Tổng hợp kiến thức Tiếng Việt lớp 7 học kì 2

Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 học kì 2 năm 2019 phần Tiếng Việt được Đọc tài  liệu biên tập nhằm hỗ trợ các em ôn tập phần kiến thức đã được học trong chương trình học kì 2.

Đề cương ôn tập học kì 2 Ngữ văn lớp 7 phần Tiếng Việt

1. Câu rút gọn 

- Khái niệm: Câu rút gọn là những câu bị lược bỏ một số thành phần của câu nhưng vẫn có thể khôi phục được

- Tác dụng:

  • Làm cho câu văn trở nên ngắn gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
  • Nội dung thông báo nổi rõ hơn, giúp người đọc, người nghe nhận ra thông tin chính nhanh hơn.
  • Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người [tục ngữ, ca dao, thường lược bỏ chủ ngữ].
  • Tránh được sự trùng lặp những từ ngữ không cần thiết, tránh được việc thông báo những nội dung phụ, không quan trọng trong hoạt động giao tiếp.

- Cách dùng

+/ Khi rút gọn câu, cần chú ý:

  • Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói so với câu khi chưa rút gọn.
  • Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
  • Có thể rút gọn bất kì thành phần nào của câu, nhưng khi dựa vào hoàn cảnh cụ thể, người đọc, người nghe vẫn dễ dàng khôi phục lại thành phần bị rút gọn một cách đầy đủ và chính xác. Chính vì vậy, câu rút gọn có thể là câu không có chủ ngữ, hoặc không có vị ngữ, hoặc không có cả chủ ngữ lẫn vị ngữ, nhưng đây không phải là những câu sai ngữ pháp, mà là câu rút gọn.

Xem thêm: Soạn bài Rút gọn câu

2. Câu đặc biệt

- Khái niệm: Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ [nó có một trung tâm cú pháp không phân định được chủ ngữ và vị ngữ]

- Tác dụng:

+/ Câu đặc biệt thường được dùng trong các văn bản văn chương để:

  • Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
  • Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
  • Bộc lộ cảm xúc.
  • Gọi đáp.

Có thể bạn quan tâm: Soạn bài Câu đặt biệt - Ngữ văn 7

3. Trạng ngữ

- Về ý nghĩa :

  • Là thành phần phụ của câu.
  • Bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính làm nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, điều kiện…

- Về hình thức : Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu;

- Giữa trạng ngữ vổi chủ ngữ và vị ngữ thưòng có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy [,] khi viết.

Cùng tham khảo

  • Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu
  • Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu - tiếp theo

4. Câu chủ động - Câu bị động

- Khái niệm:

  • Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác [chỉ chủ thể của hoạt động].
  • Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật hoạt động của người, vật khác hướng vào [Chỉ đối tượng của hoạt động]

- Mục đích chuyển đổi: Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động [và ngược lại, chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động] ở mỗi đoạn văn nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.

- Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

+/ Có hai cách: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:

  • Chuyển từ [hoặc cụm từ] chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu cầu và thêm các từ bị hay được vào sau từ[cụm từ] ấy.
  • Chuyển từ [cụm từ] chỉ đối tượng của hoạt động trên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến đổi từ [cụm từ] chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.

Gợi ý:

5. Cụm chủ - vị để mở rộng câu

- Khái niệm:

  • Mở rộng câu là thêm thành phần phụ cho câu, nhằm cụ thể hoá, chi tiết hoá sự diễn đạt.
  • Dùng cụm C – V làm thành phần câu là một trong những cách mỏ rộng câu.
  • Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C – V, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng.

- Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu: Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C - V.

Tìm hiểu thêm: Soạn bài Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu

6. Phép liệt kê

- Khái niệm: Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt, từ hay cụm từ cùng loại để diễn được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

- Các kiểu liệt kê

  • Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.
  • Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với kiểu liệt kê không tăng tiến.

Soạn bài Liệt kê - Ngữ văn 7

7. Dấu chấm lửng - Dấu chấm phẩy

- Dấu chấm lửng được dùng để:

  • Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
  • Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quảng.
  • Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

- Dấu chấm phẩy được dùng để:

  • Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
  • Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phúc tạp.

Xem thêm: Soạn bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

8. Dấu gạch ngang

- Công dụng:

  • Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
  • Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
  • Nối các từ nằm trong một liên danh.

- Cách phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối

  • Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
  • Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.

Có thể bạn quan tâm: Soạn bài Dấu gạch ngang 

-----------

Trên đây là đề cương ôn tập môn Ngữ văn 7 học kì 2 2019/2020 phần Tiếng Việt đã được Đọc tài liệu biên soạn. Mong rằng với những chia sẻ này sẽ giúp các em ôn tập tốt hơn cho kì thi học kì.

