Tổng quan thị trường sữa việt nam 2022

Các hoạt động xúc tiến thương mại trở lại sôi động ngay đầu năm cho thấy những tín hiệu tích cực của thị trường quốc tế và hứa hẹn mang lại nhiều điểm khởi sắc cho ngành sữa trong năm 2022.

Trong nhiều năm qua, Vinamilk luôn là đại diện của ngành sữa tích cực tham gia các hoạt động quảng bá thương hiệu, kinh doanh quốc tế, điều này góp phần đưa thương hiệu sữa có giá trị 2,4 tỷ đô này vươn lên Top 10 thương hiệu sữa giá trị nhất toàn cầu. Bên cạnh việc đưa thương hiệu quốc gia tiến xa hơn, đây là những hoạt động quan trọng để Vinamilk tìm kiếm những cơ hội mở rộng và khai phá thị trường xuất khẩu.   Từ cuối năm 2021, tận dụng sự “ấm lại” của các hoạt động giao thương quốc tế, xúc tiến thương mại sau 2 năm đại dịch, Vinamilk đã xuất hiện trở lại ở liên tiếp các hội chợ quốc tế lớn, đặc biệt, mang đến nhiều sản phẩm đặc sắc. Tháng 11-2021, Vinamilk đã lần đầu tiên giới thiệu tại Triển lãm FHC Thượng Hải sản phẩm sữa tươi Organic đạt tiêu chuẩn kép của Châu Âu và Trung Quốc nhắm vào phân khúc cao cấp tại đây. Mới đây, từ ngày 13-2 đến 15-2, tại Gulfood Dubai 2022, hội chợ thương mại hàng nông sản, thực phẩm lớn nhất thế giới được tổ chức hàng năm từ năm 1995, Vinamilk là doanh nghiệp duy nhất của ngành sữa góp mặt trong Khu gian hàng Việt Nam - Foods of Vietnam do Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại, Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam tại UAE tổ chức. 

Nhiều sản phẩm mới của Vinamilk tại Gulfood Dubai 2022 lần này được khách hàng quan tâm tìm hiểu

