Thị trường khoa học và công nghệ là gì

Hiện nay, cuộc sống con người phụ thuộc khá nhiều vào khoa học công nghệ không những trong hoạt động chuyên ngành mà còn trong cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên, bạn có hiểu rõ khoa học công nghệ là gì?, vai trò của khoa học công nghệ trong đời sống hiện nay được thể hiện như thế nào? không,……Vì vậy, chúng tôi xin cung cấp cho Quý vị những thông tin thú vị về lĩnh vực này thông qua bài viết dưới đây.

Khoa học công nghệ là cách gọi tắt của cụm từ “khoa học và công nghệ”, trong đó Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy, Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

Luật Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2013 cũng đưa ra định nghĩa về hoạt động khoa học và công nghệ như sau: “Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ.”

Khoa học công nghệ bao gồm những hoạt động nào?

Để giúp Quý vị nhận diện hoạt động khoa học công nghệ trên thực tế, ngoài việc giải đáp khoa học công nghệ là gì? Chúng tôi sẽ làm liệt kê một số hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ.

Những hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ được quy định tại Điều 3 Luật Khoa học công nghệ 2013 gồm:

– Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn.

+ Nghiên cứu cơ bản là hoạt động nghiên cứu nhằm khám phá bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.

+ Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động nghiên cứu vận dụng kết quả nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra công nghệ mới, đổi mới công nghệ phục vụ lợi ích của con người và xã hội.

VD: Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu đánh giá độ bền và độ bền mỏi kết cấu bộ phận chạy đầu máy, toa xe sử dụng trong ngành đường sắt Việt Nam”- Đề tài NCKH cấp Bộ, mã số B2012-04-07.

– Phát triển công nghệ là hoạt động sử dụng kết quả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, thông qua việc triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ hiện có, tạo ra công nghệ mới.

VD: Phát triển công nghệ sản xuất tàu, thuyền dựa trên định luật Ác-si-mét. Theo đó, Các nhà thiết kế đã áp dụng lực đẩy acsimet như sau: Họ sẽ tạo ra các khoảng trống lớn để giúp tăng thể tích cho tàu, qua đó sẽ khiến tàu thuyền di chuyển dễ dàng trên bề mặt nước

– Triển khai thực nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm công nghệ mới ở dạng mẫu.

VD: Sau khi nghiên cứu thành công vắc xin chống Covid 19,các nhà khoa học Nga đã tiến hành thử nghiệm vắc xin trên chuột bạch và người.

– Sản xuất thử nghiệm là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản xuất thử nhằm hoàn thiện công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống.

VD: Khi có kết quả thử nghiệm trên chuột và người, nhận thấy tỉ lệ thành công cao, nước Nga đã tiến hành sản xuất vắc xin chống Covid 19 trên thực tiễn.

– Dịch vụ khoa học và công nghệ là hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội.

Khoa học công nghệ có vai trò như thế nào trong cuộc sống hiện nay?

Không thể phủ nhận, khoa học công nghệ đang giữ vai trò quan trọng trong đời sống con người hiện nay.

– KHCN giúp tạo ra các công cụ sản xuất, phương pháp sản xuất mới, từ đó nâng cao năng suất lao động của con người, mở rộng sản xuất, thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.

– KHCN thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

– KHCN làm tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa và thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường.

– KHCN là công cụ mạnh trong việc phát triển con người.

VD:

+ Trong lĩnh vực y tế, các loại thuốc, vắc xin, thiết bị y tế,… ngày càng được cải tiến với chất lượng tốt hơn giúp nâng cao sức khỏe của con người.

+Trong lĩnh vực giáo dục, khoa học công nghệ đã trang bị cho con người những tri thức, kinh nghiệm quan trọng, giúp con người nhanh chóng thích nghi, tìm tòi và khám phá những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho độc giả các thông tin cần thiết về khoa học công nghệ là gì? Và vai trò của nó trong đời sống hiện nay. Khi có nội dung thắc mắc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo số 1900 6557.

Đại diện Bộ, ngành và chuyên gia tham gia phiên thảo luận về phát triển thị trường khoa học và công nghệ. [Ảnh : Mỹ Phương/TTXVN]

Ngày 15/4, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo “Tổng kết 10 năm phát triển thị trường khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020.”

Hội thảo đã đánh giá những thành tựu, vướng mắc trong quá trình triển khai, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong phát triển thị trường khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020, trên cơ sở đó đưa ra những định hướng giai đoạn 2021-2030.

Hoàn thiện cơ chế chính sách cho thị trường KHCN 

Trên cả nước có hơn 800 tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ, trong đó số lượng sàn giao dịch công nghệ có sự phát triển mạnh mẽ. Nếu như trước năm 2015 chỉ có 8 sàn giao dịch công nghệ thì giai đoạn 2015-2020 đã hình thành 20 sàn giao dịch công nghệ địa phương, một sàn giao dịch vùng Duyên hải Bắc bộ, một sàn giao dịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang trong giai đoạn thành lập.

Cùng với việc phát triển các tổ chức trung gian truyền thống, các tổ chức kiểu mới cũng phát triển mạnh mẽ với 69 cơ sở ươm tạo, 28 chương trình thúc đẩy kinh doanh, loại hình không gian làm việc chung có 186 khu...

Hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ khu vực viện, trường có xu hướng chuyển biến tích cực. Nhiều kết quả nghiên cứu đã được chuyển giao cho doanh nghiệp với doanh thu lên tới hàng chục thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Điển hình trong giai đoạn 2011-2020, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh có doanh thu từ hoạt động chuyển giao công nghệ đạt khoảng 1.300 tỷ đồng.

Ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá thị trường khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020. [Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN]

Còn theo Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2020, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí thứ 42/131 quốc gia và nền kinh tế. Với thứ hạng này, Việt Nam giữ vị trí số một trong nhóm 29 quốc gia có cùng mức thu nhập và đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á.

Trong bảng xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp các quốc gia năm 2020, Việt Nam tăng 13 bậc, lên vị trí thứ 59 trên thế giới, hướng tới vị thế trung tâm khởi nghiệp hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Ông Trần Văn Tùng-Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, thị trường khoa học và công nghệ đã trải qua hơn 10 năm phát triển với nhiều thách thức nhưng cũng nắm bắt được cơ hội và thành tựu đáng khích lệ. Đặc biệt, việc từng bước hoàn thiện thể chế, chính sách và triển khai hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn cung-cầu và xây dựng cho các tổ chức trung gian thị trường khoa học và công nghệ.

[Nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ, năng lực cạnh tranh quốc gia]

Thị trường khoa học và công nghệ cũng đạt được nhiều kết quả rất đáng khích lệ như tốc độ gia tăng giá trị giao dịch công nghệ bình quân giai đoạn 2011-2020 là 22%. Trong đó, một số ngành tăng trưởng cao, gồm điện, điện tử máy tính ở mức tăng trưởng 46%; ngành chế biến gỗ, giấy [29%], ngành chế biến thực phẩm [28%]...

Thị trường khoa học và công nghệ hình thành và bước đầu phát triển, có nhiều triển vọng sẽ hoạt động sôi nổi trên các sàn giao dịch. Ông Trần Văn Tùng cho biết thêm, giải pháp phát triển thị trường khoa học và công nghệ giai đoạn 2021-2030 là tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, đẩy mạnh nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn. Qua đó, phát triển tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ và phát triển nguồn cầu của thị trường khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

Tiếp tục tháo gỡ rào cản

Một số chuyên gia cho rằng, mặc dù hành lang pháp lý phát triển thị trường khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 đã được hoàn thiện với nhiều kết quả nổi bật, song vẫn còn một số tồn tại cần tháo gỡ trong thời gian tới.

Cụ thể, những nội dung hỗ trợ quy định trong Nghị định số 76/2018/NĐ-CP chưa được đưa vào các chương trình quốc gia liên quan để hiện thực hóa các cơ chế hỗ trợ.

Còn Nghị định 70/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý tài sản công quy định về xử lý tài sản là kết quả đề tài, dự án sử dụng ngân sách Nhà nước có quy định kết quả nghiên cứu được tạo ra từ ngân sách Nhà nước thì thuộc sở hữu của Nhà nước. Ngoài ra, kinh phí thu được từ việc thương mại hóa hầu hết phải nộp lại cho Nhà nước, chưa khuyến khích các nhà khoa học chuyển giao, thương mại hóa kết quả nghiên cứu.

Một vấn đề thách thức nữa là thông tin, thống kê dữ liệu về các giao dịch chuyển giao công nghệ tại các địa phương còn thiếu. Theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ, Hợp đồng chuyển giao công nghệ không bắt buộc phải đăng ký, trừ Hợp đồng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam.

Quy định này một mặt tạo môi trường thực sự tự do cho các doanh nghiệp trong giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ nhưng mặt khác là hoạt động chuyển giao công nghệ diễn ra tại các địa phương khó có thể nắm bắt.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Sử Đình Thành, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh thông tin về chiến lược đào tạo và phát triển khoa học và công nghệ tại trường. [Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN]

Ở góc độ giáo dục-đào tạo, theo Giáo sư, Tiến sỹ Sử Đình Thành,Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, trong chiến lược phát triển của nhà trường đã định hướng tái cơ cấu theo hướng đa ngành nghề, lĩnh vực và ưu tiên đào tạo những ngành khoa học và công nghệ.

Đây cũng được xem là chiến lược đột phá của nhà trường trong việc chủ động bắt nhịp với xu hướng thị trường và sự thay đổi của các nước trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ lần thứ 4.

Mặt khác, nhà trường sẽ không ngừng nỗ lực giải bài toán thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ bằng việc hợp tác cùng doanh nghiệp xây dựng viện, trung tâm nghiên cứu với hơn 20 nhóm khởi nghiệp đang hoạt động. Việc đẩy mạnh hoạt động hợp tác giữa nhà trường-nhà quản lý-doanh nghiệp sẽ góp phần gia tăng giá trị thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ hơn nữa.

Thị trường khoa học và công nghệ là một bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế thị trường, có vai trò then chốt trong việc thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực khoa học và công nghệ, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cũng như nền kinh tế. Trong đó, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo là chủ thể trung tâm trong hoạt động của thị trường, giao dịch và mua bán hàng hóa khoa học và công nghệ của doanh nghiệp đổi mới sáng tạo có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển sản xuất kinh doanh của các ngành nghề./.

Mỹ Phương [TTXVN/Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề