Thuốc huyết áp tác dụng bao lâu

Bạn có biết rằng Tăng huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”? Bởi vì bệnh diễn biến âm thầm, ít có các biểu hiện lâm sàng, do vậy rất nhiều bệnh nhân chủ quan không theo dõi và điều trị đến khi xảy ra những biến chứng nặng nề thì đã muộn và lúc đó họ mới thấy được vai trò vô cùng quan trọng của việc điều trị đúng và đủ.

Việc điều trị tăng huyết áp nhằm hai mục đích: ngăn ngừa lâu dài các biến chứng; nếu đã xảy ra các biến chứng thì điều trị tích cực chống tái phát và hạn chế tối đa tiến triển của bệnh. Tóm lại, thuốc điều trị tăng huyết áp có vai trò như người gác cổng, không để cho huyết áp của bạn lên cao và gây ra tai biến.

Chính vì vậy, nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị THA là điều trị lâu dài nếu không muốn nói là “suốt đời”. Tuy nhiên, nói thì dễ nhưng thực hiện mới là khó, đa số các bệnh nhân không tuân thủ điều trị theo nguyên tắc này vì chủ quan cảm thấy mình không có biểu hiện gì bất thường, vì e ngại các tác dụng phụ của thuốc khi dùng lâu dài hoặc vì cảm thấy dùng thuốc đều đặn hàng ngày là một việc phiền phức.

Nhưng bạn cần hiểu rằng, trong quá trình bạn uống thuốc, con số huyết áp trở về bình thường thì đó mới chỉ đạt mục tiêu điều trị, và con số huyết áp trở về bình thường là nhờ vào việc bạn uống thuốc đều đặn hàng ngày, do vậy bạn không được ngừng điều trị, khi muốn thay đổi thuốc phải hỏi ý kiến bác sĩ của bạn.

Khi bạn tự ngưng điều trị tăng huyết áp thì sẽ bị tái phát huyết áp ở mức như trước khi điều trị hay thậm chí còn cao hơn và đây là thời điểm thường xảy ra các biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ… vì bạn cần luôn ghi nhớ rằng THA lâu dài đã làm cho thành mạch máu của bạn yếu, xơ vữa và kém đàn hồi. Chính vì thế, khi huyết áp tăng cao đột ngột trở lại, thành mạch của bạn dễ dàng nứt vỡ, là nguồn gốc của các biến chứng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Vì vậy, dù huyết áp có bình thường, dù bạn cảm thấy khoẻ mạnh, làm việc và sinh hoạt bình thường thì bạn vẫn phải duy trì uống thuốc đều đặn, có như vậy mới đạt được mục đích điều trị như đã nêu trên.

26/12/2016 - Lượt xem: 9296

Trong quá trình điều trị cao huyết áp, bệnh nhân tự ý bỏ thuốc là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến không kiểm soát tốt huyết áp. Với quan niệm rằng huyết áp đã hạ và ổn định rồi thì người bệnh không cần phải sử dụng thuốc nữa. Vì thế có những trường hợp chỉ số huyết áp ổn định trong thời gian dài, có khi kéo dài lên tới 3 năm thậm chí là 5 năm [làm cho người bệnh yên tâm, dẫn đến việc chủ quan không dùng thuốc nữa] nhưng đột nhiên chỉ số huyết áp lại tăng vọt lên một cách đột ngột khiến cho nhiều người bị đột quỵ não, tai biến mạch máu não, thậm chí là dẫn đến tử vong.

Thuốc hạ áp không được tự ý ngưng sử dụng [Nguồn: internet]

Tự giảm liều hay dùng thuốc ổn định huyết áp không thường xuyên

Nhiều trường hợp thời gian đầu người bệnh uống thuốc rất nghiêm chỉnh, tuân thủ theo chỉ định của các thầy thuốc. Nhưng một thời gian sau đó rất nhiều trường hợp thấy huyết áp ổn định dần dần thì tự ý giảm liều hàng ngày, uống cách ngày, lúc nào huyết áp lên mới uống hay thậm chí là lúc nào nhớ ra thuốc thì mới uống. Ví dụ: chỉ định của bác sĩ là uống 2 viên/ngày chia làm 2 lần. Khi thấy ổn định tự giảm liều xuống còn uống1 viên/ngày. Điều này hết sức nguy hiểm. Vì khi chỉ uống 1 viên/ngày như vậy thì chỉ hạ được huyết áp trong vòng 12 giờ đầu. 12 giờ sau chủ yếu là thời gian ban đêm, nhất là vào khoảng 3-4 giờ sáng thì huyết áp bắt đầu tăng nhưng lại không còn thuốc trong máu. Người bệnh dậy đi tiểu đêm rất dễ bị đột qụy vào lúc này.

