Tính chất nhà nước phương Tây cổ đại là

Bản chất nền chính trị của các quốc gia cổ đại phương Tây có điểm gì khác so với các quốc gia cổ đại phương Đông?

A. Dân chủ chủ nô

B. Dân chủ tư sản

C. Dân chủ nhân dân

D. Dân chủ quý tộc

Hướng dẫn

– Phương Đông: Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, vua tự xưng là “Thiên tử” nắm quyền hành tuyệt đối về chính trị, quân sự và cả tôn giáo.
– Phương Tây: Chế độ dân chủ, chính quyền thuộc về các công dân. Đại hội công dân bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc nhà nước [tính chất dân chủ rộng rãi]. Thể chế dân chủ ở các quốc gia cổ đại phương tây dựa trên sự bóc lột hà khắc với nô lệ cho nên chỉ là nền chuyên chính dân chủ chủ nô.
Đáp án cần chọn là: A

Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô – ma đã phát triển như thế nào? Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma

a] Cư dân cổ đại Hy Lạp và Rô-ma đã xây dựng được một nền văn hóa cổ đại phát triển cao với những giá trị sau:

- Lịch và thiên văn học: Cư dân Địa Trung Hải đã tính được một năm có 365 ngày và 1/4 ngày nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày riêng tháng 2 có 28 ngày.

- Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ a,b,c,... lúc đầu có 20 chữ sau được bổ sung thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh.

- Sự ra đời của khoa học: Chủ yếu trên các lĩnh vực toàn, lý, sử, địa. Trong lĩnh vực Toán học đã biết khái quát thành các định lý định đề . Khoa học đến Hy Lạp và Rô-ma thực sự trở thành khoa học.

- Văn học: chủ yếu là kịch với các nhà viết kịch nổi tiếng Ê-sin, Sô-phốc,...

- Nghệ thuật: Nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền thơ thần đạt đến đỉnh cao như tượng thần vệ nữ Mi-lô, lực sĩ ném đá, đền thờ Pac-tê-nông,...

b] Hiểu biết khoa học đến Hy Lap và Rô-ma mới thực sự thành khoa học: Độ chính xác của khoa học đặc biệt là toán học không chỉ ghi chép và giải các bài riêng biệt mà thể hiện trình độ khái quát thành định lí, tiên đề, lí thuyết được thực hiện bởi các nhà khoa học tên tuổi đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này. Ví dụ: tiên đề Ơ-cơ-lit, định lý Pi-ta-go, định lý Ta-let,...Những vấn đề mà trước đấy nghiên cứu vẫn còn có giá trị sử dụng đến ngày nay.

Xem tiếp...

Thể chế dân chủ cổ đại biểu hiện ở chỗ nào?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây - Hi Lạp và Rô - Ma

- Hơn 3 vạn công nhân hợp thành đại hội công dân, bầu và cử ra cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc của nhà nước.

- Người ta khong chấp nhận có vua. Có 50 phường, mỗi phường cử 10 người làm thành Hội đồng 500 có vai trò như “quốc hội” thay mặt dân quyết định mọi việc. Hằng năm mọi công dân đều họp một lần ở quảng trường có quyền phát biểu và biểu quyết các vấn đề lớn của cả nước.

- Thế chế dân chủ cổ địa phát triển nhất ở Aten.

Xem tiếp...

* Thời gian tồn tại

Các quốc gia cổ đại phương Đông: Thiên niên kỉ IV. TCN – năm 221 TCN

Các quốc gia cổ đại phương Tây: Đầu thiên niên kỉ I.TCN – năm 476

* Điều kiện hình thành

Các quốc gia cổ đại phương Đông:

1.ĐK tự nhiên:

- Thuận lợi:

+ Đồng bằng ven sông rộn, đất đai phì nhiêu, mềm xốp, dễ canh tác.

+ Lượng mưa đều đặn phân bố theo mùa.

+ Khí hậu ấm nóng [trừ Trung Quốc].

- Khó khăn: lũ lụt, hạn hán…

2.ĐK kinh tế:

- Cư dân biết sử dụng đồng thau.

- Sống chủ yếu bằng nghề nông => yêu cầu: trị thủy [đắp đê, đào kênh dẫn nước…]

- Kết hợp nuôi gia súc, dệt vải, làm đồ gốm.

3.ĐK xã hội:

- Cư dân tập trung khá đông theo từng bộ lạc trên các thềm đất cao gần sông.