Gulfood Dubai năm nay thu hút sự tham gia của hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, với trên 5.000 gian hàng và gần 100.000 khách đến tham quan, giao dịch, ký kết hợp đồng. Đây cũng là hội chợ quốc tế mà Vinamilk đã tham gia đều đặn trong hơn 10 năm qua với nhiều hợp đồng triệu đô được ký kết.  Theo đánh giá của đại diện Bộ Nông nghiệp, khu vực này là thị trường rất tiềm năng cho ngành nông sản nói chung với tổng dân số trên 2 tỷ người. Bên cạnh việc tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu, thì đại diện Vinamilk chia sẻ thêm Gulfood là “điểm hẹn” quen thuộc của Vinamilk cùng các đối tác lâu năm tại Trung Đông – một trong những thị trường thế mạnh truyền thống của Vinamilk gần 20 năm qua để các doanh nghiệp trao đổi, xây dựng chiến lược kinh doanh cũng như đưa ra ý tưởng cho các dòng sản phẩm dựa trên nhu cầu của thị trường bản địa.  Ông Võ Trung Hiếu – Giám đốc Kinh doanh quốc tế Vinamilk cho biết: “Trong suốt 2 năm vừa qua, dù gặp nhiều thách thức vì bệnh dịch nhưng Vinamilk vẫn đạt được sự tăng trưởng về xuất khẩu. Điều này có được một phần là nhờ sự hợp tác chặt chẽ và tốt đẹp của các đối tác từ trên khắp thế giới. Tuy hạn chế về đi lại, gặp gỡ kết nối, nhưng Vinamilk vẫn luôn “kề vai sát cánh” với khách hàng để nắm được các yêu cầu của người tiêu dùng các nước, từ đó cùng với các đối tác tìm cách phát triển thị trường và tháo gỡ các khó khăn kịp thời mang lại hiệu quả kinh doanh.” Bên cạnh các sản phẩm đã có thế mạnh, đến với các hội chợ quốc tế lớn, nhiều dòng sản phẩm mới đã được Vinamilk giới thiệu và tạo được sự chú ý như sữa bột dùng cho trẻ em sinh non, nhẹ cân và thiếu tháng, sữa dừa đặc phục vụ nhu cầu đang tăng về sữa có nguồn gốc thực vật. Ngay tại hội chợ, sản phẩm sữa bột cho trẻ sinh non, nhẹ cân và thiếu tháng Dielac Premature mới lần đầu ra mắt cũng đã có các đơn đặt hàng đầu tiên, đại diện Vinamilk cho biết.  Chia sẻ nhận định về sản phẩm mới, Ông Abdulkarim Alwan - đối tác lâu năm của Vinamilk tại Trung Đông cho biết: “Chúng tôi thấy rằng các sản phẩm mới này sẽ nhận được sự đón nhất rất tốt. Sữa bột cho trẻ em Dielac và bột dinh dưỡng Ridielac của Vinamilk vốn đã rất quen thuộc với người dân từ gần 20 năm qua, khẳng định được chất lượng, nên việc phát triển thêm các dòng sản phẩm đáp ứng cho các nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt sẽ giúp gia tăng sự cạnh tranh, tăng thị phần.” Ngoài các thị trường đã có chỗ đứng như Trung Đông, Hội chợ Foodex Japan vừa diễn ra mới đây được doanh nghiệp tham gia với mục tiêu mở rộng các phân khúc khách hàng tại thị trường xuất khẩu tiềm năng - Nhật Bản nói riêng và từ đó tiến ra khu vực Châu Á nói chung. Tại Nhật Bản, Vinamilk hiện đang xuất khẩu các dòng sản phẩm sữa đặc, sữa hạt… và mới nhất là sản phẩm sữa dừa đặc đang được thị trường đón nhất rất tốt. 

Tại Nhật Bản, Vinamilk tập trung giới thiệu về các sản phẩm sữa hạt, sữa dừa đặc và nước giải khát

Trong những giai đoạn “khủng hoảng Covid” tác động nặng nề đến giao thương quốc tế, mảng xuất khẩu của Vinamilk đã lội ngược dòng với những kết quả đáng ghi nhận. Năm 2020, xuất khẩu đóng góp 5.561 tỷ đồng vào tổng doanh thu của toàn công ty, tăng trưởng 7,4% so với năm 2019. Cuối năm 2021, giữa bối cảnh đại dịch Covid-19 một lần nữa khiến nền kinh tế lao đao, hoạt động xuất khẩu của Vinamilk gây ấn tượng mạnh mẽ khi tăng trưởng hai con số, đạt 6.128 tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm trước.  Trong năm 2021, với việc thêm 2 thị trường mới đi khai phá, tính đến nay các sản phẩm của Vinamilk đã đặt chân đến 57 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng kim ngạch xuất khẩu lũy kế hơn 2,6 tỷ USD và ngày càng khẳng định được thương hiệu, uy tín của sữa Việt trên thương trường quốc tế. Để tận dụng tốt cơ hội, lợi thế trong xuất khẩu, việc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo sản phẩm chất lượng cao để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường thế giới là những yếu tố then chốt giúp mở đường cho doanh nghiệp. Đây cũng là các thế mạnh để Vinamilk tiếp tục phát triển ở mảng xuất khẩu như đà tăng trưởng đã đạt được trong 5 năm gần nhất. Song song đó, trong bối cảnh mới với các tác động của đại dịch, sự ổn định hoạt động sản xuất, duy trì chuỗi cung ứng, và dịch vụ đáp ứng yêu cầu cao của các thị trường sẽ là những yếu tố tạo đột phá trong 2022.

