Docosahexaenoic acid là gì

Không phải chất béo nào cũng có hại cho cơ thể. Trong đó, omega-3 là một trong những loại chất vô cùng thiết yếu cho cơ thể. Bản thân chúng ta không thể tự tổng hợp và tạo ra omega-3 được, do vậy cách duy nhất để cung cấp loại axit béo này cho cơ thể là ăn các loại thực phẩm giàu omega-3. Có nhiều loại axit béo omega-3 như là Docosahexaenoic axit [DHA], Ecosapentaenoic axit [EPA], Alpha lipoic axit [ALA]… nhưng hai loại axit béo phổ biến thuộc nhóm omega-3 là DHA và EPA

DHA và EPA là gì?

DHA − viết tắt của axit docosahexaenoic,là một axit béo thuộc nhóm omega-3. DHA chiếm ¼ cấu tạo phần mỡ ở não. Các nhà khoa học nhận thấy DHA là một phần cấu tạo nên màng các tế bào thần kinh ở não.

DHA chiếm tỷ lệ rất cao trong chất xám của não bộ và trong võng mạc ảnh,do đó nó còn ảnh hưởng đến thị lực ở mắt. DHA tạo ra các tế bào thần kinh nhạy cảm giúp truyền tải thông tin nhanh chóng và chính xác; hỗ trợ việc hình thành các noron và vận chuyển chất glucose. Đây chính là chất dinh dưỡng chính giúp não hoạt động. Ngoài ra, DHA cũng rất cần thiết cho sự phát triển của mắt và hệ thần kinh

EPA là tên viết tắt của Eicosapentaenoic acid. Tương tự DHA, EPA cũng là một acid béo chuỗi dài thuộc nhóm acid béo Omega-3.

Tác dụng chủ yếu của EPA là giúp tạo ra Prostagladin trong máu có tác dụng ức chế sự đông vón tiểu cầu, giảm và phòng ngừa hình thành huyết khối, đồng thời có thể giảm bớt lượng Cholesterol, giảm bớt Triglyceride trong máu làm giảm độ nhớt dính của máu, giữ cho tuần hoàn được thông thoáng. EPA cũng có tác dụng chống viêm mạnh và được sử dụng trên thực tế như một loại thực phẩm vàng để chống viêm. Ngoài ra, EPA còn tác dụng làm giảm tình trạng xơ vữa động mạch. Vì vậy EPA có tác dụng tốt đối với việc phòng ngừa và chữa trị các bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.


Các thực phẩm giàu omega-3

Bổ sung EPA và DHA

Bổ sung DHA và EPA lâu dài có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Nếu được bổ sung đầy đủ DHA và EPA ở người trưởng thành, nhất là bà mẹ sau sinh sẽ giảm được tỷ lệ suy nhược sau khi sinh. Đặc biệt EPA giúp hạn chế sinh non, tăng mức độ tăng trưởng của thai nhi do cải thiện dòng máu tới nhau thai giúp tăng cân nặng khi sinh của trẻ

Theo một nghiên cứu ở Mỹ theo dõi trẻ nhỏ từ 8−9 tuổi cho thấy, những bé được bú sữa mẹ và được cung cấp đủ lượng DHA có điểm số thông minh cao hơn 8,3 điểm so với những bé được cho uống sữa bò và thiếu DHA.

Với một nghiên cứu trên 103 bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ trong suốt 18 tháng liên tục. Kết quả cho thấy ở những bệnh nhân được bổ sung chất DHA và EPA với liều 4 gam/ngày sẽ có lượng mỡ tích tụ trong gan giảm đáng kể sau điều trị [từ 23% trọng lượng gan xuống chỉ còn 16,3%].

Ngoài ra, tỉ lệ bệnh nhân có cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ khi được bổ sung chất DHA và EPA cũng cao gấp 3,64 lần so với những bệnh nhân không được bổ sung hai chất này.  