Thuốc không còn phù hợp với người bệnh

Nhiều trường hợp khi sử dụng một loại thuốc ban đầu sẽ giúp chỉ số huyết áp ổn định nhưng sau một thời gian chúng lại không thể kiểm soát tốt được chỉ số huyết áp nữa. Vì vậy tất cả người bệnh huyết áp cao đều nên đi kiểm tra định kỳ huyết áp hàng tháng để theo dõi và kiểm soát tốt chỉ số huyết áp.

Tương tác thuốc ổn định huyết áp với các thuốc khác

Rất nhiều bệnh nhân huyết áp cao [đặc biệt ở người cao tuổi] lại mắc đồng thời khá nhiều bệnh khác nhau như: khớp, phổi, bệnh hen... Vì thế, khi đang dùng thuốc điều trị huyết áp cao đồng thời phải dùng thêm thuốc điều trị các bệnh khác thì có thể sẽ làm nặng thêm bệnh do tương tác thuốc. Ví dụ: đang dùng thuốc hạ huyết áp phải dùng đồng thời với các thuốc chống viêm non steroid hay các thuốc corticoid...

Cần lưu ý khi sử dụng thuốc huyết áp kết hợp với các thuốc khác [Nguồn: internet]

- Các thuốc chống viêm non steroid thường làm giảm sự đào thải của thận trong khi thuốc hạ áp lại làm tăng sự đào thải của thận. Ở người cao tuổi bị huyết áp cao lại thường hay mắc các bệnh về xương khớp, vì vậy việc điều trị thường gặp khá nhiều khó khăn do gặp các tương tác về thuốc.

- Nhóm thuốc chống viêm corticoid thường gây tăng huyết áp do nó giữ muối và nước. Vì vậy, trong điều trị nên cân nhắc nếu không phải sử dụng đến nhóm thuốc này là tốt nhất.

- Biện pháp điều trị không dùng thuốc [ như luyện tập, thể dục, ăn uống]: đa số các bệnh mạn tính thì ngài việc điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập điều độ sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc điều trị bệnh. Lưu ý các môn thể dục bằng cách đi bộ nhẹ nhàng, vừa sức là tốt nhất nhưng thực tế lại có rất nhiều người tập quá sức [như chạy] vì thế rất dễ bị tai biến, đột qụy. Đối với người huyết áp cao, không nên dậy quá sớm, nhất là vào mùa đông [vì dậy sớm khi thời tiế quá lạnh, mạch sẽ co đột ngột cũng rất dễ gây ra tình trạng tai biến.

Lời khuyên từ bác sĩ tim mạch

Đối với bệnh nhân huyết áp cao cần phải dùng thuốc đều đặn, liên tục trong suốt cuộc đời, vì thế việc tuân thủ chặt chẽ chỉ định điều trị của thầy thuốc là hết sức cần thiết. Không được chủ quan khi thấy huyết áp đã ổn định mà tự ý bỏ thuốc hoặc là giảm liều. Khi kiểm tra huyết áp tại nhà mà chỉ số không ổn định, người bệnh nên liên hệ bác sĩ hoặc đến trực tiếp bệnh viện để được kiểm tra cẩn thận.

Khi bị cao huyết áp, cho dù có kiểm soát tốt chỉ số thì tỷ lệ mắc các biến cố tim mạch là rất cao, đặc biệt là hình thành các mảng xơ vữa gây bít tắc các động mạch, làm thiếu máu cơ tim và thiếu máu não, đặc hơn là gây nhồi máu cơ tim và nhồi máu não nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy việc phòng các biến chứng của huyết áp cao cũng quan trọng như kiểm soát chỉ số huyết áp vậy.

