Trả lời công văn số 130 cv-uk bộ tài chính năm 2024

Ngày 13/11/2022 tại Hà Nội, khối FIS và KT6 [FSG] đã tưng bừng tổ chức Hội nghị tổng kết năm TC15 và Kế hoạch kinh doanh năm TC16. Hội nghị vui mừng được đón Chủ tịch Hội đồng Thành viên Ngô Đức Đoàn, Phó Tổng Giám đốc thường trực phụ trách trực tiếp Đỗ Mạnh Cường đến dự và chỉ đạo Hội nghị.

FSG bước vào năm TC15 trong bối cảnh nền kinh tế nói chung vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch nhưng những thành quả đạt được trong năm của khối vẫn rất đáng tự hào. Doanh thu toàn khối đạt 47,7 tỷ đồng, đánh dấu mốc lần đầu tiên có doanh thu đứng đầu trong các đơn vị kinh doanh của Công ty. Tỷ lệ lợi nhuận thuần trên doanh thu của cả khối là 27%, trong đó FIS1 cao nhất khối tài chính toàn Công ty với tỷ lệ là 30,2%. FSG cũng là bộ phận có sự đa dạng về loại hình dịch vụ cung cấp, gồm dịch vụ thuế, dịch vụ kế toán, dịch vụ chuyển giá, tư vấn tài chính với doanh thu từ các dịch vụ phi kiểm toán trong năm TC15 chiếm hơn 20% tổng doanh thu.

Năm TC15 là năm thứ 3 FSG chính thức hoạt động theo mô hình khối, trong đó các hợp đồng lớn đều có sự phối hợp nhân sự của toàn khối để tối ưu hóa hiệu quả đồng thời giúp nhân sự khối đa dạng kinh nghiệm và chuyên môn dịch vụ. Sau 3 năm vận hành, mô hình đan xen các nguồn lực của chúng tôi đã phát huy hiệu quả khi doanh thu của khối tăng từ 44,8 tỷ đồng năm TC13 lên 47,7 tỷ đồng ở năm TC15, mức tăng trưởng 106,5% trong bối cảnh nhân sự hầu như không tăng thêm [ở một số giai đoạn còn giảm].

Kế thừa các kết quả đã đạt được của năm TC15 và 3 năm hoạt động theo mô hình khối, tại buổi Hội nghị tổng kết, ban lãnh đạo FSG cũng đã trình bày một kế hoạch hành động toàn diện cho năm TC16 với các định hướng và lộ trình rõ ràng để thực hiện các mục tiêu về doanh thu, khách hàng, dịch vụ và đặc biệt là tập trung phát triển nguồn nhân lực cùng với kế hoạch nâng cấp [tin học hóa] quy trình cung cấp dịch vụ. Các kết quả đã đạt được trong 3 năm qua theo tinh thần “Kết sức mạnh – Nối thành công” sẽ được Khối tiếp tục phát huy, lan tỏa, “chung sức đồng lòng” để cùng thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra: “Together we make it happen”

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Chủ tịch Hội đồng Thành viên và Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối đã chúc mừng và biểu dương những kết quả mà FSG đã đạt được, góp phần hiệu quả vào thành tích chung của toàn Công ty trong năm tài chính thứ 15 sau chuyển đổi. Đồng thời tin tưởng nhiệm kỳ 2022-2027, tập thể lãnh đạo 3 phòng đoàn kết hơn nữa tổ chức triển khai thực hiện thật tốt Nghị quyết Đại hội 16 của HĐTV, phát triển khối vững mạnh hơn là đơn vị hàng đầu của AASC. Ban điều hành Công ty tin tưởng FSG sẽ tiếp tục phát huy vị thế là bộ phận hoạt động tiên phong, chất lượng, chuyên nghiệp, Hội đồng Thành viên Công ty tạo các điều kiện thuận lợi để FSG hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng trong dài hạn, đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của Hãng Kiểm toán AASC.

Chủ tịch HĐTV Ngô Đức Đoàn, Phó Tổng Giám đốc Đỗ Mạnh Cường và toàn thể lãnh đạo khối FSG

Phó Tổng Giám đốc Đỗ Mạnh Cường cùng Trưởng phòng FIS1, FIS2 và KT6

Chủ tịch HĐTV Ngô Đức Đoàn cùng toàn thể cán bộ kiểm toán và nhân viên FSG

Hãng Kiểm toán AASC trân trọng kính mời Quý vị tham khảo Bản tin Văn bản pháp luật số 10 năm 2022 bao gồm các thông tin cập nhật quan trọng sau:

Chính sách Thuế

  • Sửa đổi, bổ sung một số điều về quản lý thuế Các công văn trả lời về thuế

Quy định về quản lý nhà nước

  • Sửa đổi quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt Hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, điều hành doanh nghiệp thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ Hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp Quy định về bảo lãnh ngân hàng

Vui lòng xem chi tiết theo đường link: Bản tin tháng 11 năm 2022

Chiều ngày 26/10/2022, tại sân bóng đá Đại học Y, số 1, đường Tôn Thất Tùng, TP Hà Nội, Hãng Kiểm toán AASC đã vinh dự góp mặt tại trận chung kết và tham dự lễ bế mạc Giải bóng đá Thường niên Đoàn Thanh niên Bộ Tài chính lần thứ 29, năm 2022. Sau 12 ngày tích cực thi đấu [Từ 14/10/2022 đến 26/10/2022], AASC đã vượt qua nhiều đối thủ và xuất sắc giành vị trí Á quân.

Giải bóng đã quy tụ được 16 đội đến từ các tổ chức cơ sở Đoàn thuộc Đoàn Thanh niên Bộ Tài chính, với hơn 300 cầu thủ tham gia. Trải qua các trận đấu vô cùng sôi động, kịch tính, hấp dẫn bên cạnh sự cổ vũ nồng nhiệt của đông đảo khán giả, AASC đã xuất sắc vượt qua vòng bảng với vị trí dẫn đầu, sau đó lần lượt vượt qua các đối thủ được xem là ứng cử viên vô địch của giải đấu như Tổng cục Thuế và Công ty sổ số điện toán Việt Nam [Vietlott]. Tại trận đấu cuối cùng của giải năm nay, dù kết thúc giải với vị trí Á quân nhưng các cầu thủ của AASC vẫn vô cùng tự hào vì đã nỗ lực hết mình để cống hiến 1 trận đấu đẹp mắt.

Giải bóng đá thường niên Đoàn thanh niên Bộ Tài chính lần thứ 29 khép lại với nhiều điều đặc biệt trong lòng người hâm mộ và các cầu thủ AASC, qua đó không chỉ nêu cao tinh thần thể thao mà đây còn là dịp để thúc đẩy mối quan hệ, sự hiểu biết giữa các đoàn viên, thanh niên và các cơ quan khối các Bộ, ngành Trung Ương.

Một số hình ảnh tại buổi lễ:

Chào mừng kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam [20/10/1930 – 20/10/2022], chiều ngày 20/10/2022 tại Trụ sở số 01 Lê Phụng Hiểu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Hãng Kiểm toán AASC đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật ôn lại truyền thống vẻ vang của Phụ nữ Việt Nam, ghi nhận, tôn vinh những thành tích nổi bật của Phụ nữ AASC qua trên 31 năm phát triển và trưởng thành, đặc biệt là qua 15 năm chuyển đổi AASC từ DNNN thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên [2007 – 2022]. Tham dự buổi gặp mặt có ông Ngô Đức Đoàn – Chủ tịch HĐTV, bà Đỗ Thị Ngọc Dung – Bí thư Đảng ủy/Phó Tổng Giám đốc Công ty, ông Đỗ Mạnh Cường – Phó Tổng Giám đốc thường trực Công ty, các ông [bà] thành viên HĐTV, Thành viên Ban Tổng Giám đốc, lãnh đạo các Phòng, Ban và đại diện chị em Phụ nữ các đơn vị.

Thay mặt Công đoàn Công ty, ông Nguyễn Anh Ngọc – Phó Chủ tịch Công đoàn đã trình bày về “Thành tích nổi bật của Nữ cán bộ, nhân viên AASC” qua hơn 31 năm hoạt động, đặc biệt là thành quả sau 15 năm AASC chuyển đổi từ DNNN thành Công ty TNHH hai thành viên trờ lên. Báo cáo đã nêu nổi bật hình ảnh người Phụ nữ AASC vô cùng dịu dàng nhưng cũng rất mạnh mẽ, giỏi việc Công ty và đảm việc gia đình. Tiếp đó, Phó Tổng Giám đốc thường trực ông Đỗ Mạnh Cường đã chúc mừng và ghi nhận những đóng góp tích cực và hiệu quả của Phụ nữ AASC cho Công ty và Ngành Kiểm toán độc lập, Ngành Thẩm định giá.

Buổi gặp mặt được khép lại trong không khí vui tươi, phấn khởi bằng những tiết mục văn nghệ rộn ràng cùng những bó hoa tươi thắm của lãnh đạo Công ty dành tặng và chúc các chị, em luôn tràn đầy năng lượng, tỏa sáng hơn, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển vững mạnh của AASC và Ngành Kiểm toán Độc lập, Ngành Thẩm định giá Việt Nam.

Một số hình ảnh của buổi gặp mặt:

Phó TGĐ Thường trực ông Đỗ Mạnh Cường phát biểu chúc mừng chị em Phụ nữ AASC

Phó chủ tịch Công đoàn AASC ông Nguyễn Anh Ngọc phát biểu tại buổi lễ

Chủ tịch HĐTV ông Ngô Đức Đoàn trao tặng hoa cho đại diện chị em Phụ nữ ban Tổng Giám đốc

Phó TGĐ Thường trực ông Đỗ Mạnh Cường trao tặng hoa cho đại diện chị em phòng KT1,KT2,KT3

Phó TGĐ AASC ông Vũ Xuân Biển trao tặng hoa cho đại diện chị em phòng KT5,KT6,KT7

Trưởng Phòng KT6 ông Nguyễn Anh Ngọc trao tặng hoa cho đại diện phòng QTĐT

Trưởng Phòng KT2 ông Nguyễn Tuấn Anh trao tặng hoa cho đại diện chị em phòng Fis1, fis 2

Giám đốc Ban Thẩm định giá ông Nguyễn Quang Huy trao tặng hoa cho đại diện chị em khối hành chính gián tiếp

Sáng ngày 18/10/2022, Chi bộ 3 thuộc đảng bộ AASC long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2022-2025 nhằm đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2020-2022 và đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và bầu bí thư và phó bí thư Chi bộ nhiệm kỳ này. Đến dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Ngô Đức Đoàn- Chủ tịch HĐTV và đồng chí Đỗ Thị Ngọc Dung- Bí thư Đảng ủy Công ty cùng toàn thể các đồng chí đảng viên của Chi bộ 3. Trong nhiệm kỳ qua, Chi bộ 3 luôn bám sát Nghị quyết của Đảng bộ AASC nhiệm kỳ 2020-2025 và với sự chủ động, nỗ lực, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành nên Chi bộ đã hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra và đạt được những kết quả tích cực như: Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ, đảng viên được duy trì thường xuyên đặc biệt là việc tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được các đảng viên thực hiện bằng việc làm cụ thể; quan tâm đào tạo; công tác kiểm tra, giám sát của Chi bộ được nâng cao chất lượng; công tác thi đua gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của từng cá nhân và việc bình xét thi đua đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng; nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng luôn tuân thủ; chất lượng sinh hoạt Chi bộ từng bước được nâng cao… Bên cạnh đó, còn có những tồn tại, hạn chế do những nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động, Đại hội đã thảo luận và nghiêm túc nhìn nhận những hạn chế cần khắc phục để rút ra bài học kinh nghiệm trong nhiệm kỳ 2022-2025. Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, đồng chí bí thư Đảng ủy Đỗ Thị Ngọc Dung đã biểu dương và đánh giá cao các hoạt động của tập thể Chi bộ 3 trong nhiệm kỳ qua luôn có sự đoàn kết, tập trung trí tuệ, phát huy dân chủ hoàn thành tôt nhiệm vụ được giao. Chi bộ đã có nhiều đóng góp cho Đảng bộ công ty cũng như những các hoạt động liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty như tham gia vào công tác thực hiện cung cấp các dịch vụ cho khách hàng, hỗ trợ công tác đào tạo nội bộ của công ty, có các cán bộ nòng cốt tham gia vào các hoạt động của công đoàn, đoàn thanh niên AASC. Chi bộ luôn bám sát Nghị quyết của Chi bộ và sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng cấp trên để triển khai thực hiện nhiệm vụ; mỗi đảng viên luôn nêu cao tinh thần tiên phong gương mẫu, tích cực học tập và làm theo “tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; thường xuyên trau dồi tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống. Phát huy vai trò của mỗi đảng viên trong đấu tranh tự phê bình và phê bình. Đồng thời chỉ rõ ra những điểm cần lưu ý, khắc phục trong nhiệm kỳ tới để đảm bảo hoàn thành tiến độ, hiệu quả các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội đã đề ra. Từng đảng viên cần phải rèn luyện bản lĩnh chính trị, đoàn kết, chung sức với tập thể để thực hiện nhiệm vụ được giao ngày càng tốt hơn.

Đại hội cũng đã được Chủ tịch HĐTV Ngô Đức Đoàn, Nguyên Bí thư Đảng ủy Công ty, với tình cảm cá nhân và trách nhiệm cao đối với công tác Đảng của Đảng bộ AASC và rất chú tâm với Chi bộ 3, đã chia sẻ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho Đại hội hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết để quyết nghị, theo đó triển khai thực hiện hiệu quả hơn trong nhiệm kỳ tới. Kết quả bầu cử, Đại hội đã tín nhiệm và bầu đ/c Vũ Xuân Biển tiếp tục là Bí thư, đ/c Hoàng Thị Thu Hương là Phó Bí thư Chi bộ, đ/c Nguyễn Anh Ngọc là chi ủy viên chi bộ 3 nhiệm kỳ 2022-2025 và biểu quyết thông qua Nghị quyết Chi bộ nhiệm kỳ này. Với tinh thần làm việc khẩn trương, trách nhiệm và dân chủ, Đại hội Chi bộ 3 đã diễn ra thành công, tốt đẹp./.

Một số hình ảnh tại đại hội.

Tiếp theo bản tin của Bộ Tài chính về Đại hội Cựu chiến binh cơ quan Bộ Tài chính nhiệm kỳ IV [2022 - 2027], Sáng ngày 14/10 năm 2022, Đoàn đại biểu Chi hội CCB Hãng Kiểm toán AASC đã vinh dự tham gia đại hội này.

Đại hội Cựu chiến binh cơ quan Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2022 – 2027 đã tiến hành đánh giá, tổng kết các hoạt động của nhiệm kỳ đã qua, xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội Cựu chiến binh các cấp, tăng cường vận động các thế hệ Cựu chiến binh đoàn kết phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” Trung thành – Đoàn kết – Gương mẫu, đổi mới tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, nhà nước, chế độ Xã hội Chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân.

Đại hội đã tiến hành bầu Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh Cơ quan Bộ khóa IV, nhiệm kỳ 2022 - 2027 gồm 15 đồng chí, Đ/c Ngô Đức Đoàn – Chi hội trưởng chi hội CCB đã vinh dự tái cử giữ chúc vụ Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh cơ quan Bộ Tài chính khóa này. Về thi đua khen thưởng có 4 tập thể và 5 cá nhân nhận Bằng khen Bộ trưởng Bộ Tài chính, Trong đó có Chi hội CCB Hãng Kiểm toán AASC và cá nhân [Chủ tịch HĐTV ông Ngô Đức Đoàn ] về thành tích xuất sắc trong công tác Hội nhiệm kỳ 2017 – 2022.