Để giúp học sinh có sự chuẩn bị tốt nhất cho học kì II môn Ngữ văn 7, thầy Nguyễn Phi Hùng – Giáo viên tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho biết dưới đây là các kiến thức trọng tâm học sinh cần đặc biệt lưu ý.

Hệ thống kiến thức trọng tâm phần Tiếng Việt

Trong hệ thống kiến thức phần Tiếng Việt của Ngữ văn 7 học kỳ II, học sinh cần chú trọng các nội dung kiến thức sau:

– Các thành phần câu: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.

– Phân loại câu theo cấu tạo: câu đơn, câu ghép, câu rút gọn, câu đặc biệt.

– Các thao tác biến đổi câu: rút gọn câu, mở rộng thành phần câu, câu đặc biệt, chuyển từ câu chủ động sang câu bị động.

– Dấu câu: dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang.

– Biện pháp tu từ: liệt kê.

Kiến thức trọng tâm phần Tập làm văn

Bên cạnh dạng văn biểu cảm đã được học ở kì I, học sinh lớp 7 cần chú trọng học kỹ phần văn nghị luận. Trong đó cần nắm được đặc điểm của văn nghị luận, bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận. Phần văn nghị luận học kì II lớp 7 gồm có:

– Lập luận chứng minh: Chứng minh tính đúng đắn của một câu nói, lời tuyên ngôn, câu tục ngữ ca dao hay một hiện tượng đời sống xã hội nào đó.

– Lập luận giải thích: Giải thích nội dung câu nói hay câu tục ngữ ca dao đồng thời rút ra được ý nghĩa từ vấn đề cần nghị luận.

Kiến thức trọng tâm phần Đọc – hiểu văn bản

Đọc – hiểu văn bản là một phần không thể thiếu trong các đề thi, kiểm tra kiến thức, đánh giá năng lực. Để chuẩn bị tốt nhất cho học kỳ mới thì đây là phần mà học sinh không thể bỏ qua. Dựa trên thể loại của từng văn bản, phần Đọc – hiểu văn bản môn Ngữ văn 7 học kì II có thể chia làm 4 loại là tục ngữ, nghị luận, truyện và văn bản nhật dụng. Trong số đó, học sinh cần đặc biệt chú ý 3 dạng bài dưới đây:

Tục ngữ:

– Tục ngữ về quan sát và dự báo các hiện tượng thiên nhiên.

– Tục ngữ về lao động sản xuất.

– Tục ngữ về cách nhìn nhận, đánh giá con người.

– Tục ngữ về xã hội.

Các văn bản nghị luận:

– Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh.

– Sự giàu đẹp của tiếng Việt – Đặng Thai Mai.

– Đức tính giản dị của Bác Hồ – Phạm Văn Đồng.

– Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh.

Các văn bản truyện:

– Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn.

– Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu – Nguyễn Ái Quốc.

Trên đây là những trọng tâm kiến thức mà học sinh cần nắm được trong học kỳ II của chương trình Ngữ văn 7. Hi vọng với những chia sẻ từ thầy Nguyễn Phi Hùng, các bạn học sinh sẽ có được định hướng rõ ràng hơn. Từ đó lên kế hoạch học tập, ôn luyện một cách cụ thể, rõ ràng, hướng tới đạt kết quả cao trong kỳ học mới.

Để giúp học sinh có một lộ trình học tập, ôn luyện rõ ràng, bài bản và hiệu quả, rút ngắn thời gian ôn tập, HOCMAI mang đến chương trình Học tốt môn Ngữ văn 7 năm học 2021-2022. Với việc tập trung vào các đơn vị kiến thức quan trọng và các dạng bài thường gặp, kết hợp giữa ôn và luyện, cùng phong cách giảng dạy dễ hiểu, dễ nhớ của thầy cô HOCMAI, khóa học sẽ là hành trang kiến thức giúp học sinh chinh phục điểm số cao trong học kỳ mới.

>>> Tham gia lớp học Ngữ văn cùng thầy Hùng để trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng bứt phá môn Ngữ văn 7 tại đây: //hocmai.link/Trang-bi-kienthuc-Van7

  • Hệ thống video bài giảng ghi hình trước bám sát chương trình SGK mới và hiện hành của Bộ GD&ĐT, học mọi lúc, mọi nơi dễ dàng.
  • Lộ trình học tập 4 bước khép kín: HỌC – LUYỆN – HỎI – KIỂM TRA giúp học sinh chắc kiến thức, vững kỹ năng, tự tin bứt phá điểm số.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề