Bà đẻ bao lâu thì được uống nước lạnh

Từ xa xưa, theo quan niệm dân gian của các cụ, phụ nữ sau sinh không nên đụng nước lạnh. Ngày nay, các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng, việc tắm gội, ăn uống nước lạnh không tốt cho sức khỏe của bà đẻ. Vậy mẹ sau sinh kiêng nước lạnh bao lâu tốt nhất? Hãy tham khảo bài viết sau để được giải đáp nhé. 

Phụ nữ sau sinh kiêng tắm nước lạnh bao lâu

Kiêng nước lạnh được chia thành nhiều hình thức khác nhau, trong đó có kiêng tắm gội, kiêng ăn uống. Đối với việc tắm gội nước lạnh, các bác sĩ khuyên rằng phụ nữ nên kiêng trong khoảng 2 đến 3 tháng đầu sau sinh. Tuy nhiên nếu mẹ sinh em bé vào mùa đông, thì nên dùng nước ấm trong sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe. 

Có nhiều quan điểm cho rằng, mẹ sau sinh đang ở cữ nên hạn chế tắm gội. Vậy điều này đúng hay sai? 

Về cơ bản, mẹ đang ở cữ có thể tắm gội để đảm bảo vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh tình trạng nấm, viêm nhiễm. Cụ thể: 

  • Sinh thường: Có thể rửa, lau người sau 1 đến 2 ngày sinh. Tắm gội nên từ 3 đến 4 ngày sau sinh. Bởi lúc này, sức khỏe của mẹ đã ổn định, việc tiếp xúc với nước không ảnh hưởng đến sức khỏe. 

  • Sinh mổ: Có thể rửa, vệ sinh sau 2-3 ngày, cần đảm bảo lau khô cơ thể, vết mổ sau mỗi lần tắm để tránh nhiễm trùng. Về tắm gội, mẹ nên kiêng tắm trong 6 đến 7 ngày đầu tiên. 

Hậu quả nếu mẹ sau sinh không kiêng nước lạnh

Nếu mẹ không kiêng nước lạnh sau khi sinh sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe. 

  • Sức khỏe suy yếu: Phụ nữ sau sinh nếu không kiêng nước lạnh sẽ bị nhiễm hàn, gây tổn thương đến thể chất bên trong như lạnh tử cung, lạnh bụng, đau nhức xương khớp. Ngoài ra, mẹ cũng rất dễ bị ốm, cảm cúm, tăng nhịp tim, tụt huyết áp, đột quỵ, gây nguy hiểm đến tính mạng. 

  • Vi khuẩn dễ lây lan: Môi trường lạnh khiến vi khuẩn dễ dàng lây lan hơn. Đặc biệt mẹ sau khi vượt cạn, trải qua việc phẫu thuật rất dễ xuất hiện vi khuẩn. Việc tắm nước ấm sẽ hạn chế những tác nhân này. 

Lưu ý khi tắm gội sau sinh

  • Dùng nước ấm: Mẹ sau sinh thường, sinh mổ đều nên tắm bằng nước ấm để an toàn nhất. Nước ấm giúp mẹ thư giãn, tạo cảm giác thoải mái, hạn chế viêm nhiễm, nấm trên da. 

  • Tắm nhanh: Mặc dù mẹ sau sinh có thể tắm gội sau vài ngày, nhưng không nên đụng nước quá lâu, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất, mẹ nên tắm từ 5 đến 10 phút. 

  • Không tắm và gội đầu cùng lúc: Sau khi sinh, mẹ nên giãn cách giữa thời gian tắm và gội. Tuyệt đối không làm đồng thời cùng lúc, vì nó sẽ làm gia tăng khả năng bị nhiễm lạnh, trúng gió. 

  • Không nên ngâm mình trong bồn tắm: Tắm bồn làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hơn tắm vòi sen. Đặc biệt các mẹ sinh mổ, nếu tắm bồn sẽ khiến vết mổ bị nhiễm trùng, mưng mủ. Vì thế, mẹ sau sinh nên hạn chế tắm bồn để vi khuẩn từ vết thương không lây lan sang các vùng khác. 