[Một số hình ảnh tại đại hội]

Hãng Kiểm toán AASC trân trọng kính mời Quý vị tham khảo Bản tin Văn bản pháp luật số 10 năm 2022 bao gồm các thông tin cập nhật quan trọng sau:

Chính sách Thuế

  • Các công văn trả lời về thuế

Quy định về quản lý nhà nước

  • Hướng dẫn về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế Quy định về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp Hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể Sửa đổi một số quy định liên quan đến kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải Quy định về định danh và xác thực điện tử

Vui lòng xem chi tiết theo đường link: Bản tin tháng 10 năm 2022

Hãng Kiểm toán AASC trân trọng kính mời Quý vị tham khảo Bản tin Văn bản pháp luật số 08+09 năm 2022 bao gồm các thông tin cập nhật quan trọng sau:

Chính sách Thuế

  • Sửa đổi, bổ sung một số quy định về thuế giá trị gia tăng Các công văn trả lời về thuế

Quy định về quản lý nhà nước

  • Hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh Quy định về xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Hướng dẫn thực hiện một số điều về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng Hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho các hoạt động xã hội, từ thiện Quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là tài sản cố định Luật và văn bản hợp nhất mới ban hành

Vui lòng xem chi tiết theo đường link: Bản tin tháng 08+09 năm 2022

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc của AASC tại Pháp và Tây Ban Nha, sáng ngày 19/09/2022, Hãng Kiểm toán AASC đã tới thăm và làm việc với Công ty Bové Montero y Asociados tại Barcelona, Tây Ban Nha. Đón tiếp và hội đàm với AASC, đại diện Công ty bạn có Bà Belén Fernández – Partner phụ trách Luật - Tư vấn thuế và các thành viên phụ trách dịch vụ kiểm toán, kế toán và tư vấn quản trị nguồn nhân lực. Hiện nay, AASC và Bové Montero y Asociados là hai Thành viên đang hoạt động tích cực thuộc HLB Quốc tế - Mạng lưới các Hãng Tư vấn và Kế toán chuyên nghiệp toàn cầu.

Nhân dịp này, Phó Tổng Giám đốc thường trực Đỗ Mạnh Cường đã thông báo với bạn về sự phát triển và trưởng thành của AASC qua 30 năm hoạt động, đặc biệt là những thành công và thành tựu đạt được sau 15 năm chuyển đổi từ DNNN thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên, đã đóng góp tích cực cho sự phát triển của Ngành kiểm toán độc lập Việt Nam. Đồng thời, đại diện hai Công ty cũng đã trao đổi về tăng cường hợp tác, phát triển mạng lưới quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm phát triển các dịch vụ gồm: kiểm toán, tài chính, kế toán, thuế, tư vấn quản trị nhân lực - các cơ hội và thách thức trong tương lai. Kết thúc buổi làm việc, một lần nữa, Bové Montero y Asociados bày tỏ sự cảm kích được đón tiếp đoàn công tác AASC và mong rằng hai bên sẽ hợp tác thật chặt chẽ để thúc đẩy phát triển dịch vụ chuyên ngành của hai doanh nghiệp tại Tây Ban Nha và Việt Nam.

Một số hình ảnh buổi làm việc:

Đã thành thông lệ, cứ mỗi mùa Trung thu, Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC lại tưng bừng tổ chức Đêm hội trăng rằm để gia đình và các em nhỏ được giao lưu, gặp gỡ và vui chơi, phá cỗ và tham gia các hoạt động thể chất lành mạnh. Năm nay, tại Nhà hát tuổi trẻ Số 11 Ngô Thì Nhậm - Hà Nội, tối 09 tháng 09 năm 2022, Đêm hội Trăng rằm cùng vở nhạc kịch “Vaxilixa và phù thủy độc ác” đã diễn ra với sự tham dự của đông đảo phụ huynh và con em cán bộ nhân viên của Công ty. Đồng thời, Ban tổ chức cũng vinh dự được đón tiếp đại diện Ban Tổng Giám đốc và nhiều đồng chí Lãnh đạo các đơn vị tới chung vui cùng các em.

Phát biểu tại Đêm hội, thay mặt Ban Tổng Giám đốc và Đảng bộ Công ty, bà Đỗ Thị Ngọc Dung – Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc đã phát biểu và gửi lời chúc tới các em thiếu nhi sức khỏe, học tập tốt, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước, của Hãng Kiểm toán AASC và chúc các em có một mùa tết Trung thu ý nghĩa cùng gia đình, người thân và bạn bè.

Với màu sắc vui tươi của các bài hát thiếu nhi, cùng sự hài hước, duyên dáng của Chú Cuội khi dẫn dắt chương trình, Đêm hội đã tạo được không khí không khí sôi nổi, háo hức, gợi lên niềm vui thích trong lòng các em thiếu nhi và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của tất cả mọi người. Các em nhỏ đã tham gia trả lời nhiều câu đố vui, và đón xem màn múa lân sư rồng đặc sắc mang đậm nét văn hóa truyền thống tạo nên không khí náo nhiệt, tưng bừng.

Điểm nhấn của chương trình là vở nhạc kịch “Vaxilixa Và phù thủy độc ác” được thực hiện bởi những nghệ sỹ chuyên nghiệp của Nhà hát đã mang lại một thông điệp nhân văn về tình yêu thương vô bờ của người mẹ dành cho các con của mình, ngoài ra cùng với sự hóm hỉnh, duyên dáng của các diễn viên đã khơi gợi sự thích thú và vui tươi cho toàn thể các bạn nhỏ . Qua chương trình này, AASC đã mang đến cho các em một sân chơi đầy bổ ích phù hợp với lứa tuổi và giúp các em cảm nhận được nét đẹp truyền thống Tết Trung thu của dân tộc. Xin gửi đến toàn thể các em nhỏ và phụ huynh những lời chúc tốt đẹp nhất. Hãng kiểm toán AASC cũng hi vọng sẽ được gặp lại các em, cùng thật nhiều em nữa trong dịp tết Trung Thu năm sau.

Một số hình ảnh của chương trình:

Ngày 31 tháng 08 năm 2022, tại trụ sở AASC, Chi bộ 1 thuộc Đảng bộ AASC đã trang trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2022 – 2025 nhằm đánh giá kết quả hoạt động của Chi bộ trong nhiệm kỳ 2020 - 2022, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới, đồng thời bầu ra Ban chi uỷ Chi bộ nhiệm kỳ mới có đủ phẩm chất, năng lực để tổ chức triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Chi bộ 1 nhiệm kỳ 2022 – 2025, Nghị quyết của Hội đồng thành viên Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC và Nghị quyết của Đảng bộ cấp trên. Đại hội rất vinh dự được đón tiếp đồng chí Ngô Đức Đoàn – Chủ tịch HĐTV và đồng chí Đỗ Thị Ngọc Dung - Bí thư Đảng ủy Công ty cùng toàn thể các đồng chí đảng viên của Chi bộ 1.

Phát biểu tại Đại hội, thay mặt Ban chấp hành Đảng bộ Công ty, đồng chí Bí thư Đảng ủy Đỗ Thị Ngọc Dung đã ghi nhận những kết quả và vai trò của Chi bộ 1 trong Đảng bộ Công ty trong nhiệm kỳ vừa qua, đồng thời động viên các đồng chí đảng viên trong Chi bộ cần phát huy kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, tồn tại, nêu cao hơn nữa vai trò gương mẫu của người đảng viên, xây dựng tập thể Chi bộ 1 trong sạch vững mạnh, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được Đảng bộ cấp trên, Hội đồng thành viên và Ban Tổng Giám đốc Công ty giao.

Đại hội cũng đã được Chủ tịch HĐTV Ngô Đức Đoàn, Nguyên Bí thư Đảng ủy Công ty, với tình cảm cá nhân và trách nhiệm cao đối với công tác Đảng của Đảng bộ AASC và rất chú tâm với Chi bộ 1, đã chia sẻ và góp nhiều ý kiến quý báu cho Đại hội hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết để quyết nghị, theo đó triển khai thực hiện hiệu quả hơn trong nhiệm kỳ tới.

Đại hội cũng đã tín nhiệm bầu đồng chí Nguyễn Lan Anh tiếp tục giữ chức vụ Bí thư, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Tú giữ chức vụ Phó Bí thư và đ/c Ngô Thị Phương Thảo là Chi ủy viên Chi bộ 1 nhiệm kỳ 2022 - 2025.

Một số hình ảnh tại Đại hội:

Ngày 29/08/2022 tại trụ sở số 1 Lê Phụng Hiểu, Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC đã có buổi gặp gỡ trao đổi với ông Ryan Kim - Giám đốc Tư vấn Kinh doanh - Công ty HLB Mann Judd, Brisbane, Australia.

Tại cuộc gặp, hai bên đã bàn bạc trao đổi về kế hoạch làm việc và hợp tác giữa AASC và HLB Mann Judd. Ông Ryan Kim đã rất cởi mở trao đổi kinh nghiệm, cũng như chia sẻ các cơ hội hai bên có thể hợp tác trong tương lai. Cuộc gặp mặt thể hiện sự gắn kết, thiện chí và hợp tác cùng phát triển giữa các thành viên của mạng lưới HLB International.

Nhân dịp này, Chủ tịch HĐTV Ngô Đức Đoàn và Tổng Giám đốc AASC Nguyễn Thanh Tùng cám ơn ông Ryan Kim đã dành thời gian tới thăm AASC, chụp ảnh lưu niệm và mong rằng sự hợp tác giữa hai công ty sẽ có những bước tiến vượt bậc trong thời gian tới.

Một số hình ảnh cuộc gặp mặt:

Nhân kỷ niệm 30 năm [1992- 2022] hợp tác trực tiếp giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh giữa Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Viện nghiên cứu Khoa học Dược liệu, Tinh dầu Liên Bang Nga; 65 năm [1957 – 2022] lần đầu Bác Hồ đến Đá Chông, một địa danh gắn với non thiêng Ba Vì Thành phố Hà Nội và cũng nhân dịp Lễ giỗ Bác Hồ lần thứ 53 [21/7 Kỷ Dậu – 21/7 Nhâm Dần], ngày 18/8/2022, nhằm 21/7 Âm lịch, thay mặt Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC, Chủ tịch HĐTV Ngô Đức Đoàn cùng Thành viên HĐTV Vũ Quý Cường, Trần Quang Mầu và Phó Trưởng phòng kiểm toán quyết toán đầu tư Ngô Anh Minh đã về Đá Chông dự Lễ giỗ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại do Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức.

Tại buổi lễ, Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC đã thành kính dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ công đức trời biển của Bác Hồ muôn vàn kính yêu - Anh hùng giải phóng dân tộc – Danh nhân văn hóa thế giới đúng theo phong tục truyền thống của dân tộc Việt Nam và xin hứa với Anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh: AASC luôn giữ gìn sự đoàn kết, thường xuyên tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, rèn luyện chuyên môn và nâng cao bản lĩnh chính trị vững vàng thực hiện và hoàn thành thật tốt các nhiệm vụ, dịch vụ về kiểm toán, tư vấn tài chính, kế toán, thuế, thẩm định giá và các hoạt động khác được pháp luật Nhà nước cho phép, đóng góp cho Ngành Kiểm toán độc lập và Ngành Thẩm định giá Việt Nam phát triển vững mạnh. Hiện tại AASC đang thực hiện và hoàn thành tốt dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn tại Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Một số hình ảnh tại buổi lễ:

Tiếp theo bản tin của Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính về Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Tài chính lần thứ 28, nhiệm kỳ 2022 – 2027. Trong thời gian [16-17/08] năm 2022, Hãng Kiểm toán AASC đã vinh dự tham gia Đại hội này, cùng với 15 Đoàn viên tiêu biểu của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh AASC có Chủ Tịch HĐTV ông Ngô Đức Đoàn là khách mời dự Đại hội.

Đại hội đại biểu lần thứ XXVIII nhiệm kỳ 2022 - 2027 của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cơ quan Bộ Tài chính đã tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện nghị quyết đại hội nhiệm kỳ 2017 - 2022; xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ Công tác Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2022-2027; thảo luận, đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện đại hội Đoàn Khối lần thứ IV; bầu Ban chấp hành nhiệm kỳ mới và bầu Đoàn đại biểu dự đại hội Đoàn Khối các cơ quan Trung ương lần thứ IV.

Đại hội đã bầu 25 đồng chí vào Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Tài chính khóa 28. Đ/c Ngô Hoàng Hà - Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Hãng Kiểm toán AASC vinh dự trở thành Uỷ viên Ban Chấp hành Đoàn thanh niên Bộ Tài Chính nhiệm kỳ này, cùng với đó, Đ/c Hà đã thay mặt Đoàn thanh niên AASC phát biểu tham luận về giải pháp nhằm khơi dậy trong đoàn viên thanh niên tinh thần tham gia phong trào VHVN-TDTT; các hoạt động giao lưu, kết nghĩa.

Cũng nhân dịp này, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC đã vinh dự được Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khối cơ quan Trung Uơng trao tặng bằng khen cho tập thể và cá nhân [Đ/c Bí thư Nguyễn Anh Ngọc] về thành tích xuất sắc trong phong trào thanh niên tình nguyện nhiệm kỳ 2017 – 2022.

Một số hình ảnh tại đại hội:

Để lan tỏa, phát triển hoạt động kiểm toán của AASC tại các nước trong khu vực, sau khi chuẩn bị tốt các công việc liên quan, ngày 08/08/2022 phòng Quyết toán Đầu tư phối hợp với Phòng kiểm toán 3 đã triển khai dịch vụ kiểm toán quyết toán dự án nhà máy chế biến mủ cao su SVR 10-20 công suất 9000 tấn/ năm tại Banlung – Vương quốc Campuchia. Chuyến công tác này càng có ý nghĩa hơn khi hưởng ứng thiết thực kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Campuchia và thực hiện khát vọng vượt sóng vươn xa của Hãng Kiểm toán AASC cũng như sự tin tưởng của khách hàng vào danh tiếng và uy tín của Công ty. Chúng ta có quyền tự hào về việc hội nhập và hợp tác sâu rộng hơn để Hãng Kiểm toán AASC ngày càng vững mạnh. Một số hình ảnh của đoàn công tác tại Vương quốc Campuchia:

Với mong muốn đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện các quy định mới của các chính sách thuế, Hãng kiểm toán AASC phối hợp cùng CPA Australia đã tổ chức buổi hội thảo “Cập nhật các thay đổi về chính sách thuế 2022” tại khách sạn Avani Hải Phòng vào ngày 28/07/2022 vừa qua. Tham gia buổi hội thảo là Giám đốc tài chính và kế toán trưởng của nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng.

Buổi hội thảo đã cập nhật các quy định mới nhất liên quan đến việc kiểm tra, thanh tra thuế trong năm 2022-2023, các rủi ro thường gặp và cách thức xử lý trong quá trình quyết toán thuế, hoàn thuế cũng như xu hướng cải cách chính sách thuế của Việt Nam đến năm 2030.

Tại hội thảo, các chuyên gia của AASC cũng đồng thời chia sẻ các tình huống thực tế từ kinh nghiệm cung cấp dịch vụ tư vấn thuế nói chung, tư vấn hoàn thuế, hỗ trợ thanh tra thuế cho các doanh nghiệp nói riêng cũng như phân tích quan điểm của cơ quan thuế trong quá trình thanh tra thuế tại các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài

Hội thảo thuế [và kế toán] là các hoạt động chuyên môn thường niên của AASC nhằm kịp thời cung cấp các thông tin tư vấn chuyên ngành, giúp các doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các yêu cầu văn bản pháp luật về thuế cũng như hỗ trợ chuyên môn nói chung cho cộng đồng các doanh nghiệp.