​Từ đó nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Oxford và Đại học Y khoa Southampton [Anh] đã rút ra kết luận ban đầu là DHA và EPA giúp cải thiện gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý lành tính do tích tụ lượng mỡ trong gan bất thường [trên 5% cân nặng của gan] và có thể diễn tiến đến xơ gan. Nguyên nhân chính là nghiện rượu, thừa cân, béo phì, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu.

Như vậy, DHA và EPA có tác dụng rất tốt đối với sức khoẻ, làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành tim, cao huyết áp, chống oxy hóa, chống viêm, bổ mắt… Nhu cầu DHA cần thiết hằng ngày là 17 mg/kg/ngày đối với trẻ em và 200 mg/ngày đối với người lớn.

BS CKII TRẦN NGỌC LƯU PHƯƠNG

Phân nhóm: nhóm thuốc cho hệ tim mạch

Tên biệt dược: Lovaza®, Animi-3®, Cardio Omega Benefits®, Divista®, Dry Eye Omega Benefits®, EPA Fish Oil®, Fish Oil®, Fish Oil Ultra®, Flex Omega Benefits®, Icar Prenatal Essential Omega-3®, Lovaza®, MaxEPA®, MaxiTears Dry Eye Formula®, MaxiVision Omega-3 Formula®, MegaKrill®, Mi-Omega NF®, Mom’s Omega Advantage®, Sea-Omega®, TheraTears Nutrition®, TherOmega®, Vascazen®

DHA là gì?

DHA là viết tắt của từ Docosa Hexaenoic Acid, là một loại axit béo không no cần thiết thuộc nhóm axit béo Omega-3. DHA thuộc loại axit béo không no cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được nên phải bổ sung từ chế độ ăn hàng ngày. Ngoài ra, cơ thể có thể chuyển đổi ALA [một loại omega-3 hữu ích có thể tìm thấy trong hạt lanh, hạt chia, cây gai dầu và một số thực phẩm khác] thành DHA/EPA khi có đủ enzyme nhưng hiệu quả rất thấp, rất nhiều người thiếu enzyme này.

DHA thuộc nhóm omega-3 là dưỡng chất thiết yếu cho thai nhi từ khi còn trong bụng mẹ và về sau.

Vì sao bạn nên bổ sung DHA?

Bác sĩ khuyên nên bổ sung omega-3 chất lượng cao có nguồn gốc động vật, đặc biệt là phụ nữ mang thai vì rất có lợi cho em bé. Các nghiên cứu trên thực tế cho thấy nếu thiếu omega-3 ở phụ nữ mang thai sẽ gây sinh non và cân nặng em bé thấp, ngoài ra còn có thể gây ra tình trạng tăng động ở trẻ em. Vì vậy, DHA không những tốt cho trẻ em mà còn tốt cho người lớn.

Các loại thực phẩm giàu DHA bao gồm cá, gan và não. Khi khẩu phần ăn của bạn không đủ omega-3, tế bào não của bạn sẽ xơ cứng và dễ bị viêm. Một khi tế bào não trở nên viêm và cứng, sự dẫn truyền thần kinh từ tế bào này đến tế bào khác và trong nội tế bào sẽ bị tổn hại.

Thành phần axit béo không bão hòa của mô não bình thường thay đổi theo tuổi tác, nghĩa là ngoài tầm quan trọng của chúng trong quá trình phát triển não bộ. Bạn càng lớn tuổi, bạn cần nhiều chất béo omega-3 nguồn gốc động vật để ngăn ngừa suy nhược tâm thần và suy thoái não.

Tác dụng

Tác dụng của DHA là gì?

DHA được sử dụng để giảm lượng triglycerid máu, giảm loạn nhịp tim và giảm chứng nhồi máu cơ tim, hội chứng Raynaud, giúp máu lưu thông tốt, giảm lipid máu, đảm bảo hệ tim mạch hoạt động tốt, giúp cải thiện trí nhớ.

DHA là một trong những dưỡng chất quan trọng cho toàn bộ cơ thể, đặc biệt cho sức khỏe của mẹ và bé trong giai đoạn thai kỳ. DHA có thể bổ sung qua đường uống và qua các nguồn thực phẩm. Vậy sử dụng DHA như thế nào để đạt hiệu quả cao cũng như tránh được các tác dụng không mong muốn?

