Thư tín dụng hủy ngang là gì

Theo Điều 2, UCP 000 thư tín dụng là bất cứ thỏa thuận nào, dù được gọi hoặc mô tả như thế nào mà theo đó không thể hủy ngang và trở thành một cam kết của ngân hàng phát hành thư tín dụng về việc thanh toán khi chứng từ xuất trình hợp lệ.

Thư tín dụng thương mại là một văn bản do một Ngân hàng phát hành theo yêu cầu của người nhập khẩu [người xin mở thư tín dụng] cam kết trả tiền cho người xuất khẩu [người hưởng lợi] một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điểu khoản quy định trong lá thư đó – xuất trình đầy đủ các chứng từ hợp lệ. Đây là khái niệm L/C theo nghĩa hẹp, trong quá trình phát triển của mình, phạm vi ứng dụng của L/c không ngừng được mở rộng và khái niệm L/C cũng được mở rộng hơn.

Nguyên tắc hoạt động của Thư Tín Dụng

Độc lập

Thư tín dụng có tính chất quan trọng: L/c hình thành trên cơ sở của hợp đồng mua bán, tức là phải căn cứ vào nội dung và yêu cầu của hợp đồng để người nhập khẩu làm đơn yêu cầu mở L/c nhưng sau khi đã mở rồi, L/c lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Ngần hàng mở L/C chỉ căn cứ vào L/c mà thôi. Điều này được qui định rất rõ trong UCP 600.

Điều 4: Thư tín dụng so với hợp đồng

a. Tín dụng thư về bản chất nó là các giao dịch riêng biệt với hợp đồng mua bán hoặc các hợp đồng khác, mà chính hợp đồng đó là cơ sở cho ra đời thư tín dụng. Các Ngân hàng không hề liên quan gì đến hoặc không hể bị ràng buộc bởi các hợp đồng đó, thậm chí ngay cả khi có bất cứ dẩn chiếu nào đến các hợp đồng đó được ghi trong thư tín dụng.

Trong mội trường hợp, người thụ hưởng không được lợi dụng mối quan hệ hợp đồng đang có giữa các Ngân hàng hoặc giữa người xin mở thư tín dụng với Ngân hàng phát hành.

b. Ngân hàng phát hành nên ngăn chặn khuynh hướng của người xin mở thư tín dụng muốn quy định các bản sao như hợp đồng, hóa đơn báo giá làm cơ sở để mở thư tín dụng hoặc tương tự như vậy là một phần không thể thiếu của thư tín dụng.

Điều 5: Chứng từ so với hàng hóa, dịch vụ hoặc các giao dịch.

Các Ngân hàng chỉ xem xét trên chứng từ mà không căn cứ vào hàng hóa, dịch vụ hoặc các giao dịch mà các chứng từ đó có liên quan đến.

Tuân thủ nghiêm ngặt

Ngân hàng chỉ thanh toán nếu các chứng từ giao hàng hoàn toàn phù hợp với L/C, đúng với các chỉ dẫn của người mua [xem Điều 14-UCP 600: Tiêu chuẩn để kiểm tra chứng từ].

Theo nguyên tắc này Ngân hàng sẽ kiểm tra toàn bộ chứng từ người bán xuất trình hết sức kỹ lưỡng; kỹ đến mức máy móc từng chữ một. Nếu Ngân hàng không phát hiện ra những sai biệt – discrepancy thanh toán nhầm, thì Ngân hàng sẽ phải chịu trách nhiệm.

Nội dung của Thư Tín Dụng

Trong thư tín dụng có những nội dung sau đây:

– Số hiệu; địa chỉ và ngày mở L/c.

– Loại L/C.

– Số tiền của L/C.

– Thời hạn hiệu lực; thời hạn trà tiền và thời hạn giao hàng.

– Những qui định về hàng hóa.

– Những qui định về vận tài; giao nhận hàng.

– Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình.

– Sự cam kết trả tiền của Ngân hàng mở L/C.

– Những điều kiện đặc biệt khác.

– Chữ ký của ngân hàng phát hành L/C; nếu mở L/C bằng thư.

Thư tín dụng có thể hủy bỏ

Là loại L/c mà ngân hàng mở L/C và người nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung họặc có thể hủy bỏ L/c bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/c;loại L/c có thể hủy bỏ này trong thanh toán quốc tế ít được sử dụng, bởi vì L/C có thể hủy bỏ thực chất chì là lời hứa trả tiến chứ không phải là sự cam kết trả tiền chắc chắn.

Thư tín dụng không thể hủy bỏ/không thể hủy ngang

Là loại L/C sau khi được mở ra thì ngân hàng mở L/C và người nhập khẩu không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó trừ khi có sự thỏa thuận khác của nhà xuất khẩu và các bên tham gia L/C.
Trước đây L/C không ghi chữ “IRREVOCABLE” thi đương nhiên coi nó là có thể hủy bỏ được, tức là ngân hàng mở L/C muốn hủy bỏ, bổ sung hoặc sửa đồi lúc nào cũng được, không cần phải có sự đồng ý của các bên[UCP 400].

Còn theo UCP 500 thì qui định ngược lại:

Điều 6:

a. Một tín dụng thư có thể

– Hoặc có thể hủy ngang.

– Hoặc không thể hủy ngang.

b. Vì vậy Thư tín dụng phải ghi có thể hủy ngang hay không hủy ngang.

c. Nếu tín dụng không ghi có thể hủy ngang hay không thể hủy ngang thì nó được coi là không thể hủy ngang.

Loại L/C không thể hủy bỏ được sử dụng phổ biến rộng rãi nhất trong thanh toán quốc tế, vì nó đảm bảo quyền lợí cho người xuất khẩu. Đó là loại L/C cơ bản nhất.

Ngoài ra trong từng trường hợp đặc biệt, người ta có thể sử dụng các loại thư tín dụng sau:

– Thư tín dụng không thể hủy bỏ có xác nhận.

– Thư tín dụng không thể hủy bỏ miễn truy đòi.

– Thư tín dụng tuần hoàn.

– Thư tín dụng dự phòng.

– Thư tín dụng thanh toán dần dần.

– Thư tín dụng ứng trước.

– Thư tín dụng có điều khoản đỏ.

– Thư tín dụng chuyển nhượng.

– Thư tín dụng giáp lưng.

– Thư tín dụng đối ứng.

– Thư tín dụng thanh toán.

– Thư tín dụng chấp nhận.

– Thư tín dụng thương lượng.

– Thư tín dụng nhờ thu.

– Thư tín dụng có điều khoản cho phép hoàn trả bằng điện.

– Thư tín dụng có điều khoản không cho phép hoàn trả bằng điện.

Chủ Đề