Một số hình ảnh tại buổi Hội thảo:

Ngày 26/07/2022 tại Hà Nội, Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC tổ chức buổi Gặp mặt thân mật Kỷ niệm 15 năm ngày ra mắt hoạt động Công ty TNHH hai thành viên trở lên [24/7/2007 - 24/7/2022] và 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ [27/7/1947 - 27/7/2022].

Tham dự buổi gặp mặt ý nghĩa này có Anh hùng lao động, Đại tá Nguyễn Đăng Giáp – Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty 36 Bộ Quốc phòng, các đồng chí thương binh, thân nhân liệt sỹ, cựu chiến binh công tác ở Bộ Tài chính và Tập thể Ban điều hành, Ban chấp hành Đảng bộ, Ban Kiểm soát, Ban chấp hành Công đoàn, Ban chấp hành Đoàn Thanh niên, con liệt sỹ công tác tại AASC.

Thông qua buổi gặp mặt, bộ phim tài liệu “AASC - 15 năm Cánh buồm đón gió” đã giúp nói lên những nỗ lực cống hiến hết mình của các thế hệ cán bộ lãnh đạo, kiểm toán viên, nhân viên AASC và chưa bao giờ ngừng nghỉ trong dòng máu chảy trong tim những người yêu AASC, yêu địa chỉ đỏ Số 1 Lê Phụng Hiểu, Hà Nội. Theo đó, các ca khúc hát về AASC “Chặng đường vinh quang”, “Bay theo ánh bình minh”, “Khi mùa kiểm toán đơm hoa”, “Vì ta mãi thương nhau” thay cho lời chúc mừng thành công, thành quả của chặng đường 15 năm mà AASC đã đạt đến ngày hôm nay.

Nhân sự kiện này, thay mặt Hội đồng thành viên Công ty và tình cảm cá nhân, Chủ tịch HĐTV Ngô Đức Đoàn đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với những người lính đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc và những người lính trở về từ chiến trường, cảm ơn Tập thể thành viên HĐTV, các bạn đồng đội, đồng nghiệp AASC đã và đang cùng nhau làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau, trọn vẹn nghĩa tình, góp phần xây dựng Hãng Kiểm toán AASC vững mạnh. Buổi gặp mặt ngày hôm nay đã tạo điều kiện để các Anh người lính cùng công tác ở Bộ Tài chính có dịp giao lưu, chia sẻ những kỷ niệm, xúc động cùng nhau hát về các bài ca hào hùng của dân tộc, các bài ca tri ân những bà mẹ Việt Nam anh hùng và tri ân các đồng đội đã ngã xuống vì Tổ quốc thân yêu.

Một số hình ảnh tại buổi lễ:

Với mong muốn cập nhật những quy định mới nhất về thuế cũng như các rủi ro trong quá trình quyết toán, hoàn thuế GTGT, thuế TNDN và thuế nhà thầu cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài [FDI], Hãng Kiểm toán AASC phối hợp cùng Văn phòng CPA Australia tại Hà Nội tổ chức Hội thảo miễn phí: “Cập nhật các thay đổi về chính sách thuế năm 2022” vào ngày 28/07/2022 tại Hải Phòng với sự tham gia của các chuyên gia tư vấn cao cấp của Hãng Kiểm toán AASC.

Hội thảo sẽ cập nhật các quy định mới nhất liên quan đến việc kiểm tra, thanh tra thuế trong năm 2022-2023, các rủi ro thường gặp và cách thức xử lý trong quá trình quyết toán thuế, hoàn thuế cũng như xu hướng cải cách chính sách thuế của Việt Nam đến năm 2030. Các chuyên gia của chúng tôi cũng đồng thời chia sẻ các tình huống thực tế từ kinh nghiệm cung cấp dịch vụ tư vấn thuế cho các doanh nghiệp FDI, về quan điểm của cơ quan thuế trong quá trình thanh tra, kiểm tra tại đơn vị

Thông tin chi tiết

Thời gian: Từ 13:30 ngày 28/07/2022

Địa điểm: Phòng Hà Nội – Sài Gòn

Khách sạn Avani HaiPhong Habour View

12 Trần Phú, Quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng

Ngôn ngữ: Tiếng Việt

Hạn chót đăng ký là ngày 27/07/2022 tại //tinyurl.com/AASCRegistration.

Mọi thông tin chi tiết, xin liên hệ với chúng tôi qua:

Mrs. Nguyễn Hoàng Lan – Phụ trách Phát triển kinh doanh – Hãng Kiểm toán AASC

[024] 3824 1990 [máy lẻ 441] | This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Sau hơn một ngày làm việc, ngày 21 và 22/07/2022, Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII theo hình thức trực tuyến toàn quốc đã hoàn thành chương trình đề ra. Đảng bộ AASC đã cử các đồng chí trong Ban chấp hành Đảng bộ và các đảng viên của Đảng bộ Công ty tham dự Hội nghị tại điểm cầu Hội trường Tổng Cục thuế - Bộ Tài chính.

Tại hội nghị, Đảng viên của Đảng bộ AASC đã rất quan tâm đến các nội dung về chính sách đất đai [bỏ khung giá đất, xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường]; về Nhà nước đảm bảo nguồn lực quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; về nhận thức tư tưởng chính trị, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của người đảng viên; về tổ chức cơ sở đảng; về động cơ người vào đảng,… Đồng thời, sẽ chủ động triển khai tổ chức thực hiện tốt nhất các nội dung của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 này.

Một số hình ảnh tại hội nghị:

Nhân kỷ niệm 15 năm [24/7/2007 – 24/7/2022] Ngày ra mắt Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán, nay là Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC, thay mặt Hội đồng thành viên Công ty và tình cảm cá nhân, tôi xin gửi đến các vị Thành viên HĐTV Công ty, cán bộ kiểm toán viên, nhân viên AASC, các bạn đồng nghiệp lời chúc mừng tốt đẹp nhất về những thành công, thành tích và thành quả mà AASC đã đạt được trong 15 năm qua.

Xin cảm ơn và rất tự hào về tình yêu AASC, về khát vọng của tập thể Hội đồng thành viên Công ty chúng ta - một tập thể có một không hai trong hoạt động kiểm toán độc lập Việt Nam; Cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã, đang và mãi yêu AASC, yêu nghề kiểm toán, yêu địa chỉ đỏ số 01 Lê Phụng Hiểu, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tôi tin tưởng chắc chắn rằng chúng ta sẽ luôn luôn đoàn kết, tỏa sáng, cống hiến, đóng góp nhiều hơn nữa để thực hiện thành công khát vọng phát triển AASC xứng danh là Công ty Kế toán, Kiểm toán được thành lập đầu tiên và là đầu đàn, là mô hình đẹp của Ngành Kiểm toán độc lập Việt Nam.

Chúc các bạn và gia đình sức khỏe, hạnh phúc và thành công./.

Thân ái NGÔ ĐỨC ĐOÀN Chủ tịch HĐTV AASC

Sáng 15/7, Cục Quản lý giá [Bộ Tài chính] phối hợp với Tổ chức quốc tế Đức [GIZ] tổ chức hội thảo lấy ý kiến dự thảo Luật Giá [sửa đổi] về thẩm định giá. Hội thảo nhằm lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo luật về vấn đề thẩm định giá, góp phần củng cố và phát triển hoạt động thẩm định giá nói chung và dịch vụ thẩm định giá nói riêng chuyên nghiệp, chuyên sâu các giao dịch về tài sản trong nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thẩm định giá

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Anh Tuấn- Cục trưởng Cục Quản lý giá cho biết, Luật Giá được thông qua tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013. Luật Giá và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác quản lý, điều hành giá theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững.

Toàn cảnh hội thảo

Sau gần 9 năm thực hiện, đến nay bối cảnh kinh tế - xã hội đã có những thay đổi, hệ thống pháp luật dân sự kinh tế ngày càng được hoàn thiện hơn, cũng đã có những tác động nhất định đến công tác quản lý giá và thẩm định giá. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ Hồ sơ sửa đổi Luật Giá với 9 nhóm chính sách, trong đó có 3 nhóm chính sách liên quan đến thẩm định giá.

Hội thảo sẽ lấy ý kiến đóng góp vào các nội dung, như: thẩm quyền trách nhiệm, hoạt động thẩm định giá của nhà nước, vai trò của Hội nghề nghiệp; thẻ thẩm định viên về giá; điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ thẩm định giá; quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá...

Theo Cục Quản lý giá, đến thời điểm hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật về thẩm định giá về cơ bản đã được ban hành đầy đủ và đồng bộ. Bộ Tài chính đã ban hành Hệ thống Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam bao gồm 13 tiêu chuẩn quy định và hướng dẫn đầy đủ về nghiệp vụ đối với dịch vụ thẩm định giá, trong đó có quy định cụ thể về các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá đối với các loại tài sản như: bất động sản, máy thiết bị, doanh nghiệp [DN], tài sản vô hình…

Hội thảo này nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, thời gian tới tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thẩm định giá đầy đủ và đồng bộ; nghiên cứu sửa đổi Luật Giá về thẩm định giá, các văn bản hướng dẫn để kiện toàn các quy định nhằm ngăn chặn, xử lý các sai phạm trong hoạt động thẩm định giá.

Bên cạnh đó, sẽ rà soát, hoàn thiện Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá, đảm bảo phù hợp với điều kiện của Việt Nam và các tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế; tăng cường hoạt động quản lý kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá của DN thẩm định giá; thực hiện nghiêm, kịp thời việc xử lý thẩm định viên về giá và DN thẩm định giá. Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục củng cố và hoàn thiện việc xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá làm cơ sở tham chiếu khi thực hiện thẩm định giá.

Tăng cường quản lý đối với công tác thẩm định giá

Thống kê cho thấy, các DN thẩm định giá được cấp mới tăng nhanh, nhất là năm 2016 tăng 48 DN, năm 2018 tăng 50 DN, năm 2020 tăng 51 DN. Tuy nhiên, từ khi quy định về cấp mới có hiệu lực theo Nghị định số 12/2021/NĐ-CP kể từ ngày 1/5/2021, số lượng DN thẩm định giá cấp mới đã giảm đáng kể. 8 tháng còn lại của năm 2021 có 8 DN, 6 tháng đầu năm 2022 chỉ có 3 DN được cấp mới.

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá phát biểu tại Hội thảo

Tính đến hết tháng 6/2022 cả nước có 431 DN được cấp mã Giấy chứng nhận, trong đó chỉ có hơn 300 DN đủ điều kiện và đang hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. Việc áp dụng quy định mới tại Nghị định số 12/2021/NĐ-CP đã siết chặt quản lý nhà nước đối với hoạt động thẩm định giá, hướng tới nâng cao chất lượng trong bối cảnh điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá được đánh giá là còn quá mở dẫn đến số lượng các DN thẩm định giá phát triển nóng vượt quá định hướng phát triển nghề giai đoạn 2013 - 2020.

Bên cạnh những thành công trong công tác quản lý nhà nước đối với kinh doanh dịch vụ thẩm định giá giai đoạn qua, đã phát sinh những tồn tại, như: hiệu quả quản lý chưa như mong muốn; hình thành nhiều DN nhỏ với số lượng thẩm định viên tối thiểu. Ngoài ra, đã xuất hiện hiện tượng tiêu cực và tình trạng cạnh tranh không lành mạnh bằng cách hạ thấp giá và chất lượng dịch vụ… dẫn đến tình trạng không bảo đảm lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, gây bức xúc trong dư luận và xã hội…

Bộ Tài chính đã tăng cường quản lý chặt các DN thẩm định giá. Tính đến hết tháng 6/2022, Bộ Tài chính đã thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá của 123 DN; đã tiến hành đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đối với 68 lượt DN do không đủ điều kiện hoạt động theo quy định của Luật giá.

Hiện nay, Bộ Tài chính cũng đang triển khai Dự án “Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá giai đoạn 2”; phạm vi giai đoạn 2 của Dự án sẽ kết nối với các Bộ/ngành, cũng như triển khai tới tất cả 63 địa phương và khoảng 250 DN thẩm định giá...

Tại Hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng trong thời gian tới, nền kinh tế thị trường nước ta sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ với quy mô ngày càng lớn, các giao dịch kinh tế ngày càng phong phú đa dạng với các yêu cầu về phát triển kinh tế bền vững, minh bạch và lành mạnh... Điều đó đặt ra những cơ hội và thách thức lớn đối với sự phát triển ngành nghề dịch vụ thẩm giá trong thời gian sắp tới. Nghề thẩm định giá cần phải được tiếp tục củng cố và có bước tiến bộ vượt bậc thì mới có thể đáp ứng được sự phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới với yêu cầu khái quát là các doanh nghiệp cần phải có quy mô, năng lực thẩm định giá lớn hơn; thẩm định viên về giá yêu cầu phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt hơn và chuyên sâu, có tính chuyên nghiệp cao hơn; đồng thời quản lý nhà nước về lĩnh vực này chặt chẽ hơn.

Do đó, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực thẩm định giá một các đầy đủ và đồng bộ; nghiên cứu sửa đổi Luật giá về thẩm định giá, cũng như các văn bản hướng dẫn…

Tại hội thảo, nhiều ý kiến đồng tình với các quy định mới bổ sung về thẩm định giá trong dự thảo Luật Giá sửa đổi.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

Cũng tại Hội thảo, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam cho rằng cần loại bỏ các quy định về vốn điều lệ của doanh nghiệp thẩm định giá; Tiết lộ thông tin về hồ sơ khách hàng thẩm định giá và tài sản được thẩm định giá, trừ trường hợp được khách hàng thẩm định giá hoặc cho phép; Quy định khống chế người tham dự kỳ thi Thẻ thẩm định viên về giá phải là người làm việc tại doanh nghiệp thẩm định giá, thay bằng tất cả các đối tượng có nhu cầu thi và có đủ điều kiện dự thi; Quy định cấm làm việc trong cùng một thời gian cho từ hai doanh nghiệp thẩm định giá trở lên; thay bằng cấm hành nghề thẩm định giá cho từ hai doanh nghiệp thẩm định giá trở lên.

Đồng thời, ông Thỏa đề nghị bổ sung các quy định Tiêu chuẩn thẩm định viên về giá; về người cho thuê, cho mượn, đi thuê, đi mượn Thẻ thẩm định viên về giá không được đăng ký hành nghề thẩm định giá; Quy định về thẩm định viên phải chịu trách nhiệm chính về kết quả thẩm định giá được ban hành tại Chứng thư và Báo cáo kết quả thẩm định giá; Cơ chế giải quyết tranh chấp về kết quả thẩm định giá khi có khác biệt lớn giữa các doanh nghiệp thẩm định giá cùng tham gia thẩm định giá một loại tài sản có thông số kỹ thuật và điều kiện tương đồng; Tất cả các quy định thông đồng về giá, thẩm định giá đều phải bổ sung cụm từ “để trục lợi” [Khoản 3, Điều 4] hoặc thông đồng, cấu kết là phải có đối tác họ “câu kết với nhau” chứ không thể mình câu kết với mình; Không nên quy định cứng “Có Thẻ thẩm định viên về giá về thẩm định giá tài sản và thẩm định giá doanh nghiệp” mà cần quy định theo hướng mở tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp, tức là “Có Thẻ thẩm định viên về giá về thẩm định giá tài sản và/hoặc thẩm định giá doanh nghiệp; Cần làm rõ và bổ sung quy định về Ký Chứng thư thẩm định giá và Báo cáo kết quả thẩm định giá không đúng lĩnh vực ngành nghề....

