Tiền tiểu đường chỉ số bao nhiêu?

Tiền tiểu đường là giai đoạn trước khi bệnh tiểu đường phát triển. Người mắc tiền tiểu đường có lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường nhưng chưa đủ cao để được chẩn đoán bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu của Đức trên gần 1.550 người, khoảng 25% người bị tiền tiểu đường tiến triển thành tiểu đường trong vòng 3-5 năm, khoảng 70% sẽ phát triển bệnh tiểu đường vào một thời điểm trong đời.

Người tiền tiểu đường thường không có triệu chứng rõ ràng nhưng lượng đường trong máu cao hơn bình thường. Một số người có thể không biết cho đến khi xét nghiệm đường huyết và phân tích nước tiểu hoặc xuất hiện biến chứng. Mức đường huyết tiền tiểu đường từ 110-125 mg/dL, trong khi đường huyết bình thường từ 70-99 mg/dL. Khi đường huyết tăng cao, một số người bắt đầu phát triển một vài triệu chứng của bệnh tiểu đường như đi tiểu thường xuyên và tăng cảm giác khát.

Bác sĩ thường dùng các xét nghiệm máu để chẩn đoán tiền tiểu đường. Xét nghiệm dung nạp glucose nhằm đo tốc độ cơ thể xử lý đường trong máu trong 2 giờ, xét nghiệm đường huyết lúc đói và xét nghiệm A1C đo lượng đường huyết trung bình trong 2-3 tháng. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, bệnh nhân được chẩn đoán tiền tiểu đường khi đường huyết lúc đói từ 100-125 mg/dL, mức độ dung nạp glucose từ 140-199 mg/dl và mức A1C là 5,7-6,4%.

Người bị tiền tiểu đường có lượng đường trong máu cao hơn bình thường. Ảnh: Freepik

Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, bệnh tiêu hóa và bệnh thận Mỹ khuyến nghị, người có các yếu tố nguy cơ nên thực hiện các xét nghiệm sàng lọc tiểu đường mỗi 1-3 năm một lần. Người có yếu tố nguy cơ từ 45 tuổi, béo phì, chỉ số khối cơ thể [BMI] từ 25 trở lên, vòng eo lớn hơn 101 cm ở nam hoặc 89 cm ở nữ. Người có tiền sử gia đình tiểu đường hoặc tiền sử tiểu đường thai kỳ, người gặp một số tình trạng làm tăng kháng insulin nên đi sàng lọc.

Người thường xuyên làm việc căng thẳng, hút thuốc lá và uống rượu, tiêu thụ thực phẩm có lượng đường cao có thể đối mặt với nguy cơ phát triển các bệnh chuyển hóa như huyết áp cao, đường huyết và chất béo trung tính cao. Những điều kiện trao đổi chất này có thể dẫn đến tiền tiểu đường và tiểu đường. Lối sống lười vận động khiến bạn hấp thụ quá nhiều calo mà không được đốt cháy. Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang hoặc từng sinh con nặng hơn 4 kg có khả năng phát triển tiền tiểu đường.

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, có thể điều trị phục hồi tiền tiểu đường và phòng ngừa tiến triển thành tiểu đường. Tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống lành mạnh đủ dinh dưỡng không chỉ giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường mà còn bảo vệ tim mạch chống lại các bệnh trong tương lai.

Người lớn nên tập thể dục cường độ trung bình [đi bộ, đạp xe, khiêu vũ] ít nhất 150-300 phút mỗi tuần, các bài tập cơ bắp như nâng tạ hoặc chống đẩy ít nhất hai lần một tuần. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng gồm nhiều trái cây, rau củ, giảm chất béo bão hòa, thịt chế biến sẵn, lượng đường tiêu thụ điều độ và hợp lý góp phần đẩy lùi bệnh tiền tiểu đường.

Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, chỉ đứng sau bệnh tim mạch và bệnh ung thư. Căn bệnh này xảy ra khi chỉ số glucose trong máu tăng cao. Vậy cụ thể, glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường và phải làm sao để chỉ số này luôn ổn định, chính là những vấn đề được nhiều người, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường quan tâm.


29/09/2021 | Có thể xét nghiệm tiểu đường tại nhà không và lưu ý cần biết
25/09/2021 | ​Một số nguyên nhân dẫn đến biến chứng tiểu đường bạn nên biết
18/09/2021 | Tiểu đường biến chứng và những điều bạn không nên bỏ qua
18/09/2021 | ​Liệu rằng ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không?

1. Tiểu đường nguy hiểm như thế nào? Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?

Bệnh tiểu đường còn được gọi là bệnh đái tháo đường. Căn bệnh này xảy ra do cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết hoặc không thể tự sản sinh ra insulin để chuyển hóa glucose trong máu, điều này dẫn đến nồng độ glucose trong máu tăng cao bất thường. 

Tiểu đường tuýp 2 là dạng bệnh tiểu đường phổ biến

Tiểu đường được chia thành 3 loại đó là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường rất đa dạng, có thể là do di truyền và cũng có thể là do thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh, chẳng hạn như lười vận động, thường xuyên tiêu thụ đồ ngọt, chất béo,…

Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 400 triệu ca mắc bệnh tiểu đường và đáng lo ngại hơn, khoảng một nửa số bệnh nhân này không biết mình bị bệnh và chỉ đi khám khi bệnh đã có những dấu hiệu nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cảnh báo, nếu chúng ta vẫn chưa có ý thức phòng chống căn bệnh này, số ca nhiễm bệnh tiểu đường có thể tăng thêm nhiều hơn nữa. 

