Thanh lý máy sấy lông chó chuyên dụng cũ

Máy sấy lông chó là một cái máy có cơ chế hoạt động như những chiếc máy sấy tóc bình thường nhưng to hơn nhiều và dành cho thú cưng, giúp bộ lông của chúng khô nhanh hơn, đảm bảo bạn sẽ không muốn chú chó của mình chạy khắp nhà với bộ lông ướt đẫm đâu. Vì thế máy sấy lông thú cưng là một sự lựa chọn sáng suốt dành cho bạn.

Những chiếc máy sấy lông thường được ta thấy ở các spa chó mèo, hoặc ở nhà những người có đam mê nuôi chó mèo. Những chú chó hoặc mèo càng nhiều lông thì càng cần tới máy sấy, nếu không được sấy sau khi tắm, tính cách của thú cưng là năng động, nó sẽ chạy nhảy khắp nơi và bộ lông vừa được tắm rửa sẽ lại bị bẩn.

Máy sấy lông chó cũng có khá nhiều loại trên thị trường từ vài trăm nghìn cho đến vài triệu đối với máy chuyên dụng cũng có, tùy vào giá tiền mà công dụng, hiệu quả của nó mang lại sẽ khác nhau.

Những nhà có nuôi nhiều thú cưng chó, mèo sẽ rất cần cái máy sấy lông này, một cái máy sấy lông chó có thể sử dụng được cho hầu hết các giống chó từ to lớn như loài Ngao Tây Tạng cho đến nhưng dòng chó nhỏ như chihuahua.

Nhiều loài chó mèo rất dễ bị mắc những căn bệnh về da do lông ẩm ướt không được sấy. Nếu có tình dùng máy sấy tóc của con người để sấy lông cho những chú chó thì sẽ không khô lông được do công suất quá nhỏ, nếu được thì cũng mất rất nhiều thời gian để sấy. Đối với máy sấy lông chó thì chỉ cần vài phút bộ lông của thú cưng của bạn sẽ khô, mềm mại sạch sẽ, tăng vẽ đẹp và thêm đáng yêu cho nó và giúp nó luôn khỏe mạnh không bị mắc bệnh.

. Nhưng khi có đồ chơi, hoặc trong nhà xuất hiện những loài vật nhỏ như chuột, hamster, gián… chúng đột nhiên trở nên tích cực vờn và rượt đuổi từ bản năng săn mồi của tổ tiên truyền lại.

Giống mèo này tự tin, hướng ngoại và rất ngọt ngào. Chúng không quan tâm đến những tranh cãi xung quanh kiểu như bạn chỉ là con Sen phục vụ cho nó mà thôi. Có lẽ vì thế nhiều Sen gọi chúng với biệt danh “Hoàng Thượng”.

Munchkin thường thích ở trên sàn nhà và có thể làm bất cứ điều gì mà một con mèo bình thường có thể làm, ngoại trừ việc nhảy lên nóc quầy bếp. Chúng không thể nhảy cao vì sở hữu bốn chân ngắn. Mặc dù chân ngắn, nhưng Munchkins rất nhanh nhẹn nhé. Munchkins có thể nhảy lên hầu hết các loại giường, ghế nhưng có thể leo lên ghế hoặc vật dụng thấp hơn trước khi thử lên bàn của bạn.

Munchkin rất thông minh: ngoài việc có thể học đi vệ sinh ngay từ rất nhỏ [khoảng 2 tháng tuổi]. Nhiều chú mèo còn biết nhặt đồ vật như chó, biết dùng đầu gõ cửa hoặc tự mở nếu không cài chặt.

Giống mèo này khá trung thành và thân thiện, chúng hòa thuận với những con mèo, con chó và con người khác. Chúng thích đấu vật và chơi với những người bạn mèo chân dài của mình. Bạn có thể yên tâm khi cho mèo cưng chơi đùa cùng trẻ con trong nhà. Tuy nhiên, cần dạy cho con bạn cách tiếp cận nhẹ nhàng với mèo. Không nên có những hành động đột ngột, tấn công gây khó chịu cho mèo. Mèo có thể cào với móng sắc làm con bạn bị chảy máu. Tốt nhất là nên cắt móng thường xuyên, không để móng mèo sắc nhọn.

Mèo Munchkin còn được gọi là những thợ săn thành thạo khi mượn những đồ vật nhỏ, sáng bóng và cất đi để chơi sau và thích trò chơi chuột catnip, nhưng khi giờ chơi kết thúc, họ muốn có một vòng tay ấm áp để rúc vào và vuốt ve từ một bàn tay yêu thương, như bất kỳ con mèo nào.