Kết luận Hội thảo, ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá cho biết, những góp ý, trao đổi tại hội thảo sẽ được ghi nhận để nghiên cứu và thể chế vào Luật, góp phần củng cố và phát triển hoạt động thẩm định giá nói chung và dịch vụ thẩm định giá nói riêng chuyên nghiệp, chuyên sâu./.

Nguồn: //mof.gov.vn/webcenter/portal/tttc/pages_r/l/chi-tiet-tin-tin-tuc-tai-chinh?dDocName=MOFUCM238538

Hãng Kiểm toán AASC trân trọng kính mời Quý vị tham khảo Bản tin Văn bản pháp luật số 07 năm 2022 bao gồm các thông tin cập nhật quan trọng sau:

Chính sách Thuế

  • Công văn hướng dẫn triển khai việc gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN và tiền thuê đất Sửa đổi quy định về hóa đơn, chứng từ và chính sách giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% Các công văn trả lời về thuế

Quy định về quản lý nhà nước

  • Quy định về sử dụng Quỹ phát triển Khoa học công nghệ Quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động Quy định về quản lý Khu công nghiệp và Khu kinh tế Hướng dẫn về cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia Văn bản hợp nhất mới ban hành

Vui lòng xem chi tiết theo đường link: Bản tin tháng 07.2022

Ngày 01/07/2022 tại Hà Nội, Hãng Kiểm toán AASC đã long trọng tổ chức Gặp mặt Kỷ niệm 15 năm chuyển đổi AASC từ DNNN thành công ty TNHH hai thành viên trở lên [2007-2022] với chủ đề “AASC 15 năm – Cánh buồm đón gió”. Đến dự buổi Gặp mặt, Công ty đã vinh dự được đón tiếp Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Ông Hồ Tế, các vị Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính: Ông Trần Văn Tá, Ông Nguyễn Ngọc Tuấn; Ông Trịnh Đức Vinh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát kế toán & kiểm toán, các đồng chí Cục trưởng, Nguyên Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Nguyên Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, các Ông/Bà Lãnh đạo Hội VAA, VACPA, VVA. Chủ trì buổi Gặp mặt - Chủ tịch HĐTV Ngô Đức Đoàn cùng tập thể Thành viên Hội đồng thành viên AASC.

Kế thừa, phát huy thành quả của 16 năm là doanh nghiệp nhà nước; Đổi mới, sáng tạo, hợp tác, hội nhập sâu rộng qua 15 năm chuyển đổi, AASC đã giành được rất nhiều thành công, thành tích và đóng góp hiệu quả cho Ngành Kiểm toán độc lập và Ngành Thẩm định giá Việt Nam. Thành tựu của AASC đến ngày hôm nay không chỉ là kết tinh của 31 năm đầy tự hào, mà còn là động lực cho những khát vọng không nguôi của tập thể Hội đồng thành viên và những con người yêu AASC, yêu địa chỉ đỏ số 1 Lê Phụng Hiểu, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cũng qua sự kiện này, cán bộ nhân viên AASC hiểu được nhiều hơn, thêm yêu nghề kiểm toán, yêu quý và tin tưởng hơn những điều mà AASC đã, đang và sẽ làm được trên chặng đường hòa mình vào làn gió đổi mới của nền kinh tế đất nước. Đặc biệt, các ca khúc viết về AASC “Lời kiểm toán trong tim”, “Khi mùa kiểm toán đơm hoa” và “Vì ta mãi thương nhau” đã khẳng định niềm tin với nghề kiểm toán cùng với nguồn động viên lớn lao từ gia đình, người thân giúp cán bộ nhân viên AASC thêm yêu, thêm say với nghề đã chọn.

Phát biểu tại buổi Gặp mặt, cùng với lẵng hoa chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Ông Trịnh Đức Vinh, thừa ủy quyền của Lãnh đạo Bộ, đã ghi nhận sự phát triển vượt bậc, vị thế AASC là Công ty Kế toán, Kiểm toán thuần Việt lớn nhất Việt Nam với chất lượng kiểm toán hàng đầu. “Thành công của AASC là thành công của Bộ Tài chính; Thành tựu của AASC là thành tựu của Cục Quản lý giám sát kế toán & kiểm toán”….

Nhân sự kiện này, thay mặt AASC và tình cảm cá nhân, Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngô Đức Đoàn đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với Chính phủ, Bộ Tài chính, Ban chỉ đạo chuyển đổi Công ty và các tổ chức, đơn vị, cá nhân đã lãnh đạo, chỉ đạo, động viên, cổ vũ, giúp đỡ AASC thực hiện rất thành công quá trình chuyển đổi toàn diện AASC từ DNNN thành công ty TNHH hai thành viên trở lên để AASC có được vị thế, uy tín, cơ đồ vững mạnh trong Ngành Kiểm toán độc lập như ngày hôm nay và cam kết sẽ cùng Ngành Kiểm toán độc lập Việt Nam thực hiện thành công Chiến lược phát triển Kế toán – Kiểm toán đến năm 2030 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.

Một số hình ảnh tại buổi lễ:

Ngày 24 tháng 6 năm 2022 tại Hà Nội, Hãng Kiểm toán AASC đã tổ chức Bế giảng khóa đào tạo thường niên - Lớp Trợ lý mới vào nghề 2022. Tham dự sự kiện có Chủ tịch HĐTV Ngô Đức Đoàn, Phó Tổng Giám đốc Đỗ Thị Ngọc Dung, đại diện Phòng KSCL và Đào tạo, đại diện lãnh đạo các Phòng/Ban cùng gần 100 học viên đến từ các Phòng/Ban/Chi nhánh Công ty.

Với thời lượng giảng dạy từ 11/6/2022 đến ngày 24/06/2022, các học viên đã được đào tạo quy trình cơ bản về cung cấp dịch vụ kiểm toán Báo cáo Tài chính, tăng cường các kỹ năng giao tiếp, quản lý nhóm và kiểm toán chi tiết cho một số phần hành. Lớp đào tạo đã trang bị những kiến thức thực tế, hữu ích giúp các Trợ lý mới vào nghề nắm bắt nhanh công việc một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

Phát biểu tại buổi bế giảng lớp học, sau Báo cáo Tổng kết khóa học của Phó Tổng Giám đốc Đỗ Thị Ngọc Dung, Chủ tịch Hội đồng Thành viên AASC chúc mừng các bạn học viên đã hoàn thành tốt đẹp chương trình đào tạo với kết quả học tập tốt và mong muốn các Trợ lý mới vào nghề sẽ luôn trau dồi kiến thức chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và rèn luyện sức khỏe để có những trải nghiệm thú vị, cùng với các đồng nghiệp đi trước mang tới cho khách hàng những dịch vụ chất lượng để luôn sẵn sàng trong môi trường đầy nhiệt huyết và năng động.

Để tạo cơ hội giao lưu giữa nhân viên mới và các lãnh đạo Công ty, Ban Tổ chức đã bố trí một buổi tiệc trà nhỏ để các thành viên mới của Công ty có thêm cơ hội gặp gỡ, giao lưu với các Anh/Chị lãnh đạo các Phòng/Ban, cũng như các Giảng viên của lớp học.

Một số hình ảnh của lớp đào tạo:

Tiếp theo thành công giải bóng đá Nam, Nữ AASC Cup 2022, sáng ngày 25/06/2022 tại Hà Nội, Hãng Kiểm toán AASC đã tưng bừng tổ chức giải bóng đá Tứ Hùng 2022 gồm 4 đội bóng đến từ: [i] Hãng Kiểm toán AASC, [ii] Hội Thẩm định giá Việt Nam, [iii] Ban Tài chính Viettel và [iv] Cựu CBNV Hãng Kiểm toán AASC.

Đến dự và trao giải có Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, Ông Đặng Thái Hùng – Nguyên Vụ trưởng Vụ chế độ Kế toán và Kiểm toán nay là cục Quản lý Giám sát Kế toán Kiểm toán - Bộ Tài Chính, Ông Ngô Đức Đoàn, Chủ tịch HĐTV - AASC cùng các đại diện Lãnh đạo Ban Tài chính Viettel, và Hội Thẩm định giá Việt Nam.

Phát biểu khai mạc, Ông Vũ Xuân Biển – Phó Tổng giám đốc AASC đã điểm qua những dấu ấn thành công của giải Tứ Hùng hàng năm và đặc biệt là ý nghĩa của giải năm nay. Đây là hoạt động văn hóa - thể thao thiết thực; là sân chơi bổ ích, rèn luyện nâng cao sức khỏe cho cán bộ, nhân viên của các đơn vị và là dịp để tăng cường tính đoàn kết, gắn bó giữa AASC và các đối tác, khách hàng.

Theo thể thức của giải đấu, 4 đội bóng được chia thành 2 bảng, mỗi bảng 2 đội, lấy 2 đội Nhất mỗi bảng vào đá chung kết tranh Cup Tứ Hùng. Hai đội thua đá trận tranh hạng ba. Trên tinh thần thi đấu giao hữu, các đội bóng đã cống hiến cho khán giả những màn đấu đẹp mắt và rất sôi động. Với màn trình diễn xuất sắc, đội bóng Hội Thẩm định giá Việt Nam đã giành Cúp Vô định sau trận chung kết nghẹt thở với đội Cựu nhân viên AASC. Hai đội bóng còn lại là đội AASC và ban Tài Chính Viettel đã lần lượt đạt giải ba và giải phong cách.

Giải bóng đá Tứ hùng 2022 không chỉ nêu cao tinh thần thể thao mà còn là dịp để thúc đẩy mối quan hệ, sự hiểu biết của các đoàn viên, thanh niên giữa các đơn vị. Theo đó hình ảnh, thương hiệu Hãng Kiểm toán AASC cũng không ngừng lan tỏa rộng khắp tới khách hàng, bạn hàng và đối tác trong cả nước.

Một số hình ảnh của Giải đấu:

Chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày chuyển đổi AASC từ DNNN thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên [02/07/2007- 02/07/2022], sáng ngày 18/06/2022 tại Hà Nội, Hãng Kiểm toán AASC đã tưng bừng tổ chức Vòng Chung kết, Lễ Bế mạc và trao giải AASC Cup 2022. Đến dự, cổ vũ và trao giải có ông Đặng Thái Hùng - Nguyên Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán – BTC, ông Nguyễn Văn Cơ - Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tài chính, ông Ngô Đức Đoàn - Chủ tịch HĐTV, cùng các Thành viên Hội đồng Thành viên, lãnh đạo các Phòng/Ban/Chi nhánh và toàn thể các đội bóng đá Nữ, bóng đá Nam AASC.

AASC Cup 2022 là giải bóng đá đặc biệt quy tụ được 09 đội bóng Nam và 05 đội bóng Nữ với các cầu thủ là cán bộ, kiểm toán viên, nhân viên AASC tham gia thi đấu cho đội tuyển đơn vị mình. Ngoài ra giải còn có sự góp mặt của đội bóng đá Nam, Nữ đến từ CN TP. Hồ Chí Minh và Quảng Ninh.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Nguyễn Lan Anh - Chủ tịch Công đoàn AASC đánh giá cao quy mô, chất lượng và sự thành công của AASC Cup 2022. Đây là hoạt động văn hóa - thể thao thiết thực, sôi nổi chào mừng các sự kiện sắp tới của Công ty; là sân chơi bổ ích, rèn luyện và nâng cao sức khỏe cho cán bộ, kiểm toán viên, nhân viên của AASC; và là dịp để tăng cường tính đoàn kết, gắn bó trong tập thể anh em các phòng/ban/ chi nhánh Công ty.

Kết quả chung cuộc, các cô gái vàng của đội Kiểm toán 1 đã xuất sắc giành chức vô địch bóng đá Nữ, các chàng trai Kiểm toán 2 giành chức vô địch bóng đá Nam. Hoa khôi bóng đá qua ảnh thuộc về thủ môn Nguyễn Thị Phương Thảo đội Liên quân CN Hồ Chí Minh và Quảng Ninh.

AASC Cup 2022 đã khép lại thật ấn tượng và ghi dấu đậm nét trong lòng người hâm mộ và những người yêu hoạt động Kiểm toán độc lập, yêu AASC. Theo đó, AASC không chỉ tập trung tăng cường chất lượng dịch vụ mà còn luôn nỗ lực duy trì bản sắc văn hóa Công ty, xây dựng và kiến tạo môi trường làm việc văn minh vì sức khỏe của người lao động, luôn quan tâm tới phong trào văn hóa - thể thao, xứng đáng là Công ty đầu đàn của Ngành Kiểm toán Việt.

Một số hình ảnh của Lễ Bế mạc và trao giải:

Hãng Kiểm toán AASC trân trọng kính mời Quý vị tham khảo Bản tin Văn bản pháp luật số 06 năm 2022 bao gồm các thông tin cập nhật quan trọng sau:

Chính sách Thuế

  • Gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước Gia hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất trong năm 2022 Các công văn trả lời về thuế

Quy định về quản lý nhà nước

  • Quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu, chi trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư Quy định về Báo cáo tổng hợp thông tin tài chính theo quy ước Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khoán Hướng dẫn bàn giao, tiếp nhận, xử lý các khoản nợ và tài sản loại trừ khi chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập Hướng dẫn việc hỗ trợ lãi suất từ Ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh Các văn bản hợp nhất mới ban hành

Vui lòng xem chi tiết theo đường link: Bản tin tháng 06 năm 2022

Ngày 15/6/2022, Chủ tịch HĐTV Hãng Kiểm toán AASC ông Ngô Đức Đoàn, Phó Tổng Giám đốc ông Vũ Xuân Biển và một số thành viên hội đồng thành viên đã có buổi gặp mặt và làm việc với Ông Đỗ Văn Trường – Giám đốc Trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính, các thành viên trong Ban giám hiệu và lãnh đạo các Phòng ban của Trường Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính – Trực thuộc Bộ Tài chính.

Tại buổi gặp mặt hai bên đã có những trao đổi và chia sẻ sâu sắc các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Đào tạo Tài chính, Kế toán, và dịch vụ Kiểm toán, Thẩm định giá. Chủ tịch HĐTV Hãng Kiểm toán AASC đã đưa ra những thách thức và cơ hội trong lĩnh vực đào tạo, cũng như những triển vọng hợp tác giữa hai bên, đồng thời báo cáo về 30 năm hoạt động của Hãng Kiểm toán AASC cùng 30 năm hoạt động của Ngành Kiểm toán độc lập Việt Nam. Hai bên đã cùng nhau trao đổi về sự hợp tác giữa trường Đại Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính và Hãng Kiểm toán AASC đối với các lĩnh vực đào tạo Kiểm toán và Thẩm định giá trong tương lai. Chủ tịch Ngô Đức Đoàn cảm ơn sự đánh giá cao của Ban giám hiệu nhà trường về uy tín, chất lượng dịch vụ của Hãng Kiểm toán AASC. Theo đó, hai bên cùng nhau chia sẻ các quan điểm, phương hướng nhằm phát triển hơn nữa công tác đào tạo trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và sự tuân thủ quy định pháp luật trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán. Giám đốc nhà trường, Ông Đỗ Văn Trường đã ghi nhận và lắng nghe những chia sẻ, những trao đổi về ngành nghề và kinh nghiệm kế toán, kiểm toán, tư vấn qua 30 năm hoạt động từ phía Hãng Kiểm toán AASC. Ông cũng khẳng định luôn tin tưởng AASC là đối tác tin cậy trong các lĩnh vực chuyên ngành về Đào tạo, về Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Thẩm định giá và Tư vấn. Buổi gặp mặt đã góp phần nâng cao hơn nữa hình ảnh, vị thế, uy tín của AASC trong nước và khu vực.

