Vì sao bệnh sốt rét dễ lây lan thành dịch

Bệnh sốt rét bị lây truyền từ người sang người khi những người này bị muỗi đốt. Vậy ta nên hiểu về loại bệnh lý này như thế nào? Các triệu chứng sốt rét? Các biến chứng nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.

1. Nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét là gì?

Bệnh sốt rét do ký sinh trùng có tên Plasmodium gây nên, là bệnh lý được cho là dễ lây nhiễm từ người qua người khi bị muỗi đốt. Loại bệnh lý này thường xuất hiện nhiều ở các nước thuộc khu vực nhiệt đới và các nước cận nhiệt đới. Căn bệnh này gây ra các ca tử vong lên đến hàng triệu người trên thế giới, đặc biệt là những nước chưa phát triển và có môi trường ô nhiễm nặng như Châu Phi hay phía nam sa mạc Sahara.

Bệnh sốt rét là do các loại ký sinh trùng gây ra, chúng thuộc nhóm ký sinh trùng nhóm Plasmodium [bao gồm 5 loại chính là Plasmodium vivax, Plasmodium falciparum, Plasmodium malariae, Plasmodium ovale và Plasmodium knowlesi]. Tùy vào loại ký sinh trùng sốt rét nào xâm hại đến cơ thể mà mức độ nguy hiểm cho cơ thể lại khác nhau, ví dụ như Plasmodium vivax và Plasmodium falciparum là hai loại ký sinh trùng gây bệnh trầm trọng nhất, nguy cơ tử vong rất cao nếu không được kịp thời phát hiện.

Mặc dù bệnh sốt rét rất nguy hiểm thế nhưng loại bệnh này lại không tồn tại được ở môi trường bên ngoài mà chúng chỉ có thể sống trong cơ thể muỗi hoặc trong máu người mắc bệnh. Chính vì vậy, nếu mọi người đều tránh được muỗi truyền nhiễm đốt thì sẽ không có khả năng bị bệnh.

Bệnh sốt rét là bệnh lây truyền qua đường máu, gồm có 04 phương thức lây truyền như sau:

  • Do muỗi đốt: đây là phương thức lây truyền chủ yếu;

  • Do truyền phải loại máu bị nhiễm ký sinh trùng;

  • Do lây truyền qua nhau thai bị tổn thương từ mẹ sang con [ít gặp];

  • Do tiêm chích ma tuý, dùng chung bơm kim tiêm đã bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét.

Ký sinh trùng sốt rét chỉ sống trong máu người và muỗi

2. Các triệu chứng sốt rét thường gặp là gì?

Bệnh sốt rét là loại bệnh lý có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, thậm chí cả những người có sức khỏe tốt nhất, hệ miễn dịch cao nhất cũng có thể bị ký sinh trùng sốt rét gây hại. Bệnh nhân có thể có nguy cơ tái bệnh trong trường hợp khả năng miễn dịch quá kém hoặc chữa được điều trị bệnh triệt để. Ngoài ra, bệnh sốt rét còn thuộc dạng những bệnh lý có sức chuyển biến bệnh nhanh nhất, có khả năng gây tử vong chỉ sau vài tiếng hoặc một vài ngày sau khi xác định bệnh. Con số nguy cơ gây tử vong do bệnh sốt rét được các chuyên gia y tế đưa ra là 20%.

Triệu chứng sốt rét điển hình sẽ trải qua 3 giai đoạn chính là: Giai đoạn rét run, giai đoạn sốt nóng và giai đoạn vã mồ hôi. Trong giai đoạn sốt nóng, cơ thể bệnh nhân có thể lên tới 40 hay thậm chí 41 độ C.

