Thị trường tiêu thủ của nhà hàng

Khi bạn muốn mở nhà hàng, mở rộng quy mô hoặc tìm một hướng phát triển mới cho nhà hàng của mình, bạn nên tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh của mình. Hiểu rõ thị trường sẽ giúp bạn có bước đi đúng đắn, phù hợp, kịp thời hơn. Bạn hãy cùng CRIF D&B Việt Nam tìm hiểu 8 điều cần biết khi phân tích đối thủ cạnh tranh nhà hàng qua bài viết sau.

1. Tại sao phải phân tích cạnh tranh nhà hàng trước khi chọn địa điểm?

Bạn cần phân tích cạnh tranh nhà hàng trước khi chọn địa điểm để:

  • Nắm bắt nhu cầu khách hàng: Khi đã phân tích cạnh tranh nhà hàng kỹ lưỡng, bạn sẽ biết được địa điểm, khu vực mình định chọn mở nhà hàng, khách hàng có còn nhiều nhu cầu với sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp nữa hay không. Trường hợp nhu cầu khách hàng còn còn cao và chưa được đáp ứng đầy đủ, triệt để thì cửa hàng của bạn đặt tại địa điểm đó là hợp lý, có triển vọng phát triển.
  • Gia tăng lợi thế cạnh tranh: Phân tích cạnh tranh nhà hàng sẽ giúp bạn biết rõ đối thủ của mình là ai, họ có điểm mạnh, điểm yếu gì… Từ đó, bạn có thể tinh chỉnh các dịch vụ, sản phẩm của mình để phù hợp hơn với nhu cầu khách hàng và gia tăng lợi thế cạnh tranh.
  • Bổ sung căn cứ cho kế hoạch kinh doanh: Việc mở nhà hàng với một số vốn lớn cần phải có một kế hoạch kinh doanh cụ thể, chi tiết, rõ ràng. Khi bạn phân tích đối thủ cạnh tranh chuẩn xác, bạn có thể bổ sung được các dữ liệu quan trọng làm căn cứ cho kế hoạch kinh doanh của mình.
  • Thu hút đầu tư: Nhà hàng của bạn có thể thu hút các nhà đầu tư góp vốn cùng phát triển. Khi bạn phân tích đối thủ cạnh tranh và chỉ rõ ra cơ hội phát triển rất lớn của nhà hàng, bạn sẽ gia tăng được mức độ thu hút nhà đầu tư của mình.

Việc phân tích cạnh tranh nhà hàng trước khi chọn địa điểm sẽ giúp bạn nắm bắt nhu cầu của khách hàng; gia tăng lợi thế cạnh tranh

2. 2 loại đối thủ cạnh tranh của nhà hàng

Có 2 loại đối thủ cạnh tranh của nhà hàng là đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp.

  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những nhà hàng có nhiều điểm tương đồng với bạn. Họ bán các món ăn gần giống bạn, hoạt động theo mô hình dịch vụ, chiến lược tiếp thị, cung ứng thị trường gần giống bạn. Ví dụ như McDonald’s và Burger King đều là nhà hàng thức ăn nhanh cung cấp bánh mì kẹp thịt. Họ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhau.
  • Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là những nhà hàng có thể bán các loại đồ ăn, cung cấp các dịch vụ khác với bạn nhưng họ cùng giải quyết các vấn đề, nhu cầu của khách hàng giống với bạn. Và, sản phẩm, dịch vụ của họ hoàn toàn có thể thay thế bạn. Ví dụ như McDonald’s và KFC tuy bán các mặt hàng khác nhau nhưng đều là 2 cửa hàng đồ ăn nhanh và cạnh tranh gián tiếp với nhau.

3. Xác định các đối thủ của nhà hàng

Để xác định các đối thủ của nhà hàng, bạn có thể tham khảo cách làm sau:

  • Bước 1: Bạn hãy lên danh sách tất cả các nhà hàng có thể cạnh tranh với bạn trong bán kính 5km chẳng hạn
  • Bước 2: Bạn hãy phân loại các đối thủ theo danh sách đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay gián tiếp

Trên cơ sở xác định được chính xác các đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ dần lên được phương án kinh doanh phù hợp cho nhà hàng của mình.