Xem thêm: Kiêng cữ sau sinh đúng cách, khoa học

Sau sinh kiêng uống nước lạnh, nước đá bao lâu

Ngoài câu hỏi sau sinh kiêng tắm gội nước lạnh bao lâu, thì việc khi nào được ăn, uống đồ lạnh cũng rất được quan tâm. Các bà, các mẹ ngày xưa truyền tai nhau rằng, phụ nữ sau sinh không nên uống nước lạnh. Ngày nay, các bác sĩ cũng khuyến cáo rằng chị em phụ nữ không nên uống nước lạnh, nước đá sau sinh. Thời gian mà mẹ có thể uống lạnh là khoảng 3 tháng sau sinh. Tuy nhiên, thời gian kiêng càng dài càng tốt cho sức khỏe. 

Hậu quả nếu không kiêng uống nước lạnh sau sinh

  • Gây ê buốt răng: Sau khi sinh em bé, sức khỏe răng miệng của mẹ rất kém, dễ gặp một số vấn đề như viêm lợi, viêm nướu. Đặc biệt, việc ăn lạnh uống lạnh còn gây ra tình trạng ê buốt răng, vi khuẩn dễ dàng sinh sôi trong khoang miệng. 

  • Rối loạn tiêu hóa: Cơ quan tiêu hóa của mẹ sau sinh cực kỳ kém. Vì vậy, việc ăn, uống nước lạnh, nước đá sau sinh sẽ gây cản trở khả năng tiêu hóa của nó. Mẹ sẽ cảm thấy đau bụng, khó tiêu khi ăn uống lạnh quá sớm sau sinh. 

  • Lạnh bụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe: Một hậu quả khác chính là mẹ có thể bị lạnh bụng, nhiễm hàn khí ăn lạnh sớm sau sinh. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tử cung - cơ quan sinh sản của phụ nữ. 

Một số lưu ý khi uống nước lạnh sau khi sinh

Về cơ bản, sau khi sinh khoảng 3 tháng mẹ có thể ăn uống lạnh. Tuy nhiên, mẹ cần ăn đúng cách để bảo vệ sức khỏe được tốt nhất. Dưới đây là 3 lưu ý mẹ nên ghi nhớ mỗi khi ăn, uống nước lạnh sau sinh. 

  • Không uống buổi sáng: Thói quen uống nước vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy cực kỳ tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết là mẹ phải uống nước ấm. Nếu mẹ uống nước lạnh sẽ bị phản tác dụng bởi nước lạnh sẽ gây ra tình trạng co mạch niêm mạc dạ dày. Đồng thời, cơ thể vào buổi sáng thường khá yếu ớt, uống nước lạnh dễ bị mắc bệnh. 

  • Không uống khi cơ thể đang mệt: Khi vừa hoạt động mệt mỏi, uống một ly nước lạnh sẽ giúp bạn giải khát hiệu quả. Tuy nhiên, nó lại làm suy giảm năng lượng của cơ thể rất nhanh. Vì vậy, bạn sẽ càng uể oải và mất sức hơn, rất nguy hiểm. 

  • Không uống thường xuyên: Uống nước lạnh thường xuyên cực kỳ không tốt cho sức khỏe. Nó làm hệ miễn dịch của cơ thể ngày càng suy yếu, gây ra một số bệnh về đường tiêu hóa, dạ dày. 

Như vậy, mẹ đã giải đáp được câu hỏi sau sinh kiêng nước lạnh bao lâu rồi phải không. Về cơ bản, mẹ có thể ăn, uống và sử dụng nước lạnh trong sinh hoạt sau 3 tháng sinh em bé. Tuy nhiên, việc ăn uống đồ lạnh thường xuyên không tốt cho sức khỏe của mẹ. Vì vậy, mẹ nên hạn chế tối đa việc ăn uống đồ lạnh để tốt nhất cho sức khỏe nhé. 

Sinh xong bao lâu được uống nước đá là băn khoăn của rất nhiều bà mẹ bỉm sữa. Theo các bác sĩ, việc sử dụng nước đá và các thực phẩm lạnh hoàn toàn không được khuyến khích vì có thể gây các triệu chứng đau đầu, táo bón và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Phụ nữ sau khi sinh có sự thay đổi lớn về hooc mon nội tiết tố. Lúc này sức đề kháng của mẹ khá yếu, nếu không cẩn thận rất dễ bị mắc bệnh hoặc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe khi về già. Bởi thế nên việc sau sinh nên ăn gì, uống gì để tốt cho cả mẹ và bé rất được chú trọng. Tuy nhiên không ít bà mẹ bỉm sữa lại bị “nghiện” thứ nước đá mát lạnh, nhất là trong ngày hè nên băn khoăn lớn của họ là sau khi sinh bao lâu được uống nước đá.

