Thiết kế kết cấu là gì năm 2024

Kỹ sư kết cấu là bộ phận được các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng đặc biệt quan tâm. Sự xuất hiện của nhiều công trình xây dựng mang kiến trúc độc đáo, thẩm mỹ và hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại là minh chứng cho nhu cầu về chất lượng cuộc sống ngày càng tăng cao.

Thiết kế kết cấu là gì năm 2024
Kỹ sư kết cấu là người thiết kế bản vẽ cấu trúc cho các công trình xây dựng

Để thực hiện được những công trình đồ sộ cần có sự can thiệp của bộ phận kỹ sư thiết kế kết cấu giúp thiết kế công trình đúng ý muốn, mang tính thẩm mỹ cao và đảm bảo an toàn cho người lao động, người sử dụng,... Trong bài viết dưới đây, CareerViet sẽ cho bạn biết kỹ sư kết cấu là gì và cung cấp thông tin về cơ hội việc làm kỹ sư kết cấu tại các doanh nghiệp hiện nay!

1. Kỹ sư kết cấu là công việc gì?

Kỹ sư kết cấu đảm nhận vai trò thiết kế, chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng cho các công trình như căn hộ, toà nhà, cầu đường, công trình đô thị,... Các công trình có kết cấu hoàn hảo, chịu lực tốt và bền vững mang lại sự an toàn cho người sử dụng cũng như độ bền đẹp của công trình theo thời gian.

Thiết kế kết cấu là gì năm 2024
Kỹ sư cần biết cách phác thảo ý tưởng và mô tả thông số kỹ thuật một cách dễ hiểu

Kỹ sư kết cấu sau lập các bản vẽ, sơ đồ thiết kế công trình, bản vẽ phần mềm, máy móc,... sẽ tham gia vào quá trình thi công để đảm bảo bộ phận thi công xây dựng thực hiện đúng theo bản vẽ. Trường hợp có xảy ra vấn đề sai sót cũng có thể điều chỉnh kịp thời giúp doanh nghiệp giảm thiểu tối đa rủi ro xảy ra.

2. Mô tả công việc của kỹ sư kết cấu

Cơ hội việc làm của kỹ sư kết cấu ngày nay vô cùng rộng mở bởi chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao. Công việc của kỹ sư thiết kế kết cấu không chỉ gói gọn trong các bản vẽ mà còn thực hiện những công việc như sau:

2.1 Đánh giá chi phí xây dựng

Chủ đầu tư luôn tìm kiếm những kỹ sư có kinh nghiệm làm việc và năng lực chuyên môn giỏi để giảm thiểu chi phí xây dựng và theo sát quá trình xây dựng kết cấu công trình. Kỹ sư kết cấu cần tìm kiếm, tính toán chi phí xây dựng phù hợp với quy mô xây dựng một cách tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Tuỳ thuộc vào quy mô công trình sẽ có mức chi phí khác nhau, việc tính giá sẽ giúp tối ưu chi phí nguyên vật liệu đầu vào.

2.2 Đề xuất giải pháp hiệu quả về kết cấu

Kết cấu công trình cần được thiết kế một cách chi tiết, tỉ mỉ và chuẩn xác. Kỹ sư kết cấu thường là người tư vấn cho chủ đầu tư, người thi công,... để tạo ra sản phẩm công trình có kết cấu bền vững và an toàn. Bên cạnh đó, các công trình hoạt động dựa trên nhu cầu và mục đích sử dụng của con người nên cần phải thiết kế kết cấu phù hợp, giúp các kỹ sư công trình xây dựng đúng với bản vẽ của kỹ sư thiết kế.

Thiết kế kết cấu là gì năm 2024
Tính toán số liệu kỹ thuật chuẩn xác đảm bảo tính an toàn cho công trình khi thi công

2.3 Đảm bảo an toàn về mặt công trình

Công trình được thiết kế dựa trên mục đích sử dụng của con người, nên việc đảm bảo an toàn trong quá trình thi công và đưa vào sử dụng là vô cùng cần thiết. Để an toàn cho con người, kỹ sư kết cấu cần thiết kế công trình có kết cấu vững chắc, chịu lực và tải trọng tốt.

Bên cạnh đó, việc thiết kế công trình an toàn cũng là một trong những tiêu chí được chủ đầu tư đặc biệt quan tâm bởi việc này vừa đánh giá năng lực vừa đánh giá đạo đức nghề nghiệp của người kỹ sư thiết kế kết cấu.