Cần xác định rõ đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp của nhà hàng mình

4. Phân tích hoạt động của các nhà hàng cạnh tranh

Để phân tích hoạt động của các nhà hàng cạnh tranh, bạn cần thu thập và phân tích các thông tin như:

  • Nhà hàng của đối thủ hoạt động như thế nào?
  • Tại sao họ lại phát triển, thu hút kháchhàng hoặc tại sao họ đang vắng khách?
  • Họ đang cung cấp loại hình ẩm thực nào?
  • Thông điệp tiếp thị, tầm nhìn của họ là gì?
  • Họ có các nhà đầu tư nào không?
  • Họ có đang thực hiện nhượng quyền thương hiệu?
  • Thời gian mở cửa, đóng cửa thực tế
  • Ngày thành lập
  • Số lượng chỗ ngồi
  • Họ có thực hiện giao hàng cho khách không?
  • Họ có sử dụng các ứng dụng giao hàng cho khách như Now, Grab Food hay Baemin... không?
  • Điểm mạnh, thu hút khách hàng của họ là gì?
  • Điểm yếu, điểm khách hàng chưa hài lòng về họ là gì?
  • Cơ hội phát triển của họ là gì?
  • Các thách thức với họ là gì?

Bạn có thể tìm kiếm các thông tin trên ở Website, Fanpage, kênh Youtube, kKhảo sát thực tế, liên hệ số Hotline, khảo sát trên các app giao đồ ăn, khảo sát khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ của họ, khảo sát phần bình luận về nhà hàng trên các mạng xã hội...

5. Phân tích thực đơn của các nhà hàng đối thủ

Để phân tích thực đơn của các nhà hàng đối thủ, bạn cần thu thập và phân tích các thông tin như:

  • Thực đơn của họ có món gì khác biệt, đặc trưng?
  • Khoảng giá các món đồ ăn, đồ uống họ cung cấp như thế nào?
  • Món nào là món họ bán chạy nhất?
  • Các món ăn của họ có điểm gì khác biệt không? Ví dụ như nguyên liệu hữu cơ; có mix theo sở thích khách hàng; trang trí đẹp mắt; chế biến ngay tại bàn…
  • Họ cung cấp các món ăn cố định hay thay đổi theo mùa?
  • Điểm mạnh thực đơn của họ là gì?
  • Điểm yếu thực đơn của họ là gì?
  • Cơ hội nào để họ làm thực đơn nhà hàng khác biệt, thu hút hơn?
  • Thách thức nào đối với thực đơn của họ?

Bạn có thể tìm kiếm các thông tin trên ở Website, Fanpage, kênh Youtube, kKhảo sát thực tế, liên hệ số Hotline, khảo sát trên các app giao đồ ăn, khảo sát khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ của họ, khảo sát phần bình luận về nhà hàng trên các mạng xã hội, quan sát menu của đối thủ, thường món ăn bán chạy sẽ có đính kèm chữ “Hot” hoặc được nổi bật bằng thiết kế màu sắc riêng...

Thực đơn của nhà hàng đối thủ là một thông tin không thể bỏ qua

6. Phân tích các chương trình khuyến mãi của nhà hàng đối thủ

Để phân tích chương trình khuyến mãi của các nhà hàng đối thủ, bạn cần thu thập và phân tích các thông tin như:

  • Họ đang làm gì để thu hút khách hàng?
  • Hình thức khuyến mãi của họ là gì? Ví dụ phiếu giảm giá; quà tặng miễn phí...
  • Họ có tổ chức các sự kiện thu hút khách hàng đến với nhà hàng không? Ví dụ đêm nhạc; trò chơi; quà tặng cho các cháu nhỏ..
  • Điểm mạnh các chương trình khuyến mãi của họ là gì?
  • Điểm yếu của các chương trình khuyến mãi là gì?
  • Các cơ hội giúp họ thực hiện khuyến mãi thành công hơn?
  • Các thách thức khiến các chương trình khuyến mãi của họ không đạt hiệu quả?

Bạn có thể tìm kiếm các thông tin trên ở các thông điệp tiếp thị trên website; Fanpage, Khảo sát thực tế, Khảo sát ý kiến khách hàng trên mạng xã hội...

7. Phân tích đánh giá của khách hàng về nhà hàng đối thủ

Để phân tích đánh giá của khách hàng về nhà hàng đối thủ, bạn hãy tiến hành thu thập thông tin về sự hài lòng và không hài lòng của khách hàng trên các trang review, hội nhóm review, trên fanpage, website…

  • Đánh giá tích cực [4 - 5 sao]: Bạn hãy phân tích, tham khảo xem cách đối thủ đã làm hài lòng khách hàng. Điều đó có thể là món ăn ngon; không gian ấm cúng hay thiết kế trang nhã...
  • Đánh giá tiêu cực [1 - 3 sao]: Bạn hãy phân tích và tránh các sai lầm đối thủ đã mắc phải. Ví dụ như đồ ăn nguội, khách phải chờ lâu, nhà hàng quá ồn ào…

Các đánh giá của khách hàng về nhà hàng đối thủ là thông tin rất quan trọng, đa chiều với các cách tiếp cận khác nhau. Có những điểm cả bạn và nhà hàng đối thủ đều không nhận ra nhưng khách hàng là những người sử dụng trực tiếp sản phẩm, dịch vụ của nhà hàng sẽ có trải nghiệm rõ ràng nhất. 