Một số hình ảnh buổi gặp mặt:

Chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày chuyển đổi AASC từ DNNN thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên [02/07/2007- 02/07/2022], Ngày 01/06/2022 tại Hà Nội, Hãng Kiểm toán AASC đã tưng bừng khai mạc Giải bóng đá nam, nữ AASC Cup lần thứ 8. Đến dự, cổ vũ cho các đội bóng có ông Ngô Đức Đoàn – Chủ tịch HĐTV,các Thành viên Hội đồng Thành viên, lãnh đạo các Phòng/Ban và một số đội bóng đá nam, nữ của các đơn vị: KT1, KT2, KT3, KT5, KT7 khối FSG.

Giải bóng AASC Cup 2022 là giải bóng đá quy tụ được 9 đội bóng nam và 6 đội bóng nữ. Ngoài ra giải còn có sự góp mặt của hai đội bóng Nam, Nữ đến từ CN: TP. Hồ Chí Minh và Quảng Ninh. Lịch thi đấu AASC Cup 2022 sẽ diễn ra từ ngày 01/06/2022 đến 18/06/2022, hứa hẹn sẽ mang lại thật nhiều trận cầu sôi nổi, hấp dẫn, đặc biệt là các trận bóng đá nữ và cuộc thi Hoa Khôi cầu thủ nữ qua ảnh được diễn ra cùng giải đấu. Thông qua thi đấu, Công ty truyền năng lượng tích cực đến cán bộ kiểm toán viên, nhân viên AASC về rèn luyện, nâng cao sức khỏe, giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với tinh thần thể thao, đoàn kết cao sau thời gian Đại dịch Covid 19. Bên cạnh đó giải bóng cũng là sự động viên, khích lệ người lao động hăng hái thi đua thực hiện hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh quản lý của năm Tài chính 15 để lập thành tích chào mừng Đại hội HĐTV AASC nhiệm kỳ [2022-2027] tổ chức vào tháng 11/2022.

Một số hình ảnh tiêu biểu các đội tham gia giải AASC Cup 2022:

Ngày 30/05/2022, tại trụ sở Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC, được sự đồng ý của Hội CCB cơ quan Bộ Tài chính, Chi hội CCB Công ty đã long trọng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2022 – 2027. Đến dự Đại hội có Chủ tịch HĐTV Ngô Đức Đoàn- Uỷ viên Ban chấp hành Hội CCB cơ quan Bộ Tài chính, Tổng Giám đốc AASC Nguyễn Thanh Tùng và các Hội viên Chi hội CCB Công ty.

Thay mặt lãnh đạo Chi hội, đ/c Nguyễn Ngọc Dương- Phó Chủ tịch Chi hội đã trình bày Báo cáo tổng kết công tác Chi hội nhiệm kỳ 2017-2022 và phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2022-2027 của Chi hội CCB AASC.

Theo đó, Đại hội đã thảo luận về Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và góp ý với Báo cáo tổng kết thực hiện điều lệ Hội CCB Việt Nam khóa VI. Phát biểu tại Đại hội, Tổng Giám đốc Công ty đã ghi nhận, đánh giá cao và tri ân các thành tích, thành quả của Chi hội CCB đóng góp rất hiệu quả cho sự phát triển của AASC và của Ngành Kiểm toán độc lập, Ngành Thẩm định giá Việt Nam. Đồng thời mong muốn các đồng chí tiếp tục phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, thực hiện và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao với trách nhiệm cao nhất, gương mẫu nhất.

Đại hội đã bầu đ/c Ngô Đức Đoàn tiếp tục giữ chức vụ Chi hội trưởng Chi hội CCB, đ/c Nguyễn Ngọc Dương – Phó Chi hội CCB AASC nhiệm kỳ 2022-2027 và bầu các đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Hội CCB cơ quan Bộ Tài chính./.

Một số hình ảnh tại Đại hội:

Vào những ngày cuối tháng 5, khi nàng Bân vẫn còn lưu luyến chưa muốn rời xa Hà Nội thì khối FIS và KT6 [FSG] đã cùng nhau “tránh rét” ngoạn mục tại thiên đường nghỉ dưỡng miền Gió lào cát trắng Quảng Bình.

Mặc dù đã hoạt động theo mô hình khối chính thức từ năm TC13, cùng với 2 năm vận hành thử nghiệm trước đó nhưng đến giữa năm TC15, FSG mới có cơ hội tổ chức một chuyến du lịch cùng với nhau theo đúng tinh thần của một “đại gia đình”. Với sự tham gia nhiệt tình của gần như toàn bộ nhân sự cả khối, từ Phó Tổng Giám đốc phụ trách Đỗ Mạnh Cường, ban lãnh đạo 3 phòng, các kiểm toán viên đến các em trợ lý mới vào nghề, chúng tôi đã có một hành trình 3 ngày 3 đêm với nhiều hoạt động Team Building sôi nổi, khám phá các địa danh nổi tiếng của vùng đất được mệnh danh là “vương quốc của các hang động”, thỏa thích tắm biển Nhật Lệ nước xanh cát trắng, trải nghiệm ẩm thực đặc sắc, phong phú của điểm khởi đầu cho hành trình di sản văn hóa miền Trung.

Do ảnh hưởng của dịch Covid cuối năm 2021 nên FSG chưa tổ chức tổng kết năm TC14 nên cũng tại buổi Gala Dinner của chuyến du lịch này, chúng tôi cũng đã cùng nhau nhìn lại các thành công mà FSG đã đạt được trong năm TC14 và hướng tới các mục tiêu phát triển kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực trong các năm tiếp theo.

Trong năm TC14, doanh thu toàn khối đạt 46,5 tỷ đồng, đóng góp xấp xỉ 20% doanh thu cho Công ty. Tốc độ tăng trưởng doanh thu của cả khối là 10,5%, trong đó FIS1 và FIS2 lần lượt là các bộ phận có tỷ lệ lợi nhuận và có tốc độ tăng trưởng đứng đầu khối tài chính toàn Công ty. Mức thu nhập bình quân của các cấp trợ lý, kiểm toán viên và lãnh đạo phòng đều tăng trưởng so với năm trước. Trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch thì các thành tích đã đạt được là rất đáng tự hào, và cũng là minh chứng rõ nét cho việc sử dụng hiệu quả chung các nguồn lực của cả khối, giúp gia tăng mức độ học hỏi, kinh nghiệm cũng như thu nhập và góp phần giữ vững hình ảnh là bộ phận có dịch vụ đa dạng, môi trường làm việc chuyên nghiệp và gắn kết.

Cũng trong đêm Gala, chúng tôi đã cùng nhau phát huy tinh thần đồng đội trong các trò chơi vui nhộn, cùng cháy hết mình với những ca khúc tập thể sôi động, cả 3 phòng đã hòa vào nhau thành một thể thống nhất - một FSG đoàn kết và tràn đầy sức sống.

Hành trình “Chào hè 2022” của FSG đã diễn ra an toàn, đạt được tất cả các mục tiêu mà Ban lãnh đạo khối đặt ra cho chuyến du lịch tập thể đầu tiên của chúng tôi. Sự thành công của chuyến đi đã tiếp thêm ngọn lửa gắn kết giữa các thành viên của 3 phòng, tiếp tục cổ vũ, khích lệ chúng tôi hăng say làm việc, nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao trong năm TC15 và các năm tiếp theo trên tinh thần “Kết sức mạnh – Nối thành công”.

Một số hình ảnh của chuyến đi:

Tháng 5 này đánh dấu cột mốc tròn 15 năm ngày diễn ra sự kiện chuyển đổi mô hình hoạt động của AASC, từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Có rất nhiều điều để người AASC tự hào khi nhìn lại hành trình đã đi qua.

Năm 1991, khi nền kinh tế ở những bước đầu tiên của công cuộc chuyển đổi lớn lao từ cơ chế quản lý tập trung, bao cấp sang vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, AASC được thành lập với mục tiêu góp phần chấn chỉnh và đưa công tác kế toán và quản lý tài chính ở khu vực xí nghiệp quốc doanh, các doanh nghiệp tư nhân, các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam dần đi vào nề nếp, tạo ra các tiền đề để cơ quan quản lý thực hiện tốt hơn chức năng kiểm tra, kiểm soát của mình. Tên gọi ban đầu của AASC là Công ty Dịch vụ kế toán, trực thuộc Bộ Tài chính.

Chỉ trong thời gian ngắn, vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại về xây dựng cơ sở vật chất, lực lượng, Công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ cung cấp dịch vụ tư vấn kế toán, thuế, cũng như bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các lớp cán bộ ngành tài chính. Hai năm sau đó, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính quyết định bổ sung chức năng, nhiệm vụ kiểm toán, đánh dấu bước chuyển đổi lớn của Công ty. Theo đó, Công ty có tên gọi mới là Công ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán [AASC]. Những dịch vụ chủ lực được Công ty cung cấp là kế toán, dịch vụ tư vấn; kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp, kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành; thẩm định giá - xác định giá trị doanh nghiệp.

Đến năm 2007, khi ngành kiểm toán độc lập trên đà phát triển mạnh mẽ, với sự xuất hiện của nhiều công ty kiểm toán mới, Bộ Tài chính chủ trương chuyển đổi mô hình hoạt động của AASC từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty TNHH hai thành viên trở lên. Nhớ lại giai đoạn này, ông Ngô Đức Đoàn, Chủ tịch Hội đồng thành viên AASC cũng là một trong những nhân sự đầu tiên xây dựng nên AASC chia sẻ, có nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện chuyển đổi, đến từ lực cản của một số nhân sự muốn đi ngược chiều với ý chí chung. Với sự vào cuộc của Bộ Tài chính và quyết tâm của đa số người lao động trong Công ty, cuộc đấu giá phần vốn nhà nước tại AASC vẫn diễn ra rất thành công. Nhưng sau đó, Công ty phải đối mặt với những thách thức lớn hơn rất nhiều. Đó là việc không ít nhân sự giỏi, cốt cán ra đi vì e ngại sự chới với của AASC không còn là doanh nghiệp nhà nước, phải tự “bơi” trong cơ chế thị trường, trong khi nhiều công ty ngoài ngành, cùng ngành đang mở cửa chào đón họ với vị trí và mức lương hấp dẫn hơn hẳn.

Ông Đoàn kể, ở thời điểm đầu năm 2007, AASC đã có một đội ngũ cán bộ nhân viên xấp xỉ 350 người, với 118 kiểm toán viên, thì 11 ngày sau khi việc chuyển đổi được chính thức hóa, đội ngũ ấy chỉ còn không đầy 200 cán bộ nhân viên với 35 kiểm toán viên. Nhưng rồi một lần nữa, bằng bản lĩnh và trí tuệ, sự đồng lòng, những người ở lại đã dần đưa Công ty thoát khỏi khó khăn và ngày càng khẳng định được thương hiệu, vị thế trong ngành kiểm toán độc lập.

Đến thời điểm này, sau 31 năm hoạt động và 15 năm chuyển đổi mô hình hoạt động, theo số liệu thống kê Bộ Tài chính và VACPA, AASC là công ty đứng đầu về số lượng kiểm toán viên hành nghề, về doanh thu kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành; xếp thứ hai toàn ngành về doanh thu từ khách hàng là doanh nghiệp nhà nước và xếp thứ ba về doanh thu thẩm định giá tài sản, xếp thứ tư về số lượng khách hàng, xếp thứ năm [sau Big4] về tổng doanh thu.

Khách hàng của AASC hàng năm lên đến con số hàng nghìn doanh nghiệp, tổ chức, đa dạng về quy mô, lĩnh vực hoạt động. Đó là các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các dự án được tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, và các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế… AASC trở thành “hình mẫu trong ngành tài chính”, là công ty “đầu đàn trong hệ thống các công ty kiểm toán của Việt Nam”.

Nhân kỷ niệm 132 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh [19/05/1890 - 19/05/2022] và hướng tới kỷ niệm 15 năm ngày chuyển đổi AASC từ DNNN thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên [02/07/2007- 02/07/2022], sáng ngày 18/05/2022, Chi bộ 3 đã tổ chức chương trình sinh hoạt Đảng tháng 5/2022, phổ biến quán triệt Nghị quyết của Đảng và sinh hoạt chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tại Sóc Sơn - Đông Anh - Hà Nội.

Tại buổi sinh hoạt, Chi ủy Chi bộ đề nghị các đồng chí Đảng viên chủ động xây dựng kế hoạch; cụ thể hóa các nội dung bằng chương trình, việc làm cụ thể để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 15 của Hội đồng thành viên AASC; Nghị quyết tháng 3, Nghị quyết tháng 4 của Đảng ủy Công ty; cần chủ động tham mưu thực hiện các nội dung nhiệm vụ được giao; tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt công tác chuyên môn; hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ, dịch vụ để kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và chuẩn bị tổng kết 15 năm chuyển đổi AASC từ DNNN thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Tới dự và chỉ đạo chương trình sinh hoạt của Chi Bộ 3, đồng chí Bí thư Đảng ủy Hãng Kiểm toán AASC - Đỗ Thị Ngọc Dung đã phát biểu nhấn mạnh mỗi đảng viên tại Chi Bộ 3 cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm gương mẫu, nỗ lực hết mình, làm việc và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại,tiên phong hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, góp phần vào thắng lợi chung sau 15 năm chuyển đổi của Hãng Kiểm toán AASC và hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh, quản lý của Công ty giao cho các đơn vị./.

Hình ảnh trong buổi sinh hoạt:

Hãng Kiểm toán AASC trân trọng kính mời Quý vị tham khảo Bản tin Văn bản pháp luật số 05 năm 2022 bao gồm các thông tin cập nhật quan trọng sau:

Chính sách Thuế

  • - Các công văn trả lời về thuế

Quy định khác

  • - Sửa đổi hướng dẫn trích lập và xử lý các khoản dự phòng - Nghị quyết về số giờ làm thêm trong 01 năm, 01 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid 19 và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội - Hạn mức bảo lãnh Chính phủ và hạn mức vay về cho vay lại năm 2022 - Quy định về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ - Về việc tăng cường kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh hoạt động phát hành, đầu tư, cung cấp dịch vụ trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ - Các văn bản hợp nhất mới ban hành

Vui lòng xem chi tiết theo đường link: Bản tin tháng 05 năm 2022

Nhân kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh [19/05/1890 - 19/05/2022] và hướng tới kỷ niệm 15 năm ngày chuyển đổi AASC từ DNNN thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên [02/07/2007- 02/07/2022], sáng 18/05/2022, Đoàn đại biểu Hội đồng Thành viên, Đảng bộ Công ty, Ban Tổng Giám đốc AASC đã đặt vòng hoa vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh để tỏ lòng thành kính tưởng nhớ và biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Các thế hệ cán bộ Thành viên HĐTV, Đảng viên và nhân viên AASC luôn tự hào và nguyện nỗ lực hết mình, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại, không ngừng góp sức mình xây dựng và phát triển Công ty vững mạnh. Trước đó, để chuẩn bị triển khai thực hiện và hoàn thành thật tốt nhiệm vụ Kiểm toán Quyết toán Dự án, Tu bổ, Nâng cấp Đài tưởng niệm Anh hùng Liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội, ngày 17/05/2022, Chủ tịch HĐTV Ngô Đức Đoàn, Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Tùng, Lãnh đạo phòng Kiểm toán Quyết toán đầu tư đã đến tưởng niệm các Anh hùng, Liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc. Tại đây, Đoàn dâng hương bày tỏ lòng tri ân những người con ưu tú đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, để non sông đất nước ta có được như ngày hôm nay.

