Thực chất của phương pháp biện chứng là gì

Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh hiện thực khách quan. Vậy Quan hệ biện chứng là gì? Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng là gì? Phép biện chứng là một trong những nội dung quan trọng của môn Triết học. Dưới đây, ACC xin gửi đến Quý bạn đọc bài viết liên quan đến vấn đề quan hệ biện chứng là gì, nhằm mục đích hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Quan hệ biện chứng là gì?

Biện chứng là một phương pháp luận, đây là phương pháp tồn tại ở cả nền triết học phương Đông và phương Tây trong thời cổ đại.

Theo nghiên cứu, biện chứng được hiểu như sau: Biện chứng là một phạm trù dùng để chỉ mối quan hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động phát triển theo quy luật của các sự vật hiện tượng quá trình trong tự nhiên xã hội và tư duy.

Hai loại hình biện chứng gồm biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan. Trong đó:

  • Biện chứng khách quan: Biện chứng của bản thân thế giới vật chất, tồn tại khách quan độc lập với ý thức của con người.
  • Biện chứng chủ quan: Biện chứng của sự thống nhất giữa logic biện chứng, phép biện chứng và lý luận nhận thức, là tư duy biện chứng. Biện chứng của quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc của con người.

Phép biện chứng là học thuyết lý luận nghiên cứu khái quát về biện chứng của thế giới. Chúng khái quát những mối liên hệ phổ biến nhất, những quy luật chung nhất của mọi sự vật, sự việc, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy thành các nguyên lý quy luật khoa học nhằm xây dựng các phương pháp luận khoa học cho cả quá trình nhận thức và thực tiễn.. Phép biện chứng thuộc về biện chứng chủ quan.

Trong triết học, quan hệ biện chứng là gì? Để hiểu hơn về vấn đề này chúng ta cần phải biết quan hệ trong triết học được hiểu là mối quan hệ, sự tác động, phụ thuộc qua lại giữa hai [hoặc nhiều hơn hai] đối tượng hoặc hai [hoặc nhiều hơn hai] nhóm đối tượng trong một hệ thống nhất định [tập hợp] có liên quan với nhau theo nghĩa chung nhất. Trong biện chứng, khái niệm quan hệ dùng để chỉ: sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.

Ví dụ như: Trên thị trường luôn luôn diễn ra quá trình cung và cầu quy định lẫn nhau. Cung và cầu tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, chuyển hóa lẫn nhau, từ đó tạo nên quá trình vận động, phát triển không ngừng của cả cung và cầu. Đây cũng chính là những nội dung cơ bản khi phân tích về mối quan hệ biện chứng giữa cung cầu.

Giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng là gì

Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng mà trong đó vật chất có trước, ý thức có sau; vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý thức nhưng không thụ động mà có thể tác động trở lại vật chất qua hoạt động của con người.

Theo Lê-nin thì vật chất là một phạm trù triết học để chỉ thực tại khách quan, đem đến cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con người chép lại, chụp lại, phản ánh lại và không tồn tại lệ thuộc vào cảm giác. Bên cạnh đó, ý thức là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử xã hội. Ý thức mang bản chất là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, chính là sự phản ánh tích cực, tự giác, chủ động thế giới khách quan và bộ não con người thông qua hoạt động thực tiễn.

Vật chất và ý thức có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng là gì, điều này được thể hiện qua nhận thức và thực tiễn.

Vật chất có vai trò quyết định ý thức. Nếu không có vật chất trong tự nhiên và trong xã hội thì sẽ không có ý thức nên ý thức là thuộc tính, là sản phẩm của vật chất. ý thức chịu sự chi phối, quyết định của vật chất. Bên cạnh đó, ý thức có tính sáng tạo, năng động nhưng những điều này có cơ sở từ vật chất và tuân theo những quy luật của vật chất. Vật chất quy định nội dung và hình thức biểu hiệu của ý thức. Điều này có ý nghĩa là ý thức mang những thông tin về đối tượng vật chất cụ thể. 

