Tiêu chuẩn di sản văn hóa thế giới hội an năm 2024

Là một thành phố nhỏ nhưng Hội An luôn mang tính quốc tế cả trong quá khứ lẫn hiện tại. Bên cạnh giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An, nghệ thuật hô hát Bài chòi được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể [năm 2017], Hội An còn được biết đến là nơi du nhập Thiên Chúa giáo đầu tiên ở Đàng Trong, là cái nôi ra đời chữ Quốc ngữ, là nơi khai sinh dòng tu Lâm Tế Chúc Thánh của Phật giáo ở Đàng Trong vào cuối thế kỷ 17...

Nhiều thách thức đe dọa đô thị cổ

Trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, Đô thị cổ Hội An đã tạo nên những giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, sinh thái. Theo thời gian, công năng của Hội An có sự chuyển đổi linh hoạt, từ công năng vừa cảng, vừa phố buôn bán trong quá khứ; sau thế kỷ 19 còn công năng phố buôn bán; từ sau năm 1999 đến nay hình thành công năng du lịch.

Quảng Nam xác định xây dựng Hội An trở thành thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch hướng đến xác lập vai trò động lực trong phát triển du lịch - dịch vụ của khu vực duyên hải miền Trung và cả nước, vươn tầm ra khu vực châu Á, là điểm đến hấp dẫn của thế giới.

Hiện nay, TP.Hội An có 9 phường [gồm 55 khối phố] và 4 xã [gồm 22 thôn]. Theo thống kê năm 2022, dân số toàn thành phố có 100.503 người; trong đó, dân số thành thị 75.030 người, dân số nông thôn 25.533 người. Toàn TP.Hội An hiện có 1.439 di tích, riêng ở khu vực I của khu phố cổ được xem là “vùng lõi” chỉ có diện tích 30ha nhưng có đến 1.175 di tích.

Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch đầu tư tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2012 - 2025” với mục tiêu: “Bảo tồn vững chắc và phát huy bền vững giá trị Di sản văn hóa Hội An”.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên phần lớn các mục tiêu, nhiệm vụ của quy hoạch chưa được triển khai thực hiện hoặc kết quả đạt được còn rất ít.

Trong khi đó, theo UBND TP.Hội An, Đô thị cổ Hội An hiện tồn tại nhiều nguy cơ, thách thức lớn. Trong đó có những nguy cơ, thách thức đe dọa trực tiếp đến sự sống còn của di sản.

Bao gồm: nguy cơ về quy hoạch phát triển đô thị; nguy cơ về sức ép môi trường và thiên tai tác động của quá trình biến đổi khí hậu; nguy cơ tác động từ du lịch với biến đổi giá trị văn hóa; nguy cơ mất đi tính chân xác trong hoạt động bảo tồn di sản.

Một góc Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An. Ảnh: QUỐC TUẤN

Theo ông Trần Ánh - Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.Hội An, mục tiêu tổng quát của đề án là bảo vệ tính toàn vẹn, tính chân xác, giá trị nổi bật toàn cầu của di sản; đảm bảo tính thống nhất và hài hòa giữa công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản với phát triển kinh tế, xã hội; góp phần tạo sự cân bằng giữa bảo tồn và phát triển tại khu vực vùng lõi, vùng đệm và khu vực xung quanh. Tiếp tục nghiên cứu, nhận diện những giá trị mới làm phong phú thêm giá trị lịch sử - văn hóa và giá trị đương đại của di sản.

Tiếp nối hành trình gìn giữ di sản

Theo đề án trình Bộ VH-TT&DL, phấn đấu đến năm 2030, tất cả di tích đã được xếp hạng bị xuống cấp được trùng tu, tôn tạo, có phương án quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị. Di sản văn hóa phi vật thể và di sản tư liệu có giá trị đều được nhận diện, kiểm kê, quản lý bằng hồ sơ khoa học và bảo tồn, phát huy giá trị.

Mọi thiết chế văn hóa [bảo tàng, nhà hát, điểm dừng chân, thư viện, phòng trưng bày truyền thống…] được đầu tư, nâng cấp. Ngoài ra, người làm công tác trong lĩnh vực di sản văn hóa được đào tạo, cập nhật kiến thức.

