Tháng 1 âm là tháng con gì năm 2024

Cùng với tháng Chạp, tháng Giêng rất đặc biệt vì có tên riêng thay vì chỉ được gọi theo số thứ tự như các tháng khác.

Vì sao gọi là tháng Giêng?

Theo các nhà nghiên cứu, chữ Giêng bắt nguồn từ chữ Chính trong tiếng Hán. Tháng 1 âm lịch được người Trung Quốc rất coi trọng vì là tháng đầu tiên của năm, họ gọi nó là “chính nguyệt”.

Thực tế các chữ vần "inh" khi “Nôm hóa” hay bị đọc chệch thành vần "iiêng”, chẳng hạn như “tứ chiếng” [trai tứ chiếng, gái giang hồ] có nguồn gốc từ “tứ chính trấn”.

Đối với người Việt Nam, tháng Giêng cũng có vai trò rất quan trọng. Đây là khoảng thời gian có sự kiện quan trọng nhất trong năm: Tết Nguyên đán, và là tháng có nhiều lễ hội nhất, gồm các hội đền, hội chùa, hội làng… Vì thế nên cha ông ta mới gọi “tháng Giêng là tháng ăn chơi”.

Rằm tháng Giêng cũng được coi trọng hơn các rằm khác. “Cả năm được rằm tháng Bảy, cả thảy được rằm tháng Giêng”, “Cúng quanh năm không bằng cúng rằm tháng Giêng”. Năm có 12 rằm nhưng chỉ rằm tháng Giêng được gọi là Tết – Tết Nguyên tiêu.

Những kiêng kỵ trong tháng Giêng

Vì là tháng khởi đầu của năm nên để “đầu xuôi đuôi lọt”, người Việt Nam mong muốn giữ mọi thứ trọn vẹn, đẹp đẽ nhất trong khoảng thời gian này. Người già, người lớn luôn nhắc trẻ con, thanh niên cư xử đúng mực, không làm việc xấu kẻo dông cả năm.

Trong tháng này, người ta cũng cố gắng cẩn thận để không làm rơi vỡ đồ đạc, vì sự đổ vỡ luôn mang hàm ý xui xẻo, đen đủi; kiêng cãi vã, đánh mắng nhau. Đặc biệt về mặt tài chính, mọi người thường kiêng vay tiền và trả tiền trong tháng Giêng, nhất là trước rằm, bởi sự thất thoát tiền bạc hay nợ nần đều là điều cần tránh trong dịp đầu năm.

Theo PGS-TS Lê Thanh Lân - Viện Công nghệ thông tin thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam: Người xưa gọi tháng 11 [âm lịch] là tháng Một, rồi đến tháng Chạp, tháng Giêng, tháng Hai... PGS-TS Lê Thanh Lân còn khẳng định kiểu gọi này là một cách bảo tồn nền văn hóa Việt cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Lịch sử lịch Âm-Dương?

Lịch Âm-lịch Dương, tháng Âm-tháng Dương, ngày Âm-ngày Dương... là tên gọi quen thuộc và là hình thức đối chiếu ngày tháng mà người Việt chúng ta thường dùng. Lịch Dương gọi nôm na là lịch Tây, lấy thời gian một vòng quay của Trái đất xoay quanh mặt trời làm một năm. Vòng quay đó chính xác là 365 ngày đêm cộng với 5 giờ 49 phút 40 giây.

Lịch Dương hiện nay là “lịch mới” - lịch Gregorius được sử dụng từ năm 1582, lúc đầu phổ biến ở các nước phương Tây theo đạo Thiên Chúa. Sau dần được công nhận và phổ biến khắp thế giới. Vì vậy được gọi là Công lịch và kỷ nguyên được ghi nhận theo lịch Dương gọi là Công nguyên. Theo lịch Dương, mỗi năm có năm tháng thiếu là các tháng 2, 4, 6, 9, 11, gồm mỗi tháng 30 ngày, riêng tháng Hai chỉ có 28 ngày ở năm thường và 29 ngày ở năm nhuận; và bảy tháng đủ là các tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12, mỗi tháng gồm 31 ngày. Tháng của năm dương được ghi theo số thứ tự từ 1 đến 12.

Lịch dương ở các nước phương Tây. Ảnh: PL

Lịch Âm lấy thời gian một tháng theo chu kỳ tròn/khuyết của mặt trăng, một năm thì lấy gần như theo chu kỳ một vòng quay của Trái đất quanh mặt trời. Một vòng quay của mặt trăng quanh Trái đất là chu kỳ giữa hai lần trăng tròn hoặc giữa hai lần trăng khuyết. Chu kỳ đó nếu tính chính xác là 29 ngày đêm cộng với 12 giờ 44 phút 3 giây. Để cho gọn, người ta tính bằng 30 ngày đối với tháng đủ và 29 ngày cho tháng thiếu. Ngày Tết là ngày đầu tiên của một năm, người Việt Nam vẫn thường gọi là Tết nguyên đán.

Cách gọi xưa của người Việt

Về các tháng của lịch Âm và lịch Dương, PGS-TS Lê Thành Lân cho biết: Thứ nhất, xa xưa dân ta chỉ biết dùng lịch Âm với các tháng được gọi lần lượt như sau: Một, Chạp, Giêng, Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu, Bảy, Tám, Chín, Mười. Rõ ràng, đây không phải là các số thứ tự được ghi bằng con số Ả Rập hay số La Mã. Thuở đó các tháng được ghi bằng chữ Nôm. Các tháng trên còn được gọi bằng các chi lần lượt là: Tý [Một], Sửu [Chạp], Dần [Giêng], Mão [Hai]… Hợi [Mười]. Có mấy điều kiện giải sau:

Có một thời lịch “Kiến Tý” [lấy tháng Tý làm tháng đầu tiên] nên gọi là tháng Một. Lịch bây giờ “Kiến Dần”, lấy tháng Dần là tháng đầu tiên, vẫn giữ nguyên sự tương ứng nêu trên nên tháng Dần là tháng Giêng.