Munchkin khá hòa đồng với mèo khác vật nuôi khác trong nhà như chó, bọ ú, thỏ… Tuy nhiên, nếu nhà bạn có 2 con mèo đực và vài bé mèo cái. Chúng sẽ chiến đấu với nhau để giành bạn tình đấy.

Với ngoại hình dễ thương, chân ngắn mèo Munchkin được các con Sen ưa chuộng bởi các tính cách đáng yêu sau:

  • Không đi hoang như mèo ta, chỉ thích ở nhà.
  • Tình cảm với chủ nhân.
  • Khả năng nhẫn nhịn cao. Đặc biệt là khi chơi cùng trẻ em.

Nói chung giống mèo Munchkin rất ngoan và dễ huấn luyện. Là sự lựa chọn hoàn hảo để nuôi làm thú cưng trong gia đình.

Mèo Munchkin có mấy màu, những màu gì đẹp và phổ biến nhất?

  • Mèo Munchkin có màu sắc bộ lông nguyên bản là màu xám xanh [blue], xám tro. Đây cũng là màu phổ biến nhất của mèo Munchkin. Nhưng ngày nay, qua quá trình lai tạo giống mèo này có thêm các màu sắc rất đa dạng. Có thể kể đến như màu golden, silver, shaded, classic tabby [mèo mướp vằn], lilac, bicolor, hyma [hay còn gọi là himalaya, hima], tuxedo [đen, trắng], vàng, nâu chocolate [socola], hồng phấn, đen, trắng, kem, tam thể, cinnamon và nhiều biến thể màu khác.
  • Mắt mèo Munchkin lúc còn nhỏ có thể có màu xanh hoặc vàng đồng. Khi trưởng thành, mắt mèo Munchkin thuần chủng sẽ chuyển sang màu vàng đồng phổ biến. Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp đột biến mắt vẫn có thể có màu xanh dương hoặc 2 màu rất đẹp và đắt.
  • Mèo Munchkin có thể rụng lông 1-2 lần trong năm.

Mèo Munchkin màu xám xanh.

  • Màu lông tiêu chuẩn phải hoàn toàn đồng nhất.
  • Không được có bất kì đốm hay sọc màu khác [tabby].
  • Đặc biệt không được có lông trắng ở bất cứ đâu.
  • Đầu mũi và đệm bàn chân cũng phải có màu xám xanh tương ứng với bộ lông.
  • Màu mắt mèo trưởng thành phải là màu vàng đồng sậm hoặc hổ phách.
  • Nhiều bé mèo con có thể có mắt màu xanh, nâu cho đến khi chuyển thành màu vàng đồng lúc trưởng thành.

Mèo Munchkin màu trắng mắt xanh.

  • Toàn bộ lông trên cơ thể phải là màu trắng tinh khiết.
  • Không bị lẫn màu vàng hay bất kỳ màu nào khác.
  • Mắt màu xanh sapphire [sa phia] cũng được chấp nhận bên cạnh màu vàng đồng, hổ phách.
  • Các màu mắt khác không được chấp nhận.
  • Chóp mũi và đệm bàn chân nên là màu hồng.

Mèo Munchkin màu đen

  • Phải có bộ lông màu đen tuyền thuần khiết.
  • Không được bị ố hoặc nâu.
  • Một chút lông pha màu cũng được chấp nhận ở mèo con, nhưng phải mất đi khi trưởng thành.
  • Da mũi và đệm bàn chân cũng phải có màu đen, kể cả móng chân.
  • Mắt phải có màu cổ điển vàng đồng.

Mèo Munchkin màu tabby [sọc dưa, mướp vằn]

  • Có 3 loại: classic, mackerel và spotted tabby.
  • Các đường vằn cần phải đậm và rõ ràng, không bị mờ.
  • Không được có bất kì mảng màu trắng.
  • Phần má mèo tabby nên có các đường kẻ hẹp như viền chân mày [mascara].
  • Ít nhất nên có một đường liền, không bị đứt gãy chạy từ góc ngoài của cả 2 mắt.
  • Đỉnh tai và chóp đuôi mèo tabby nên có đồng màu với các đường sọc.
  • Giữa trán phải có một dấu như chữ “M” in đậm trông như đang nhíu mày.
  • Trong cả hai loại tabby, đuôi mèo nên có các hình dạng vòng hẹp và càng nhiều càng tốt.
  • Chóp đuôi phải cùng màu với sọc.
  • Các đường vân sọc nên đối xứng ở hai bên thân mèo.
  • Mắt có màu vàng đồng truyền thống.