Ý thức tác động trở lại vật chất. Dù vật chất là nguồn gốc của ý thức nhưng ý thức không thụ động mà sẽ tác động trở lại vật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Qua hoạt động, ý thức có thể thay đổi, cải tạo hiện thực khách quan theo nhu cầu phát triển của con người. Mức độ tác động phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như nhu cầu, ý chí, điều kiện, môi trường… và nếu được tổ chức tốt thì ý thức có khả năng tác động lớn đến vật chất.

– Phải luôn xuất phát từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt động. Con người sẽ thu nhận tri thức thông qua chu trình học tập, nghiên cứu từ các hoạt động quan sát, phân tích để tác động vào đối tượng vật chất và buộc những đối tượng này phải thể hiện những thuộc tính, quy luật. Con người phải căn cứ vào hiện thực khách quan để có thể đánh giá, xác định phương hướng, biện pháp, kế hoạch mới có thể thành công để cải tạo thế giới khách quan đáp ứng nhu cầu của mình. Ngoài ra, con người cũng cần phải tránh xa những thói quen chỉ căn cứ vào nhu cầu, niềm tin mà không nghiên cứu đánh giá tình hình vất chất.

– Phát huy tính năng động, sáng tạo, sức mạnh to lớn của yếu tố con người. Con phải luôn chủ độn sáng tạo, phát huy khả năng của mình. Bên cạnh đó, con người cũng phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao năng lực bản thân. Không được thụ động, ỷ lại trong mọi trường hợp để tránh việc sa vào lười suy nghĩ, lười lao động.

Biện chứng là một phương pháp luận, đây là phương pháp tồn tại ở cả nền triết học phương Đông và phương Tây trong thời cổ đại.

Thông thường từ  01 đến 03 ngày làm việc, kể từ nhận được đầy đủ hồ sơ

ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với giá cả hợp lý

Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề Quan hệ biện chứng là gì do Công ty Luật ACC cung cấp kiến thức đến khách hàng. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích về quan hệ biện chứng là gì đối với bạn. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với ACC qua các thông tin sau để được đội ngũ chuyên viên của chúng tôi giải đáp, tư vấn.

Hotline: 1900.3330Zalo: 0846967979Gmail:

Website: accgroup.vn

Mục lục bài viết

  • 1. Sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phép biện chứng cho ra đời chủ nghĩa duy vật biện chứng
  • 2. Giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn
  • 3. Sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng
  • 4. Quan niệm duy vật triệt để
  • 5. Tính thực tiễn - cách mạng

1. Sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phép biện chứng cho ra đời chủ nghĩa duy vật biện chứng

Cốt lõi của chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩa duy vật kết hợp với phép biện chứng.

Đặc trưng của phương pháp duy vật biện chứng là coi một sự vật hay một hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác.

C.Mác đã kế thừa tư tưởng về phương pháp biện chứng của Georg Wilhelm Friedrich Hegel và lý luận về chủ nghĩa duy vật của Ludwig Andreas von Feuerbach và phát triển nên phương pháp luận này. Các nhà triết học Marx-Lenin cho rằng phương pháp duy vật biện chứng là cơ sở triết học cho hệ tư tưởng của họ.

Triết học Mác là một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác, là hạt nhân thế giới quan, phương pháp luận của hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, là công cụ nhận thức vĩ đại để giai cấp công nhân nhận thức và cải tạo thế giới, xóa bỏ áp bức, bóc lột, bất công; giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, xây dựng chế độ xã hội mới tốt đẹp hơn đó là xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa. Những cống hiến vĩ đại của C.Mác trong lĩnh vực triết học đó là tạo nên sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phép biện chứng; sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử; làm cho triết học trở thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng để giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động trên toàn thế giới.

