Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS hiện nay diễn ra như thế nào

Đã phát hiện 95.512 người nhiễm HIV/AIDS

Hiện nay, dịch HIV/AIDS đã xuất hiện ở tất cả 64 tỉnh, thành phố trong cả nước với hơn 93% số quận huyện và hơn 50% số xã, phường, thị trấn. Tính đến tháng 5-2005, số người lây nhiễm HIV đã lên tới 95.512 người, đã chuyển thành AIDS là 15.539 người và tử vong là 8.965 người. Tuy nhiên, theo ước tính của Bộ Y tế, hiện tại con số người nhiễm phải lên tới 198.000 đến 284.000 người. Theo dự báo, nếu không có các hoạt động phòng, chống mạnh mẽ và toàn diện hơn, đến năm 2010 con số lây nhiễm có thể sẽ là 350.000 người.

Nguyên nhân dẫn đến số người "nhiễm" đại dịch thế kỷ ngày một tăng chủ yếu xuất phát từ tệ nạn ma túy và mại dâm. Theo số liệu của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, đến cuối năm 2004, cả nước có 170.407 số người nghiện ma túy. Điều đáng lo ngại là 80% số người nghiện dưới hình thức sử dụng tiêm chích, 80% số người nghiện có hành vi phạm pháp và có tới 85% các vụ phạm pháp có liên quan tới nghiện ma túy, trong đó 40% liên quan đến các vụ trọng án. Có thể nói, tình trạng nhiễm HIV trong nhóm tiêm chích ma túy ngày càng tăng cao [từ 9,4% năm 1996 lên tới 28,61% năm 2004]. Đến tháng 5-2005, tỷ lệ nhiễm HIV do ma túy và mại dâm chiếm gần 60%. Thực trạng đáng buồn này càng gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với toàn xã hội về sự nguy hại của đại dịch... xuyên thế kỷ.

Các chủ trương cần "ngấm sâu" vào thực tế

Nhận thức đúng đắn tính chất nguy hiểm của đại dịch HIV/AIDS, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có sự quan tâm thích đáng đối với công tác phòng, chống. Nhiều văn bản pháp quy đã được ban hành tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai phòng, chống. Đặc biệt là Chỉ thị số 52/CT-TW ngày 11-3-1995 của Ban Bí thư Trung ương [khóa VII], Pháp lệnh phòng, chống HIV/AIDS của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 31- 3-1995 và gần đây là Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg [ngày 17-3-2004] của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2002.

Tuy nhiên, sau 10 năm tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh phòng, chống HIV/AIDS đã bộc lộ nhiều bất cập, không phù hợp với diễn biến phức tạp của đại dịch hiện nay, như vấn đề tư vấn giám sát, phòng, chống căn bệnh trong gia đình, nơi làm việc, tiếp cận thuốc điều trị HIV, chống kỳ thị và phân biệt đối xử, nhất là các biện pháp can thiệp giảm tác hại mang tính đột phá trong dự phòng lây nhiễm chưa được quy định trong Pháp lệnh.

Được biết, hiện nay Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ và Quốc hội đang triển khai đánh giá, rà soát lại các văn bản pháp quy; bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống văn bản về Chỉ thị và Luật Phòng, chống HIV/AIDS cho phù hợp với tình hình và cách tiếp cận mới trong cộng đồng. Dự án Luật phòng, chống HIV/AIDS cũng đã được đưa ra trình Quốc hội.

Trước hết phải diệt trừ ma túy và mại dâm

Ma túy và mại dâm là nguồn gốc gây ra những biến thái tiêu cực trong xã hội mà "đỉnh cao" là sự lây nhiễm căn bệnh thể kỷ. Công tác phòng, chống HIV/AIDS đã thực hiện thành công ở một số nước thông qua Chương trình được gọi là "can thiệp giảm hại đầy đủ", trong đó gồm có Chương trình bơm kim tiêm sạch, Chương trình 100% bao cao su và Chương trình điều trị cai nghiện và điều trị thay thế. Ở nước ta, các biện pháp này còn hết sức mới mẻ và thiếu hành lang pháp lý cần thiết. Chính vì vậy, mặc dù chương trình được đề cập trong Chiến lược Quốc gia nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn về kinh nghiệm, kỹ thuật và cả ngân sách trong công tác triển khai.