Mèo Munchkin màu lilac

  • Là tông màu rất đẹp và tinh tế. Màu nhạt hơn xám xanh truyền thống với tông màu hồng phấn nhạt ấn tượng. Sự kết hợp các sắc tố tạo ra màu tím hoa cà trên toàn bộ cơ thể mèo.
  • Da mũi và đệm bàn chân mèo cũng nên là màu hồng tương ứng với màu lông.

Mèo Munchkin màu silver, golden

  • Có lớp lông màu trắng bạc [silver] hoặc vàng kim [golden] ở cuối sợi lông.
  • Màu bạc hoặc vàng kim không đồng nhất từ gốc.
  • Phần đầu và thân có thể có sắc tố màu khác.

Mèo Munchkin mắt màu gì?

  • Màu truyền thống được chấp nhận là màu vàng đồng, hổ phách.
  • Khi còn nhỏ, mèo con có thể có mắt màu xanh, nâu.
  • Nhưng khi trưởng thành mắt sẽ chuyển sang màu xanh.
  • Riêng đối với mèo Munchkin màu trắng, hymalaya có thể chấp nhận mắt màu xanh.

Các vấn đề về sức khỏe của mèo Aln

  • Loại mèo nào cũng đều có thể mắc các chứng bệnh di truyền. Bạn không nên tin những lời khẳng định của người bán là giống mèo của họ không bao giờ có rủi ro mắc bệnh di truyền. Đó là nói dối và không trung thực. Hoặc họ không có hiểu biết về giống mèo đó. Bạn nên tránh xa những người bán đảm bảo rằng 100% giống mèo của họ không bị bệnh gì. Mèo Munchkin có thể mắc một số chứng bệnh di truyền như: bệnh teo võng mạc, bệnh thiếu máu tán huyết, phì đại cơ tim… Ngoài ra chúng còn hay mắc một số bệnh truyền nhiễm như viêm giác mạc, tiêu chảy do viêm ruột. Một số bệnh di tuyền thường gặp khác là rối loạn hệ thần kinh, mèo ngực bị phẳng, loạn sản xương hông…
  • Nhưng vấn đề chính đối với sức khỏe của mèo Munchkin không nằm ở các chứng bệnh trên. Mà nằm ở  một căn bệnh phụ thuộc chính ở chủ nuôi: đó là béo phì.Bạn cần kiểm soát chế độ ăn, tránh để mèo ăn quá nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe do béo phì. Dễ dẫn đến các chứng bệnh về tim mạch, xương khớp…

Cách nuôi & chăm sóc mèo Anh lông ngắn

Trước khi quyết định mua một em mèo Munchkin. Chắc hẳn điều bạn luôn cân nhắc “liệu nuôi mèo Munchkin có dễ/khó không?, “những điều cần lưu ý khi nuôi mèo Munchkin là gì?. Với kinh nghiệm gần 10 năm nhập khẩu, nhân giống và nuôi mèo chân ngắn tại trang trại Dogily Cattery. Chúng tôi xin chia sẻ kỹ thuật, cách nuôi mèo Munchkin từ 2 tháng tuổi trở lên sau đây:

Nên cho mèo Munchkin con, trưởng thành ăn thức ăn gì? Chế độ dinh dưỡng đúng cách cho mèo chân ngắn

Mèo Munchkin khá dễ nuôi và không kén ăn bất kể là tai ngắn, tai thẳng. Bạn có thể tự nấu cho mèo cưng hoặc dùng thức ăn cho mèo đóng gói sẵn. Có 2 chế độ ăn cho mèo đó là:

Thức ăn hạt khô, ướt cho mèo

  • Trong thành phần của các nhà sản xuất đã có định lượng thành phần dinh dưỡng đẩy đủ cho quá trình phát triển của mèo.
  • Bạn chỉ cần đọc kỹ hướng dẫn cách cho mèo ăn của nhà sản xuất ghi trên bao bì.
  • Dùng đúng loại thức ăn theo đúng liều lượng, độ tuổi là đảm bảo mèo của bạn phát triển khỏe mạnh.

Bạn cần mua thức ăn hạt khô, ướt cho mèo Munchkin?

  • Tại hệ thống các cửa hàng của Dogily. Chúng tôi luôn có bán sẵn các sản phẩm đồ dùng, phụ kiện cho chó mèo kèm theo khi thú cưng về nhà mới.
  • Đồng thời, chúng tôi cũng có chính sách giảm giá từ 5-10 % tùy loại sản phẩm thức ăn cho mèo đối với khách hàng mua mèo Munchkin tại hệ thống của Dogily.