Hô hát Bài chòi ở Hội An được lồng ghép hiệu quả vào hoạt động du lịch. Ảnh: QUỐC TUẤN

Trong các nhóm giải pháp để triển khai đề án, đáng chú ý có việc đẩy mạnh công tác quy hoạch, tăng cường quản lý nhà nước. Hội An sẽ nghiên cứu đề xuất điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ di sản văn hóa thế giới, chú trọng mở rộng khu vực bảo tồn đến các thành phần tạo nên diện mạo đô thị cổ, gắn với khu vực bảo tồn của khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An, các làng nghề.

Nghiên cứu quy hoạch phát triển loại hình kinh tế đêm ở trung tâm và các vùng phụ cận. Hoàn thiện mô hình quản lý di sản, kịp thời cập nhật, áp dụng các xu hướng, quan điểm mới về bảo tồn và phát huy di sản của UNESCO. Bên cạnh đó, tiếp tục đề xuất Trung ương có các cơ chế, chính sách đặc thù để giải quyết những vướng mắc phục vụ công tác quản lý và trùng tu di tích.

Ông Nguyễn Thanh Hồng - Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: “Trên cơ sở nội dung địa phương trình, sở đã phối hợp với TP.Hội An thực hiện và thẩm định rất kỹ nội dung đề án. Sở đang tích cực liên hệ với các đơn vị thuộc Bộ VH-TT&DL, Văn phòng Chính phủ để thúc đẩy hoàn thiện, hy vọng sớm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định đề án này”.

Liệu bạn đã ghé đến phố cổ Hội An chưa? Dù bạn đã từng đến hay chưa thì chắc chắn sẽ luôn ấn tượng và ghi nhớ mãi một vẻ đẹp hoài cổ đầy độc đáo mang tên Hội An và chắc chắn chỉ có Hội An mới mang đến cho bạn cảm nhận đó, ấn tượng mà không thể lẫn với bất cứ một nơi nào hết.

Phố cổ Hội An được biết đến như một khu đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng của tỉnh Quảng Nam. Thành phố Hội An cách Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam, tương đương khoảng 1 giờ chạy xe.

Và chính lối kiến trúc này đã giúp Hội An trở thành một trong những địa điểm du lịch cực kì nổi tiếng tại Việt Nam. Hằng năm chào đón một số lượng lớn khách du lịch tới tham quan và khám phá, trở thành một trong số những địa điểm phải đến nếu bạn ghé Đà Nẵng. Với thời gian mà Hội An đã tồn tại và chứng kiến thì không quá khi xem Hội An chính là một nhân chứng sống, một bảo tàng lưu giữ về kiến trúc và lối sống đô thị của người dân nơi đây.

Bên cạnh đó, sau khi xem xét những nét kiến trúc văn hóa đặc trưng và những gì mà thành phố Hội An đã chứng kiến bên cạnh sông Thu Bồn trong suốt nhiều thế kỉ, tại kỳ họp lần thứ 23 ngày 4/12/1999, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc [UNESCO] đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế giới, dựa trên hai tiêu chí, cụ thể là

Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế.

Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo.

2.1 Khu phố cổ

Phố cổ Hội An nằm trọn vẹn trong phường Minh An, với tổng diện tích lên đến 2km² với đa dạng nhiều công trình kiến trúc xen kẽ nhau như nhà phố, hội quán, cầu, đường,...

Nổi tiếng nhất tại Hội An có lẽ là khu phố cổ với những ngôi nhà san sát nhau nối dài tạo thành những con đường cắt nhau như hình bàn cờ, tương tự như hệ thống đường phố cổ tại Hà Nội. Để bảo tồn và kiến trúc qua bao năm nay, thì khu phố cổ được bảo tồn và tu bổ lại hằng năm đặc biệt là qua những mùa mưa bão, nước sông Thu Bồn dân cao gây ngập lụt, nhấn chìm cả phố cổ vào trong biển nước. Vào những lúc này, người dân phố cổ sẽ sử dụng xuồng hoặc thuyền đề di chuyển đến mọi nơi.