Kết quả điều tra dư luận xã hội về thái độ, nhận thức, đánh giá của cán bộ, đảng viên và nhân dân về các biện pháp giảm tác hại của việc sử dụng ma túy cho thấy, hiện tượng này phát triển rất tràn lan, gây tâm lý lo lắng thường xuyên trong xã hội [chiếm 64% số người được hỏi], đại đa số cho rằng các biện pháp cai nghiện lâu nay kém hiệu quả, 50% tán thành chương trình bơm kim tiêm sạch. Hiện nay, số bệnh nhân cai nghiện ở các trung tâm tăng, nhưng tỷ lệ tái nghiện sau khi ra trại vẫn chiếm tới 90%, thậm chí có nơi là 100%. Điều ấy càng đặt ra cho "cuộc chiến" phòng, chống đại dịch thế kỷ HIV/AIDS cần phải đẩy mạnh làm tốt hơn nữa trong toàn cộng đồng.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương cam kết thực hiện mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 của Liên hợp quốc.

Đó là 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng virus [ARV] và 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng virus ở mức thấp [dưới 1000 bản sao/ml] để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác.

Theo ước tính, số người nhiễm HIV trong cộng đồng khoảng 250.000 người; trong đó đến tháng 9/2020 có 213.097 người nhiễm HIV đã biết được tình trạng nhiễm HIV của mình [chiếm 85%], 150.984 người nhiễm HIV biết tình trạng HIV của mình đã được điều trị ARV [chiếm 75%] và tỷ lệ người điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế [dưới 1000 bản sao/ml] [chiếm 96%].

Như vậy, Việt Nam cần phải tiếp tục nỗ lực để thực hiện mục tiêu 90% thứ nhất và 90% thứ hai trong thời gian tới, phát huy duy trì kết quả rất tốt của mục tiêu 90% thứ ba để hướng tới mục tiêu 95-95-95 nhằm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 theo Chiến lược quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ đề ra vào năm 2030.

Để hiểu rõ hơn về 30 năm Việt Nam bền bỉ với những nỗ lực đẩy lùi căn bệnh này, tiến sỹ Hoàng Đình Cảnh – Phó Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS đã có những chia sẻ nhân ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS.

Mỗi năm cả nước thêm 11.000 ca nhiễm HIV

– Xin ông cho biết hiện nay tình hình dịch HIV/AIDS và xu hướng dịch HIV trên thế giới và trong khu vực như thế nào?

Tiến sỹ Hoàng Đình Cảnh: Tính đến 2019, trên Thế giới có khoảng 38 triệu người đang sống chung với HIV và 690.000 người nhiễm HIV đã tử vong.

Trong năm 2019, toàn thế giới có 1,7 triệu người nhiễm mới được phát hiện, trong đó tập trung chủ yếu nam giới 25-49 tuổi [38%] và nam giới 15-24 tuổi [12%]. Dịch HIV phân bố nhiều nhất là ở miền Đông và miền Nam châu Phi.

Người dân tìm hiểu thông tin về phòng chống HIV/AIDS. [Ảnh: T.G/Vietnam+]

Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tính đến năm 2019 có khoảng 5,8 triệu người đang chung sống với HIV và khoảng 160.000 người đã tử vong với các nguyên nhân liên quan đến AIDS.

Trong năm 2019, có khoảng 300.000 người nhiễm HIV mới được phát hiện trên toàn khu vực, trong đó chủ yếu là nam giới từ 25-49 tuổi [chiếm 44%]. Đối tượng mới được phát hiện nhiễm HIV chủ yếu là nam quan hệ tình dục đồng giới [MSM] [chiếm 44%] và bạn tình của người nhiễm HIV [chiếm 21%].

– Thực trạng tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam hiện nay ra sao thưa ông?

Tiến sỹ Hoàng Đình Cảnh: Tại Việt Nam, kể từ ca nhiễm đầu tiên được phát hiện năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh, tính đến 31/8/2020, theo báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì cả nước có 213.008 người nhiễm HIV đang còn sống và 107.812 người nhiễm HIV đã tử vong. Trung bình mỗi năm cả nước phát hiện thêm 11.000 ca nhiễm HIV và 2.800 người tử vong.

Cả nước có 213.008 người nhiễm HIV đang còn sống và 107.812 người nhiễm HIV đã tử vong. Trung bình mỗi năm cả phát hiện thêm 11.000 ca nhiễm HIV và 2.800 người tử vong.

Dịch HIV ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long và chủ yếu ở đối tượng nam giới. Từ năm 1990 đến 2015, tỷ lệ người nhiễm HIV là nam giới có xu hướng giảm nhẹ, tuy nhiên từ năm 2016 tỷ lệ người nhiễm HIV là nam giới bắt đầu có xu hướng gia tăng trở lại. Tỷ lệ nhiễm HIV trong số mới phát hiện tính đến 31/8/2020 là 72,2%. Trong giai đoạn đầu của dịch, đối tượng bị lây nhiễm HIV chủ yếu là qua đường máu.

