Tổng quan về doanh nghiệp nhà nước

Hiểu đơn giản, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp có sự tham gia hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhà nước. Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ 01/01/2021 cũng đã có nhiều thay đổi liên quan đến loại hình doanh nghiệp này.

Doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Chương IV Luật Doanh nghiệp 2020.

Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định khái niệm về doanh nghiệp nhà nước như sau:

“1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:

a] Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

b] Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.”

Bên cạnh đó, Điều 89 Luật Doanh nghiệp quy định cụ thể doanh nghiệp nhà nước được tổ chức dưới các loại hình doanh nghiệp sau:

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020 được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty TNHH 1 thành viên

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020 được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty TNHH 02 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

Như vậy hiện nay có các loại hình doanh nghiệp nhà nước như sau:

- Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

- Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Có mấy loại hình doanh nghiệp nhà nước [Ảnh minh hoạ]
 

Phân biệt doanh nghiệp nhà và doanh nghiệp tư nhân

Tiêu chí

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp tư nhân

Chủ sở hữu

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

- Do cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân khác làm chủ sở hữu [bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài];

- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Hình thức tồn tại

- Công ty cổ phần;

- Công ty TNHH 1 thành viên;

- Công ty TNHH 2 thành viên.

- Công ty cổ phần;

- Công ty TNHH 1 thành viên;

- Công ty TNHH 2 thành viên;

- Công ty hợp danh;

- Doanh nghiệp tư nhân [quy định tại Chương VII Luật Doanh nghiệp 2020].

Quy mô

Quy mô lớn. Thường được tổ chức theo các hình thức như công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế.

Đa dạng về quy mô. Tuy nhiên doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Ngành nghề hoạt động

Hoạt động chủ yếu ở các ngành nghề kinh tế then chốt. Một số ngành, nghề kinh doanh độc quyền như:

- Hệ thống truyền tải điện quốc gia;

- Nhà máy thủy điện có quy mô lớn đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân;

- In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng;

- Xổ số kiến thiết;

- Hoạt động trong phạm vi ngành nghề quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

- Không được kinh doanh các ngành nghề độc quyền dành cho các doanh nghiệp nhà nước.

Như vậy, có tất cả 03 loại hình doanh nghiệp nhà nước. Cách xác định doanh nghiệp nhà nước là dựa vào chủ sở hữu vốn góp hoặc cổ phần. Doanh nghiệp nhà nước cũng có cơ cấu và tổ chức hoạt động theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.

Nếu có thắc mắc liên quan đến quy định về doanh nghiệp nhà nước, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Doanh nghiệp nhà nước và Doanh nghiệp tư nhân khác nhau thế nào?

     Công ty nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà Nước. Công ty nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước độc lập, tổng công ty nhà nước.
Luật Hồng Bàng xin cung cấp cho các bạn những quy định của pháp luật như sau:

Theo khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định:

“Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”.

Như vậy, theo quy định mới của Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Đây là một quy định khác so với quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005 trước đây. Tại khoản 22 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định:

“Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ”.

Với quy định này trước đây, Nhà nước chỉ cần nắm giữ 50% vốn điều lệ của một doanh nghiệp thì sẽ được coi là một doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, Nhà nước phải nắm giữ 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp thì đó mới được coi là doanh nghiệp Nhà nước.

      Công ty nhà nước có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty mới được tiếp nhận vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước hoặc huy động vốn để đầu tư, xây dựng doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh; công ty được kinh doanh những ngành, nghề có điều kiện khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh ngành, nghề có điều kiện hoặc có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Công ty nhà nước được tổ chức quản lý theo mô hình có hoặc không có Hội đồng quản trị. Các tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập sau đây có Hội đồng quản trị:

 +   Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập;

 +   Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước;

 +   Công ty nhà nước độc lập có quy mô vốn lớn giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác.

Luật doanh nghiệp 2014 dành hẳn chương IV để quy định về Doanh nghiệp nhà nước như sau:

Điều 88. Áp dụng quy định đối với doanh nghiệp nhà nước

  1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý theo quy định tại Chương này, các quy định tương ứng tại mục 2 Chương III và các quy định khác có liên quan của Luật này. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Chương IV với Chương III và các quy định có liên quan khác của Luật này, thì áp dụng quy định tại Chương này.
  2. Việc tổ chức quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 100% vốn điều lệ thực hiện theo các quy định tương ứng tại mục 1 Chương III và Chương V của Luật này.

Điều 89. Cơ cấu tổ chức quản lý

Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn theo một trong hai mô hình quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này.

….