MINH XUÂN

sữa Việt thị trường quốc tế Vinamilk Gulfood

Nhu cầu cuộc sống tăng cao, yếu tố sức khỏe ngày được chú trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của các sản phẩm dinh dưỡng, đặc biệt các sản phẩm như sữa. Thị trường sữa nước cũng đã được mở rộng - khách hàng từ trẻ em [thức đấy sự phát triển thân thể, trí thông minh…] đến những người già [bổ sung dinh dưỡng do chán ăn, loãng xương, bệnh tật…] hay thậm chí sữa cho người ăn kiêng.

Bạn đang xem: Tổng quan thị trường sữa việt nam

Quy mô thị trường sữa nước Việt Nam

Thị trường sữa nước không bao gôm các sản phẩm từ sữa khác như sữa chua, pho mai, kem, bơ, sữa bột, năm 2018, doanh thu đạt 48,9 nghìn tỷ, với tốc độ tăng trưởng ổn định 10%. CAGR dự đoán sẽ giảm những vẫn đạt gần 7% để đạt được 66 nghìn tỷ năm 2023.Do nguồn thu nhập cũng như điều kiện phân phối hạn chế, các sản phẩm sữa đang bị lệch về phía dân cư thành thị về doanh số cũng như độ đa đạng các mặt hàng.

Quy mô thị trường sữa nước Việt Nam giai đoạn 2014-2018

Phân khúc thị trường

Sữa bò

Sữa tiệt trùng: 84%Sữa thanh trùng: 4%

Thị trường sữa nước có tính cạnh tranh ít hơn so với mảng sữa bột vì các doanh nghiệp trong nước có lợi thế về nguồn cung. Vinamilk là doanh nghiệp giữ thị phần số 1 trong mảng này. Mảng sữa nước chiếm khoảng 42% doanh thu và 42% lợi nhuận gộp của công ty trong năm 2017.

Sữa thay thế khác [Sữa đậu nành, Sữa hạt]: 12%

Đây là phân khúc được dự báo có tốc độ CAGR trong năm tới cao nhất 18% do xu hướng thay thế dần sữa bò sang sữa hạt của một bộ phận người tiêu dùng.

Cơ cấu thị trường sữa nước Việt Nam

Xu hướng thị trường

Với mức sống được cải thiện, người tiêu dùng sẽ yêu cầu ngành càng cao về chủng loại sản phẩm cũng như đặc biệt quan tâm đến các thành phần chức năng trong sản phẩm. đồng thời hệ thống kênh phân phối hiện đại phát triển mạnh đã tạo điều kiện để người tiêu dùng tiếp cận và sử dụng sữa các sản phẩm sữa được thuận lợi, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Vì vậy, nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày một cao cấp và đa dạng của người dân Việt Nam, nhiều doanh nghiệp sản xuất sữa trong nước đã không ngừng cải thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa

Ngoài ra, với việc đô thị hóa liên tục gia tăng, tiềm năng thị phần nông thôn vẫn còn rất lớn, các nhà sản xuất cần vượt qua những thách thức về phân phối, quan niệm tiêu dùng... để tiếp cận và khai khác phân khúc này.

Xu hướng sử dụng nguyên liệu sạch [Bò & trang trại] đặc biệt được chú ý trong những năm gần đây. Theo đánh giá của CTCP Chứng khoán Rồng Việt [VDSC], nhu cầu sử dụng các sản phẩm sữa chua, sữa nước cao cấp [organic, sữa A2] và các loại sữa thay thế từ thực vật [sữa óc chó, sữa đậu nành, sữa macca] đang ngày càng gia tăng.

Về phía nhà sản xuất, mặc dù, công ty trong nước như Vinamilk, TH true milk đang có thị phần lớn nhưng cuộc cạnh tranh với các DN nước ngoài cũng không kém phần gay gắt bởi tiềm lực tài chính và kinh nghiệm của họ. Trong giai đoạn dự báo, mức độ cạnh tranh sẽ tăng lên, khi người tiêu dùng nhận thức rõ hơn về các sản phẩm này.

Thị trường sữa nước hấp dẫn các thương hiệu lớn

Theo công ty nghiên cứu thị trường Kantar World Panel, sữa nước có tính cạnh tranh ít hơn so với sữa bột vì các doanh nghiệp trong nước có lợi thế về nguồn cung.

Xem thêm: Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Ngân Hàng Acb : Báo Cáo Tài Chính Quý 2/2020

Phân khúc này có tốc độ tăng trưởng gộp bình quân năm khoảng 14,6% trong 5 năm qua và tăng trưởng 13% trong năm 2018.

VINAMILK

Dẫn đầu vẫn là Vinamilk với 55% thị phần. Tuy nhiên, với các dự báo đầy tiềm năng của thị trường sữa nước, đặc biệt là sữa tươi chỉ mới đáp ứng 35%, phần còn lại phụ thuộc nhập khẩu khiến những doanh nghiệp khác tìm cách xâm nhập phân khúc này.

TH TRUE MILK

Ngay từ khi thành lập, TH true Milk đã đặt mục tiêu chiếm 50% thị trường sữa tươi vào 2020. Tập đoàn rút “hầu bao” 1,2 tỉ USD cũng như nhiều nhân lực nhằm xây dựng dự án trang trại chăn nuôi bò sữa lớn nhất châu Á và nhà máy sữa lớn nhất Đông Nam Á.

Việc tập trung vào dòng sản phẩm mới đã giúp TH true Milk có những bước phát triển. Chỉ 5 năm sau ngày ra mắt sản phẩm đầu tiên, đến năm 2015, TH true Milk là doanh nghiệp sở hữu đàn bò sữa lớn nhất Việt Nam với quy mô đàn lên tới 45.000 con, trên diện tích trang trại rộng 8.100 ha tập trung ở Nghệ An.

NUTIFOOD

Ngoài tập trung vào phân khúc sữa bột, theo xu hướng của người tiêu dùng cùng với bệ đỡ thương hiệu, Nutifood cũng đang nhắm tới phân khúc sữa nước với những kế hoạch táo bạo, trong đó có việc hợp tác với Hoàng Anh Gia Lai [HAGL] xây dựng vùng nguyên liệu sữa tươi với gần 120.000 con bò sữa, có khả năng cung cấp 1,2 triệu lít sữa/ngày.

Tuy nhiên đến hiện tại thì chương trình hợp tác trên không như mong đợi nên lượng sữa tươi của Nutifood bán ra khá hạn chế, vì vùng nuôi bò của công ty chỉ mới đạt vài nghìn con, thấp so với các công ty khác.

Ngoài ra, ở mỗi vùng tại Việt Nam, cũng có nhiều thương hiệu sữa tươi khác nhau phục vụ cư dân địa phương - như Mộc Châu và Long Thành, nếu định vị tốt, các công ty này cũng sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn

Thị trường nhập khẩu

New Zealand là thị trường chủ lực cung cấp cho Việt Nam.

Hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 1 tỷ USD sữa, bao gồm cả sữa nguyên liệu và thành phẩm. Việc thiếu hụt 70% lượng sữa cho chế biến và tiêu thụ đã khiến Việt Nam phải gia nhập nhóm 20 nước nhập khẩu sữa lớn nhất thế giới.

Hãy để lại thông tin liên hệ để onfire-bg.com có thể gửi đến bạn các bài viết hay hoặc hỗ trợ tư vấn về chiến lược và quản trị.

Cũng đừng ngần ngại để lại bình luận dưới bài viết hoặc tham gia Group Iconsulting – Chiến lược & Khởi nghiệp để cùng trao đổi với chúng tôi và những độc giả quan tâm khác!

Video liên quan

Chủ Đề