Ông Hoàng Đình Cảnh – Phó Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS. [Ảnh: T.G/Vietnam+]

Trong 8 tháng của năm 2020, cả nước xét nghiệm phát hiện mới 7.090 trường hợp nhiễm HIV, số bệnh nhân tử vong 1.392 trường hợp. Số người mới phát hiện nhiễm HIV tập trung chủ yếu ở độ tuổi 16-29 [45%] và 30-39 [31%]. Đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn [76%] và qua đường máu [11%], mẹ sang con 1,1%, còn lại không có thông tin về đường lây truyền.

Nam quan hệ tình dục đồng giới [MSM] đang được cảnh báo là một trong những nhóm nguy cơ chính của dịch HIV tại Việt Nam hiện nay.

MSM được dự báo có thể trở thành nhóm chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số người nhiễm mới HIV được ước tính hàng năm trong thời gian tới. Kết quả ước tính và dự báo những ca nhiễm mới, dựa trên mô hình dịch AIDS/mô hình dịch tại Châu Á [Asian/AIDS Epidemic Model] cho thấy MSM là nhóm nguy cơ cao duy nhất tại Việt Nam có tỷ lệ nhiễm mới HIV tăng liên tiếp trong 20 năm qua.

MSM được dự báo có thể trở thành nhóm chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số người nhiễm mới HIV trong thời gian tới.

Mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030

– Nhìn lại 30 năm qua, ông có thể cho biết kết quả nổi bật về phòng, chống HIV/AIDS năm 2020?

Tiến sỹ Hoàng Đình Cảnh: Ngày 14/8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2030 trong đó có mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030. Việc xây dựng Chiến lược mới là yêu cầu cấp thiết để bảo đảm cụ thể hóa đầy đủ, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng về công tác phòng, chống HIV/AIDS và phù hợp với tình hình mới.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người [HIV/AIDS] đã được Quốc hội thông qua ngày 16/11/2020.

Hiện tại việc xét nghiệm sàng lọc HIV đã bao phủ 100% tuyến huyện và xét nghiệm khẳng định HIV đã bao phủ 100% tỉnh/thành phố. Xét nghiệm khẳng định HIV được mở rộng xuống tuyến huyện.

Hiện tại việc xét nghiệm sàng lọc HIV đã bao phủ 100% tuyến huyện và xét nghiệm khẳng định HIV đã bao phủ 100% tỉnh/thành phố. Xét nghiệm khẳng định HIV được mở rộng xuống tuyến huyện. Hệ thống phòng xét nghiệm khẳng định HIV cũng đang được triển khai thí điểm sử dụng 3 test nhanh tại các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa.

WHO đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam về phòng chống HIV/AIDS:

Những năm qua, ngành y tế đã mở rộng hoạt động xét nghiệm phát hiện người nhiễm HIV, duy trì các hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV và hỗ trợ kỹ thuật hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV tại các tỉnh trọng điểm.

Tính đến ngày 30/6/2020, các cơ sở y tế đã triển khai tư vấn xét nghiệm cho 1.744.418 lượt người; trong đó số lượt người có kết quả dương tính với HIV là 15.829 trường hợp, chiếm 0,91%.

Trong công tác điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone đã được duy trì, mở rộng và nâng cao chất lượng. Tính đến 30/9/2020, chương trình Methadone đã được triển khai tại 340 cơ sở điều trị của 63 tỉnh/thành phố, điều trị cho 52.440 bệnh nhân.

Tính đến 30/9/2020, có 150.984 bệnh nhân HIV tại 446 cơ sở được điều trị HIV bằng thuốc kháng ARV [trong đó 259 cơ sở điều trị ARV nguồn bảo hiểm y tế, 38 trại giam, Trung tâm 06 và 02 trại tạm giam, 652 điểm cấp phát thuốc tại xã phường].

Tính đến tháng 9/2020, số khách hàng đang điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV [PrEP] là 13.265.

Hình thái lây nhiễm HIV có sự thay đổi

Những năm qua, công tác phòng chống HIV/AIDS cũng đứng trước nhiều khó khăn và thách thức. Trong hành trình tiến tới chấm dứt dịch bệnh này tại Việt Nam, ông có thể chỉ ra đâu là những khó khăn, thách thức và định hướng những năm tiếp theo?