Ngoài ra, tùy thuộc vào thể trạng người bệnh và loại ký sinh trùng xâm hại mà mỗi cá nhân lại có những dạng sốt khác nhau. Ví dụ như: Sốt sơ nhiễm là tình trạng sốt cao liên tục trong nhiều ngày; Sốt thể cụt là dạng sốt không thành cơn mà chỉ xuất hiện chủ yếu hiện tượng rét run; Sốt theo các chu kỳ khác nhau bởi các loại ký sinh trùng sốt rét khác nhau xâm nhập,…

Một vài trường hợp người bệnh bị sốt rét ác tính thì sẽ kèm theo những biến chứng nặng như:

  • Ảnh hưởng đến não bộ: Người bệnh bị loạn ý thức, mất ngủ nhiều, nôn mửa, tiêu chảy, đau nhức đầu dữ dội, xuất hiện hội chứng tâm thần [hôn mê, co giật, đồng tử giãn,…], rối loạn hô hấp, phù não, tăng huyết áp,…

  • Bệnh sốt rét gây biến chứng đến các vùng phủ tạng: phổi, gan, hệ tiêu hóa,…

  • Tình trạng sốt rét ở trẻ em có nguy cơ tử vong rất cao. Các bé không chỉ chịu đựng những cơn sốt cao liên tục, nôn mửa, chướng bụng, tiêu chảy, có các dấu hiệu màng não và co giật.

Bệnh sốt rét ở trẻ em có nguy cơ gây tử vong cao

Mặc dù bệnh sốt rét có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, thế nhưng những đối tượng thuộc nhóm sau đây lại có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và khả năng điều trị khỏi cũng thấp hơn: Sống trong môi trường ẩm thấp, mất vệ sinh, phải làm việc trong môi trường rừng rú hay đồng cỏ thường xuyên, những người không có điều kiện khám chữa bệnh hay thậm chí ăn uống còn khó khăn,…

3. Các phương pháp điều trị bệnh sốt rét

3.1 Nguyên tắc điều trị

Các nguyên tắc cần được áp dụng để phản ứng nhanh đối với bệnh sốt rét:

  • Điều trị sớm, đúng, đủ liều;

  • Điều trị cắt cơn sốt và chống bệnh lây lan rộng [Sốt do P.falciparum] và điều trị tiệt căn [sốt do P.vivax, P. ovale];

  • Đối với bệnh nhân sốt do P.falciparum thì phải dùng thuốc sốt rét phối hợp nhằm hạn chế sự kháng thuốc và tăng hiệu quả điều trị;

  • Những trường hợp bị sốt rét ác tính thì chuyển về đơn vị hồi sức cấp cứu tại bệnh viện tuyến huyện trở lên. Trong thời gian này bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ và hồi sức tích cực, nâng cao thể trạng.

3.2 Điều trị sốt rét thông thường

Đối với thể thông thường, bác sĩ sẽ dựa trên chẩn đoán và lựa chọn loại thuốc điều trị phù hợp, như:

Thuốc điều trị ưu tiên:

  • Trường hợp bị sốt rét do P.falciparum: Dihydroartemisinin - Piperaquine phosphat uống 3 ngày và Primaquin 0,5 mg bazơ/kg liều duy nhất;

  • Nếu bị sốt rét phối hợp có P.falciparum: Dihydroartemisinin - Piperaquine phosphat uống 3 ngày và Primaquin 0,25 mg bazơ/kg x 14 ngày;

  • Trường hợp sốt rét do P.vivax: Chloroquin uống 3 ngày và Primaquin 0,25 mg bazơ/kg/ngày x 14 ngày.

Thuốc điều trị thay thế:

  • Điều trị trong 07 ngày với Quinine và Doxycyclin;

  • Đối với phụ nữ có thai và trẻ em dưới 8 tuổi: điều trị trong 7 ngày với Quinin và Clindamycin.

3.3 Điều trị sốt rét ác tính

Áp dụng phương pháp điều trị đặc hiệu bằng cách sử dụng Quinin hoặc Artesunat tiêm theo thứ tự ưu tiên như sau:

  • Artesunat tiêm: 2,4 mg/kg tiêm cho liều giờ đầu, vào giờ thứ 12 [ngày đầu] tiêm nhắc lại 2,4 mg/kg. Sau đó mỗi ngày tiêm 1 liều 2,4 mg/kg cho đến khi người bệnh tỉnh, có thể uống được, chuyển sang thuốc Dihydroartemisinin - Piperaquin phosphat dùng cho 3 ngày.