- Công việc trị thủy khiến mọi người gắn bó, liên kết trong tổ chức công xã, cần có 1 người có uy tín, tổ chức

=> Các điều kiện trên khiến nhà nước phương Đông ra đời sớm, phạm vi lãnh thổ rộng.

Các quốc gia cổ đại phương Tây:

1.ĐK tự nhiên:

- Đồng bằng nhỏ hẹp [do đồi núi chia cắt]; phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên.

- Đất canh tác ít, không màu mỡ, chủ yếu là đất ven đồi khô và rắn => công cụ đồng không có tác dụng.

- Khí hậu ấm áp, trong lành.

2.ĐK kinh tế:

- Cư dân biết sử dụng sắt từ đầu thiên niên kỉ I.TCN.

- Sống chủ yếu bằng nghề thủ công và thương nghiệp.

3. ĐK xã hội:

- Cư dân không có điều kiện tập trung đông ở một nơi [do ĐK tự nhiên].

- Mỗi vùng, mỗi mỏm bán đảo là giang sơn của một bộ lạc. Khi XH có giai cấp hình thành thì đây cũng là một nước.

* Sự phát triển kinh tế

Các quốc gia cổ đại phương Đông:

- Nông nghiệp tưới nước đóng vai trò chủ  yếu, kết hợp với nghề thủ công như làm gốm, dệt vải, đan lát...

- Đặc điểm: khép kín, tự cung, tự cấp.

Các quốc gia cổ đại phương Tây:

*Nông nghiệp:

- Trồng cây lâu năm [nho, ô liu…]

- Trồng lúa ở nơi đất mềm nhưng vẫn phải mua lúa mì, lúa mạch của Ai Cập, Tây Á…

* Thủ công nghiệp:

- Nhiều thợ giỏi, khéo tay.

- Có nhiều xưởng thủ công chuyên sản xuất một mặt hàng có chất lượng cao.

* Thương nghiệp:

- Bán: rượu nho, dầu ô liu, đồ mĩ nghệ, đồ dùng kim loại, đồ gốm…

- Mua: lúa mì, súc vật, lông thú, tơ lụa, hương liệu, xa xỉ phẩm.

- Nô lệ là hàng hóa quan trọng bậc nhất. Đê-lốt, Pi-rê … trở thành trung tâm buôn bán nô lệ lớn của thời cổ đại.

- Các thị quốc có đồng tiền riêng [đồng Đê-na-ri-us của Rô ma, đồng tiền có hình chim cú của Aten vào loại cổ nhất TG]

=> Kinh tế phát triển mau lẹ, Hi Lạp – Rôma trở thành các quốc gia giàu mạnh.

Xã hội

Các quốc gia cổ đại phương Đông:

3 tầng lớp: quý tộc, nông dân công xã, nô lệ

Các quốc gia cổ đại phương Tây:

3 tầng lớp: chủ nô, bình dân, nô lệ

- Chủ nô: giàu có, có thế lực chính trị.

- Bình dân: tự do, có nghề nghiệp, không là LLSX chính.

- Nô lệ: đông nhất, LLSX chính nhưng không có quyền tự do dân chủ.

=>Chế độ chiếm hữu nô lệ.

→ Nô lệ >< Chủ nô

=> Nô lệ đấu tranh. Tiêu biểu: KN Xpactacut [73 – 71TCN]

* Chính trị

Các quốc gia cổ đại phương Đông

Chế độ chuyên chế cổ đại

- Đứng đầu: vua [quyền lực tối cao, Ai Cập gọi là Pharaon [cái nhà lớn], Lưỡng Hà gọi là Enxi [người đứng đầu], Trung Quốc goi là Thiên tử…]

- Giúp việc vua là bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc, có nhiệm vụ: thu thuế, chỉ huy xây dựng và quân đội.

* Nguyên nhân dẫn đến CĐ chuyên chế:

- Sự hình thành quốc gia dựa trên liên minh các bộ lạc.

- Nhu cầu trị thuỷ, chống ngoại xâm.

=> Cần người tài giỏi chỉ huy tập trung, thống nhất.

 Các quốc gia cổ đại phương Tây:

* Chế độ dân chủ chủ nô [trong các thị quốc]

- Không có vua.

- Cơ quan quyền lực cao nhất:

   + Hội đồng 500 [có vai trò như “quốc hội”, thay mặt dân quyết định công việc trong nhiệm kì 1 năm]

+ Đại hội công dân.

=> Nhận xét:

- Thể chế dân chủ đó phát triển cao nhất ở Aten.

- Tiến bộ hơn phương Đông.

- Bản chất [hạn chế]: dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô với nô lệ.

