Tiêm vaccine astrazeneca bao lâu tiêm mũi 2

Bộ Y tế đồng ý rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vaccine Astra Zeneca

Các tỉnh, thành cần căn cứ khuyến cáo của WHO, hướng dẫn của nhà sản xuất và hướng dẫn của Bộ Y tế để xem xét về thời gian tiêm mũi 2 vaccine Astra Zeneca.

Tiêm vaccine astrazeneca bao lâu tiêm mũi 2
Ảnh minh họa: TTXVN

Đây là trả lời của Bộ Y tế trước đề xuất của một số tỉnh, thành về việc rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 xuống còn 6 tuần, thay vì 8 - 12 tuần như hiện nay.

Theo hướng dẫn của nhà sản xuất Astra Zeneca, mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1. Còn Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo là từ 8 - 12 tuần. Hiệu lực bảo vệ của vaccine cũng đã được chứng minh đạt mức cao nhất lên tới 80% khi tiêm mũi 2 sau 12 tuần.

Việc kéo dài thời gian giữa các mũi tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng Astra Zeneca có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại dịch bệnh này.

Đây là kết luận được đưa ra trong một nghiên cứu do Đại học Oxford, đối tác tham gia bào chế vaccine ngừa COVID-19 cùng Astra Zeneca, thực hiện và công bố vào ngày 28/6.

Theo nghiên cứu, phản ứng miễn dịch sẽ tăng lên nếu như khoảng cách giữa mũi tiêm đầu tiên và mũi thứ 2 của vaccine Astra Zeneca lên tới 45 tuần.

Thậm chí, có trường hợp cơ thể vẫn phản ứng miễn dịch tốt khi mũi thứ 2 được tiêm sau mũi thứ nhất 10 tháng. Nếu mũi thứ 3 được tiêm cách mũi thứ 2 sau hơn 6 tháng có thể khiến kháng thể tăng đáng kể và củng cố phản ứng miễn dịch.

Đây mới là dự thảo nghiên cứu, chưa được hội đồng đánh giá và kiểm định. Tuy nhiên, theo ông Andrew Pollard, nhà nghiên cứu của Đại học Oxford, phát hiện mới này có thể giải tỏa phần nào sự lo lắng của các quốc gia đang khan hiếm nguồn cung vaccine và phải trì hoãn tiêm mũi thứ 2 cho người dân.

Theo VTV.VN

Vaccine phòng Covid-19 là một trong những biện pháp hữu hiệu giảm thiểu bệnh tật do Covid-19 gây ra, đặc biệt là các trường hợp bệnh nặng và tử vong. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm của các loại vaccine phòng Covid-19 hiện nay là khác nhau.

Theo Bộ Y tế, khoảng cách 2 liều của từng loại vaccine đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam cụ thể như sau:

Vaccine AstraZeneca: Lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa hai mũi là từ 8 đến 12 tuần. Nên tiêm vaccine phòng Covid-19 tối thiểu cách 14 ngày với các vaccine phòng bệnh khác.

Vaccine Sputnik V: Lịch tiêm gồm 2 mũi, mũi 1 cách mũi 2 là 3 tuần.

Vaccine Comirnaty của hãng Pfizer: Lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi là 3 tuần (21 ngày).

Vaccine Vero Cell: Mũi 1 cách mũi 2 là 3 - 4 tuần.

Vaccine Moderna: Lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi là 28 ngày, hiện tại nhà sản xuất khuyến cáo mỗi người tiêm tối đa 2 mũi.

Theo PGS, TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia, theo hướng dẫn của nhà sản xuất, cần tiêm vaccine liều 2 theo lịch khuyến cáo. Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch giúp cơ thể sinh ra kháng thể để phòng bệnh Covid-19.

Tuy nhiên, trong trường hợp thời gian tiêm chậm hơn thì người tiêm cũng không phải tiêm lại từ đầu, vì sẽ không ảnh hưởng hiệu lực của vaccine. Đến nay, chưa có thời gian tối đa của việc chậm tiêm mũi 2 là bao nhiêu. Những người đã tiêm 1 mũi vaccine sau khi tiêm khoảng 14 ngày cơ thể đã có kháng thể giúp phòng bệnh Covid-19 ở mức độ nhất định trước nguy cơ lây nhiễm, đặc biệt là giảm thiểu nguy cơ bị bệnh nặng. Vì vậy, người dân không nên quá lo lắng vì trong trường hợp tiêm chậm mũi 2 hơn so với lịch dự kiến thì không phải tiêm lại từ đầu. 

Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, Bộ Y tế đã rất nỗ lực để huy động nguồn cung vaccine cho người dân trên cả nước. Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, gặp phải thách thức lớn do nguồn cung vaccine còn hạn chế, ưu tiên sử dụng vaccine cho một số địa phương có diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, nên việc thời gian tiêm mũi tiêm thứ 2 ở một số nơi có thể chậm hơn.

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến 13 giờ chiều 8-10, cả nước đã tiêm được hơn 51 triệu liều vaccine. 10 địa phương có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất là: Hà Nam, Lào Cai, Bình Phước, Điện Biên, Sóc Trăng, Đắk Nông, Hà Tĩnh, Vĩnh Long, Cao Bằng, Thái Bình; 10 địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất là: Quảng Trị, Hải Phòng, Tây Ninh, Yên Bái, Kiên Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Lạng Sơn, Bến Tre, Quảng Ninh, Đồng Nai.

THÁI SƠN