1DHA là gì?

Axit Docosahexaenoic [DHA] là một axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển não bộ

Axit docosahexaenoic [DHA] là một axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển não bộ trong thời kỳ mang thai và giai đoạn trẻ sơ sinh. Nó cũng có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe tim mạch, thị lực tốt hơn và giảm phản ứng viêm.

DHA được cơ thể sản xuất một cách tự nhiên với một lượng nhỏ, nhưng để đạt được đủ lượng DHA cần được bổ sung thông qua các nguồn thực phẩm như cá nước lạnh, thịt ăn cỏ, sữa hoặc trứng. Nó cũng có sẵn dưới dạng chất bổ sung, chẳng hạn như dầu cá.

Axit béo omega-3 chuỗi dài được tìm thấy trong màng tế bào khắp cơ thể và giúp truyền thông tin giữa các dây thần kinh.

2Tác dụng của DHA

Giảm nguy cơ bệnh tim

DHA thường được khuyến khích sử dụng để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Phần lớn các nghiên cứu cho thấy DHA kết hợp cùng EPA sẽ mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên một vài nghiên cứu cho thấy DHA có hiệu quả hơn EPA trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch

Trong một nghiên cứu ở 154 người trưởng thành bị béo phì, liều 2.700 mg DHA hàng ngày trong 10 tuần làm tăng chỉ số omega-3, giúp giảm nguy cơ đột quỵ trên các đối tượng nghiên cứu lên đến khoảng 5,6%. Cũng sử dụng cùng 1 liều EPA như DHA hàng ngày thì chỉ làm tăng chỉ số omega-3 của những đối tượng tham gia ở ngưỡng 3,3%, thấp hơn nhiều so với bổ sung DHA [1].

DHA cũng làm giảm hàm lượng triglycerid trong máu nhiều hơn EPA 13,3% so với 11,9% và tăng hàm lượng HDL cholesterol [cholesterol “tốt”] lên 7,6% so với mức tăng nhẹ của EPA. Đáng chú ý, DHA có xu hướng làm tăng nồng độ LDL cholesterol [cholesterol ‘’xấu’’] nhưng chủ yếu là số lượng những hạt cholesterol lớn, mịn, không giống như các hạt cholesterol nhỏ, dày đặc – là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Có thể cải thiện ADHD [Hội chứng rối loạn tăng giảm chú ý]

Rối loạn tăng động giảm chú ý [ADHD] - đặc trưng bởi các hành vi bốc đồng và khó tập trung - thường bắt đầu từ khi còn bé và thường tiếp tục đến độ tuổi trưởng thành.

DHA giúp tăng lưu lượng máu lên não giúp tăng sự tập trung trong các nhiệm vụ cần thực hiện của trí óc. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em và người lớn mắc phải hội chứng tăng động giảm chú ý thường có nồng độ DHA trong máu thấp hơn.

Trong một đánh giá gần đây liên quan đến kiểm tra tác dụng của việc bổ sung DHA ở những trẻ ADHD cho thấy một số cải thiện tích cực.

Trong một nghiên cứu khác kéo dài 16 tuần ở 40 bé trai mắc hội chứng ADHD, sử dụng 650 mg DHA và EPA mỗi ngày cùng với thuốc điều trị ADHD đã làm giảm 15% các vấn đề về sự chú ý của trẻ so với mức tăng 15% ở nhóm dùng giả dược [2].

Giảm nguy cơ sinh non

Sinh con trước 34 tuần của thai kỳ được gọi là sinh non sớm và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe của bé.

Một phân tích của hai nghiên cứu lớn cho thấy phụ nữ tiêu thụ 600–800 mg DHA mỗi ngày trong thời kỳ mang thai giảm hơn 40% nguy cơ sinh non ở Mỹ và 64% ở Úc, so với những người dùng giả dược [3].

Trung bình, mỗi bà mẹ trong thời kỳ mang thai nên ăn tối thiểu 226 gram các loại cá béo, giàu omega – 3 hàng tuần.

