Thai nhi 10 tuần tuổi phát triển như thế nào

  • Tam cá nguyệt thứ 1
  • Tam cá nguyệt thứ 2
  • Tam cá nguyệt thứ 3
Tam cá nguyệt thứ 1Tam cá nguyệt thứ 2Tam cá nguyệt thứ 3
Tuần 01Tuần 02Tuần 03Tuần 04Tuần 05Tuần 06Tuần 07Tuần 08Tuần 09Tuần 10Tuần 11Tuần 12Tuần 13Tuần 14Tuần 15Tuần 16Tuần 17Tuần 18Tuần 19Tuần 20Tuần 21Tuần 22Tuần 23Tuần 24Tuần 25Tuần 26Tuần 27Tuần 28Tuần 29Tuần 30Tuần 31Tuần 32Tuần 33Tuần 34Tuần 35Tuần 36Tuần 37Tuần 38Tuần 39Tuần 40

Mang thai tuần 10Sự Phát triển của thai nhi & Thay đổi cơ thể mẹ

Từ tuần thứ 10 trở đi, Mẹ sẽ không còn chứng buồn nôn khó chịu nữa. Thay vào đó, do bàng quang hoạt động nhiều hơn, khiến cho Mẹ sẽ cảm thấy thường xuyên có nhu cầu tiểu tiện. Tuy nhiên Mẹ đừng vì vậy mà hạn chế việc uống nước để cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày cho mẹ và con nha!

Phát triển ở bé

Vào tuần thứ 10 của thai kỳ, bé có chiều dài hơn 2,5cm. Chỉ số đo này không tính hai cánh tay và cẳng chân.

  • Đuôi phôi thai nằm ở cuối xương sống lúc này đã biến mất.
  • Các xương tiếp tục phát triển. Khi siêu âm, các xương của bé có màu trắng. Các ngón tay và ngón chân hoàn toàn phát triển rời nhau [không còn kết màng].
  • Vào 10 tuần tuổi, hai lỗ tai gần định hình xong.
  • Các nướu răng xuất hiện và mí mắt phát triển hơn.
  • Tinh hoàn của bé trai bắt đầu sản xuất kích thích tố sinh dục nam [testosterone] khoảng tuần thứ 10 của thai kỳ.
  • Ngoài ra, sự phát triển của não bé thật sự bắt đầu. Mỗi phút có 250.000 tế bào thần kinh được sản sinh.

Thay đổi của mẹ

Giống như bé, cơ thể Mẹ cũng tiếp tục thay đổi. Vào tuần thứ 10 của thai kỳ, Mẹ có thể nhận thấy căng tức ở vùng bụng dưới. Hầu như Mẹ sẽ cảm thấy tử cung bắt đầu lớn hơn hoặc cảm nhận được lưu lượng máu tăng cao.
Sự căng tức này có thể khiến Mẹ đi tiểu nhiều hơn.
Trong tuần thứ 10 của thai kỳ, Mẹ có thể nhận thấy một số thay đổi về mắt: lớp phủ bên ngoài của mắt giác mạc hơi dày hơn. Tình trạng khô mắt, mí mắt sưng phù cũng có thể xuất hiện trong thời gian mang thai. Các triệu chứng này chỉ là tạm thời và mắt của Mẹ sẽ trở lại bình thường sau khi sinh xong.

Mẹ cần làm gì

Gặp gỡ và trò chuyện cùng những mẹ bầu khác cũng là một cách hiệu quả để mẹ có thêm kiến thức, cũng như giảm căng thẳng trong lần đầu mang thai. Cùng nhau đi mua sắm quần áo lót mới khi cơ thể mẹ bầu bắt đầu thay đổi rõ rệt cũng là một gợi ý hay, mẹ nhỉ?

Dinh dưỡng

Vào tuần mang thai thứ 10, Mẹ hãy cố gắng đạt một sự cân bằng có lợi cho sức khoẻ bằng cách chọn các loại thức ăn phù hợp từ tất cả các nhóm thực phẩm, vì mẹ đang nuôi dưỡng bé bằng nhiều loại dưỡng chất khác nhau.

Cơ quan An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ [FDA] khuyến nghị sử dụng các khẩu phần thuộc các nhóm thực phẩm chính sau đây:

  • 6 đến 11 khẩu phần bánh mì và ngũ cốc
  • 3 đến 4 khẩu phần protein
  • 4 đến 5 khẩu phần các sản phẩm sữa
  • 5 đến 10 khẩu phần rau và trái cây, gồm 2 hoặc nhiều khẩu phần thực phẩm giàu vitamin C

Khi bé phát triển với tốc độ nhanh hơn, Mẹ sẽ cần bổ sung thêm 300 kcal/ngày vào khẩu phần ăn. Lượng năng lượng bổ sung này tương đương với một bánh mì bagel, một quả trứng và bánh mì nướng, hoặc hơi nhiều hơn khẩu phần ăn bình thường một chút mẹ nhé!

Vận động

Trong tuần thứ 10 của thai kỳ Mẹ có thể tìm các phương pháp mới để tập luyện.
Hoạt động thể chất vừa phải với thời gian 30 phút/ngày trong hầu hết các ngày trong tuần được xem là an toàn và có lợi cho phụ nữ mang thai và thai nhi. Một số phương pháp tập luyện Mẹ có thể cân nhắc bên dưới:

  • Đi bộ, đạp xe đạp, chạy bộ và bơi lội. Giúp tăng tuần hoàn, kích thích tim và phổi, khoẻ cơ, tốt cho sức khoẻ khớp xương.
  • Tập tạ nhẹ hỗ trợ sức khoẻ cơ, sức mạnh và sức bền. Sử dụng các loại tạ nhẹ để tránh cho cơ thể làm việc quá sức.
  • Các bài tập dưới nước giúp giảm stress cho cơ thể, và giảm tình trạng quá nóng. Các loại hình tập luyện này bao gồm bơi lội và tập thể dục dưới nước [water aerobics].
  • Yoga giúp thư giãn, tăng sự dẻo dai, điều hòa hơi thở, và cải thiện tư thế. Yoga có thể giúp tăng sức mạnh và sức bền.
  • Tập Pilates giúp cải thiện tư thế và tăng sức mạnh cơ, điều hòa hơi thể và sự dẻo dai.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Các hoạt động tương tác của mẹ và bé trong thai kỳ

Tìm hiểu thêm

Giai đoạn phát triển trí não của thai nhi

Sự phát triển trí não của thai nhi từ trong bụng mẹ là một quá trình vô cùng kì diệu

Tìm hiểu thêm

Khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai

Trong thời gian mang thai, thai phụ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển về thể chất và trí não....

Tìm hiểu thêm

Video liên quan

Chủ Đề