Tiến sỹ Hoàng Đình Cảnh: HIV/AIDS hiện là vấn đề sức khỏe công cộng quan trọng bởi đây là một trọng những nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Hình thái lây nhiễm HIV có sự thay đổi, xuất hiện các nhóm quần thể có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV mới. MSM đang được cảnh báo là một trong những nhóm nguy cơ chính của dịch HIV tại Việt Nam hiện nay.

HIV/AIDS hiện là vấn đề sức khỏe công cộng quan trọng bởi đây là một trọng những nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam.

Hiện nay, nhân lực cho công tác phòng chống HIV/AIDS có nhiều sự thay đổi, thiếu tại các tuyến, đặc biệt tuyến tỉnh, huyện do các tỉnh thành lập/sát nhập nên một số cán bộ đã được chương trình/dự án HIV/AIDS đào tạo nay đã chuyển công tác khác dẫn đến việc thiếu hụt nguồn nhân lực đã được đào tạo trong suốt thời gian qua.

Đặc biệt, còn có thách thức về tài chính: Kinh phí hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2005-2020 chủ yếu phụ thuộc vào viện trợ quốc tế. Nguồn kinh phí viện trợ hiện đang cắt giảm nhanh, trong khi các nguồn tài chính trong nước [ngân sách nhà nươc, bảo hiểm y tế] chưa kịp bù đắp thiếu hụt tài chính. Do đó các địa phương không có dự án viện trợ quốc tế, hoạt động phòng, chống HIV/AIDS gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, định mức chi cho một số hoạt động khó tạo động lực cho triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng thấp không khuyến khích các đồng đẳng viên đi lại nhiều lần để tiếp cận với những người có nguy cơ cao.

Các bệnh nhân điều trị ngoại trú HIV tại tỉnh Bình Dương. [Ảnh: T.G/Vietnam+]

Ngành y tế đang đưa ra định hướng những năm tiếp theo hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, đó là phấn đấu đáp ứng đủ nhu cầu kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS; định hướng ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước các cấp tập trung cho các hoạt động dự phòng, can thiệp giảm hại, giám sát dịch; mở rộng điều trị HIV/AIDS do Quỹ Bảo hiểm y tế chi trả.

Bộ Y tế sẽ tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn viện trợ quốc tế cho phòng, chống HIV/AIDS; Tăng cường sự tham gia của các cá nhân, tổ chức, khu vực tư nhân tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.

– Ông có thể phân tích tại sao năm 2020 Bộ Y tế lại lấy chủ đề của Tháng hành động Quốc gia Phòng, chống HIV/AIDS năm nay là “30 năm ứng phó và cơ hội chấm dứt đại dịch AIDS tại Việt Nam”?

Tiến sỹ Hoàng Đình Cảnh: Kể từ khi người nhiễm HIV được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1990, đến năm 2020 Việt Nam đã có 30 năm chính thức ứng phó với dịch HIV/AIDS.

Kể từ khi người nhiễm HIV được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1990, đến năm 2020 Việt Nam đã có 30 năm chính thức ứng phó với dịch HIV/AIDS.

Ngày 14/8/2020, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS cho giai đoạn tới trong đó có mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

Do vậy Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2030 là một dấu mốc quan trọng để Việt Nam cùng các đối tác nhìn lại các thành quả mà chương trình phòng, chống HIV/AIDS đã đạt được trong suốt 30 năm qua, những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam đã đạt được.

Những kết quả đã đạt được trong suốt 30 năm qua trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS, những bài học kinh nghiệm và Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính là những cơ hội chấm dứt dịch bệnh AIDS ở Việt Nam vào năm 2030.

– Theo ông, Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm nay có gì khác biệt so với các năm trước?

Tiến sỹ Hoàng Đình Cảnh: Năm 2020, do tình hình dịch COVID-19 còn có thể diễn biến phức tạp, nên Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy mại dâm không khuyến khích các bộ, ngành, địa phương tổ chức các Lễ phát động hoặc các buổi Mít tinh trực tiếp cũng như các hoạt động tập trung đông người mà thay bằng các hình thức trực tuyến với số lượng người phù hợp theo khuyến cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 theo từng thời điểm và tình hình thực tế tại các địa phương.

Ủy ban Quốc gia Phòng, chống AIDS và Phòng, chống tệ nạn ma túy mại dâm sẽ tổ chức lồng ghép Lễ Mít tinh và Hội nghị tổng kết 30 năm phòng, chống AIDS ở Việt Nam qua hình thức trực tuyến với tất cả các tỉnh, thành phố.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Video liên quan

Chủ Đề