Ở Việt Nam, bệnh tiểu đường cũng đang nhanh chóng trở thành một vấn đề nhức nhối, thậm chí có thể gọi là vấn nạn trong những năm gần đây. Số bệnh nhân mắc tiểu đường ngày càng tăng nhanh. Năm 2017, số bệnh nhân tiểu đường là khoảng 3,54 triệu người và rất nhiều bệnh nhân được phát hiện bệnh trong giai đoạn muộn dẫn đến hiệu quả điều trị không cao. 

Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn là một nguyên nhân gây bệnh phổ biến

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do phần lớn người dân không có kiến thức cơ bản về bệnh tiểu đường và cũng rất nhiều bệnh nhân có bệnh nhưng chưa được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với chính sách mở cửa nền kinh tế, điều này đồng thời du nhập nhiều lối sống, văn hóa phương Tây. Hiện nay, thay vì những bữa ăn truyền thống, ít calo, vị nhạt và tốt cho sức khỏe, người Việt có xu hướng ưa chuộng những món ăn có hàm lượng calo và chất béo rất cao, đặc biệt là những loại đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp, các loại nước uống có gas,…

Không chỉ là những vấn đề về ăn uống, người Việt cũng đang có thói quen lười vận động hơn, phụ thuộc vào nhiều công nghệ khoa học hiện đại, chẳng hạn như thói quen lạm dụng thang máy, thói quen ngồi xem tivi, lướt điện thoại thông minh trong nhiều giờ,… Bên cạnh đó, cuộc sống bận rộn cũng khiến chúng ta phải dành quá nhiều thời gian cho công việc mà không chú ý đến việc vận động thể chất, tập luyện thể thao để rèn luyện sức khỏe. Đây chính là những nguyên nhân rất phổ biến dẫn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. 

Biến chứng tiểu đường rất nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tim mạch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về thận, bệnh võng mạc, bệnh thần kinh,… và thậm chí có thể làm suy giảm tuổi thọ của người bệnh. 

Người mắc bệnh tiểu đường gần như phải chung sống với bệnh, phải dùng thuốc suốt đời và thường xuyên thực hiện xét nghiệm, thăm khám định kỳ. Vì vậy, căn bệnh này sẽ có nguy cơ mang đến những gánh nặng về kinh tế rất lớn cho người bệnh và gia đình. Vì thế, mỗi chúng ta cần trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh để có thể phòng chống bệnh một cách hiệu quả nhất. 

Lười vận động làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường

2. Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường và cách kiểm soát bệnh như thế nào?

2.1. Chỉ số Glucose của người bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số glucose của người bình thường là:

  • Chỉ số glucose nằm trong khoảng từ 90 đến 130 mg/dl [tương đương 5 - 7,2 mmol/l] trước bữa ăn.
  • Chỉ số glucose ở dưới 180 mg/dl [tương đương 10 mmol/l]khi được đo sau ăn khoảng 1 đến 2 tiếng.
  • Chỉ số glucose ở trong khoảng 100 - 150 mg/l [tương đương 6 - 8,3 mmol/l] được đo trước khi đi ngủ.

2.2. Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?

Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường, dưới đây là những chỉ số cho thấy nồng độ glucose trong máu tăng cao do bệnh tiểu đường gây ra: 

  • Chỉ số Glucose trong máu bằng hoặc lớn hơn 126 mg/dL [5 - 7,2 mmol/L] đo được ở bệnh nhân khi đói.
  • Chỉ số Glucose trong máu sau khi ăn khoảng 2 giờ bằng hoặc lớn hơn 200 mg/dL.  
  • Nếu thực hiện đo ở một thời điểm bất kỳ trong ngày, chỉ số Glucose trong máu bằng hoặc lớn hơn 200 mg/dL.
  • Trong trường hợp, chỉ số Glucose khi đói nằm trong khoảng 110 - 126 mg/dl thì bệnh nhân sẽ được xếp vào nhóm bị rối loạn đường huyết lúc đói, hay còn gọi là giai đoạn tiền tiểu đường. 

Bệnh nhân cần thường xuyên kiểm tra để theo dõi mức đường huyết trong máu

Với những trường hợp bệnh nhân không xuất hiện một số triệu chứng của bệnh tiểu đường, chẳng hạn như tiểu nhiều, sút cân không rõ nguyên nhân, uống nước nhiều, ăn nhiều hơn,… bệnh nhân sẽ được chỉ định xét nghiệm ít nhất khoảng 2 lần và mỗi lần xét nghiệm cách nhau không quá 7 ngày để có thể đảm bảo một kết quả xét nghiệm chính xác nhất. 

2.3. Cách kiểm soát bệnh tiểu đường

Bệnh nhân cần thường xuyên kiểm tra mức đường huyết tại nhà và thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế. 

Áp dụng chế độ ăn phù hợp với người bị bệnh tiểu đường, ăn nhiều rau xanh, hạn chế chất béo, đồ ngọt và tinh bột,…

Thường xuyên vận động, tập luyện để tăng cường sức khỏe và cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa biến chứng. 

Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát đường huyết một cách tốt nhất. 

Nếu còn có những thắc mắc liên quan đến bệnh tiểu đường cũng như những vấn đề sức khỏe khác, bạn có thể gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số tổng đài 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ chi tiết. 

Chủ Đề