Chế phẩm Dong riềng đỏ giúp phòng các biến chứng tim mạch của huyết áp cao

Tất cả các bệnh nhân bị cao huyết áp vô căn đều nên sử dụng thuốc hạ áp kết hợp với chế phẩm Dong riềng đỏ hàng ngày giúp hỗ trợ ổn định huyết áp và phòng các bệnh tim mạch. Chế phẩm Dong riềng đỏ được chiết xuất từ cây Dong riềng đỏ, là cây thuốc quý của đồng bào dân tộc Dao đã được bác sĩ Hoàng Sầm là Viện trưởng Viện Y học Bản địa cùng sự giúp đỡ của hơn 10 vị Giáo Sư, Tiến Sĩ đầu ngành nghiên cứu với đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp bộ mang mã số 2005-04-46TĐ đưa ra kết luận có 7 tác dụng trên tim mạch trong cùng một cây Dong riềng đỏ là vừa hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; vừa giãn vi mạch tăng tưới máu cơ tim; giảm đau ngực nhanh như thuốc tây; vừa làm sạch lòng mạch vành; hỗ trợ chữa suy tim; vừa an thần. Chế phẩm Dong riềng đỏ hoàn toàn an toàn và không có tác dụng phụ nên tất cả các bệnh nhân đều có thể sử dụng lâu dài để có trái tim khỏe mạnh.

Để mua chế phẩm Dong riềng đỏ, vui lòng liên hệ đến số điện thoại nhà phân phối 043 903 6266 để đặt mua hoặc được hướng dẫn mua tại điểm bán gần nhất.

Theo Cardocorz - Dong riềng đỏ

Huyết áp cao hiện nay được Tổ chức Y tế Thế giới WHO gọi là “kẻ giết người số 1”. Hầu hết những người mắc bệnh phải sử dụng thuốc huyết áp cao kết hợp với nhiều phương pháp trị liệu khác để ổn định huyết áp. Trong bài viết này, MEDLATEC sẽ chia sẻ những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc cao huyết áp cho các bạn tham khảo.

1. Khi nào thì nên uống thuốc cao huyết áp?

Đối với một người trưởng thành khỏe mạnh, huyết áp tâm thu [chỉ số trên] đạt 100 - 120 mmHg và huyết áp tâm trương [chỉ số dưới] thấp hơn 80 mmHg thì được xem là bình thường. Huyết áp đo có chỉ số trên từ 120 - 129 và chỉ số dưới thấp hơn 80 được xem là tăng nhẹ. Giai đoạn huyết áp cao có chỉ số trên từ 130 mmHg trở lên và chỉ số dưới cao hơn 80 mmHg.

Huyết áp ở người bình thường đạt 120/80 mmHg được xem là lý tưởng

Huyết áp cao được chia làm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: huyết áp tâm thu từ 130 - 139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80 - 89 mmHg. Đối với giai đoạn này, bác sĩ không khuyến cáo tất cả các bệnh nhân sử dụng thuốc để hạ huyết áp. Các bệnh nhân có tiền sử bị bệnh tim mạch hoặc người có nguy cơ bị bệnh tim mạch sẽ được cho chỉ định sử dụng. Còn những người bình thường, không mắc bệnh nền thì sẽ được khuyên thay đổi lối sống để giảm chỉ số huyết áp của mình.

  • Giai đoạn 2: Huyết áp tâm thu cao hơn 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương trên 90 mmHg.

  • Giai đoạn huyết áp tăng cao: Huyết áp tâm thu cao hơn 180 mmHg hoặc huyết áp tâm trương cao hơn 120 mmHg.

Cả hai giai đoạn sau đều bắt buộc phải sử dụng thuốc huyết áp cao với mọi đối tượng để hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Sử dụng thuốc huyết áp cao với bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch

Theo các đánh giá nghiên cứu được công bố năm 2018 trên tạp chí JAMA Internal Medicine đã chỉ ra rằng thuốc hạ huyết áp chỉ làm giảm nguy cơ tử vong và bệnh tim mạch với những người có chỉ số trên từ 140 mmHg trở lên.

2. Cân nhắc và cẩn thận khi sử dụng thuốc hạ huyết áp

Thay đổi lối sống trước khi sử dụng thuốc huyết áp cao

Nếu bạn là người khỏe mạnh có chỉ số huyết áp hơi tăng so với chỉ số huyết áp bình thường [120/80 mmHg] thì không nên vội vàng sử dụng thuốc ngay. Đôi khi lối sống thiếu khoa học của bạn hiện tại có thể là nguyên nhân dẫn đến huyết áp tăng. Thay đổi một số thói quen sau có thể giúp bạn đưa chỉ số huyết áp trở về bình thường mà không cần sử dụng thuốc:

  • Thường xuyên luyện tập thể dục có thể được xem là biện pháp đơn giản nhất nhưng hiệu quả đạt 90%.

  • Giảm cân, thay đổi chế độ ăn uống “vô tội vạ”, quá nhiều chất béo, đạm, thiếu xơ, vitamin,... là một việc hết sức cần thiết ở người có chỉ số huyết áp không bình thường.