Có một thời ta ít dùng lịch Âm, nay mới chú ý dùng lại nên lớp người trẻ, nhất là ở miền Nam dường như quên cách gọi cổ xưa này. Khi thấy tháng Một - không thể ghi bằng số “1” thì cảm thấy hơi ngờ ngợ. Học giả Hoàng Xuân Hãn có giải thích theo ngữ âm học các từ này như sau: “Tiếng Việt gọi tháng đầu là Giêng [< Chiêng < Chính < ]; tháng 11 là Một [ở Bắc: Một < Mười Một], 12 là Chạp [< Trạp < Tlạp < Lạp ]”.

Chú ý là sự không trùng nhau giữa số thứ tự của tháng với tên gọi tháng còn xảy ra cả ở phương Tây như sẽ thấy ở phần sau.

Thứ hai, khi lịch Dương vào nước ta, để đơn giản, các tháng được gọi theo thứ tự và ghi bằng số thứ tự: Tháng 1 - tháng thứ nhất, tháng 2 - tháng thứ 2, tháng 3… tháng 10... Ở đây ta đã gọi tắt và bỏ đi chữ “thứ”. Ở phương Tây họ gọi theo tên riêng của chúng. Thường các tên gọi này có nguồn gốc Hy Lạp - La Mã, một số tháng được gọi theo tên các vị thần, một số tháng theo số thứ tự của thuở xa xưa khi mà một năm chỉ có 10 tháng. Sáu tháng cuối, theo chữ Latin là Quintilis - tháng thứ 5, Sextilis - tháng thứ 6, September - tháng thứ 7, October - tháng thứ 8, November - tháng thứ 9, December - tháng thứ 10.

Khi cải lịch, để một năm có 12 tháng, người ta đưa hai tháng “mới” vào đầu năm. Tháng thứ nhất theo tên thần Janus - vị thần gác cổng thời gian, vị thần có hai mặt: một mặt quay về quá khứ, một mặt quay về tương lai nên gọi là tháng Januarius. Tháng thứ hai theo tên Tử thần là Februo mà gọi là Februarius, người ta còn gọi là tháng Cầu siêu và coi là một tháng xấu vì thường đem tử tù giết vào tháng này. Cũng vì thế đây là một tháng đặc biệt chỉ có ít ngày nhất, chỉ có 28 ngày ở năm thường và 29 ngày ở năm nhuận. Các tháng khác được đẩy lùi về sau thành ra trong nhiều ngôn ngữ phương Tây ta còn thấy nhiều tháng có nguồn gốc là con số trước đó. Chẳng hạn trong Pháp ngữ, “thứ 7” = Septième thành tháng Septembre - tháng thứ 9; “thứ 9” = Neuvième thành tháng Novembre - tháng thứ 11; “thứ 10” = Dixième thành tháng Decembre - tháng thứ 12. Điều này tương tự như ở lịch Âm: tháng Giêng là tháng thứ nhất, tháng Chạp là tháng thứ 12, tháng Một là tháng thứ 11. Đó cũng là một nét chung trong ngôn ngữ học: các từ ngữ có thể rời khá xa nguồn gốc của chúng...

Hiện nay, một số nhà xuất bản, nhà làm lịch đã áp dụng theo cách viết và cách gọi của người xưa, sau tháng Mười của chúng ta là bắt đầu tháng Một. Có một số cách viết khác có thể là chữ [M]; [Mười] rồi đến số 1; hoặc là tháng Một [như lịch bloc của nhóm lịch Văn Hóa Sài Gòn hiện nay]...

Ngôn ngữ, cách viết không những là tấm gương phản ánh hiện thực khách quan của một quốc gia, một dân tộc mà nghiên cứu, bảo tồn ngôn ngữ còn giúp chúng ta hiểu được những phong tục tập quán của ông cha ta từ ngàn xưa để lại. Vì vậy, để tránh sự khập khiễng trong cách gọi cũng như cách viết, đồng thời tôn trọng cách gọi cổ truyền từ lâu đã ăn sâu vào tâm thức của mỗi người, chúng ta nên gọi đúng các tháng của năm Âm lịch và Dương lịch.

1 tháng 1 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?

[1] Tết Dương lịch [ngày 1/1/2024] Đối với lịch âm, Tết Dương lịch 2024 là ngày 20/11/2023 Âm lịch.

Tại sao tháng 1 âm lịch là tháng Dần?

Tháng Tý là tháng khởi đầu và thông thường ngày đông chí hàng năm luôn rơi vào tháng này. Sau này quy ước tính điểm khởi đầu của năm thay đổi nên tháng Dần vốn là tháng thứ ba lại được chọn làm tháng đầu tiên của năm”, nhà nghiên cứu phân tích.

Tháng 3 có bao nhiêu ngày?

Các tháng có 31 ngày trong năm là tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10 và 12. Ngoài ra, trong năm có những tháng có 30 ngày là tháng 4, 6, 9 và tháng 11.

tháng 1 Dương lịch là tháng gì?

Tháng giêng – Wikipedia tiếng Việt.

Chủ Đề