Top làm bằng đại học giá 3 triệu năm 2022

Học sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021. [Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+]

Năm 2022, các cơ sở giáo dục đại học tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ và chuyển đổi số trong đào tạo để khẳng định vị trí trên hệ thống các trường đại học trong nước và quốc tế; trong đó, có tự chủ về tuyển sinh, về đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản trị.

Đến thời điểm hiện tại, nhiều trường đại học đã công bố mở ngành đào tạo mới cũng như điều chỉnh về các tiêu chí tuyển sinh để tìm được những thí sinh phù hợp với yêu cầu đầu vào, đáp ứng tiêu chí đào tạo và theo học được chương trình.

Mở mới nhiều ngành đào tạo

Với nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao và công cuộc chuyển đổi số, năm 2022, các cơ sở giáo dục đại học đã thông báo mở thêm một số ngành học mới để phù hợp với xu thế phát triển.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Ngoại thương cho biết năm 2022, trường bắt đầu tuyển sinh chương trình đào tạo thích ứng với bối cảnh của nền kinh tế số, bao gồm: Marketing số [tuyển sinh tại trụ sở chính Hà Nội] và Truyền thông Marketing tích hợp [tuyển sinh tại Cơ sở II-Thành Hồ Chí Minh]; chương trình Kinh doanh số thuộc ngành Kinh doanh quốc tế [tuyển sinh tại trụ sở chính Hà Nội].

Ba chương trình mới đều có cách tiếp cận hiện đại trong thiết kế và tổ chức thực hiện trên nguyên tắc căn bản, mở, linh hoạt nhằm giúp người học có nền tảng nghề nghiệp, có khả năng nắm bắt cơ hội phát triển nghề nghiệp và thích nghi sáng tạo trong bối cảnh thay đổi liên tục của thế giới.

Trường Đại học Thương mại cũng dự kiến phân bổ nhiều chỉ tiêu cho những ngành, chuyên ngành mới. Ở chương trình đào tạo chuẩn, trường có thêm ngành Quản trị kinh doanh [chuyên ngành Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh], Marketing [Marketing số], Luật Kinh tế [Luật Thương mại quốc tế].

Với chương trình chất lượng cao, hai ngành dự kiến tuyển sinh mới trong năm nay là Quản trị kinh doanh và Quản trị nhân lực. Đồng thời, trường có thêm chương trình định hướng nghề nghiệp với các ngành Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Hệ thống thông tin quản lý; chương trình tích hợp ngành Kế toán.

[Đại học giảm mạnh chỉ tiêu xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT]

Đại học Quốc gia Hà Nội đã ban hành Danh mục ngành, chuyên ngành đào tạo được quy hoạch cho giai đoạn 2021-2025. Theo quy hoạch này, so với các chương trình đang đào tạo hiện tại, danh mục này có thêm rất nhiều ngành mới. Trong đó, bậc đại học có 67 ngành được quy hoạch, bậc thạc sỹ có 118 ngành và bậc tiến sỹ có 55 ngành.

Một số ngành, chuyên ngành đào tạo sẽ sớm xuất hiện trong thời gian tới ở Đại học Quốc gia Hà Nội như Trí tuệ nhân tạo, Quản trị công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Quản trị năng lượng và Phát triển bền vững, Logistic, Thiết kế công nghiệp và Đa phương tiện, Quản lý đô thị và công trình [thông minh], Công nghệ tài chính và kinh doanh kỹ thuật số… Các ngành kỹ thuật-công nghệ, các ngành liên quan đến nhu cầu nhân lực của cách mạng công nghiệp lần thứ tư chiếm tỷ trọng khá lớn trong các ngành mới được quy hoạch.

Giáo sư Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cùng với đó là sự thay đổi, gia tăng về cả yêu cầu và nhu cầu của con người, nhiều ngành khoa học ngày càng có tính liên ngành và xuyên ngành, thậm chí có sự xóa nhòa ranh giới của một số ngành. Nhiều chương trình đào tạo phải có sự đổi mới linh hoạt: có thể là sự đan cài vào nhau, có thể là sự chuyển hóa, có thể là sự phân chia, cũng có thể có thể là sự tích hợp.

Theo Giáo sư Nguyễn Đình Đức, thời gian tới, sẽ có sự thay đổi không chỉ về danh mục các ngành nghề mà kéo theo là thay đổi cấu trúc chương trình, hình thức tổ chức quản lý đào tạo, cũng như nền tảng kiến thức, kỹ năng, chuẩn đầu ra, đương nhiên kéo theo cả sự đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương thức tuyển sinh đầu vào, từ đó cũng mang đến rất nhiều cơ hội nghề nghiệp và tương lai cho người học và cả cơ hội cho các cơ sở giáo dục đại học.

Đổi mới phương thức tuyển sinh

Nếu như những năm trước, hầu hết các cơ sở giáo dục đại học dành phần lớn chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông, năm nay, nhiều trường đại học tốp trên đã giảm chỉ tiêu đối với phương thức này và tăng chỉ tiêu xét tuyển riêng, nhằm lựa chọn được các thí sinh phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Phó Giáo sư-Tiến sỹ Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cho biết Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khuyến cáo các trường, ngành học có mức độ cạnh tranh cao chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển; sau đó, cần có thêm các hình thức chọn lọc bổ sung.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã nghiên cứu, lựa chọn phương án, sử dụng phương thức xét tuyển từ kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và kỳ thi đánh giá tư duy của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức thi đánh giá năng lực. [Ảnh: TTXVN]

Như vậy, ngoài 3 phương thức tuyển sinh [xét tuyển thẳng, xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông, xét tuyển kết hợp], năm 2022, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có thêm phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Đức Triệu, Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông cũng ghi rõ, kết quả của kỳ thi này chỉ là cơ sở để các trường đại học xem xét tuyển sinh. Mục tiêu đã thay đổi nên các trường cũng phải thay đổi để thích ứng với bối cảnh thực tiễn, nhất là những trường tốp đầu. Tuy nhiên, đây là năm đầu tiên, một số cơ sở giáo dục đại học mở rộng chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức tuyển sinh riêng, trong đó có sử dụng kết quả từ kỳ thi đánh giá năng lực và kỳ thi đánh giá tư duy nên ít nhiều có những ảnh hưởng nhất định đến thí sinh. Vì thế, các trường đại học cần sớm công bố đề án tuyển sinh để thí sinh tìm hiểu và nắm chắc một số quy định. Từ đó, có định hướng trong học tập và đăng ký nguyện vọng xét tuyển.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Tuấn Anh, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Thủy lợi thông tin, năm 2022, tổng chỉ tiêu tuyển sinh của trường là 5.200 sinh viên, với 39 ngành ở 7 khối. Đáng chú ý, chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông sẽ giảm từ 70% xuống 50% tổng chỉ tiêu. Bên cạnh đó, nhà trường dự kiến dành 10% chỉ tiêu với phương thức tuyển thẳng; 20% chỉ tiêu xét tuyển từ học bạ và 20% xét tuyển từ kết quả thi đánh giá tư duy của Trường Đại học Bách hoa Hà Nội.

Bên cạnh xét tuyển bằng các kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy, năm 2022, một số cơ sở giáo dục đại học bổ sung các tiêu chí về hoạt động xã hội, văn thể mỹ, năng khiếu, phỏng vấn… để tuyển sinh.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Bách khoa [Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh] chia sẻ bất kỳ đóng góp nào cho xã hội đều đáng trân quý. Ví dụ, học sinh tham gia chiến dịch mùa Hè xanh, các hoạt động tình nguyện hỗ trợ cộng đồng tại địa phương, tham gia tình nguyện viên trong mùa dịch COVID-19 hoặc thí sinh tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, viết bài luận để trình bày những thế mạnh của mình… Việc bổ sung thêm các tiêu chí xét tuyển như trên nhằm tạo điều kiện cho thí sinh có thế mạnh về hoạt động xã hội đăng ký xét tuyển, có cơ hội hiện thực hóa ước mơ vào đại học.

Tiến sỹ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng tuyển sinh theo hình thức kết hợp các tiêu chí để đánh giá toàn diện năng lực thí sinh là việc nên làm, vì đây là xu hướng chung của các trường đại học trên thế giới đã làm từ rất lâu.

Sự thành công của một người không chỉ nằm ở thước đo kiến thức mà còn ở các kỹ năng, năng lực và nhiều yếu tố khác. Do đó, nếu có những thang đánh giá toàn diện sẽ giúp chọn được người học phù hợp với mục tiêu đào tạo của các trường đại học./.

Việt Hà [TTXVN/Vietnam+]

Bằng giả được quảng cáo tràn lan nhưng chỉ cần tra cứu trên web là biết có phải từ trường cấp hay không

Đó là "cam kết" của dịch vụ làm bằng giả quảng cáo trên mạng. Trong khi đó các trường đại học khẳng định không thể có chuyện tuồn phôi gốc ra ngoài...

3 ngày có bằng

Từ lời rao trên mạng, để tìm hiểu thực hư phóng viên liên hệ qua điện thoại với một người đàn ông tự xưng có thể làm bằng đại học. Người này cho biết giá của bằng đại học là 4 triệu đồng, thạc sĩ 10 triệu đồng. Khi nhận bằng mới giao tiền, không cần đặt cọc trước. 

Người này nói thêm sẽ giao phôi bằng, tem thật kèm bảng điểm và mười bản photo công chứng kèm lời trấn an "yên tâm, mắt thường không thể phân biệt được đâu".

"Một khóa trường tuyển 5.000 sinh viên. Họ phải chuẩn bị 5.000 phôi bằng tốt nghiệp. Tuy nhiên, không có trường nào sinh viên vào bao nhiêu tốt nghiệp bấy nhiêu đâu. Thế nào cũng có sinh viên bỏ học, tốt nghiệp trễ dẫn đến phôi bằng dư. 

Vì dư nên người của trường tuồn phôi bằng gốc ra ngoài. Mình dùng phôi này in công nghệ hiện đại nên như thật, đảm bảo mắt thường không phân biệt được, bao kiểm tra ở trường. Mình làm uy tín, phôi gốc mới làm được tới giờ chứ lôm côm bị phát hiện thì dẹp lâu rồi" - người này quả quyết.

Khi "khách hàng" đồng ý, bên bán gửi mẫu thông tin gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, giới tính, loại bằng, trường, ngành, xếp loại để khách điền vào. 

Khách đòi xem bằng trước thì không được đồng ý kèm giải thích: "Nhiều người nhận ảnh bằng đại học xong dùng luôn rồi "bùng" mất. Như vậy tội tụi em lắm. Anh cho địa chỉ giao hàng, ba ngày sau em giao tận nơi, anh được kiểm tra trước khi đưa tiền" - người này nói.

Bằng giả được quảng cáo tràn lan nhưng chỉ cần tra cứu trên web là biết có phải từ trường cấp hay không

Chủ một tài khoản làm bằng giả khác trên Facebook cũng khẳng định đảm bảo chất lượng, không thể phân biệt thật giả, chữ ký sống hoàn toàn và "bao soi rọi công chứng toàn quốc" với giá 8 triệu đồng. 

"Người tuyển dụng ít khi kiểm tra bằng tại trường. Tuy là phôi bằng gốc thật nhưng hồ sơ không có ở trường nên bằng này phù hợp khi xin việc, bổ nhiệm thăng chức. Bạn không nên sử dụng bằng này để học lên thạc sĩ vì sẽ bị trường kiểm tra. Nếu lo lắng có thể làm ở trường không có mục tra cứu văn bằng..." - bên bán khuyến cáo.

Không thể lọt phôi bằng ra ngoài

Theo ông Nguyễn Trung Nhân - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, việc các đối tượng làm bằng giả nói phôi bằng gốc từ trường tuồn ra là không thể có.

"Khi trường chưa tự chủ in phôi bằng, sau khi có quyết định tốt nghiệp cho sinh viên, trường sẽ mua phôi bằng từ Bộ GD-ĐT đúng theo số lượng sinh viên tốt nghiệp. Hiện nay trường tự chủ nên mỗi lần in khoảng 20.000 phôi bằng. Phôi này được quản lý cùng lúc bởi ba phòng ban khác nhau. Khi có cả ba chìa khóa mới mở được khóa phòng lưu trữ phôi. 

Sau khi phòng đào tạo duyệt danh sách sinh viên tốt nghiệp, ba phòng ban này mới mở phòng phôi bằng, đúng số lượng sinh viên tốt nghiệp. Do đó khả năng phôi gốc lọt ra ngoài trường là rất khó" - ông Nhân nói.

Cũng theo ông Nhân, dù phôi bằng thật có lọt ra ngoài thì đó cũng là bằng giả vì người được cấp bằng không có hồ sơ lưu ở trường, dễ dàng xác minh. 

"Mỗi tuần trường nhận được hàng chục yêu cầu xác minh văn bằng. Có thời điểm 20% trong số văn bằng xác minh là giả. Chỉ cần nhìn một số dấu hiệu trên bằng chúng tôi có thể biết ngay đó là giả. Ngoài xác minh bằng văn bản, email, các đơn vị ngoài trường cũng dễ dàng tra cứu văn bằng trên trang web của trường" - ông Nhân cho biết.

Bằng giả được quảng cáo tràn lan nhưng chỉ cần tra cứu trên web là biết có phải từ trường cấp hay không

Tương tự, ông Bùi Hoài Thắng - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa [ĐH Quốc gia TP.HCM] - cho biết phôi bằng của trường do ĐH Quốc gia TP.HCM in nên việc phôi thật lọt ra ngoài hầu như rất khó. 

"Hiện hầu như các đơn vị khi tuyển dụng đều gửi xác minh văn bằng. Chúng tôi xác minh rất nhiều và cũng không ít bằng giả. Do đó, bằng giả sẽ không làm gì được ngoài việc để... khoe" - ông Thắng nói.

Ông Phan Ngọc Minh, nguyên trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, cho biết phôi bằng của trường do đơn vị in tiền quốc gia thực hiện, có những yếu tố chống giả, chỉ một vài người có trách nhiệm được biết các dấu hiệu này. Việc sử dụng phôi có quy trình rất chặt nên không thể có chuyện phôi gốc lọt ra ngoài.

"Kỹ thuật in ấn giờ hiện đại nên có thể làm như thật nhưng khi nhìn bằng mắt thường tôi có thể biết đó là thật hay giả. Hơn nữa, hầu như các đơn vị săn đầu người đều xác minh văn bằng tại trường hoặc kiểm tra trên trang web của trường khi tuyển dụng nên bằng giả khó có thể qua mắt được" - ông Minh nói thêm.

Buộc thôi học người dùng bằng giả

Thời gian qua, rất nhiều trường đại học phát hiện sinh viên sử dụng bằng tốt nghiệp giả, chứng chỉ ngoại ngữ giả để hợp thức hóa việc theo học, tốt nghiệp. Trong đó, Trường ĐH Công nghệ thông tin [ĐH Quốc gia TP.HCM] từng hủy kết quả học tập, buộc thôi học đối với 2 sinh viên vì sử dụng chứng chỉ TOEIC giả. Trường ĐH Khoa học tự nhiên [ĐH Quốc gia TP.HCM] đã có quyết định hủy kết quả học tập đối với 3 học viên cao học của trường vì nộp cho trường chứng chỉ TOEIC giả. Trường ĐH Duy Tân buộc thôi học đối với 2 sinh viên hệ liên thông từ CĐ lên ĐH ngành dược do sử dụng bằng CĐ giả để đăng ký, dự thi và nhập học vào trường...

Tra cứu văn bằng trên web

Hiện nhiều trường có tra cứu văn bằng trên trang web. Chỉ cần gõ số hiệu bằng, thông tin về người được cấp bằng sẽ xuất hiện đầy đủ. Từ hình ảnh bằng tốt nghiệp trên một tài khoản Facebook làm bằng giả, chúng tôi thử tra bằng tốt nghiệp của trường được ghi thì thấy không có thông tin.

Ngoài ra, có những bằng giả sai rất ngớ ngẩn. Chẳng hạn, bằng giả ghi Trường ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Thái Nguyên. Thậm chí có bằng còn ghi Trường ĐH Thái Nguyên - ĐH Kỹ thuật công nghiệp. Đây là cách ghi tên sai quy chuẩn với đại học quốc gia và đại học vùng cũng như tên gọi các trường thành viên. Không những vậy, nhiều bằng giả còn ghi sai tên người ký bằng khi hiệu trưởng đã về hưu từ lâu nhưng không được... cập nhật.

Cho thôi việc 2 cán bộ xã dùng bằng giả

MINH GIẢNG

Video liên quan

Chủ Đề