Thành phần phụ trong câu là gì năm 2024

Giải đáp câu hỏi: Thành phần phụ chú là gì? Nêu tác dụng, dấu hiệu nhận biết và lấy ví dụ về thành phần phụ chú trong câu.

MỤC LỤC NỘI DUNG

  • Thành phần biệt lập phụ chú là gì?
  • Ví dụ
  • Tác dụng
  • Dấu hiệu nhận biết
  • Ý nghĩa
  • Luyện tập về thành phần phụ chú trong câu

Thành phần biệt lập phụ chú là gì?

Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú là thành phần biệt lập, không có sự tham gia vào thành phần câu. Thành phần phụ chú chủ yếu nhằm mục đích giải thích, bổ sung, làm rõ nội dung hay chủ đề được sử dụng trong câu.

Ví dụ

Lấy 5 ví dụ về thành phần phụ chú dễ hiểu cho bạn tham khảo:

Ví dụ 1: Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy 1 tuổi.

Ví dụ 2: Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.

Ví dụ 3: Lan - bạn thân của tôi - học giỏi nhất lớp.

Ví dụ 4: Nguyễn Thành Long là nhà văn sáng tác truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” - thi phẩm để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người đọc.

Ví dụ 5: Ở nơi xa xôi cách trở ngàn trùng, những đứa con từ chiến trường miền Nam [bao năm bom đạn chiến tranh] nay trở về thăm Bác như thầm nói với Bác rằng : ” Bác ơi, con đã về thăm Bác đây, đồng bào miền Nam đã về thăm bác đây”

Ở trong những ví dụ trên, Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm thì nghĩa của sự việc trong câu không hề thay đổi, vì vậy các từ in đậm là yếu tố thêm thắt vào để bổ sung ý nghĩa cho câu. Do đó các từ ngữ in đậm được coi là thành phần phụ chú trong hai câu trên.

Tác dụng

Thành phần phụ chú có chức năng giải thích và bổ sung ý nghĩa cho thành phần câu đứng trước nó và có cùng chức năng ngữ pháp trong câu.

Thành phần phụ chú có thể đồng chức năng với các bộ phận ngữ pháp hoặc có thể không đồng chức năng với bộ phận ngữ pháp. Nó không chỉ là thành phần phụ giải thích cho một thành phần hay một bộ phận nào đó mà nó còn mang ý nghĩa dùng để giải thích, bổ sung một điều cần chú thích ở trong câu.

Dấu hiệu nhận biết

Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hại dầu phảy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.

Khác với thành phần gọi đáp thường đứng ở phần đầu câu thì thành phần phụ chú thường sẽ đứng giữa hoặc là cuối câu.

Ý nghĩa

Thành phần phụ chú giúp bổ sung ý nghĩa và giải thích cho thành phần câu đừng trước nó.

Giúp câu mang ý nghĩa cụ thể và sâu sắc hơn.

Luyện tập về thành phần phụ chú trong câu

Bài 1. Xác định thành phần phụ chú, thành phần khởi ngữ trong các ví dụ sau:

  1. Thế rồi bỗng một hôm, chắc rằng hai cậu bàn cãi mãi, hai cậu chợt nghĩ kế rủ Oanh chung tiền mở cái trường.

[Nam Cao]

  1. Lan – bạn thân của tôi – học giỏi nhất lớp.
  1. Nhìn cảnh ấy mọi người đều chảy nước mắt, còn tôi, tôi cảm thấy như có ai đang bóp nghẹt tim tôi.

[Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà]

  1. Kẹo đây, con lấy mà chia cho em.

Trả lời

- Thành phần phụ chú

  1. chắc rằng hai cậu bàn cãi mãi
  1. bạn thân của tôi

- Thành phần khởi ngữ:

  1. còn tôi,
  1. kẹo đây,

Bài 2. Đặt 5 câu có chứa thành phần phụ chú.

Trả lời

+ Hân - lớp trưởng lớp tôi, là bạn nữ hung dữ nhất trong lớp

+ Bún Bò [một đặc sản của vùng đất Nam Định] vô cùng đậm đà, hấp dẫn.

+ Bác Hồ [ Chủ tịch Hồ Chí Minh ] là người mà e ngưỡng mộ nhất.

+ Linh - người yêu hiện tại của tôi, có 1 nụ cười tỏa nắng

+ Tôi - cũng như các bạn, đều không tin vào mắt của mình.

Thành phần phụ chú trong các câu trên là từ được in đậm.

Bài 3. Tìm các thành phần biệt lập trong các câu sau, Hãy cho biết nếu không có các thành phần này nghĩa của câu có thay đổi hay không ?

  1. Tim tôi đập không rõ. Dường như, vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. [ Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê ]
  1. – Thưa ông chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá ! [ Làng – Kim Lân ]

3. Tổng kết về ngữ pháp [tiếp theo]

  1. Kể tên các thành phần chính, thành phần phụ của câu; nêu dấu hiệu nhận biết từng thành phần vào vở theo bảng mẫu dưới đây:

Thành phần

Dấu hiệu nhận biết

Thành phần chính

Thành phần phụ

- Các thành phần chính: vị ngữ, chủ ngữ

- Các thành phần phụ: trạng ngữ, khởi ngữ

Thành phần

Dấu hiệu nhận biết

Thành phần chính

Chủ ngữ: thường đứng trước vị ngữ trong câu, nêu chủ thể [của hành động, trạng thái, tính chât...] nói đến trong vị ngữ.

Trả lời câu hỏi: Ai?, Cái gì?, Con gì?

Vị ngữ: thường đứng sau chủ ngữ, nêu đặc trưng của chủ thể nói ở chủ ngữ.

Trả lời cho câu hỏi “Làm gì?”, “Làm sao?”, “Như thế nào?”, “Là gì?”.

Thành phần phụ

Trạng ngữ: đứng ở đầu, giữa hoặc cuối câu

nêu lên hoàn cảnh về không gian, thời gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích… diễn ra sự việc nói đến trong câu.

Thành phần phụ chú là gì lớp 9?

[4] Thành phần phụ chú Đây là thành phần được dùng để chú thích bổ sung thông tin một số chi tiết cho nội dung chính của câu và có công dụng bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu nêu thái độ , tâm trạng, ... kèm theo lời nói của nhân vật hoặc có thể là nêu xuất xứ của lời nói, văn bản.

Thành phần biệt lập là gì lớp 9?

Thành phần biệt lập là những thành phần nằm ngoài cấu trúc cú pháp chủ ngữ, vị ngữ , bổ ngữ, trạng ngữ... của câu và không tham gia vào việc diễn đạt sự việc trong câu.

Thành phần phụ chú là gì ví dụ?

Thành phần phụ chú là: "kể cả anh" bổ sung thêm đối tượng được nhắc tới. c. Thành phần phụ chú là: "có ai ngờ" bổ sung thái độ ngạc nhiên của người nói. "Thương thương quá đi thôi" bổ sung tình cảm yêu thương của tác giả đối với nhân vật.

Có bao nhiêu thành phần biệt lập?

Trong chương trình đào tạo trung học phổ thông, các bạn học sinh sẽ thường được gặp bốn loại thành phần biệt lập và thường xuyên được sử dụng nhất, đó chính là: Thành phần tình thái; Thành phần cảm thán, Thành phần hỏi – đáp, Thành phần phụ chú.

Chủ Đề