súng máy được một phóng viên Khu V hồi đó chụp, hiện còn lưu giữ tại nhà bảo tàng của xã.

Tiếp chúng tôi, ông Lê Đắc Hà, Bí thư Đảng ủy xã, cho biết: Duy Hòa là một trong những căn cứ cách mạng khu Tây, huyện Duy Xuyên, nằm tiếp giáp với sông Thu Bồn, bên kia sông là vùng B Đại Lộc. Vì thế, những năm chiến tranh, miền quê này bị bom đạn giặc cày xới tan hoang… Trải qua hai cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại của dân tộc, riêng xã Duy Hòa có 5 Anh hùng LLVTND, hơn 1.200 liệt sĩ, gần 300 thương bệnh binh, nhiều gia đình có công với nước. Đặc biệt, xã có trên 350 Bà mẹ VNAH. Xã Duy Hòa đã 2 lần vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND…

Trong kháng chiến, người dân Duy Hòa đã đóng góp rất nhiều sức người, sức của cho cách mạng, góp phần làm nên Đại thắng Mùa xuân 1975. Duy Hòa đã có rất nhiều người mẹ có từ 5-6 người con hy sinh, như mẹ Nguyễn Thị Hiển, mẹ Võ Thị Một, mẹ Nguyễn Thị Trúc…

Đặc biệt, có gia đình như cụ Phan Đức Cảnh, 4 đời kế tiếp có 32 liệt sĩ, hơn 10 người là thương binh; có 3 thế hệ người mẹ, với 11 trường hợp được phong tặng danh hiệu Bà mẹ VNAH. Đây cũng có thể gọi là “kỷ lục đau thương” thật đáng khâm phục và tự hào!...

Long Vân

[PLO]-  Một học sinh lớp 11 đã dũng cảm lao ra sông dữ cứu người rồi mãi mãi ra đi. Đó là liệt sĩ Nguyễn Anh Tuấn - con trai độc nhất của mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Kim.

Ngược nguồn sông Lam, chúng tôi tìm về nhà của mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Kim [trú xóm 4, xã Cát Văn, huyện Thanh Chương, Nghệ An].

Con trai độc nhất của mẹ đã dũng cảm quên mình cứu người vào năm 2015 khi đang học lớp 11, tròn 18 tuổi. Lúc ấy, mẹ Kim mới 51 tuổi.

Quên thân cứu người trên dòng sông sâu

Trong căn nhà Đại đoàn kết của mẹ, bằng Tổ quốc ghi công liệt sĩ Nguyễn Anh Tuấn [học sinh Trường THPT Thanh Chương 3, nguyên quán xã Thanh Văn, đã hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm, các bằng khen, giấy khen, huy hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng... được treo trang trọng.

Những ngày này, bà con lối xóm cũng sang phụ mẹ Kim lau dọn bàn thờ, chỉnh trang căn nhà, chuẩn bị mâm cỗ để thắp nén hương tri ân ngày Thương binh - Liệt sĩ 27-7. Khi nói về liệt sĩ Nguyễn Anh Tuấn, mẹ Kim và nhân dân quê hương rất tự hào về “người con hiếu thảo, vượt nghèo học giỏi, đã quên mình cứu người”...

Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Kim trước bàn thờ con trai độc nhất - liệt sĩ
Nguyễn Anh Tuấn. Ảnh: ĐẮC LAM

Ký ức về vụ đuối nước ở bến đò Già, về sự dũng cảm hy sinh của Tuấn luôn in đậm trong tâm trí người dân nơi đây.

Gần trưa 19-7-2015, mẹ Kim cùng con trai ra sông Lam cào bắt hến để làm thức ăn và bán lấy tiền mua gạo. Khi đang mò bắt hến, Tuấn phát hiện em Đặng Hoàng Anh [10 tuổi] đi cào hến bị đuối nước ở khu vực bến đò Già trên sông Lam.

Không chút ngần ngại, Tuấn liền bơi ra giữa dòng nước dữ, cứu được em Đặng Hoàng Anh vào bờ an toàn. Rồi Tuấn lại phát hiện anh Trần Văn Sơn [22 tuổi, cùng trú xã Cát Văn] cũng đang đuối nước, chới với giữa dòng sông Lam. Dù đuối sức nhưng Tuấn tiếp tục bơi ra tìm, cứu anh Sơn.

Lúc ấy Tuấn đang học lớp 11, cơ thể bé nhỏ hơn anh Sơn và trúng vùng nước xoáy nên cả Tuấn và anh Sơn đều kiệt sức, bị dòng nước nhấn chìm cả hai.

Mẹ Kim nhớ lại: “Khi mẹ và mẹ của Sơn, mẹ của Hoàng Anh phát hiện thì Tuấn và Sơn đều đã bị nước nhấn chìm, mất sức. Ba người mẹ cố tìm cứu các con mình nhưng đành bất lực trước dòng nước sông Lam vừa sâu vừa rộng”.