Kết quả này chỉ ra rằng việc bổ sung 600-800mg DHA mỗi ngày trong thời kỳ mang thai có thể làm giảm đáng kể nguy cơ sinh non.

Chống lại chứng viêm

Chất béo omega-3 như DHA có tác dụng chống viêm. Tăng lượng DHA có thể giúp cân bằng lượng dư thừa chất béo omega– 6 gây viêm.

Đặc tính chống viêm của DHA có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính, đặc biệt những bệnh ở người cao tuổi như bệnh tim mạch và nướu răng, đồng thời cải thiện các tình trạng các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp.

Ví dụ, trong một nghiên cứu kéo dài 10 tuần ở 38 người bị viêm khớp dạng thấp, sử dụng 2.100 mg DHA mỗi ngày làm giảm 28% số khớp bị sưng so với giả dược [4].

Hỗ trợ phục hồi cơ bắp sau khi tập thể dục

Tập thể dục gắng sức có thể gây viêm và đau cơ, khi bị đau cơ gây nên tình trạng các cơ, khớp không giãn được hết mức như bình thường. Sử dụng DHA - một mình hoặc kết hợp với EPA - có thể giúp giảm đau cơ, giảm việc bị hạn chế vận động, co giãn của khớp sau khi tập thể dục, một phần do tác dụng chống viêm của nó.

Trong một nghiên cứu, 27 phụ nữ dùng 3.000 mg DHA mỗi ngày trong một tuần đã giảm 23% tình trạng đau nhức cơ bắp sau khi thực hiện các động tác uốn cong bắp tay [5].

Tương tự, khi 24 người đàn ông bổ sung 260 mg DHA và 600 mg EPA mỗi ngày trong tám tuần, họ không bị giảm khoảng cách mà các vận động của khớp có thể di chuyển sau một bài tập tăng cường sức cho khuỷu tay, trong khi những người đàn ông trong nhóm dùng giả dược giảm 18% .

Giúp cải thiện thị lực

Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh DHA và các chất béo nhóm omega-3 khác có thể giúp làm giảm tình trạng bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác [AMD], nhưng chúng có thể cải thiện tình trạng khô mắt và bệnh về mắt do tiểu đường [bệnh võng mạc].

Hơn nữa, hai nghiên cứu gần đây cho thấy DHA có thể làm giảm sự khó chịu của mắt khi sử dụng kính áp tròng và giảm nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp [6].

Trong một nghiên cứu kéo dài 12 tuần ở những người đeo kính áp tròng, sử dụng 600 mg DHA và 900 mg EPA hàng ngày đã cải thiện 42% sự khó chịu ở mắt - tương tự như những cải thiện nhận thấy khi dùng thuốc nhỏ mắt corticosteroid.

Ngoài ra, 500 mg DHA và 1.000 mg EPA mỗi ngày trong ba tháng làm giảm 8% nhãn áp ở những người khỏe mạnh. Nhãn áp tăng cao là một yếu tố nguy cơ của bệnh tăng nhãn áp, một căn bệnh dần dần ăn mòn thị lực

Có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư

Viêm mãn tính là một yếu tố nguy cơ của ung thư. Tiêu thụ nhiều chất béo omega-3 như DHA có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bao gồm ung thư đại trực tràng, tuyến tụy, ung thư vú và tuyến tiền liệt.

DHA có thể giúp giảm nguy cơ ung thư nhờ tác dụng chống viêm của nó. Nghiên cứu tế bào cũng cho thấy rằng nó có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Ngoài ra, một số nghiên cứu nhỏ cho thấy rằng DHA có thể cải thiện lợi ích của hóa trị liệu. Tuy nhiên, những thử nghiệm này là thử nghiệm và các nhà khoa học đang làm việc để hiểu DHA có thể giúp ích như thế nào [7].

Các nghiên cứu chỉ ra rằng DHA có thể cải thiện hiệu quả của thuốc chống ung thư và chống lại các tế bào ung thư, nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm.