Sản phẩm thức ăn hạt Royal Canin cho mèo Munchkin

  • Uy tín nhất trên thị trường hiện nay là dòng sản phẩm thức ăn của mèo Royal Canin.
  • Hiện nay, toàn bộ mèo Munchkin giống bố mẹ, mèo con của trại mèo Dogily Cattery đều được cho ăn của Royal Canin theo từng lứa tuổi, từ mèo con mới đẻ, 2,3 tháng tuổi cho đến khi trưởng thành, mang thai, đẻ con.
  • Ngoài các sản phẩm theo lứa tuổi, thức ăn Royal Canin còn có các dạng khô, mềm, ướt đáp ứng tốt nhu cầu, sở thích của mèo cưng.
Munchkin thích ăn loại pate gì?
  • Ngoài các sản phẩm của Royal Canin, mèo Munchkin rất thích ăn các loại pa tê mềm chế biến sẵn của các thương hiệu Ciao, Whiskas, Tuna, Me-O…
  • Bạn có thể dùng làm đồ thưởng, hoặc đổi bữa khi mèo Munchkin biếng ăn, bỏ không chịu ăn.

Chế độ nấu ăn, cách làm thức ăn

Cho mèo Munchkin ăn thịt:

  • Mèo có nguồn gốc là động vật ăn thịt. nên chắc chắn mèo Munchkin thích ăn thịt hơn ăn cơm rồi. Nếu có thời gian bạn có thể chuẩn bị thức ăn tươi cho mèo. Có mấy lựa chọn sau đây:
  • Nếu có nguồn thịt sạch, mới. Bạn có thể cho mèo Munchkin ăn thịt bò, gà tươi sống. Không nên cho ăn thịt heo, lợn sống vì khó đảm bảo vệ sinh an toàn
  • Nếu muốn an toàn hơn, bạn có thể luộc lên và xé cho mèo ăn cũng khá tốt. Tất nhiên hàm lượng dinh dưỡng không còn được như thịt tươi sống.

Mèo Munchkin ăn cơm được không?

  • Giống mèo này khá dễ nuôi. Bạn cũng có thể cho mèo ăn cơm, cháo trộn thịt, rau củ.
  • Tuy nhiên, do hàm lượng tinh bột khá cao, nên bạn cần cho tỷ lệ cơm dưới 40% khẩu phần ăn. Nếu không mèo dễ bị béo phì, phát sinh các bệnh về tim mạch, xương khớp. Còn lại là thịt và 5% rau củ xay nhuyễn.
  • Hạn chế không cho mèo ăn thịt mỡ.
  • Không nên cho mèo Munchkin ăn các chất kích thích như gia vị hành tiêu tỏi ớt…, socola. Không tốt cho thận và hệ tiêu hóa của mèo. Nhẹ thì mèo bị tiêu chảy, đi ngoài. Nặng hơn có thể dẫn đến suy thận gây tử vong.

Cách chăm sóc mèo Munchkin

Nếu được chăm sóc tốt, mèo Munchkin có thể sống khỏe mạnh đến trên 10 năm tuổi. Ngoài việc cho mèo Munchkin ăn theo chế độ khoa học đã nêu ở trên. Bạn cần biết chăm sóc mèo cưng đúng cách nữa.

  • Bộ lông mèo Munchkin khá dày và thường rụng lông vào thời điểm thay lông mùa thu hoặc đầu xuân.
  • Thời gian hay lông có thể kéo dài từ 2 tuần đến 1 tháng. Bạn nên thường xuyên chải lông cho mèo để loại bỏ lông chết, gãy rụng. Và kích thích mọc lông mới.
  • Không nên tắm quá thường xuyên cho mèo. Vì bản thân giống mèo ưa sạch sẽ và có khả năng liếm láp, tự làm sạch cơ thể. Có thể tắm cho mèo Munchkin từ 2-3 tuần/lần bằng sữa tắm dành riêng cho chó mèo như SOS, Diva…
  • Thường xuyên kiểm tra tai, lông xem có ve, rận, viêm da, mụn nhọt, ghẻ ngứa không? Cắt móng thường xuyên cho mèo bằng dụng cụ chuyên dụng. Lưu ý chỉ được cắt phần móng trắng. Tuyệt đối không căt vào phần chân móng màu hồng gây tổn thương, chảy máu cho mèo.
  • Mèo Munchkin khá lười biếng, ít vận động. Vì vậy, bạn nên thường xuyên cho chúng tập luyện, vận động. Như chơi các trò chơi đuổi đèn lade, cần câu mèo. Kết hợp với 1 chế độ ăn uống hợp lý.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên cho mèo cưng giúp phát hiện và điều trị sớm các nguy cơ mắc bệnh ở mèo. Tiêm phòng, tẩy giun đều đặn theo lịch. Chú mèo Munchkin nhà bạn sẽ luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.
Hướng dẫn cách tắm cho mèo Munchkin