  • Hạn chế đồ uống có cồn, bia, rượu, chất kích thích, cafe,…

  • Việc ăn quá mặn có thể làm dư thừa lượng muối natri là điều mà bạn cần cân nhắc, nhất là ở người cao tuổi.

Tập thể dục là phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả cao đối với bệnh nhân tăng huyết áp

Cẩn thận khi tăng liều thuốc huyết áp cao

Một số trường hợp cần phải tăng liều thuốc để chỉ số huyết áp của bệnh nhân thấp hơn thì cần phải có sự theo dõi và hướng dẫn, kê toa của bác sĩ chuyên khoa. Việc tăng liều có thể dẫn đến tác dụng phụ của thuốc diễn ra mạnh mẽ hơn, làm giảm chức năng thận, chóng mặt, đau đầu, rối loạn nhịp tim, rối loạn tiêu hóa, ù tai, suy nhược, mất ngủ, dễ té ngã,… đặc biệt phải thật cẩn thận với những người lớn tuổi. Trường hợp những bệnh nhân đang sử dụng thuốc liều cao, nếu có bất kỳ sự thay đổi nào của cơ thể, cần báo ngay với bác sĩ điều trị để ngưng hoặc đổi thuốc.

Tuyệt đối không được tự ý tăng liều nếu không có chỉ định của bác sĩ điều trị. Các biểu hiện thường gặp khi bị cao huyết áp như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khó chịu khiến nhiều người nghĩ rằng cần phải tăng liều để nhanh chóng hạn chế các triệu chứng trên. Điều này vô cùng nguy hiểm vì có thể khiến cho huyết áp tụt nhanh chóng, nhất là trường hợp bạn ở một mình hay ở xa cơ sở y tế, nếu không được cấp cứu kịp thời thể dẫn đến trụy mạch thậm chí là tử vong.

3. Một số lời khuyên khi sử dụng thuốc huyết áp cao

  • Sử dụng thuốc đúng giờ, duy trì đều đặn mỗi ngày. Thường vào buổi sáng là thời điểm cơ thể hấp thụ thuốc tốt nhất trong ngày.

  • Nghiêm túc tuân thủ theo liệu trình điều trị, không được tự ý ngưng thuốc kể cả khi huyết áp đã bình thường nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý ngưng thuốc có thể khiến huyết áp tăng đột ngột, nguy cơ tai biến cao.

  • Tuyệt đối không được sử dụng chung đơn thuốc với người khác vì tình trạng bệnh mỗi người mỗi khác. Cũng có thể tùy vào cơ địa mỗi người mà cùng một loại, có thể có tác dụng tốt với người này nhưng lại tác động xấu đến người khác. Do đó việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

  • Việc điều trị bệnh bằng thuốc nên được kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập thể dục mỗi ngày. Không nên chủ quan và chỉ ỷ lại vào thuốc. Gạo lứt, rau xanh, yến mạch,... là các loại thực phẩm rất tốt đối với người bị cao huyết áp.

  • Một số người bị cao huyết áp xuất phát từ các bệnh khác như tiểu đường, mỡ máu, hội chứng thận hư,… cần phải chú ý kiểm soát tốt huyết áp để tránh trường hợp biến chứng xảy ra khiến bệnh nặng hơn.

  • Cần phải chú ý đến các tác dụng phụ của mỗi loại thuốc cao huyết áp. Nếu có bất kỳ biểu hiện không bình thường nào, cần phải đến ngay cơ sở y tế hoặc gặp bác sĩ điều trị để kiểm tra.

Một trong số các thuốc hạ huyết áp thường được sử dụng hiện nay

Năm 2017, có hơn 13 triệu người Mỹ bị cao huyết áp không được chẩn đoán. Một con số đáng kinh ngạc đối với một nước phát triển bậc nhất thế giới như Mỹ. Chính vì vậy mà bất kể ai cũng không được lơ là với căn bệnh đáng sợ này. Hãy dành sự quan tâm đúng cách cho bản thân và đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sử dụng thuốc huyết áp cao. Để yên tâm hơn về vấn đề sức khỏe của mình, hãy kiểm tra huyết áp tối thiểu 2 năm một lần và thường xuyên hơn nếu bạn đã hơn 50 tuổi hoặc có tiền sử bệnh khác như tim mạch, thận, gan,…

Bất kể khi nào bạn cần được hỗ trợ, hãy gọi đến hotline của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua số điện thoại 1900 565656, nhân viên của chúng tôi sẽ nhanh chóng giúp đỡ mọi vấn đề của bạn.

Video liên quan

Chủ Đề