Có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm bệnh Alzheimer

Có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm bệnh Alzheimer

DHA là chất béo omega-3 chính trong não và cần thiết cho một hệ thống thần kinh chức năng, bao gồm cả não của bạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh Alzheimer có lượng DHA trong não thấp hơn so với những người lớn tuổi có chức năng não tốt.

Tuy nhiên, dựa trên các nghiên cứu cho thấy việc bổ sung DHA và các chất béo omega-3 sẽ có lợi nhất, khi bổ sung DHA trước khi chức năng não bị suy giảm và gây trở ngại cho các hoạt động hàng ngày [8].

Giảm huyết áp và hỗ trợ tuần hoàn

DHA hỗ trợ lưu thông máu và cải thiện chức năng nội mô cũng như khả năng giãn nở của mạch máu

.

DHA hỗ trợ lưu thông máu và cải thiện chức năng nội mô cũng như khả năng giãn nở của mạch máu.

Một đánh giá của 20 nghiên cứu cho thấy rằng DHA và EPA có thể làm giảm huyết áp theo những cách khác nhau. Trong khi DHA làm giảm huyết áp tâm trương trung bình 3,1 mmHg thì EPA giúp giảm chỉ số huyết áp tâm thu 3,8 mmHg. Điều này có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nguy cơ đợt quỵ [9].

Hỗ trợ sự phát triển bình thường của não và mắt ở trẻ sơ sinh

Hỗ trợ sự phát triển bình thường của não và mắt ở trẻ sơ sinh

DHA cần thiết cho sự phát triển trí não và thị lực ở trẻ sơ sinh. Các cơ quan này phát triển nhanh chóng trong ba tháng cuối của thai kỳ và những năm đầu đời của trẻ. Do đó, điều quan trọng đối với phụ nữ là phải được bổ sung đầy đủ hàm lượng DHA trong khi mang thai và khi cho con bú.

Trong một nghiên cứu ở 82 trẻ sơ sinh, nồng độ DHA của các bà mẹ trước khi sinh con chiếm 33% sự khác biệt về khả năng giải quyết vấn đề của trẻ một tuổi, điều này cho thấy mối liên hệ giữa mức DHA cao hơn ở bà mẹ và khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn ở con họ [10].

Đáng chú ý, trẻ sinh non có nhu cầu DHA cao hơn vì phần lớn chất béo này được tạo ra trong tam cá nguyệt thứ ba.

Hỗ trợ sức khỏe sinh sản của nam giới

Gần 50% các trường hợp vô sinh là do các yếu tố trong sức khỏe sinh sản của nam giới và hàm lượng chất béo ảnh hưởng đến sức khỏe của tinh trùng.

Trên thực tế, hàm lượng DHA thấp là nguyên nhân phổ biến nhất của tinh trùng chất lượng thấp và thường thấy ở nam giới có vấn đề về vô sinh hoặc hiếm muộn].

Bổ sung đủ DHA hỗ trợ sức khỏe tinh trùng [tỷ lệ phần trăm tinh trùng sống, khỏe mạnh trong tinh dịch] và khả năng vận động của tinh trùng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Có thể giúp bảo vệ sức khỏe tâm thần

Có tới 20% người Mỹ mắc chứng trầm cảm nhẹ trong khi 2-7% bị trầm cảm nặng. Bổ sung đủ hàm lượng DHA và EPA giúp giảm nguy cơ trầm cảm.

Trong một nghiên cứu ở khoảng 22.000 người trưởng thành ở Na Uy, sử dụng 300–600 mg DHA và EPA cho mỗi người từ cá tuyết - cho thấy tỷ lệ mắc trầm cảm thấp hơn 30% so với những người không được bổ sung.

DHA và EPA hỗ trợ serotonin - một chất truyền tin thần kinh có thể giúp cân bằng tâm trạng của bạn. Tác dụng chống viêm của DHA trên các tế bào thần kinh cũng có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm.

3Cách dùng DHA

Có thể sử dụng DHA vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày

Có thể sử dụng DHA vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, DHA là chất béo và chúng sẽ được hấp thụ tốt hơn nhiều nếu kết hợp với chế độ ăn nhiều chất béo. Bổ sung DHA khi đói có thể không hấp thụ được.