2.4 Triển khai bản vẽ kết cấu vào thực tế

Các kỹ sư kết cấu là người hiểu rõ nhất về bản vẽ thiết kế nên họ sẽ trực tiếp triển khai và mô tả cho các kỹ sư công trình một cách cặn chi tiết. Đồng thời, trong suốt quá trình thi công, kỹ sư thiết kế cần theo sát công trình để đảm bảo việc triển khai xây dựng đúng với ý tưởng cũng như bản vẽ đã được đề ra trước đó, nhằm giảm thiểu rủi ro cho chủ đầu tư.

3. Những kỹ năng cần có đối với kỹ sư kết cấu để thành công trong nghề

Khi tuyển dụng kỹ sư kết cấu, các doanh nghiệp không chỉ đòi hỏi năng lực và kiến thức chuyên môn đã được đào tạo qua trường lớp mà còn chú trọng đến kỹ năng mềm. Có thể nói, kỹ năng chính là nhân tố quan trọng giúp việc ứng tuyển trở nên thuận lợi hơn khi phỏng vấn hoặc giúp các kỹ sư trao đổi công việc với đội nhóm một cách dễ dàng. Những kỹ năng cần có nếu muốn trở thành kỹ sư thiết kế kết cấu thành công:

Thiết kế kết cấu là gì năm 2024
Trang bị kỹ năng mềm sẽ giúp kỹ sư thiết kế kết cấu tối ưu công việc

3.1 Kỹ năng về kỹ thuật

Việc phác thảo bản thiết kế kết cấu là nhiệm vụ phải làm của kỹ sư kết cấu. Tuy nhiên, để diễn giải bản vẽ một cách dễ hiểu nhất thì không phải kỹ sư nào cũng thực hiện được. Để mô tả bản vẽ cần hiểu bản vẽ và biết đọc bản vẽ, cũng như phải biết sử dụng các công nghệ kỹ thuật để hỗ trợ quá trình thiết kế như: trình chiếu, giải thích thông số kỹ thuật, mô phỏng bản vẽ trên máy tính,...

Ngoài ra, những kỹ năng kỹ thuật mà kỹ sư cần có khi thiết kế kết cấu là: đọc hiểu bản vẽ, bóc tách khối lượng của bản vẽ, sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế,...

3.2 Kỹ năng giao tiếp

Khi làm việc tại các doanh nghiệp, kỹ sư kết cấu thường xuyên tiếp xúc với nhiều đối tượng như: công nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, chủ đầu tư,... Do đó, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp kỹ sư mô tả ý tưởng, truyền tải thông tin và giải thích thuật ngữ chuyên ngành một cách dễ hiểu. Một nhân viên thiết kế kết cấu có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ có thể phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, đảm bảo công việc hoàn thành đúng tiến độ.

3.3 Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng giao tiếp bổ trợ cho khả năng làm việc nhóm của kỹ sư kết cấu. Việc phối hợp ăn ý giữa các bộ phận trong công ty sẽ giúp công việc được thuận lợi, suôn sẻ và công trình được hoàn thành đúng thời hạn. Bên cạnh đó, đội nhóm làm việc hiệu quả sẽ giúp chủ đầu tư giảm thiểu rủi ro hoặc nếu có xảy ra rủi ro thì sẽ đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo sự an toàn cho người lao động và người sử dụng.

3.4 Kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành xây dựng

Không chỉ riêng ngành xây dựng mà những ngành nghề khác cũng cần trang bị kỹ năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng anh. Các kỹ sư kết cấu cần dành thời gian để học tiếng anh chuyên ngành nhằm phục vụ cho công việc thiết kế bản vẽ, đọc bản vẽ kỹ thuật,... Ngoài ra tiếng anh sẽ giúp kỹ sư tham khảo được các nguồn tài liệu nước ngoài, giúp nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn ngành xây dựng.

4. Yêu cầu tuyển dụng kỹ sư kết cấu

- Bằng cấp: Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng khi tuyển dụng kỹ sư kết cấu yêu cầu trình độ chuyên môn được đào tạo bài bản từ bậc Đại học trở lên. Tuy nhiên, làm việc trong ngành xây dựng thì văn bằng Thạc sĩ sẽ giúp kỹ sư có cơ hội thăng tiến cao. - Thành thạo phần mềm: Ngoài vấn đề bằng cấp, kỹ sư thiết kế cần sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế 3D, CAD,... - Kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng biến, kỹ năng diễn thuyết, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ngoại ngữ,... - Kinh nghiệm làm việc: Tích lũy nhiều kinh nghiệm thực tiễn giúp cơ hội việc làm kỹ sư kết cấu rộng mở.