Trong lịch sử triết học duy vật trước C.Mác đã chứa đựng không ít những hạt nhân hợp lý. Nhưng do sự hạn chế của điều kiện lịch sử xã hội, trình độ phát triển của khoa học cho nên tính siêu hình, duy vật về tự nhiên, duy tâm về xã hội là nhược điểm lớn nhất của chủ nghĩa duy vật trước C.Mác. Trong khi đó, phép biện chứng lại bị nhốt trong cái vỏ duy tâm thần bí của triết học cổ điển Đức, đặc biệt là hệ thống triết học duy tâm, bảo thủ, phản động của G.V.Ph.Hêghen. Để xây dựng một thế giới quan, phương pháp luận triết học thực sự khoa học và cách mạng, đem lại cho loài người một công cụ nhận thức vĩ đại, C.Mác đã tiến hành cải tạo chủ nghĩa duy vật L.Phoiơbắc, phép biện chứng duy tâm của Hêghen. Công lao của C.Mác trong cải tạo chủ nghĩa duy vật đã được V.I.Lênin đã khẳng định: “Trong khi nghiên cứu sâu và phát triển chủ nghĩa duy vật triết học, Mác đã đưa học thuyết đó tới chỗ hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người”.

Phép biện chứng là một cống hiến vĩ đại, không thể phủ nhận của C.Mác. C.Mác đã chủ định nghiên cứu phép biện chứng từ rất sớm. Trong khi thừa nhận những hạt nhân hợp lý, C.Mác đã chỉ ra thế giới quan duy tâm, lộn ngược, tính chất bảo thủ, phản động, bất lực trước những vấn đề xã hội và lịch sử trong phép biện chứng của G.V.Ph.Hêghen. C.Mác đã đặt ra yêu cầu phải sử dụng phép biện chứng duy vật để phân tích các vấn đề xã hội và lịch sử. Theo đó, phép biện chứng duy vật của C.Mác khác hẳn về chất so với phép biện chứng duy tâm của G.V.Ph.Hêghen. Đúng như C.Mác đã khẳng định: “Phương pháp biện chứng của tôi không những khác phương pháp của Hê-ghen về cơ bản, mà còn đối lập hẳn với phương pháp ấy nữa.”[2]. Tạo ra sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng là cống hiến vĩ đại của C.Mác mà trong lịch sử triết học chưa từng có. C.Mác đã đem lại cho loài người tiến bộ vũ khí lý luận sắc bén, công cụ nhận thức vĩ đại.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học; là khoa học về những quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Triết học Mác-Lênin là triết học duy vật, bởi triết học đó coi ý thức là tính chất của dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não người và nhiệm vụ của bộ não người là phản ánh giới tự nhiên. Sự phản ánh có tính biện chứng, bởi nhờ nó mà con người nhận thức được mối quan hệ qua lại chung nhất giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vật chất; đồng thời nhận thức được rằng, sự vận động và phát triển của thế giới là kết quả của các mâu thuẫn đang tồn tại bên trong thế giới đang vận động đó.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng - nó là hình thức cao nhất trong các hình thức của chủ nghĩa duy vật. Bản chất của nó thể hiện ở a] Giải quyết duy vật biện chứng vấn đề cơ bản của triết học. b] Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng tạo nên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ là phương pháp giải thích, nhận thức thế giới, mà còn là phương pháp cải tạo thế giới của giai cấp công nhân trong quá trình cải tạo và xây dựng xã hội. c] Quan niệm duy vật về lịch sử là cuộc cách mạng trong học thuyết về xã hội. d] Sự thống nhất giữa tính khoa học với tính cách mạng; lý luận với thực tiễn tạo nên tính sáng tạo của triết học Mác.

Bản chất của thế giới quan duy vật biện chứng thể hiện ở những điểm dưới đây:

2. Giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trên quan điểm thực tiễn

Trong việc giải quyết mối quan hệ giữa vật chất với ý thức, chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối hoá ý thức, khẳng định ý thức sinh ra và quy định vật chất, còn chủ nghĩa duy vật trước Mác tuy khẳng định bản chất thế giới là vật chất, nhưng mắc hai hạn chế cơ bản là duy vật không triệt để [duy vật về tự nhiên, duy tâm về xã hội] và cũng không thấy được sự tác động ngược trở lại của ý thức đối với vật chất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên, nhưng nguyên nhân cơ bản và chủ yếu là thiếu quan điểm thực tiễn.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng với việc giải quyết mối quan hệ giữa vật chất với ý thức.