Một mẹo để bạn thu thập được ý kiến của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ là bạn hãy dành một phần quà nhỏ cho các khách hàng để lại review, ý kiến sau khi đến nhà hàng của bạn. Chính từ các ý kiến của khách hàng, bạn có thể cải thiện thêm chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình.

Bạn nên thu thập, phân tích kỹ lưỡng các review, ý kiến, đánh giá của khách hàng trên mạng xã hội, trên website, Fanpage nhà hàng

8. Phân tích SWOT tổng thể các đối thủ cạnh tranh nhà hàng

SWOT là một mô hình phân tích doanh nghiệp nổi tiếng với việc phân tích doanh nghiệp qua 4 khía cạnh: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. Bạn có thể sử dụng SWOT để phân tích tổng thể đối thủ cạnh tranh nhà hàng.

  • Điểm mạnh: Bạn có cho rằng đối thủ thực sự thành công không? Bạn hãy trả lời có hoặc không. Nếu có thì điểm mạnh của họ ở đâu để giúp họ thành công?
  • Điểm yếu: Bạn có tin rằng bạn sẽ tránh được các sai lầm mà đối thủ đã mắc phải và làm tốt hơn họ?
  • Cơ hội: Bạn có thể tận dụng cùng một cơ hội với đối thủ để phát triển không?
  • Thách thức: Bạn có thể lường trước các thách thức tương tự đối thủ để vượt qua và phát triển không?

Từ việc phân tích SWOT đối thủ, bạn nên có cái nhìn soi chiếu về nhà hàng của mình. Bạn có thể chọn lọc tham khảo điểm mạnh, tận dụng cơ hội của đối thủ. Bạn cũng có thể hạn chế điểm yếu, tìm cách vượt qua các thách thức giống đối thủ.

Kết luận

Qua phân tích ở trên, chúng ta nhận thấy việc phân tích đối thủ cạnh tranh cho nhà hàng là cần thiết trước khi mở nhà hàng và khi có các chiến dịch đặc biệt trong kinh doanh. Bạn không nên hành động gấp gáp khi chưa phân tích kỹ lưỡng. Điều đó nhiều khả năng sẽ khiến nhà hàng của bạn tốn kém cho các chi phí quá lớn mà không đạt được hiệu quả kinh doanh cao như mong đợi.

Với các nhà hàng quy mô nhỏ, có khu vực phục vụ nhỏ thì việc phân tích cạnh tranh và tìm hiểu thông tin đối thủ có thể thực hiện dễ dàng thông qua các phương tiện truyền thông của đối thủ và khảo sát thực tế.

Với các chuỗi nhà hàng quy mô lớn, khu vực cung cấp dịch vụ có thể rộng khắp trên toàn quốc thì việc phân tích cạnh tranh, lựa chọn địa điểm và các chiến lược kinh doanh khác cần có sự bài bản, chuyên sâu và tầm nhìn dài hạn. Bạn có thể tham khảo các dịch vụ báo cáo phân tích của CRIF D&B Việt Nam để phân tích đối thủ cạnh tranh nhà hàng.

  • Báo cáo BIR sẽ giúp bạn thu thập thông tin hữu ích về các chuỗi nhà hàng cạnh tranh, giúp bạn đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả, kịp thời. Xem thêm: Báo cáo thông tin doanh nghiệp
  • Báo cáo SIR sẽ giúp bạn có các thông tin nhà cung cấp, quy trình quản lý nhà cung cấp; giúp nhà hàng tìm kiếm và quản lý các nhà cung cấp một cách hiệu quả. Với SIR, bạn có thể đảm bảo hoạt động ổn định, lâu dài với các nhà cung cấp như cung cấp thực phẩm, đồng phục, trang thiết bị bếp… tốt nhất. Xem thêm: Giải pháp quản lý cung ứng

Nếu bạn đang cần phân tích đối thủ cạnh tranh nhà hàng, bạn có thể liên hệ với CRIF D&B Việt Nam để nhận tư vấn nhanh chóng, kịp thời nhất:

Video liên quan

Chủ Đề