Một số hình ảnh tiêu biểu:

Chào mừng kỷ niệm 31 năm Ngày thành lập Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC [13/5/1991 – 13/5/2022] cũng là ngày thành lập Ngành Kiểm toán độc lập Việt Nam, đồng thời hưởng ứng Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31, ngày 12/05/2022 tại Hà Nội, AASC đã tổ chức buổi gặp mặt và giao lưu bóng bàn với sự tham dự của ông Đặng Thái Hùng, Nguyên Vụ Trưởng vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán nay là Cục Quản lý, Giám sát Kế toán, Kiểm toán - Bộ Tài chính và các thành viên trong câu lạc bộ Bóng bàn AASC. Đến dự buổi giao lưu về phía Công ty có Chủ tịch HĐTV Ngô Đức Đoàn, Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Tùng.

Sau thủ tục khai mạc, các tay vợt thi đấu giao hữu với các vị khách quý thật sôi động và đầy hứng khởi. Qua một số nội dung thi đấu đôi nam, đôi nam nữ, đơn nam và đơn nữ đã thể hiện tinh thần yêu thể thao, luôn ý thức giữ gìn sức khỏe và cũng đồng thời thể hiện sự gắn kết, giúp những người AASC thêm động lực, yêu nghề Kiểm toán, Thẩm định giá và khát vọng phát triển AASC. Buổi gặp mặt và giao lưu bóng bàn thường niên là một trong các hoạt động góp phần vun đắp và gắn kết các thế hệ AASC trên hành trình 31 năm phát triển vững mạnh của Công ty.

Một số hình ảnh buổi gặp mặt và giao lưu:

Nghị định số 15/2022/NĐ-CP về quy định chính sách miễn, giảm Thuế theo nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc Hội về Chính sách tài khóa, Tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

File đính kèm: Nghị định số 15/2022/NĐ-CP

Hãng Kiểm toán AASC trân trọng kính mời Quý vị tham khảo Bản tin Văn bản pháp luật số 03 + 04 năm 2022 bao gồm các thông tin cập nhật quan trọng sau:

Chính sách Thuế

  • - Hướng dẫn triển khai áp dụng hóa đơn điện tử - Hướng dẫn về lệ phí trước bạ - Các công văn trả lời về thuế

Quy định về quản lý nhà nước

  • - Hướng dẫn về lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản - Hướng dẫn tái cơ cấu doanh nghiệp không đủ điều kiện cổ phần hóa và chuyển nhượng lô cổ phần kèm nợ phải thu của Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ - Quy chế xem xét, thẩm tra, chấp thuận các khoản vay nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ - Quy định về Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng - Hướng dẫn công tác giám sát tuân thủ của Ủy ban chứng khoán Nhà nước đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán của Sở GDCK và các công ty con, Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam - Các văn bản hợp nhất mới ban hành

Vui lòng xem chi tiết theo đường link: Bản tin tháng 03 + 04 năm 2022

Ngày 01/04/2022 giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru lần thứ 8 đã được họp báo công bố giải thưởng năm 2022 tại khách sạn InterContinental Saigon. Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC đã tham dự họp báo với vai trò là đơn vị giám sát độc lập cho giải thưởng uy tín này.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Đỗ Mạnh Cường đại diện Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC đã giới thiệu về AASC, và vai trò giám sát của AASC trong quá trình thẩm định và lựa chọn các giải thưởng đề cử. Ông cũng tin tưởng rằng, giải thưởng bất động sản uy tín này sẽ mang đến cho các nhà phát triển và nhà thiết kế xuất sắc cơ hội cạnh tranh và học hỏi lẫn nhau trong nhiều hạng mục ở Việt Nam cũng như các nước trong khu vực.

Giải thưởng Bất động sản Việt Nam PropertyGuru [PropertyGuru Vietnam Property Awards - VPA] do tập đoàn Công nghệ Bất động sản hàng đầu Đông Nam Á PropertyGuru khởi xướng, được tài trợ chính bởi Kohler, Häfele, Dulux Professional của AkzoNobel Paints Việt Nam và Saint-Gobain Việt Nam đã được tổ chức thường niên Việt Nam từ năm 2014 đến nay. Đây là giải thưởng bất động sản lớn nhất và danh giá nhất của khu vực với hội đồng giám khảo gồm nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc và thiết kế, công trình xanh và phát triển bền vững nhằm vinh danh các dự án, thành tựu và sáng kiến mới nhất của các nhà phát triển bất động sản ở Việt Nam

Tại Giải thưởng VPA lần thứ 7 diễn ra vào nửa cuối năm 2021, AASC đã vinh dự được Ban tổ chức mời tham gia với vai trò đơn vị giám sát độc lập toàn bộ quá trình đánh giá của Hội đồng giám khảo ở tất cả các giai đoạn. Dưới sự chỉ đạo chuyên môn của Phó Tổng Giám đốc Đỗ Mạnh Cường, lãnh đạo phòng Dịch vụ Đầu tư nước ngoài đã thực hiện các thủ tục xác nhận tính độc lập của tất cả các giám khảo đối với các dự án bất động sản được đề cử, giám sát tính minh bạch, công bằng của tất cả các cuộc họp đánh giá, bình chọn của Hội đồng giám khảo, ký xác nhận danh sách các dự án được trao giải ở từng hạng mục.

Hình ảnh tại Hội nghị:

Chung tay phòng chống và vượt qua Đại dịch Covid-19, Thanh niên Hãng Kiểm toán AASC sôi nổi thi đua hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao nhân kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh [26/3/1931 - 26/3/2022] và kỷ niệm 15 năm chuyển đổi AASC từ Doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên [ngày 02/7/2007 - 02/7/2022].

Đại dịch Covid-19 đã tác động sâu rộng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp, ngành, nghề, trong đó có Ngành kiểm toán nói chung và Hãng Kiểm toán AASC nói riêng. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cán bộ nhân viên [CBNV], Hội đồng thành viên, Ban lãnh đạo Công ty đã chỉ đạo Ban chấp hành Đoàn thanh niên cùng Ban chấp hành Công đoàn Công ty triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, Đoàn thanh niên AASC đã hoàn thành tổ chức tiêm phòng 3 mũi vacxin Covid-19 cho người lao động, bố trí dụng cụ sát khuẩn, giám sát tuân thủ 5K tại văn phòng Công ty và đảm bảo an toàn phòng dịch khi triển khai nhiệm vụ tại khách hàng.

Trong bối cảnh ứng phó với những diễn biến khó lường của Covid 19, CBNV AASC đã thể hiện tinh thần chủ động, linh hoạt và không ngừng đổi mới về nội dung và hình thức làm việc. Tuổi trẻ AASC cũng đã thích ứng nhanh và phổ biến các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm toán, tuân thủ thông lệ hiện hành và các chuẩn mực nghề nghiệp. Một số Đoàn viên nói riêng và cán bộ nhân viên AASC bị dương tính với Covid 19, nhưng vẫn vượt khó để hoàn thành công việc, khẩn trương phát hành các Báo cáo kiểm toán, Báo cáo tư vấn tới đông đảo khách hàng trên cả nước. Thành tích này thể hiện sự kết tinh của tinh thần lao động hết mình của toàn Công ty, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của tuổi trẻ Công ty dưới “mái nhà chung AASC” thân yêu. Đó cũng chính là những cống hiến, sự quyết tâm, sự nỗ lực vượt trội trong “tình hình mới”, góp phần củng cố, lan tỏa uy tín, danh tiếng AASC trong Ngành Kiểm toán, Kế toán và Thẩm định giá Việt Nam.

Công ty chúc mừng và ghi nhận những nỗ lực của Đoàn thanh niên AASC. Với tinh thần nhiệt huyết, sáng tạo, thích ứng linh hoạt, xung kích của tuổi trẻ AASC, Hội đồng thành viên và Ban lãnh đạo Công ty tin tưởng rằng Đoàn thanh niên sẽ nối tiếp thành quả đã đạt được, góp phần xây dựng AASC ngày càng phát triển bền vững và trường tồn./.

Một số hình ảnh tiêu biểu về hoạt động của Đoàn Thanh niên AASC trong thời gian qua:

Trong không khí thi đua chào mừng kỷ niệm 15 năm Ngày chính thức hoạt động lần ba Chi nhánh AASC tại thành phố Hồ Chí Minh [19/03/2007 - 19/03/2022] và 15 năm Ngày Chi nhánh Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán tại thành phố Hồ Chí Minh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động [25/07/2007 – 25/07/2022], Ban Lãnh đạo Chi nhánh AASC tại thành phố Hồ Chí Minh đã sơ kết hoạt động năm tài chính thứ 15 và tổ chức kiện toàn, bổ sung lãnh đạo chủ chốt của Chi nhánh hướng tới hoàn thành tốt nhất kế hoạch kinh doanh, quản lý được Công ty giao.

Ngày 14/03/2022, được sự đồng ý của Chủ tịch HĐTV và Ban Tổng Giám đốc Công ty, Ban Lãnh đạo Chi nhánh đã tổ chức Lễ công bố quyết định bổ nhiệm Trưởng phòng Khối kiểm toán QTDA hoàn thành đối với hai Phó Trưởng phòng: Ông Vũ Cường và Ông Vũ Anh Dũng. Tham dự buổi lễ có các Thành viên HĐTV - Phó Tổng Giám đốc Công ty: Ông Bùi Văn Thảo và Ông Ngô Minh Quý cùng Ban Giám đốc và cán bộ nhân viên Chi nhánh.

Tại buổi Lễ, thay mặt Chủ tịch HĐTV và Tổng Giám đốc Công ty, Ông Bùi Văn Thảo đã trao quyết định bổ nhiệm, tặng hoa chúc mừng đồng thời giao nhiệm vụ cho các Tân Trưởng phòng và mong rằng các cán bộ được bổ nhiệm sẽ không ngừng phấn đấu, tiếp tục rèn luyện, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, trau dồi kiến thức nghiệp vụ và nâng cao năng lực quản lý. Trong niềm hân hoan, xúc động, hai Tân Trưởng phòng đã bày tỏ lời cám ơn về sự quan tâm của Hội đồng Thành viên, Ban Lãnh đạo Công ty, Ban Lãnh đạo Chi nhánh, đồng thời cam kết sẽ nỗ lực hết mình cùng Ban Lãnh đạo Chi nhánh hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Một số hình ảnh tại buổi lễ:

Hãng Kiểm toán AASC trân trọng kính mời Quý vị tham khảo Bản tin Văn bản pháp luật số 02 năm 2022 bao gồm các thông tin cập nhật quan trọng sau:

Chính sách Thuế

  • - Quy định chính sách miễn, giảm thuế GTGT, thuế TNDN
  • - Các công văn trả lời về thuế

Quy định về kế toán, kiểm toán

  • - Sửa đổi, bổ sung một số quy định về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
  • - Sửa đổi, bổ sung một số điều của hệ thống tài khoản kế toán và chế độ báo cáo tài chính các tổ chức tín dụng

Quy định về quản lý nhà nước

  • - Sửa đổi, bổ sung một số nội dung về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định về việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công
  • - Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính mới ban hành

Vui lòng xem chi tiết theo đường link: Bản tin tháng 02 năm 2022

Sáng ngày 07/02/2022 [tức mùng 7 Tết Nhâm Dần], Chủ tịch HĐTV, Ban Tổng Giám đốc và Lãnh đạo các Phòng/Ban đã có buổi gặp mặt khai xuân, chào đón một năm mới đầy niềm tin – hy vọng và trao cho nhau những lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Phát biểu khai xuân, Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Tùng đã điểm lại những thành quả mà Hãng Kiểm toán AASC đạt được trong năm qua với tổng doanh thu đạt trên 240 tỷ VNĐ. Tổng Giám đốc cũng gửi lời chúc HĐTV, Ban Điều hành cùng toàn thể cán bộ, người lao động AASC một năm mới gặt hái nhiều thành công, cùng đoàn kết đồng lòng để phát triển AASC ngày càng vững mạnh. Ban Điều hành luôn quan tâm và mong muốn cán bộ nhân viên đồng thuận, nhất tâm hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu đề ra trong năm tài chính thứ 15.

Tiếp đó, Lãnh đạo các Phòng Ban đã đại diện cho cán bộ nhân viên đơn vị mình đón nhận món quà lì xì may mắn đầu năm của Ban điều hành và Công đoàn Công ty. Toàn thể cán bộ lãnh đạo Công ty và Lãnh đạo Phòng/ Ban đã cùng nâng ly chúc mừng những thành công của năm 2021 và chào đón năm Nhâm Dần 2022, hứa hẹn năm bội thu, kỉ niệm 15 năm chuyển đổi AASC từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty TNHH có hai thành viên trở lên. Buổi gặp mặt đầu xuân khép lại với lời phát biểu động viên của Chủ tịch HĐTV Ngô Đức Đoàn cùng lời chúc mừng năm mới với tinh thần mới, quyết tâm mới, thành công, thắng lợi mới, chúc toàn thể Lãnh đạo và cán bộ nhân viên AASC một năm mới an khang, thịnh vượng và vạn sự hanh thông.

Một số hình ảnh tại buổi gặp mặt:

Năm 2021, năm Tân Sửu đi qua với biết bao biến động và vô cùng khó khăn thách thức, là năm thứ hai cả thế giới và nước ta phải đối phó với đại dịch Covid-19. Nhưng đối với công ty chúng ta – đối với những người lao động của AASC lại là một năm có rất nhiều ý nghĩa, thu hoạch được nhiều thành công, thắng lợi. Cùng với việc chuẩn bị công phu, kỹ càng để kỷ niệm 30 năm ngày thành lập AASC, cũng là kỷ niệm 30 năm thành lập ngành KTĐL [13/05/1991 – 13/05/2021], chúng ta đã thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu quan trọng của Nghị quyết Đại hội HĐTV Công ty lần thứ 14, hoàn thành xuất sắc một số chỉ tiêu trong kế hoạch năm 2021 Công ty giao cho các Phòng/ban/chi nhánh; các chỉ tiêu tăng trưởng so với năm 2020 gồm:

  • - Doanh thu dịch vụ kiểm toán và soát xét báo cáo tài chính
  • - Doanh thu dịch vụ kế toán và tư vấn thuế
  • - Doanh thu của phòng FIS1, FIS2, Phòng KT2, Phòng KT3, Ban Thẩm định giá, Ban CNTT. Đặc biệt có doanh thu của chi nhánh Công ty tại Tp. HCM tăng trưởng hơn năm tài chính thứ 13

Để đảm bảo sức khỏe thật tốt cho cán bộ, kiểm toán viên, nhân viên Công ty yên tâm thực hiện hoàn thành các hoạt động của ngành nghề trong bối cảnh đại dịch Covid-19, trong sự thiếu thốn vaccine tiêm phòng, Hội đồng thành viên, Ban lãnh đạo Công ty đã giao BCH Công đoàn Công ty kịp thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng với BCH Công đoàn Bộ Tài chính để đăng ký cho người lao động được tiêm phòng. Đồng thời chủ động liên hệ với các bệnh viện của Bộ Y tế mà Công ty cung cấp các dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán. Được sự quan tâm của Bệnh viện Nhi Trung ương, hầu hết cán bộ, KTV, nhân viên của AASC tại Trụ sở Hà Nội và chi nhánh tỉnh Quảng Ninh đã được tiêm phòng 03 mũi. Đây là nguồn động viên, khích lệ rất lớn cho đội ngũ những người lao động và người thân của Công ty đã yêu càng yêu Công ty hơn, càng yêu ngành nghề hơn. Thêm một bài học rất quý giá cho toàn Công ty để nỗ lực vượt qua những khó khăn thách thức, càng đoàn kết, gắn bó, quyết tâm thật cao hoàn thành các chỉ tiêu của Đại hội lần thứ 15 Hội đồng thành viên ; Thực hiện thành công khát vọng phát triển AASC xứng danh là Công ty Kế toán, Kiểm toán được thành lập đầu tiên của nước nhà; “là tấm gương, là hình mẫu trong Ngành Tài chính”; là “Công ty đầu đàn trong Hệ thống Công ty Kiểm toán của Việt Nam” góp phần xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Khép lại một năm đầy gian truân, năm thứ 30 và 30 năm [1991 – 2021] hoạt động của Công ty, hoạt động của Ngành KTĐL. Chúng ta tự hào về AASC và có quyền khát vọng về một tương lai tươi sáng, về sự phát triển vững vàng của AASC. Vinh quang này thuộc về những người lao động chân chính của AASC, những người yêu AASC, yêu ngành nghề Kiểm toán, tư vấn tài chính kế toán, yêu nghề Thẩm định giá Việt Nam.