5. Mức lương của kỹ sư kết cấu

Bên cạnh sự phát triển về kinh tế, ngành xây dựng luôn là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Ngoài ra, kỹ sư phụ trách kết cấu cũng là một trong những bộ phận quan trọng nhất của bất kỳ công trình xây dựng nào. Vì vậy, cơ hội việc làm cho các kỹ sư kết cấu luôn rộng mở với vô số cơ hội thăng tiến.

Là một công việc đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, cùng với việc thường xuyên đi công tác, đi thực tế tại công trường nên mức lương kỹ sư kết cấu là rất cao. Theo thông tin từ CareerViet , lương vị trí này dao động từ từ 12.500.000 đến 18.800.000 đồng / tháng.

- Với kỹ sư từ 1-4 năm kinh nghiệm, lương trung bình khoảng 14.700.000 đồng/ tháng. - Với cá nhân có từ 5-9 năm kinh nghiệm, có thể phụ trách nhiều mảng của dự án, thu nhập lên đến 17.000.000 đồng/ tháng kèm theo các khoản thưởng dự án hấp dẫn.

Thiết kế kết cấu là gì năm 2024
Lương trung bình kỹ sư kết cấu

6. Tìm việc làm kỹ sư kết cấu ở đâu?

Với sự phát triển của ngành xây dựng hiện nay, cơ hội việc làm kỹ sư kết cấu vô cùng rộng mở bởi sự thay đổi về nhu cầu và yêu cầu về chất lượng cuộc sống ngày càng cao. Cũng chính vì thế mà các doanh nghiệp thường chọn những kênh tuyển dụng uy tín để tìm được những ứng viên chất lượng, có năng lực chuyên môn và kỹ năng làm việc xuất sắc.

Thiết kế kết cấu là gì năm 2024
Thông tin tuyển dụng việc làm kỹ sư kết cấu trên CareerViet được mô tả chi tiết và đầy đủ

CareerViet là một trong những trang thông tin tuyển dụng được nhiều nhà tuyển dụng và người lao động sử dụng thường xuyên. Đây là nơi bạn có thể cập nhật tin tức tuyển dụng kỹ sư nhanh nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như 63 tỉnh thành trên cả nước, giúp bạn không bao giờ bỏ lỡ cơ hội việc làm quý giá. Nếu bạn muốn tìm việc làm xây dựng khác, hãy truy cập CareerViet ngay hôm nay để ứng tuyển những công việc tốt nhất.

Hy vọng với những chia sẻ về kỹ sư kết cấu trên đây, CareerViet đã giúp bạn hiểu hơn về công việc này. Hãy trang bị cho mình kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết để có chuẩn bị cho công việc mơ ước và có cơ hội thăng tiến nhé!

Khái niệm kết cấu là gì?

Kết cấu là tập hợp các bộ phận của nhà hoặc công trình có liên hệ với nhau. Làm nhiệm vụ tiếp nhận, phân bố và chuyển tải trọng đứng và ngang của công trình xuống nền móng và bảo vệ công trình trước các tác động của môi trường như nhiệt độ, xâm thực khí quyển….

Kỹ sư kết cấu lương bao nhiêu?

Mức lương của kỹ sư kết cấu Là một công việc đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, cùng với việc thường xuyên đi công tác, đi thực tế tại công trường nên mức lương kỹ sư kết cấu là rất cao. Theo thông tin từ CareerViet , lương vị trí này dao động từ từ 12.500.000 đến 18.800.000 đồng / tháng.

Kỹ sư thiết kế kết cấu là gì?

Kỹ sư kết cấu là người thiết kế ra các sản phẩm trong lĩnh vực xây dựng như nhà ở, cầu đường, hầm,... Kỹ sư kết cấu là người đảm nhận nhiệm vụ thiết kế công trình xây dựng, cũng có thể là thiết kế các máy móc, hay thiết kế phần mềm… Họ là người lập nên các bản vẽ công trình, bản vẽ phần mềm, máy móc.

Thiết kế kết cấu thép là gì?

Kết cấu thép là kết cấu chịu lực của các công trình xây dựng được thiết kế và cấu tạo từ thép. Đây là loại kết cấu được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, đặc biệt là trong các công trình xây dựng có quy mô lớn như nhà thép tiền chế, nhà xưởng công nghiệp bởi những đặc tính hữu ích của thép.