Người bị trào ngược dạ dày thì nên chia nhỏ liều lượng bổ sung trong ngày và tránh dùng hàm lượng lớn vào buổi tối. Điều này là do dầu cá có xu hướng nổi lên trên dịch dạ dày, có thể gây khó tiêu cho một số người. Tuy nhiên, đối với những người khác, ban đêm có thể là thời điểm lý tưởng để bổ sung DHA, đặc biệt nếu chúng được kết hợp với các chất dinh dưỡng khác hỗ trợ giấc ngủ.

Không có giới hạn trên về hàm lượng DHA bạn có thể hấp thụ, nhưng FDA đã khuyến cáo giới hạn tổng lượng DHA và EPA từ tất cả các nguồn dưới 3.000 mg mỗi ngày, đối với thực phẩm bổ sung 2.000 mg mỗi ngày.

Bổ sung 200-500mg DHA cộng với EPA mỗi ngày thường được khuyên để có sức khỏe tốt. Điều này có thể đến từ cá, thực phẩm bổ sung hoặc kết hợp cả hai.

Đối với người lớn sử dụng DHA với hàm lượng 400-800 mg qua đường uống hàng ngày trong 6 tháng để đạt hiệu quả tốt.

4Tác dụng phụ khi sử dụng DHA

Hầu hết các tác dụng phụ đều nhẹ và liên quan đến các vấn đề về dạ dày và ruột

Khi dùng bằng đường uống: DHA có thể an toàn đối với hầu hết mọi người. Hầu hết các tác dụng phụ đều nhẹliên quan đến các vấn đề về dạ dày và ruột, bao gồm:

- Bệnh tiêu chảy

- Khó chịu ở bụng

- Hơi thở, mồ hôi có mùi

- Mùi vị khó chịu trong miệng

- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng

- Buồn nôn

Trong một số trường hợp DHA gây tương tác với một số thuốc dùng kèm gây tăng hoặc giảm tác dụng của thuốc dùng kèm, cụ thể:

- Người sử dụng thuốc hạ huyết áp: DHA gây hạ huyết áp nên thận trọng khi sử dụng cùng thuốc hạ áp.

- Sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu: DHA có tác dụng làm loãng máu nên cần thận trọng khi dùng cùng thuốc chống đông máu [chất làm loãng máu] như heparin hoặc warfarin], thuốc chống tiểu cầu như clopidogrel.

5Thực phẩm chứa nhiều DHA

DHA có nhiều trong thực phẩm với hàng lượng khác nhau

DHA có nhiều trong thực phẩm với hàm lượng khác nhau, có chủ yếu với hàm lượng cao trong hải sản và cá béo như: cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu, cá hồi vân, cá vược, hàu, tôm...

Ngoài ra, cá ngừ [cá ngừ vây xanh có lượng DHA gấp 5 lần so với các loại cá ngừ khác], sò điệp và cá tuyết cũng có DHA, nhưng với lượng rất thấp. Các nguồn thực phẩm khác của DHA, nhưng với lượng thấp hơn cá béo, bao gồm trứng và thịt gà.

Hải sản có thể chứa kim loại nặng, để an toàn hơn cho phụ nữ mang thai nên bổ sung DHA từ: sữa, sữa chua, các sản phẩm từ đậu nành, nước trái cây, sữa công thức...

Hi vọng rằng thông qua bài viết này có thể cung cấp những thông tin hữu ích để mọi người có thể hiểu rõ hơn DHA là gì, tác dụng của DHA, cách dùng DHA như thế nào cho hiệu quả, tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng DHA và những loại thực phẩm nào chứa nhiều DHA.

Nguồn: healthline.com, pubmed.gov, webmd.com

Có thể bạn quan tâm:

>>>>> Cách dùng, liều dùng DHA an toàn, hiệu quả

>>>>> Bổ sung DHA cho bé đúng cách, an toàn

Video liên quan

Chủ Đề