* Thị quốc là là một quốc gia trong đó thành thị là chủ yếu.

- Nguyên nhân ra đời:

    + Đất đai bị chia cắt.

    + KT: nghề buôn và thủ công

    + Dân cư sống tập trung ở thành thị.

* Văn hóa

Các quốc gia cổ đại phương Đông

* Cơ sở hình thành:

- KT: NN lúa nước là chủ yếu.

- CT: chế độ chuyên chế cổ đại.

- XH: 3 tầng lớp [quý tộc, nông dân công xã, nô lệ]

- KT công thương nghiệp, công cụ sắt. Yêu cầu của KT công thương nghiệp luôn cần chính xác, tỉ mỉ => luôn cần cải tiến.

- CĐ chiếm nô khiến một tầng lớp quý tộc chủ nô chỉ lo làm chính trị và sáng tạo văn hóa, KH.

Các quốc gia cổ đại phương Tây

- Thể chế dân chủ chủ nô tạo ko khí tự do tư tưởng => đem lại giá trị nhân văn, hiện thực cho ND văn học.

- Học hỏi, kế thừa thành tựu văn hóa phương Đông.

a. Lịch và thiên văn:

- Lịch ra đời sớm nhất ở phương Đông do nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

→ Nông lịch: một năm có 365 ngày, chia thành 12 tháng

- Quan sát nhiều tinh tú.

- Biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.

a. Lịch:

- Nâng cao hiểu biết, chính xác hơn lịch phương Đông.

- Hiểu biết chính xác về Trái Đất và hệ Mặt Trời, biết Trái Đất hình quả cầu tròn.

- Người Roma tính được một năm có 365 ngày và 1/4

 b. Chữ viết:

- Nguyên nhân ra đời: nhu cầu ghi chép, lưu trữ.

- Thành tựu:

  + Dạng chữ: chữ tượng hình, chữ tượng ý.

   + Phương tiện ghi chữ: đất nung [Lưỡng Hà], giấy papirus [Ai Cập], thẻ tre, lụa bạch[Trung Quốc].

- Ý nghĩa: là phát minh lớn của loài người, là biểu hiện đầu tiên và cơ bản của văn minh.

- Hạn chế: khó học, khó nhớ, khó phổ biến.

b. Chữ viết: đơn giản [do yêu cầu cuộc sống bôn ba trên biển, trình độ phát triển kinh tế]

  - Hệ chữ cái Rôma

- Hệ chữ số La Mã.

=> Ý nghĩa lớn, tính phổ biến cao.

 c. Văn học: mới chỉ có văn học dân gian truyền miệng, sau đó mới được ghi lại [phương Đông]

c. Văn học:

- Hi Lạp có anh hùng ca nổi tiếng của Hô-me: I-li-át và Ô-đi-xê

- Thần thoại.

- Thơ.

- Kịch: phổ biến nhất, được ưa chuộng nhất [vì có kèm theo hát]

=> Mang tính nhân đạo, đề cao cái đẹp cái thiện, phản ánh các quan hệ trong xã hội.

d. Toán học:

- Nguyên nhân ra đời: nhu cầu tính toán diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, trong xây dựng

-Thành tựu: [phương Đông]

+ Chữ số: số của người Ấn Độ.

+ Người Ai Cập giỏi hình học.

+ Người Lưỡng Hà giỏi số học.

=> Còn đơn giản và sơ lược nhưng rất giá trị.

d. Sự ra đời của khoa học: [phương Tây]

- Toán học:

   + Định lí, định đề.

   + Nhiều nhà toán học.

- Vật lí: Acsimet.

- Sử học: nhiều nhà sử học và tác phẩm nổi tiếng.

- Địa lí: Xtrabôn.

=> Khoa học thực sự trở thành khoa học.

e. Kiến trúc:

- Phong phú.

- Đồ sộ: Kim tự tháp, Vườn treo Babilon…=> Thể hiện sự lớn mạnh của quốc gia và quyền lực của nhà vua.

e. Nghệ thuật:

NT tạc tượng thần, xây đền, kiến trúc đạt đỉnh cao.

=>Nhận xét:

- Thành tựu quan trọng nhất là chữ viết.

[Vì đây là phát minh lớn biểu hiện đầu tiên của văn minh loài người]

- Phương Đông là cái nôi của văn minh nhân loại

=>Nhận xét:

- Đến văn hóa phương Tây cổ đại, khoa học mới thực sự trở thành khoa học

- Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển cao hơn của văn hóa phương Tây so với phương Đông [= cơ sở hình thành]

Video liên quan

Chủ Đề