Nhân dịp Xuân Nhâm Dần 2022, Chủ tịch HĐTV Ngô Đức Đoàn, thay mặt HĐTV Công ty và tình cảm cá nhân, gửi đến các cán bộ, nhân viên AASC, các bạn đồng nghiệp và người thân lời cám ơn, lời chúc mừng năm mới với tinh thần mới, quyết tâm mới, thành công, thắng lợi hơn, lời chúc an khang, thịnh vượng và mọi sự hanh thông.

NGÔ ĐỨC ĐOÀN - CHỦ TỊCH HĐTV AASC

Hòa chung không khí cả nước chào đón năm mới Nhâm Dần 2022, ngày 28/01/2022 tại trụ sở Hà Nội, Hãng Kiểm toán AASC đã tưng bừng tổ chức Hội nghị Người lao động. Hội nghị đã vinh dự đón ông Bùi Xuân Ngọc - Phó Chủ tịch thường trực Công đoàn Bộ Tài chính. Về phía AASC có ông Ngô Đức Đoàn – Chủ tịch HĐTV; ông Nguyễn Thanh Tùng – Tổng Giám đốc; bà Đỗ Thị Ngọc Dung – Bí thư Đảng ủy/ Phó TGĐ và các cán bộ là TV HĐTV, Ban TGĐ, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên và Lãnh đạo các đơn vị cùng toàn thể người lao động Công ty tham dự trực tiếp và trực tuyến.

Tại Hội nghị, Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Tùng đã tổng kết hoạt động kinh doanh và quản lý năm 2021 với doanh thu đạt trên 240 tỷ VNĐ. Trong đó, doanh thu dịch vụ Kiểm toán đạt 202,93 tỷ VNĐ với Kiểm toán BCTC đạt 141,14 tỷ VNĐ. Thay mặt BCH Công đoàn, Chủ tịch Công đoàn Nguyễn Lan Anh cũng đã tổng kết 30 năm công tác công đoàn Công ty [1991-2021], tổng kết công tác công đoàn năm 2021, phương hướng nhiệm vụ và phát động thi đua năm 2022. Theo đó, Phó Chủ tịch Công đoàn Nguyễn Anh Ngọc đã báo cáo tình hình thực hiện Thỏa ước Lao động tập thể, Quy chế dân chủ tại AASC. Tiếp theo, bà Hoàng Thị Thu Hương - Chủ nhiệm UBKT Công đoàn trình bày Báo cáo về văn hóa AASC năm tài chính 14.

Tại Hội nghị, Hãng Kiểm toán AASC đã vinh dự đón nhận Cờ thi đua, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính do ông Bùi Xuân Ngọc, Phó Chủ tịch thường trực Công đoàn Bộ Tài chính trao tặng, ghi nhận những thành tích xuất sắc trong năm 2020 của tập thể và cá nhân Công ty.

Nhân sự kiện ý nghĩa này, thay mặt HĐTV, chủ tịch Ngô Đức Đoàn đã phát biểu chào mừng và bày tỏ tình cảm cá nhân, gửi đến các cán bộ, nhân viên AASC, các bạn đồng nghiệp và người thân lời cảm ơn, lời chúc mừng năm mới với tinh thần mới, quyết tâm mới, thành công, thắng lợi hơn, lời chúc an khang, thịnh vượng và vạn sự thành công.

Một số hình ảnh tại Hội nghị:

Ngày 27 tháng 01 năm 2022, Đảng bộ Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Đảng năm 2021, phương hướng năm 2022, đồng thời Tổng kết 30 năm [1991 – 2021] xây dựng và phát triển Đảng bộ AASC. Đến dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Trương Hùng Sơn - Ủy viên BCH Đảng bộ và đồng chí Bùi Văn Hùng – Phó Ban Tuyên giáo Đảng ủy Bộ Tài chính.

Mở đầu Hội nghị, đồng chí Ngô Đức Đoàn – Chủ tịch HĐTV, nguyên Bí thư Đảng ủy Công ty trình bày Báo cáo tổng kết 30 năm xây dựng và phát triển của Đảng bộ AASC. Qua 30 năm hành trình gắn kết, được sự tín nhiệm của cán bộ đảng viên Công ty, Lãnh đạo Bộ Tài chính, Đảng ủy Bộ Tài chính đã tin tưởng giao nhiệm vụ cho đồng chí Ngô Đức Đoàn - Giám đốc Công ty [thời kỳ 2000 – 2007], Tổng Giám đốc Công ty [thời kỳ 2007 - 2017] và hiện nay là Chủ tịch HĐTV Công ty, là Bí thư Đảng bộ Công ty giai đoạn [2000 - 2020]. Đồng chí là người duy nhất đến thời điểm này đã đồng hành và gắn bó với Công ty trên chặng đường hơn 30 năm xây dựng và phát triển với nhiều thuận lợi, cũng không ít khó khăn nhưng rất vinh dự và tự hào. Từ tổ chức Đảng ban đầu được Đảng ủy Bộ Tài chính thành lập là Chi bộ Công ty Dịch vụ kế toán, sau đó được Đảng ủy Khối cơ quan kinh tế TW nâng cấp lên Đảng bộ cơ sở Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán và ngày nay là Đảng bộ Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC, với số lượng đầu tiên có 4 đảng viên đến nay phát triển lên trên 80 đảng viên sinh hoạt trong toàn Công ty. Đảng bộ AASC đã phối hợp cùng với Ban lãnh đạo Công ty chỉ đạo xây dựng và phát triển Công ty trở thành Công ty kiểm toán đầu đàn trong hệ thống các công ty kiểm toán Việt và đứng vị trí TOP5 trong Ngành kiểm toán độc lập Việt Nam như ngày hôm nay.

Tiếp theo, đồng chí Bí thư Đảng ủy Đỗ Thị Ngọc Dung trình bày Báo cáo tổng kết công tác Đảng năm 2021, phương hướng nhiệm vụ năm 2022 của Đảng bộ Công ty. Ghi nhận cố gắng và thành tích của các Chi bộ và đảng viên Đảng bộ Công ty trong năm khó khăn vì đại dịch Covid-19, Đảng bộ Công ty đã khen thưởng Chi bộ 3 và 14 đảng viên “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Đại diện Đảng ủy Bộ Tài chính, đồng chí Trương Hùng Sơn và đồng chí Bùi Văn Hùng đã trao Quyết định khen thưởng và tặng hoa chúc mừng.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Trương Hùng Sơn đã đánh giá cao kết quả công tác Đảng trong năm 2021 và trong cả quá trình hơn 30 năm xây dựng và phát triển của Đảng bộ Công ty. Là một tổ chức đảng doanh nghiệp thuộc Đảng bộ Bộ Tài chính có hơn 30 năm hoạt động, trong đó 16 năm là doanh nghiệp Nhà nước và 14 năm là doanh nghiệp ngoài Nhà nước, Đảng bộ AASC đã đóng góp nhiều cho sự phát triển của Đảng bộ Bộ Tài chính và cho Ngành Kiểm toán độc lập, Ngành Thẩm định giá Việt Nam. Đồng chí tin tưởng rằng, các đảng viên Đảng bộ Công ty luôn nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên, hoàn thành tốt nhiệm vụ, tiếp tục góp phần xây dựng Đảng bộ Công ty và Đảng bộ Bộ Tài chính trong sạch, vững mạnh.

Một số hình ảnh tại Hội nghị:

  • Hãng Kiểm toán AASC trân trọng kính mời Quý vị tham khảo Bản tin Văn bản pháp luật số 01 năm 2022 bao gồm các thông tin cập nhật quan trọng sau: Chính sách Thuế
  • - Sửa đổi, bổ sung một số hướng dẫn thuế GTGT, thuế TNCN và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh - Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 - Gia hạn thời hạn nộp thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước - Các công văn trả lời về thuế Quy định về chứng khoán
  • - Bãi bỏ hướng dẫn chế độ tài chính đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ - Sửa đổi, bổ sung một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Quy định khác
  • - Quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh Bất động sản - Quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp - Sửa đổi, bổ sung một số hướng dẫn về việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước - Hướng dẫn việc trích lập, quản lý tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với trưởng ban kiểm soát, kiểm soát viên tại Công ty TNHH MTV do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ - Gia hạn thời gian lưu giữ hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế, kho của doanh nghiệp bán hàng miễn thuế, hàng hóa gửi kho ngoại quan

Một số văn bản có hiệu lực từ tháng 1/2022

  • Vui lòng xem chi tiết theo đường link: Bản tin tháng 01 năm 2022

Ngày 18 tháng 01 năm 2022, Chủ tịch HĐTV Ngô Đức Đoàn, thay mặt Ban Liên lạc Hưu trí Bộ Tài chính và Hãng Kiểm toán AASC, cùng các vị Thành viên và Chủ tịch Công đoàn AASC - bà Nguyễn Lan Anh đã tới thăm hỏi và chúc mừng năm mới Nhâm dần 2022 ông Phạm Huy Đoán - Nguyên Giám đốc đầu tiên Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán [nay là Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC].

Thay mặt Hội đồng Thành viên và Ban lãnh đạo Công ty, Ông Ngô Đức Đoàn đã chuyển quà tặng của Bộ Tài chính, quà tặng của AASC, đồng thời bày tỏ lời cám ơn, tri ân và kính chúc TS. Phạm Huy Đoán mạnh khỏe, trường thọ, đóng góp nhiều ý kiến và kinh nghiệm quý cho sự phát triển vững mạnh của AASC, của Ngành Kiểm toán độc lập Việt Nam.

Trong không khí vui tươi phấn khởi, ông Phạm Huy Đoán đã cảm ơn Tập thể Hãng Kiểm toán AASC và gửi lời chúc mừng năm mới đến toàn thể cán bộ/nhân viên AASC, chúc mừng những thành quả Công ty đã đạt được trong năm Tài chính thứ 14 và tin tưởng rằng với truyền thống đồng thuận, đoàn kết, quyết tâm hành động của tập thể cán bộ, kiểm toán viên, nhân viên toàn Công ty, AASC sẽ đạt được nhiều thành công hơn nữa trong năm Tài chính thứ 15 và những năm tiếp theo.

Một số hình ảnh của buổi gặp:

Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân chuyên ngành kiểm toán năm 2003, ông Nguyễn Ngọc Lân vừa rèn sức, luyện nghề Kiểm toán tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC, vừa tu nghiệp và nhận Bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Đại học Help [Malaysia] năm 2013. Qua gần 20 năm công tác tại Hãng Kiểm toán AASC với nhiều vị trí khác nhau Kiểm toán viên, Thẩm định viên về giá, Trưởng Phòng Kiểm toán 7 Nguyễn Ngọc Lân được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc AASC tháng 6 năm 2021.

Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Ngọc Lân đã tu rèn và đúc kết nhiều kinh nghiệm Kiểm toán, Thẩm định giá và Tư vấn Tài chính kế toán trong các lĩnh vực sau:

Tổ chức, điều hành và trực tiếp tham gia kiểm toán báo cáo tài chính cho nhiều Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty lớn, Công ty Cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, Công ty Cổ phần…, hoạt động trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân như: Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Công ty Cổ phần Tập đoàn Bất động sản CRV, Tổng Công ty 36 Bộ Quốc phòng, Tổng Công ty xăng dầu Quân đội, Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam, Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam, Tổng Công ty Xây dựng Bạch Đằng, Tổng Công ty Thành An,…

Tổ chức, điều hành và trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ thẩm định giá, dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa cho nhiều Tập đoàn, Tổng Công ty; Doanh nghiệp Nhà nước thuộc các Bộ, ngành và UBND các tỉnh trong cả nước như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty 319 Bộ Quốc phòng, Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn, Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn nhà nước, Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc, Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn,…

Ngoài kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính và thẩm định giá, Ông Lân còn là chuyên gia hàng đầu của AASC trong lĩnh vực tư vấn tài chính kế toán, tư vấn quyết toán thuế và chính sách thuế, tư vấn quản trị rủi ro và hệ thống kiểm soát nội bộ, tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp và quản trị kinh doanh.

Phó Tổng Giám đốc AASC Nguyễn Ngọc Lân đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính tặng thưởng Bằng khen các năm 2007, 2010, 2012, 2017 và Danh hiệu Chiến sỹ thi đua Ngành Tài chính các năm 2008, 2011, 2018.

Ngày 06/01/2022 tại Trụ sở Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC, Chủ tịch HĐTV Ngô Đức Đoàn, Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Tùng, Bí thư Đảng bộ Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC [Công ty] Đỗ Thị Ngọc Dung đã tham dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết hoạt động năm Tài chính thứ 14 và phương hướng năm Tài chính 15 của Phòng KSCL & Đào tạo và Ban Thư ký Công ty.

Tại hội nghị, Phó Tổng Giám đốc Đỗ Thị Ngọc Dung đã trình bày báo cáo tổng kết của Phòng KSCL & Đào tạo trong năm Tài chính 14, phương hướng và kế hoạch hoạt động của Phòng trong năm Tài chính 15. Tiếp đó, Trưởng Ban Thư ký, Chủ tịch Công đoàn Nguyễn Lan Anh đã trình bày báo cáo Tổng kết của Ban Thư ký Công ty. Các thành viên dự họp trao đổi, thảo luận, bổ sung với báo cáo tổng kết của hai đơn vị.

Trước khi phát biểu ý kiến, giao nhiệm vụ cho hai đơn vị, Tổng Giám đốc Công ty đã trao Quyết định bổ nhiệm Phó Trưởng Ban Thư ký cho chị Trần Thị Thanh Huyền và tặng hoa chúc mừng. Thay mặt Hội đồng Thành viên Công ty và tình cảm cá nhân, Chủ tịch HĐTV đã ghi nhận, biểu dương những đóng góp hiệu quả và sự tiến bộ của Phòng KSCL & Đào tạo và Ban Thư ký trong thời gian qua, đặc biệt đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong năm Tài chính thứ 14 – Kỷ niệm 30 năm thành lập Công ty, cũng là 30 năm thành lập Ngành Kiểm toán độc lập Việt Nam và động viên, nhắc nhở những hạn chế cần khắc phục, rút kinh nghiệm để hai đơn vị sẽ phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa, cùng với các Phòng, Ban, Chi nhánh Công ty chung sức đồng lòng thực hiện khát vọng phát triển AASC, xứng danh là một trong hai công ty kế toán, kiểm toán được thành lập đầu tiên “là tấm gương, là hình mẫu trong Ngành Tài chính”; là Công ty “đầu đàn trong hệ thống các công ty kiểm toán của Việt Nam”, đóng góp xây dựng phát triển vững mạnh Ngành Kiểm toán độc lập và Ngành Thẩm định giá Việt Nam.