Sau khi sinh xong 1 tháng mẹ đã có thể uống nước đá

Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau sinh cần kiêng đụng tới nước lạnh bao gồm cả việc tắm rửa hay uống nước đá từ 2- 3 tháng. Nhưng theo lời khuyên từ bác sĩ, sau sinh khoảng 1 tháng, khi sức khỏe người mẹ đã dần ổn định và hồi phục thì có thể ăn uống và sinh hoạt như bình thường, kể cả việc nước đá.

Có thể uống nước đá nhưng các bà mẹ cũng nên chú ý không nên uống nước đá quá lạnh trong nhiệt độ uống nước quá lạnh [27-41 độ C], nhất là vào buổi sáng. Không nên uống quá nhiều nước đá trong ngày và tốt nhất nước ấm vẫn được khuyến khích hơn cả.

Sau khi sinh, sức khỏe mẹ còn yếu, cơ thể chưa được phục hồi về thể trạng ban đầu, đặc biệt với những người sinh mổ thì sức khỏe còn yếu hơn. Vì vậy nếu uống nước đá ngay lập tức sẽ không hề tốt cho sức khỏe một chút nào.

Sau sinh, cơ thể mẹ còn yếu nên uống nước đá chưa thực sự phù hợp

Mặc dù sau sinh 1 tháng mẹ có thể uống nước đá, nhưng không thực sự được khuyến khích bởi nếu không chú ý có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Nước đá có tính hàn, nếu tiếp xúc với cơ thể khi đang có sức đề kháng yếu có thể khiến khí huyết khó lưu thông. Cụ thể hơn là có thể dẫn đến một số bệnh sau đây

Sức đề kháng sau sinh của phụ nữ rất yếu, vì vậy nếu có một tác nhân đột ngột xâm nhập làm thay đổi nhiệt độ trong cơ thể khiến mẹ có thể bị nhiễm lạnh. Mẹ bị cảm cúm cũng có thể lây sang cho bé rất nguy hiểm, chưa kể có thể dẫn đến các chứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng..

Hệ tiêu hóa của phụ nữ sau sinh rất yếu, đặc biệt là đường ruột rất nhạy cảm. Uống nhiều nước đá hay ăn các thực phẩm lạnh đều có có thể gây lạnh bụng, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy… Các vi mạch máu trong dạ dày bị co thắt dẫn đến niêm mạc bị thiếu máu, không thể đào thải các thức ăn cứng.

Uống nước đá có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa khiến mẹ bị đau bụng, tiêu chảy

Khi hệ tiêu hóa hoạt động kém, lượng thức ăn khó hấp thụ vào cơ thể dẫn đến sữa cho bé bú thiếu chất lượng, không đủ dinh dưỡng, hoặc có thể dẫn đến thiếu sữa. Chưa kể việc bị đầy hơi tiêu chảy còn khiến mẹ bị mất nước và mệt mỏi hơn.

Sau khi thì nội tiết tố thay đổi nên men răng của người phụ nữ cũng yếu hơn. Uống nước đá khiến chân răng ê buốt và làm tổn thương men răng. Cảm giác này có thể đi theo người phụ nữ đến suốt đời. Vì vậy, chị em không kiêng cữ có thể để lại hậu quả lâu dài về sau này như răng rụng sớm, đau răng khi về già.

Khi uống nước đá, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể khiến các dây thần kinh ê buốt, tác động đến não, gây ra hiện tượng đau đầu cho các bà mẹ sau sinh. Bên cạnh đó, nó còn có thể gây thấp khớp, đau vai, đau lưng về sau này.

Bên cạnh đó, sử dụng nước đá còn gây kích thích dây thần kinh phế vị, khiến hệ thống thần kinh này bị ức chế, gây suy giảm nhịp tim khiến mẹ đã mệt nay còn mệt hơn.

Một lý do nữa khiến phụ nữ sau sinh không được khuyến khích uống nước đá là vì có thể gây tích tụ của niêm mạc đường hô hấp, khiến hệ miễn dịch suy giảm. Lúc này đường hô hấp rất dễ bị vi khuẩn vi rút xâm nhập gây nhiễm trùng kèm theo các triệu chứng khó chịu như hắt hơi, sổ mũi, viêm họng.

Uống nước đá có thể khiến mẹ bị suy giảm miễn dịch gây cảm cúm, hắt xì

Trong 3 tháng đầu hầu như trẻ sơ sinh sẽ chỉ nạp vào cơ thể duy nhất sữa mẹ. Vì vậy khi cơ thể mẹ bị suy yếu, hấp thụ chất kém thì không thể đảm bảo được chất lượng sữa cho con. Bé có thể chậm lớn hoặc dễ mắc bệnh, ốm yếu hơn thông thường.

Bên cạnh đó khi mẹ bị mắc các bệnh nhiễm lạnh, cảm cúm thì cũng có thể lây cho con thông qua đường sữa mẹ hay đường hô hấp do tiếp xúc gần.

Như vậy có thể thấy, dù các bác sĩ đã giải đáp rằng 1 tháng sau sinh mẹ có thể uống nước đá nhưng tốt nhất bạn nên hạn chế việc này ít nhất có thể. Sẽ tốt cho cả mẹ và bé hơn khi mẹ dùng nước ấm trong khoảng 3 tháng đầu để cơ thể thực sự phục hồi và lúc này bé cũng đã cứng cáp hơn.

Không chỉ nước đá mà phụ nữ sau sinh cũng cần hạn chế các thực phẩm lạnh khác để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Bởi chung quy lại các đồ lạnh đều có tính hàn, gây ngưng trệ, khi xâm nhập vào cơ thể làm mất đi sự ôn chiếu của dương khí, khó lưu thông khí huyết. Các ảnh hưởng của nó không chỉ ở hiện tại mà còn có thể kéo dài đến tương lai.

Các thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh không tốt cho dinh dưỡng của phụ nữ sau sinh

Một số thực phẩm có tính hàn phụ nữ cần hạn chế như

Thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh: Mọi người thường có thói quen mua thực phẩm dự trữ trong tủ lạnh dùng dần. Tuy việc này và tiết kiệm thời gian nhưng không thực sự tốt, nhất là với phụ nữ sau sinh. Theo nghiên cứu, trong tủ lạnh có thể chứa nhiều loại vi khuẩn, và thức ăn để lâu trong tủ lạnh cũng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

Dù có chế biến và được hâm lại nhiều lần thì lượng vitamin và dưỡng chất sẽ bị giảm đi nhiều lần, không đảm bảo lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho các sản phụ. Vì thế tốt nhất khi trong gia đình có phụ nữ mới sinh thì nên đi chợ mua các thực phẩm tươi sống hằng ngày để đảm bảo sức khỏe dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.

Kem, sinh tố: Đây cũng là thực phẩm tương tự nước đá, thậm chí còn gây tê buốt chân răng, nhức đầu nặng hơn nước đá. Ăn kem sau khi sinh dễ khiến mẹ bị ê răng, viêm họng, nhiễm lạnh, ảnh hưởng đến đường huyết và làm chậm phục hồi sức khỏe.

Sữa, sữa chua lạnh: Sữa và sữa chua đều là những thức uống bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe, giúp bổ sung canxi, hỗ trợ tiêu hóa cải thiện làn da, vóc dáng cho mẹ sau sinh,.. tuy nhiên đấy là khi mẹ không sử dụng các sản phẩm sữa hay sữa chua lạnh mà thôi. Nếu bỏ tủ lạnh rồi mà vẫn muốn dùng thì mẹ bỉm có thể để ra khỏi tủ từ 15 – 30 phút rồi mới ăn là hợp lý nhất.

Mặc dù vào những ngày hè được uống nước đá sẽ đã khát và thích thú thật nhưng với những ảnh hưởng cho sức khỏe của bản thân và em bé ở cả hiện tại lẫn tương lai thì bạn vẫn không nên sử dụng. Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc Sau khi sinh xong bao lâu được uống nước đá.

Video liên quan

Chủ Đề