Điều 108. Công bố thông tin định kỳ

  1. Công ty phải công bố định kỳtrêntrang thông tin điện tử của công ty và của cơ quan đại diện chủ sở hữu những thông tin sau đây:
  2. a] Thông tin cơ bản về công ty và điều lệ công ty;
  3. b] Mục tiêu tổng quát, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch kinh doanh hằng năm;
  4. c] Báo cáo và tóm tắt Báo cáo tài chính hằng năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập trong thời hạn không quá 150 ngày, kể từ ngàykếtthúc năm tài chính;
  5. d] Báo cáo và tóm tắt Báo cáo tài chính giữa năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập; thời hạn công bố phải trước ngày 31 tháng 07 hằng năm;

Nội dung công bố thông tin quy định tại điểm c và điểm d khoản này bao gồm Báo cáo tài chính của công ty mẹ và Báo cáo tài chính hợp nhất;

đ] Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm và 03 năm gần nhất tính đến năm báo cáo;

  1. e] Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích được giao theo kế hoạch hoặc đấu thầu [nếu có] và trách nhiệm xã hội khác;
  2. g] Báo cáo về thực trạng quản trị, cơ cấu tổ chức công ty.
  3. Báo cáo thực trạng quản trị công ty bao gồm các thông tin sau đây:
  4. a] Thông tin về cơ quan đại diện chủ sở hữu, người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu;
  5. b] Thông tin về người quản lý công ty, bao gồm trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, các vị trí quản lý đã nắm giữ, cách thức được bổ nhiệm, công việc quản lý được giao, mức tiền lương, thưởng, cách thức trả tiền lương và các lợi ích khác; những người có liên quan và ích lợi có liên quan của họ với công ty; bản tự kiểm điểm, đánh giá hằng năm của họ trên cương vị là người quản lý công ty;
  6. c] Các quyết định có liên quan của cơ quan đại diện chủ sở hữu; các quyết định, nghị quyết của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
  7. d] Thông tin về Ban kiểm soát, Kiểm soát viên và hoạt động của họ;

đ] Thông tin về Đại hội công nhân, viên chức; số lượng lao động bình quân năm và tại thời điểm báo cáo, tiền lương và lợi ích khác bình quân năm trên người lao động;

  1. e] Báo cáokếtluận của cơ quan thanh tra [nếu có] và các báo cáo của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên;
  2. g] Thông tin về các bên có liên quan của công ty, giao dịch của công ty với bên có liên quan;
  3. h] Các thông tin khác theo quy định của Điều lệ công ty.
  4. Thông tin được báo cáo và công bố phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của pháp luật.
  5. Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện công bố thông tin. Người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kịp thời, trung thực và chính xác của thông tin được công bố.
  6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 109. Công bố thông tin bất thường

  1. Công ty phải công bố trên trang thông tin điện tử và ấn phẩm [nếu có] và niêm yết công khai tại trụ sở chính và địa điểm kinh doanh của công tyvềcác thông tin bất thường trong thời hạn 36 giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
  2. a] Tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong tỏa hoặc được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong tỏa;
  3. b] Tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh; bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép hoạt động hoặc giấy phép khác liên quan đến kinh doanh của công ty;
  4. c] Sửa đổi, bổ sung nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hoạt động hoặc bất kỳ giấy phép, giấy chứng nhận khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp;
  5. d] Thay đổi người quản lý công ty, gồm thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Trưởng Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên,Kế toántrưởng, trưởng phòng tài chính kế toán;

đ] Có quyết định kỷ luật, khởi tố, có bản án, quyết định của Tòa án đối với một trong số các người quản lý doanh nghiệp;

  1. e] Cókếtluận của cơ quan thanh tra hoặc của cơ quan quản lý thuế về việc vi phạm pháp luật của doanh nghiệp;
  2. g] Có quyết định thay đổi tổ chức kiểm toán độc lập, hoặc bị từ chối kiểm toán báo cáo tài chính;
  3. h] Có quyết định, thành lập, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi công ty con; quyết định đầu tư, giảm vốn hoặcthoáivốn đầu tư tại các công ty khác.
  4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Bên cạnh đó, trong chương này, pháp luật cũng quy định rõ ràng chi tiết về cơ cấu, vai trò, trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc…

       Quý khách nếu cần tư vấn, giải đáp chi tiết hơn cũng như cách thức tiếp cận dịch vụ này, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh: Mr.Nhật Nam qua hotline: 0968.356.575, gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: 1900 6575 hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: .

 Chúc Quý Khách cùng gia đình mạnh khỏe, an lạc và thành công!

Video liên quan

Chủ Đề