Thuốc diệp hạ châu đánh giá năm 2024

TPO - Từ lâu, cây chó đẻ đã được coi là một loại thảo dược quý, dùng trong điều trị viêm gan. Tuy nhiên, nếu dùng cây chó đẻ điều trị bệnh viêm gan không đúng cách có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

Cây chó đẻ là loại cây khá phổ biến ở các miền quê Việt Nam. Chúng thường mọc hoang ở ven đường, những cánh đồng khô, vùng đất hoang hoặc bìa rừng dưới độ cao 600m. Loại cây này phân bố nhiều ở các nước như: Ấn độ, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Nhật Bản, Việt Nam, Nam Mỹ…

Cây chó đẻ còn có một số tên gọi khác là: Diệp hạ châu, cây cau trời, cây chó đẻ răng cưa. Tên hán việt là: Trân châu thảo, hiệp hậu châu, nhật khai dạ bế. Tên khoa học là Phyllanthus urinaria L, họ Thầu Dầu.

Những tác dụng của cây chó đẻ

Theo Đông y, cây chó đẻ có vị đắng, hơi ngọt. Là vị thuốc có tính mát. Có khả năng thanh can nhiệt, lợi tiểu, lương huyết, giải độc, sát trùng.

Theo kinh nghiệm người dân nhiều vùng thì cây chó đẻ được dùng để trị mụn nhọt, giải độc rắn cắn. Vừa dùng ngoài vừa uống trong được. Đặc biệt diệp hạ châu có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh gan, bệnh ngoài da, tiểu đường, viêm ruột, viêm phụ khoa…

Không chỉ được sử dụng trong y học cổ truyền, cây chó đẻ cũng đã được nghiên cứu trên cơ sở khoa học và được ứng dụng trong nhiều chế phẩm chữa bệnh.

Dưới đây là một số tác dụng của cây chó đẻ đã được y học hiện đại công nhận:

Điều trị viêm gan: Cây chó đẻ được nghiên cứu trong nhiều công trình và được ứng dụng trong các chế phẩm chữa bệnh như Hepamarin. Dược liệu này được công nhận có hiệu quả điều trị viêm gan mãn tính, viêm gan do virus và rượu.

Tác dụng miễn dịch: Cao lỏng từ cây chó đẻ được chứng minh về hiệu quả ức chế sự phát triển của virus HIV bằng cách ngăn chặn quá trình nhân đôi của virus.

Tác dụng điều trị các bệnh tiêu hóa: Các hoạt chất trong cây chó đẻ có khả năng kích thích trung tiện, ăn uống ngon miệng và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa. Hiện nay, dược liệu được ứng dụng trong nhiều chế phẩm chữa táo bón, viêm gan, vàng da, viêm đại tràng và đau dạ dày.

Tác dụng lợi tiểu: Các nhà khoa học phát hiện cây chó đẻ chứa một loại alkaloid có tác dụng chống co thắt cơ trơn, cơ vân nhằm lợi tiểu và hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi mật.

Tác dụng giảm đường huyết: Thực nghiệm vào năm 1995 trên các bệnh nhân tiểu đường nhận thấy, sử dụng cây chó đẻ liên tục trong 10 ngày có thể làm giảm lượng đường huyết đáng kể.

Tác dụng giảm đau: Thực nghiệm cho thấy, cây chó đẻ có tác dụng giảm đau mạnh gấp 3 lần so với Morphin và gấp 4 lần so với Indomethacin. Tác dụng giảm đau được xác định là do sự hiện diện của hỗn hợp steroid (beta-sitosterol, stigmasterol), ester ethyl và acid gallic có trong dược liệu.

Tác dụng khác: Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng điều trị viêm phế quản, ho, hen suyễn, lao phổi, sốt rét, viêm da thần kinh,…

Thuốc diệp hạ châu đánh giá năm 2024

Lưu ý khi sử dụng cây chó đẻ

Cây chó đẻ đem lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách, dược liệu này có thể gây ra một số rủi ro và tác dụng không mong muốn.

Không được dùng nếu không mắc bệnh về gan mật

Đối với những người mắc các bệnh về gan hoặc mật thì việc sử dụng chó đẻ răng cưa hỗ trợ điều trị sẽ rất tốt. Tuy nhiên đây là loại cây chữa bệnh, không nên uống hàng ngày để phòng bệnh, vì với người bình thường rất dễ gây tổn thương, mất cân bằng chức năng gan, mật,.. từ đó rất dễ dẫn đến chai gan, xơ gan.

Không được sử dụng để sắc nước uống hàng ngày

Đây là loại cây chữa bệnh, không có tác dụng làm thuốc bổ vì vậy bạn không được tự ý sắc nước uống hằng ngày. Việc lạm dụng có nguy cơ làm phá vỡ hồng huyết cầu, từ đấy làm suy giảm hệ miễn dịch, hư hại chức năng gan.

Người tỳ vị hư hàn không nên dùng

Cây chó đẻ có tính mát dễ làm nặng thêm tình trạng tiêu hóa không tốt của người bệnh.

Phụ nữ có thai cũng không được dùng

Cây chó đẻ có tác dụng gây co mạch máu và tử cung dễ gây trụy thai.

Không nên uống một mình cây chó đẻ

Cần phối hợp cây chó đẻ các vị thuốc khác. Cây chó đẻ có tác dụng phụ gây giảm hồng cầu, hạ huyết áp và tăng nguy cơ gây suy giảm miễn dịch.