Mong muốn có đơn vị nhận phụng dưỡng mẹ Kim

Xã Cát Văn có 22 mẹ Việt Nam anh hùng. Trong đó, hiện có ba mẹ còn sống. Hai mẹ đã có hai đơn vị nhận phụng dưỡng. Còn mẹ Kim tuổi ít nhất trong ba người, đang tự đi lại, chăm sóc bản thân được nhưng khi có tuổi thì chắc chắn sẽ vất vả hơn, chúng tôi mong muốn có đơn vị nhận phụng dưỡng mẹ Kim.

Ông TRẦN VĂN THẢO, Chủ tịch UBND xã Cát Văn

Khi mọi người vớt đưa thi thể Tuấn về, mẹ Kim khóc gào gọi tên con rồi ngất xỉu. Mọi người đến viếng, ai cũng khóc khi thấy hoàn cảnh hai mẹ con ở trong ngôi nhà cấp bốn đang xuống cấp thấm dột, khó khăn. Trong sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự chia sẻ, đùm bọc của bà con chòm xóm, người thân, mẹ Kim vượt qua mất mát đau thương, dần ổn định cuộc sống.

Ước mơ vào bộ đội dang dở

Mẹ Kim kể về cuộc đời gian truân, vất vả của hai mẹ con. Tốt nghiệp THPT, cô gái Kim lên huyện miền núi Quỳ Hợp [Nghệ An] làm công nhân ở đội cam 2, nông trường 3-2. Tại đây, mẹ Kim nảy nở tìm cảm và yêu thương một nam công nhân. Hai năm sau, hai người nên duyên và cùng chuyển vào làm việc ở nông trường Ea Ba [Phú Yên]. Năm 1998, mẹ Kim sinh con trai và đặt tên con Nguyễn Anh Tuấn.

Rồi người cha bỏ hai mẹ con mà ra đi. Khó khăn chồng chất, mẹ Kim ôm con rời Phú Yên trở về quê nhà.

Cuộc sống thường ngày của mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Kim. Ảnh: ĐẮC LAM

Khi về quê, mẹ Kim được cha và các anh em cắt cho một miếng đất và giúp dựng căn nhà cấp bốn để hai mẹ con ở. Mỗi khi có bão vào, hai mẹ con khăn gói đến nhà khác xin tá túc bởi sợ nhà sập. Ai thuê gì làm nấy, buổi trưa mẹ Kim đi mò cua, bắt ốc hoặc ra sông Lam cào hến. Mẹ Kim an phận làm mẹ đơn thân nuôi con ăn học.

Mẹ Kim quệt nước mắt kể: “Tuấn lớn lên, ngoan lắm, rất thương mẹ, có nghị lực. Nhớ lại, mẹ thương con nhất là lúc Tuấn đang học lớp 8, mẹ bị bệnh phải đi bệnh viện mổ và về nhà nằm một chỗ. Tuấn vừa học vừa chăm mẹ rồi đi bắt hến, mò cua, đặt trúm bắt lươn để mẹ con có gạo ăn. Khi lên lớp 10 Tuấn hứa với mẹ là “con sẽ gắng học để có giấy khen” và nó đã làm được khi hai năm liên tục là học sinh tiên tiến. Rồi Tuấn tâm sự về ước mơ lớn lên “đi làm bộ đội”. Biết được hoàn cảnh khó khăn, Tuấn nói với mẹ: “Học xong lớp 12 mẹ cho con đi bộ đội nhé, hoàn thành nghĩa vụ con sẽ đăng ký thi vào đại học, học viện quân sự”.

Nhưng ước mơ của Tuấn chưa thành thì Tuấn đã dũng cảm hy sinh.

Sau khi Tuấn hy sinh, với sự giúp đỡ của mọi người, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng, ngôi nhà Đại đoàn kết được xây lên. Ngôi nhà hai gian, một gian làm nơi thờ phụng Tuấn và một gian làm phòng ngủ của mẹ Kim.

Ba năm sau, vào năm 2018, Nguyễn Anh Tuấn được công nhận là liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuấn là con trai độc nhất của mẹ nên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho mẹ Kim.

Nhìn bạn bè của Tuấn, mẹ lại nhớ con mà khóc

Lúc được Nguyễn Anh Tuấn cứu sống, Hoàng Anh mới 10 tuổi và nay em đã là chàng thanh niên ở tuổi 17. Thời gian qua, những ngày lễ, tết, ngày trái gió trở trời, Hoàng Anh đều sang thăm hỏi, động viên, thay anh Tuấn chăm sóc mẹ Kim.

Mẹ Kim cho hay bà con nơi đây hằng ngày đều đến trò chuyện, động viên mẹ. Có những buổi sáng vì trời trở gió, mẹ mệt nên dậy muộn, xóm giềng lại lo lắng liền sang gõ cửa hỏi thăm. Vào ngày lễ, học sinh Trường THPT Thanh Chương 3, bạn học cũ của liệt sĩ Tuấn cũng thường ghé thăm động viên, giúp đỡ mẹ Kim.

“Bạn học của Tuấn nói chúng con rất muốn ghé thăm mẹ thường xuyên nhưng nhìn chúng con mẹ lại nhớ, suy nghĩ về bạn Tuấn rồi lại ngồi khóc, làm các con cũng khóc theo...” - mẹ Kim nói.

ĐẮC LAM

Video liên quan

Chủ Đề