  • Quinin dihydrochloride: 8 giờ đầu tiêm hoặc truyền tĩnh mạch với liều 20 mg/kg, sau đó 8 giờ tiếp theo dùng 10 mg/kg, cho đến khi tỉnh thì chuyển uống Quinin sulfat + Doxycyclin cho đủ 7 ngày hoặc Dihydroartemisinin - Piperaquin phosphat với liều 3 ngày.

3.4 Điều trị hỗ trợ

Khi bị sốt cao, cần phải hạ nhiệt bằng cách:

  • Cho người bệnh chườm mát;

  • Dùng thuốc hạ nhiệt cơ thể;

  • Xử lý sốc, cắt cơn co giật bằng Diazepam.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh sốt rét phải được bác sĩ kê đơn

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được chứng nhận là một trong những cơ sở y tế cung cấp dịch vụ y tế tốt nhất hiện nay. Quý bạn đọc có nhu cầu khám chữa bệnh tại viện hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 56 56 56.

Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm, do ký sinh trùng Plasmodium gây nên và do muỗi Anophen truyền từ người bệnh [Người có ký sinh trùng sốt rét] sang người lành. Mọi người đều có thể mắc bệnh sốt rét nếu sống hoặc có qua lại vùng rừng núi nơi có sốt rét lưu hành và bị muỗi Anophen đốt.

 Các triệu chứng của bệnh sốt rét:

Những người mắc sốt rét thường có những cơn sốt điển hình như:

          - Người ớn lạnh, đau mỏi cơ, nhức đầu.

          - Rét run [người bệnh có thể đắp mấy chăn bông nhưng vẫn rét].

          - Sốt nóng [ người bệnh sau đó vã mồ hôi].

Nhưng có nhiều trường hợp mắc sốt rét không có cơn sốt điển hình, người bệnh chỉ cảm thấy ớn lạnh hoặc gai rét.

          + Sốt rét được chia làm 2 loại:

          - Sốt rét thông thường là sốt rét chưa có biến chứng.

          - Sốt rét ác tính là sốt rét có biến chứng dẫn tới những triệu chứng nguy hiểm và có thể tử vong sau 12 giờ đồng hồ sau khi có triệu chứng của bệnh. Đối với bệnh nhân mắc bệnh sốt rét việc chẩn đoán chính xác và kịp thời vô cùng quan trọng vì bệnh có thể tiến triển nhanh chóng và đe doạ tính mạng người bệnh.

 Tác hại của bệnh sốt rét:

           - Tác hại đối với người mắc bệnh SR

           + Gây thiếu máu: Do ký sinh trùng vào trong máu nên chúng phá vỡ hàng loạt hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, da xanh, môi thâm, mệt mỏi, gầy yếu.

           + Gan to, lách to.

          + Trẻ em bị mắc bệnh sốt rét cơ thể còi cọc chậm lớn, kém thông minh.

          + Phụ nữ có thai mắc SR  dễ gây sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc khi sinh nở dễ mắc phải những tai biến.

Các biện pháp phòng bệnh sốt rét:

Để khỏi mắc bệnh sốt rét cần tránh muỗi đốt, mọi người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

          - Thường xuyên ngủ màn, ngay cả ban ngày và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi. Đây là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh sốt rét.

          - Buổi tối khi làm việc phải mặc quần áo dài tay để phòng muỗi đốt, có thể sử dụng nhang xua muỗi.

          - Vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, sắp xếp vật dụng trong nhà ngăn nắp, sạch sẽ, quần áo phải được xếp gọn gàng không nên treo hay móc quần áo trên tường làm chỗ cho muỗi đậu, vv...

          - Những người đi làm ở vùng rừng núi cần mang theo màn để ngủ, trước khi đi nên đến cơ sở y tế để được cấp thuốc uống phòng và khi trở về từ vùng rừng núi nên đến cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, nếu có bị sốt rét sẽ được điều trị kịp thời.

          - Khi thấy các triệu chứng của bệnh sốt rét như: Đau đầu, mệt mỏi, đau các cơ, rối loạn tiêu hóa, rét run, sốt nóng sau đó vã mồ hôi hoặc cảm thấy ớn lạnh, gai rét, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.                                                            

Video liên quan

Chủ Đề