Cây chó đẻ là một vị thuốc mọc hoang ngoài tự nhiên rất nhiều, được bán với giá thành rẻ. Vì thế rất nhiều người đã tự mua về đun nước uống. Điều này có thể gây nguy hại đến sức khỏe của người sử dụng. Đặc biệt lưu ý không nên sử dụng cây chó đẻ nếu không có chỉ định của bác sĩ hoặc thầy thuốc.

Chị Nguyễn Thị Thanh (ở Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết thường xuyên nấu nước uống với loại lá này cho chồng bởi anh hay uống rượu bia. “Uống rượu bia nhiều sẽ hại gan, được biết tác dụng của Diệp hạ châu có thể bảo vệ cho gan nên tôi nấu nước cho chồng uống thay nước lọc hàng ngày và khá yên tâm”, chị Thanh nói.

Tương tự, Minh Anh (25 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) cũng sử dụng loại nước này nhằm mục đích đẹp da, trị mụn bởi tác dụng làm mát gan của Diệp hạ châu.

Diệp hạ châu còn được gọi là cây chó đẻ răng cưa.

Tác dụng mát gan có thật?

Liên quan tới loại cây này, lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho biết Diệp hạ châu còn gọi là cây chó đẻ, chó đẻ răng cưa. Sở dĩ gọi là Diệp hạ châu là vì ở phía dưới lá (diệp hạ) có nhiều hạt tròn (châu).

Tại Việt Nam, cây còn có nhiều tên địa phương khác như: cam kiềm, cỏ trân châu, rút đất, diệp hòa thái...

Diệp hạ châu được dùng làm thuốc từ 2000 năm nay. Theo Trung Quốc Cao Đẳng Thực Vật Đồ Giám Bản (1972), Diệp hạ châu có tác dụng thanh can minh mục (mát gan sáng mắt), lợi thủy (trị phù ứ nước), giải độc tiêu tích (ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng).

“Diệp hạ châu có vị đắng, hơi ngọt, tính mát. Tác dụng nổi bật nhất của diệp hạ châu là thanh can, giải độc, trọng tâm về gan, nó được dùng để giải độc gan, hỗ trợ chữa viêm gan siêu vi trùng”, lương y Bùi Hồng Minh cho hay.

Năm 1982, Break Stone đã gây được sự chú ý đối với toàn thế giới về tác dụng chống virus viêm gan B của cây thuốc này. Những thử nghiệm lâm sàng trên trẻ em với bệnh viêm gan truyền nhiễm bằng một chế phẩm có Phyllanthus amarus của Ấn Độ đã cho kết quả nhiều hứa hẹn. Sau 30 ngày uống Diệp hạ châu (900mg/ngày) 50% những yếu tố lây truyền trong máu của virus viêm gan B (sinh kháng thể bề mặt của viêm gan B) đã mất đi. Bột Diệp hạ châu (Phyllanthus niruri) cho kết quả tốt với bệnh nhân viêm gan B khi uống 900 - 2.700 mg trong 3 tháng liên tục.

Nghiên cứu của Nhật Bản và Ấn Độ trong năm 1980 đã xác định những tác dụng điều trị bệnh gan của Diệp hạ châu là do phyllanthin, hypophyllathin và triacontanal.

Tại Việt Nam, khá nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng điều trị viêm gan của Diệp hạ châu đã được tiến hành, chẳng hạn: nhóm nghiên cứu của Lê Võ Định Tường (Học Viện Quân Y - 1990 - 1996) đã thành công với chế phẩm Hepamarin từ Phyllanthus amarus; nhóm nghiên cứu của Trần Danh Việt, Nguyễn Thượng Dong (Viện Dược Liệu) với bột Phyllanthin (2001).

Dùng nhiều gây phản tác dụng

Lương y Bùi Hồng Minh khuyến cáo việc dùng diệp hạ châu thường xuyên là sai lầm, đặc biệt việc dùng uống thay thế nước lọc hàng ngày để mát gan, đẹp da.

“Dùng diệp hạ châu phải theo lộ trình, có thể 5-7 ngày rồi dừng, không thể dùng thường xuyên, tùy tiện”, lương y nói.

Chuyên gia cho rằng do Diệp hạ châu có tính mát, lạm dụng chúng sẽ gây lạnh gan, dẫn tới xơ gan. Đặc biệt, không nên dùng Diệp hạ châu cho những người thể tỳ vị hư hàn, tức là những người dễ đầy bụng, khó tiêu, đại tiện lỏng nát, sợ lạnh. Nếu dùng trong trường hợp này sẽ làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Thuốc diệp hạ châu đánh giá năm 2024
GS Dương Trọng Hiếu khám bệnh cho bệnh nhân. Ảnh: HQ.

Đồng quan điểm, Giáo sư, Bác sĩ chuyên khoa II, Tiến sĩ Dương Trọng Hiếu, chuyên khoa Nội Y học cổ truyền, Bệnh Y học cổ truyền Trung ương, cũng khuyến cáo việc uống Diệp hạ châu không có tác dụng với những người lạm dụng rượu bia. Do đó, phụ thuộc vào loại lá này để thoải mái sử dụng rượu bia là một sai lầm.

Ngoài ra, cây Diệp hạ châu chỉ dùng để hỗ trợ điều trị viêm gan siêu vi B, tức là giúp làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh và khống chế sự phát triển của virus viêm gan siêu vi B, chứ không phải dùng cây thuốc này sẽ có kết quả âm tính với virus viêm gan B. Vì vậy, người không có bệnh về gan cũng không nên dùng Diệp hạ châu để phòng bệnh hay để tăng cường chức năng gan.