- Vật chất là cái thứ nhất, ý thức là cái thứ hai; vật chất quy định ý thức. Ý thức không chỉ phản ánh thế giới vật chất, mà còn sáng tạo ra thế giới vật chất; ý thức có tác động ngược lại, trở thành lực lượng vật chất khi thâm nhập vào quần chúng.

- Thực tiễn, là mắt khâu trung gian trong mối quan hệ giữa ý thức với vật chất. Thông qua hoạt động thực tiễn, ý thức được vật chất hoá; tư tưởng trở thành hiện thực.

3. Sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật với phép biện chứng

Việc tách rời thế giới quan duy vật với phép biện chứng làm cho các nhà triết học trước Mác không nhận thức được mối liên hệ phổ biến; không nhận thức sự thống nhất và nối tiếp nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất.

Kế thừa những hạt nhân hợp lý của các học thuyết triết học trước đó; tổng kết những thành tựu của khoa học đương thời, C.Mác và Ph.Ăngghen đã giải thoát thế giới quan duy vật khỏi tính siêu hình; giải thoát phép biện chứng khỏi tính duy tâm, tư biện để sáng lập nên chủ nghĩa duy vật biện chứng- kết quả của sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng.

Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng đã đem lại quan niệm mới về thế giới- thế giới luôn vận động, biến đổi, chuyển hoá và phát triển không ngừng.

4. Quan niệm duy vật triệt để

Hạn chế của các nhà duy vật trước Mác về lịch sử tạo nên tính không triệt để của các học thuyết triết học duy vật trước Mác.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khắc phục hạn chế về tính không triệt để của các học thuyết triết học duy vật trước Mác bằng cách khẳng định nguồn gốc vật chất của xã hội [xã hội là một bộ phận đặc thù của tự nhiên]; sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội; phương thức sản xuất quy định quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung; tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội; sự phát triển của xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên; quần chúng nhân dân là chủ thể chân chính sáng tạo ra lịch sử. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng...

=> Do vậy, chủ nghĩa duy vật biện chứng là thành tựu vĩ đại của tư tưởng khoa học; là cuộc cách mạng trong quan niệm về xã hội; là công cụ vĩ đại trong nhận thức và cải tạo thế giới.

5. Tính thực tiễn - cách mạng

Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ giải thích thế giới, mà còn đóng vai trò cải tạo thế giới.

- Bất kỳ học thuyết triết học nào cũng không trực tiếp làm thay đổi được thế giới, mà phải thông qua tri thức của mình về thế giới, con người hình thành mục đích, phương hướng, biện pháp v.v chỉ đạo hoạt động tác động vào thế giới.

- Bất kỳ học thuyết triết học nào cũng giải thích thế giới, nhưng để thực hiện vai trò cải tạo thế giới, triết học phải phản ánh đúng thế giới, phải định hướng cho hoạt động của con người hợp quy luật khách quan và phải được quần chúng tin và hành động theo.

- Sức mạnh cải tạo thế giới của chủ nghĩa duy vật biện chứng thể hiện trong sự định hướng cho hoạt động của quần chúng được quần chúng hành động theo.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định sự tất thắng của cái mới.

- Trong tính hợp lý của cái đang tồn tại đã bao hàm cả quan niệm về sự diệt vong tất yếu của nó. Tính cách mạng của chủ nghĩa duy vật biện chứng thể hiện qua sự phản ánh đúng đắn các quy luật chi phối sự vận động và phát triển; qua đó khẳng định tính tất yếu của quá trình xoá bỏ cái lỗi thời, xác lập cái mới cao hơn, tiến bộ hơn.

- Chủ nghĩa duy vật biện chứng không phải là giáo điều mà là sự định hướng cho mọi hoạt động. Là hệ thống mở, nên chủ nghĩa duy vật biện chứng cần được bổ sung, phát triển trên nền tảng của hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức để tạo ra những nguyên tắc phương pháp luận mà sự vận dụng sáng tạo trong những hoàn cảnh cụ thể là yêu cầu số một của những nguyên tắc ấy.

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Luật Minh Khuê [Sưu tầm và biên tập].

Video liên quan

Chủ Đề