Tốt nhất là cho mèo làm quen với nước và việc tắm ngay từ khi còn nhỏ. Bản thân mèo có khả năng tự làm sạch và không ưa nước. Vì vậy, bạn có thể tắm khô bằng phấn, bình xịt ướt khoảng 1,2 tuần/lần. Chỉ tắm nước khi mèo quá bẩn hoặc 1,5 – 2 tháng/lần. Sau đây, Dogily Cattery sẽ hướng dẫn bạn cách tắm cho mèo sạch mà an toàn không bị cào nhé.

  • Bước 1: cắt móng cho mèo.
  • Bước 2: chuẩn bị sữa tắm, khăn siêu thấm cho chó mèo, bồn tắm [xô, chậu hoặc bồn rửa mặt cũng được…]. Lót đệm bằng 1 tấm cao su để chống trượt cho mèo khiến boss an tâm.
  • Bước 3: xả nhẹ nhàng nước lên thân mèo [trừ phần đầu]. Tiếp đó dùng sữa tắm chuyên dùng cho mèo [Diva, Sos] thoa đều và matxa nhẹ nhàng. Đồng thời động viên mèo bằng ngôn ngữ dịu dàng. Gãi và làm sạch các vết ố bẩn, các búi lông bị xơ rối. Tuyệt đối không để bọt xà phòng dính vào mắt, mũi, miệng mèo. Xả lại bằng nước sạch.
  • Bước 4: Dùng khăn siêu thấm chuyên dụng thấm hết nước trên lông mèo. Tiếp đó dùng máy sấy ở chế độ nhỏ nhẹ nhàng sấy khô cho mèo. Hiện nay tại Dogily Cattery, chúng tôi có cung cấp loại lồng sấy chuyên dụng cho mèo. Bạn chỉ cần đặt mèo cưng vào lồng khoảng 10-15 phút rồi đón bé ra. Không khiến mèo bị stress mà bạn cũng đỡ vất vả hơn.
  • Bước 5: chải lông cho mèo, chơi cùng để mèo đỡ sợ. Có thể thưởng đồ ăn, pate cho mèo sau khi tắm xong. Để Boss quen và dần thích thú với việc được tắm.
Cách vệ sinh tai, mắt, mũi

Mèo Munchkin có khả năng tự làm sạch cơ thể. Nhưng với các bộ phận ở vị trí khó mà lưỡi mèo không tiếp cận được như hốc tai, mắt, mũi thì rất cần sự hỗ trợ của chủ nhân.

Vệ sinh mắt:

Mèo thường hay bị chảy nước mắt. Nếu không được vệ sinh kịp thời sẽ dẫn đến ghèn, rỉ, đau mắt. Vì vậy, bạn cần phải lau mắt thường xuyên cho mèo. Sử dụng bông gòn mềm thấm nước muối sinh lý để làm sạch vùng xung quanh mắt. Cũng như loại bỏ ghèn mắt [nếu có]. Nếu phát hiện mèo bị đau mắt, nên nhỏ thuốc mắt dành cho mèo hoặc liên hệ bác sĩ thú y để được hỗ trợ.

Vệ sinh tai:

Bạn nên vuốt ve, gãi cho mèo trước khi vệ sinh tai cho chúng để mèo làm quen và an tâm. Nhẹ nhàng lật ngược tai xem có bị bẩn, dáy tai nhiều không? Sau đó dùng bông gòn thấm nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh tai cho mèo [có bán sẵn tại các Petshop] nhẹ nhàng làm sạch cho mèo. Làm sao để các Boss cảm giác bạn đang âu yếm, chăm sóc chứ không phải đè ngửa ra để lau tai cho chúng.

Mũi:

Để ý lau mũi thường xuyên cho mèo. Nếu phát hiện mèo khò khè, ho, khạc. Khả năng cao mèo bị cảm hoặc viêm phổi. Cần đưa mèo đến phòng khám hoặc bác sĩ thú y uy tín để điều trị.

Chủ Đề