Tại Hội An, những con đường thường ngắn, bị cắt bởi nhiều đường nên nếu không quen đường bạn rất dễ bị lạc và nhầm đường vì những dãy nhà dường như tương tự nhau về thiết kế.

2.2 Kiến trúc truyền thống

Đến với Hội An, thời gian như quay lại những ngày tháng của thế kỉ trước. Dù đã trải qua bao nhiêu năm tháng thăng trầm nhưng phố cổ vẫn đứng sừng sững và giữ được vẻ đẹp cổ kính như thuở ban đầu.

Kiến trúc tổng thể là điểm nhấn gây ấn tượng của phố cổ Hội An, dường như từng ngôi nhà, từng con đường, từng chi tiết tại Hội An lại hài hòa với nhau một cách kỳ lạ, dường như chúng được làm ra là cho Hội An và bạn sẽ không thể nhầm lẫn được với bất kì một khu phố cổ nào.

Phổ biến nhất tại đây là những ngôi nhà phố kiểu cổ, với thiết kế đặc trưng tương tự nhau , sử dụng màu vàng nâu là tone màu chủ đạo. Nhà phố thường sẽ là tầng trệt, một hoặc hai tầng với đặc điểm chiều rộng hẹp nhưng có chiều sâu dài tạo cảm giác rộng, khá nhiều không gian để sinh hoạt.

Nhà tại phố cổ được kết cấu rất chắc chắn, thường sẽ được làm theo cấu trúc là xây dựng phần khung chắc chắn bằng gỗ, tường bằng gạch có độ bền cao. Vì tại đây thường xảy ra nhiều đợt lũ lụt nên những ngôi nhà này được xây dựng rất kiên cố và bền vững. Đó cũng là một trong những nguyên nhân giúp phố cổ Hội An vẫn trường tồn với thời gian và giữ vững cho đến hôm nay.

Bên cạnh phần khung và vách tường thì ở Hội An, bạn sẽ nhận thấy một sự đồng bộ với nhau về phần lợp mái, mái ở đây thường sẽ được lợp theo kiểu âm dương đặc trưng, sau đó dùng vữa cố định lại với nhau. Và loại mái thường dùng là loại được làm từ đất nung, mỏng và có màu nâu đỏ đặc trưng.

Khi có dịp đến Hội An, bạn chắc chắn sẽ thấy được kiểu nhà này ở khắp mọi nơi, đặc biệt, tận dụng độ sâu của ngôi nhà, người dân thường chia làm 3 không gian cơ bản là không gian buôn bán, không gian ở và thờ cúng.

2.3 Các di tích kiến trúc

Đến với phố cổ Hội An, dường như mang sẽ cảm nhận được sự tôn thờ thần linh và tôn giáo với việc vận dụng nhiều họa tiết tôn giáo vào những công trình kiến trúc chung và kiểu xây dựng.

Ngày nay, đến Hội An bạn có thể sẽ bắt gặp nhiều hội quán, nhà thờ cổ hoặc chùa chiền với đặc điểm kiến trúc khá cổ kính, đậm phong cách Trung Hoa, mang trong mình sự tin tưởng và tôn thờ của những người dân qua các giai đoạn. Bên cạnh việc tham quan, bạn sẽ có cơ hội để khám phá và tìm hiểu thêm về tín ngưỡng của những người dân phố cổ từ đó sẽ hiểu hơn về đời sống tinh thần, thế giới tâm linh và lối sống của họ.

- Top điểm đến được yêu thích nhất Châu Á Top 10 thành phố lãng mạn nhất thế giới.

- Ký ức Hội An được công nhận là show diễn thực cảnh đẹp nhất thế giới.

- Hội An đạt vị trí số 1 trong top 15 thành phố tuyệt vời nhất thế giới do chuyên trang Travel & Leisure bình chọn.

Và tất nhiên để hiểu và cảm nhận chân thực hơn vẻ đẹp của phố cổ Hội An, hãy đến và cảm nhận trực tiếp những dãy nhà cổ hay con sông Thu Bồn trầm lặng và những hội quán mang vẻ đẹp của một thời đã qua.

Chủ Đề