Một số hình ảnh trong cuộc họp:

Chủ tịch HĐTV Ngô Đức Đoàn phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Tùng phát biểu giao nhiệm vụ cho hai đơn vị

Bí thư Đảng bộ, Phó Tổng Giám đốc Đỗ Thị Ngọc Dung trình bày báo cáo tổng kết

Chủ tịch Công đoàn, Trưởng Ban Thư ký Nguyễn Lan Anh trình bày báo cáo tổng kết

Lãnh đạo Công ty chúc mừng tân Phó Trưởng Ban Thư ký Trần Thị Thanh Huyền

Ngày 28/12/2021, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh AASC đã tổ chức Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2022 – 2027 bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến. Đại hội đã vinh dự chào đón đồng chí Nguyễn Văn Cơ - UV. BCH Đảng bộ, Bí thư Đoàn Thanh niên Cơ quan Bộ Tài chính; ông Ngô Đức Đoàn - Chủ tịch HĐTV AASC, ông Nguyễn Thanh Tùng – UV. HĐTV, Tổng Giám đốc AASC, bà Đỗ Thị Ngọc Dung – UV. HĐTV, Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng giám đốc AASC; bà Nguyễn Lan Anh – UV. HĐTV, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn AASC, cùng 64 đại biểu chính thức đại diện cho 334 đoàn viên thanh niên AASC tham dự Đại hội.

Thay mặt Đoàn Chủ tịch, đ/c Nguyễn Anh Ngọc – Bí thư Đoàn Thanh niên Công ty đã trình bày Báo cáo tổng kết công tác Đoàn và phong trào Thanh niên nhiệm kỳ 2017 – 2022, 30 năm hoạt động của Thanh niên AASC và phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2022 – 2027; đ/c Hà Văn Phước phó Bí thư Thường trực trình bày Báo cáo kiểm điểm của BCH nhiệm kỳ 2017 – 2022; các tham luận của Chi đoàn CN AASC TP. HCM, Khối fis, Kiểm toán 1. Các Báo cáo và tham luận trình tại Đại hội cũng đã làm nổi bật thành tích của tuổi trẻ AASC đóng góp vào thành quả của Công ty và xác định trách nhiệm của Thanh niên trong nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Phát biểu tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Văn Cơ đã nhấn mạnh đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho Đoàn viên thanh niên trong thời đại công nghệ 4.0. Ghi nhận các thành tích, thành tựu của Đoàn Thanh niên AASC nhiệm kỳ 2017 – 2022, đồng thời thừa ủy quyền BCH Đoàn khối các Cơ quan Tung ương, đồng chí Bí thư đã trao tặng Cờ thi đua của Đoàn khối các Cơ quan Trung ương cho Đoàn Thanh niên AASC. Đây là một trong các phần thưởng cao quý cùng với nhiều Bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng cho tập thể và cá nhân Thanh niên AASC trong nhiệm kỳ vừa qua. Tiếp đó Bà Đỗ Thị Ngọc Dung thay mặt cho Đảng ủy và Ban Tổng Giám đốc Công ty đánh giá cao các hoạt động của Đoàn và chia sẻ, “Kiểm toán là một nghề khó đòi hỏi sự bền bỉ và ham học hỏi, tuổi thanh niên là giai đoạn vàng để mỗi đoàn viên tích cực học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn, nâng cao trình độ văn hóa, công nghệ thông tin, chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nữa các yêu cầu ngày càng cao của thị trưởng tài chính”. Đại hội đã vinh dự được nghe Ông Ngô Đức Đoàn - Chủ tịch HĐTV AASC phát biểu ghi nhận những đóng góp tích cực, hiệu quả của các thế hệ Thanh niên AASC theo đó giao nhiệm vụ, truyền cảm hứng, lửa nhiệt tình và tin tưởng thế hệ trẻ AASC ngày nay sẽ biết phát huy thành quả hoạt động của 30 năm, thực hiện khát vọng AASC là công ty kế toán, kiểm toán được thành lập đầu tiên “đầu đàn trong hệ thống các công ty kiểm toán Việt Nam”, phát triển Công ty, Ngành Kiểm toán độc lập và Thẩm định giá Việt Nam.

Đại hội đã bầu ra BCH Đoàn TNCS Hồ Chí Minh AASC nhiệm kỳ 2022 – 2027 gồm có 9 đồng chí. Đoàn Đại biểu dự Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Cơ quan Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2022 – 2027 với 14 đại biểu chính thức và 3 đại biểu dự khuyết. Đại hội đã thành công rất tốt đẹp trong niềm hân hoan của các vị khách quý và các đại biểu cùng với giai điệu hùng tráng của bài hát “Hành khúc Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh” như thôi thúc, vậy gọi tuổi trẻ AASC tiến bước mạnh mẽ và gặt hái nhiều thành tích hơn nữa trong thời gian tới. Mội số hình ảnh của Đại hội:

Lễ chào cờ

Đ/c Nguyễn Văn Cơ phát biểu chỉ đạo Đại hôi;

và trao cờ thi đua của Đoàn khối các Cơ quan TW cho Thanh niên AASC

Bà Đỗ Thị Ngọc Dung – UV. HĐTV/Bí thư Đảng ủy/Phó Tổng Giám đốc Công ty phát biểu.

Ông Ngô Đức Đoàn Chủ tịch HĐTV phát biểu giao nhiệm vụ cho thanh niên.

BCH nhiệm kỳ 2022 – 2027 chụp ảnh lưu niệm cùng các vị khách quý

Các vị khách quý và Đại biểu hát vang “Hành khúc thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh”

Ngày 22/12/2021, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam [VACPA] tổ chức họp thường niên Giám đốc các công ty kiểm toán năm 2020 - 2021 đã tổng kết hoạt động và công bố kết quả xếp hạng một số chỉ tiêu hoạt động của các công ty kiểm toán độc lập năm 2020.

Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính và VACPA, AASC được xếp hạng các chỉ tiêu như sau:

- Xếp thứ nhất về số lượng KTV hành nghề

- Xếp thứ nhất về doanh thu Kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành

- Xếp thứ hai về doanh thu từ khách hàng là DNNN

- Xếp thứ ba về doanh thu thẩm định giá tài sản

- Xếp thứ tư về số lượng khách hàng

- Xếp thứ năm [sau Big4] về tổng doanh thu

- Xếp thứ năm về doanh thu kiểm toán báo cáo tài chính

- Xếp thứ năm về doanh thu từ đơn vị có lợi ích công chúng

- Xếp thứ năm về số lượng nhân viên.

Chi tiết số liệu được thể hiện ở các Biểu đồ xếp hạng các doanh nghiệp kiểm toán dưới đây:

Nhận lời mời của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – CTCP [VRG], ngày 17 tháng 12 năm 2021, Phó Tổng Giám đốc Ngô Minh Quý đã đại diện cho Hãng Kiểm toán AASC tham dự Hội nghị bàn giao doanh nghiệp cổ phần hóa sang công ty cổ phần của Công ty mẹ – Tập đoàn cùng 20 công ty TNHH MTV Cao su, 4 đơn vị sự nghiệp. Hội nghị của VRG đã vinh dự đón ông Nguyễn Hoàng Anh – UV Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, đại diện Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng lãnh đạo Tập đoàn, lãnh đạo các đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và các đơn vị tư vấn.

AASC là một trong hai Công ty Kiểm toán được thành lập đầu tiên, “đầu đàn trong hệ thống các công ty kiểm toán của Việt nam”. Trong gần 20 năm qua, AASC được Ban Lãnh đạo VRG tín nhiệm lựa chọn cung cấp các dịch vụ: Kiểm toán Báo cáo Tài chính, Kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành và đặc biệt là dịch vụ tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa và dịch vụ tư vấn lập hồ sơ, tổ chức bàn giao doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần đã được VRG ghi nhận và đánh giá cao. Các dịch vụ chuyên ngành của AASC đã thiết thực hỗ trợ VRG bàn giao thành công từ doanh nghiệp cổ phần hóa sang Công ty Cổ phần.

Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kiểm toán, Tư vấn tài chính, Kế toán, Thẩm định giá và Thuế, AASC đã và sẽ cam kết đồng hành với khách hàng trên cả nước để cung cấp các dịch vụ chuyên ngành đa dạng với chất lượng tốt nhất đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách hàng.

Một số hình ảnh tại hội nghị:

Hòa chung không khí của toàn Đảng, toàn Quân, toàn dân nô nức thi đua chào mừng Kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam [22/12/1944 - 22/12/2021], 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến [20/12/1946 - 20/12/2021], 32 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân [22/12/1989 - 22/12/2021] và 30 năm hoạt động của Cựu Chiến binh AASC, ngày 20/12/2021, tại trụ sở Hà Nội, Hãng Kiểm toán AASC đã tổ chức gặp mặt, tri ân các cán bộ, nhân viên đã từng tham gia Quân đội. Buổi gặp mặt có sự tham dự của ông Ngô Đức Đoàn Chủ tịch HĐTV/ Ủy viên BCH Hội CCB Bộ Tài chính/ Chi Hội trưởng Hội CCB AASC, ông Nguyễn Tiến Thỏa – Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, ông Đặng Thái Hùng – Nguyên Vụ trưởng Vụ chế độ Kế toán và Kiểm toán – BTC/Cựu chiến binh, ông Nguyễn Hùng Minh – Nguyên Vụ trưởng Vụ Thi đua Khen thưởng/Nguyên Chủ tịch Hội CCB cơ quan Bộ Tài chính và Thương binh Ngô Đức Chín – Nguyên Trưởng phòng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán Bộ Tài chính và đại diện Lãnh đạo Công ty, Lãnh đạo Phòng, Ban, Chi nhánh, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên cùng các đồng chí hội viên Chi hội Cựu chiến binh [CCB] AASC.

Mở đầu buổi gặp mặt, các vị khách quý và các đồng chí CCB đã cùng xem đoạn clip ngắn về Lời kêu gọi toàn Quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nghe nội dung tổng kết hoạt động của CCB AASC qua 30 năm trưởng thành và phát triển cùng Công ty. Tiếp đó, ông Nguyễn Thanh Tùng, Tổng Giám đốc AASC đã phát biểu tri ân các anh bộ đội cụ Hồ, các đồng chí CCB, cựu quân nhân công tác tại AASC. Buổi gặp mặt trở nên thân mật, ấm cúng hơn qua những tâm sự, ôn lại kỷ niệm thời quân ngũ từ CCB Nguyễn Hùng Minh và CCB Đặng Thái Hùng về những câu chuyện đầy xúc động, đầy kiêu hãnh của người lính ở mặt trận.

Trước khi khép lại chương trình, CCB Ngô Đức Đoàn, Chủ tịch HĐTV, Chi hội trưởng Hội CCB AASC đã có đôi lời chia sẻ và xúc động trước sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo, Nguyên Lãnh đạo Đảng, Quốc hội: Vương Đình Huệ, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyên Lãnh đạo Bộ Tài chính Hồ Tế, Phạm Văn Trọng, Trần Văn Tá… cùng Đảng ủy và Ban Điều hành Công ty. Các CCB AASC đã luôn phát huy tinh thần của Người lính trong thời chiến cũng như thời bình. Ngày hôm nay, các CCB sẽ lại cùng chung tay xây dựng và phát triển Công ty, đưa AASC tiếp tục xứng danh là công ty kế toán, kiểm toán được thành lập đầu tiên, “đầu đàn trong hệ thống các công ty kiểm toán Việt Nam”, đóng góp tích cực và hiệu quả cho Ngành Kiểm toán độc lập và Ngành Thẩm định giá nước nhà.

Một số hình ảnh buổi gặp mặt:

Ông Nguyễn Thanh Tùng - Tổng Giám đốc AASC phát biểu tri ân CCB AASC

Ông Nguyễn Hùng Minh – Nguyên Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng, Nguyên Chủ tịch Hội CCB cơ quan Bộ Tài chính phát biểu chúc mừng

Ông Ngô Đức Đoàn Chủ tịch HĐTV/Chi hội trưởng Hội CCB AASC phát biểu

Một số đồng chí Cựu chiến binh AASC

Các vị khách quý và các đồng chí Cựu chiến binh

  • Bản tin Chính sách Thuế và văn bản pháp luật tháng 12 năm 2021. Hãng Kiểm toán AASC trân trọng kính mời Quý vị tham khảo Bản tin Văn bản pháp luật số 12 năm 2021 bao gồm các thông tin cập nhật quan trọng sau: - Chính sách Thuế
  • Sửa đổi Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan Các công văn trả lời về thuế - Quy định về chứng khoán
  • Quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam Quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại các tổ chức kinh doanh chứng khoán, ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam - Quy định về quản lý nhà nước
  • Hướng dẫn phương thức trích lập, chi sử dụng, quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu Sửa đổi, bổ sung một số quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid – 19 Văn bản hợp nhất quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về Thẩm định giá
  • Vui lòng xem chi tiết theo đường link: Bản tin tháng 12 năm 2021

Sáng ngày 08/12/2021 tại Trụ sở Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC Hà Nội, Đoàn Cán bộ của Cục Quản lý Giá, Bộ Tài chính do ông Đặng Công Khôi, Phó Cục trưởng làm Trưởng đoàn đã tới làm việc với Hãng Kiểm toán AASC về các nội dung liên quan đến thay thế Luật Giá năm 2012 và các tiêu chuẩn thẩm định giá hiện hành. Với vị thế, uy tín và kinh nghiệm của Hãng Kiểm toán AASC trong lĩnh vực Thẩm định giá cũng như Kế toán, Kiểm toán và Tư vấn thuế, ông Đặng Công Khôi đề xuất Hãng Kiểm toán AASC tham gia đóng góp ý kiến về các chính sách liên quan đến Luật Giá hiện hành và các vấn đề cần bổ sung, sửa đổi để nâng cao vai trò của Ngành Thẩm định giá Việt Nam.

Tại buổi gặp mặt Lãnh đạo Công ty, ông Nguyễn Thanh Tùng - Tổng Giám đốc, ông Vũ Xuân Biển – Phó Tổng Giám đốc, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Thẩm định giá Việt Nam và các chuyên gia thẩm định giá của Hãng Kiểm toán AASC đã có những chia sẻ kinh nghiệm cũng như các vấn đề vướng mắc hiện nay nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa cơ chế, chính sách về giá, quản lý giá và làm cơ sở cho sự phát triển của Ngành Thẩm định giá, sự minh bạch trong công tác thẩm định giá.

Cục Quản lý giá đã ghi nhận những ý kiến chuyên môn sâu sắc, những quan điểm của các chuyên gia là phù hợp với xu thế hiện nay cũng như chiến lược phát triển Ngành Thẩm định giá và dự kiến các nội dung cần sửa đổi của Luật Giá năm 2012. Các ý kiến của chuyên gia thẩm định giá AASC về quy định cấp Thẻ thẩm định viên về giá, chuyên môn hóa hoạt động nghề nghiệp của thẩm định viên về giá, bổ sung quy định làm rõ phạm vi hoạt động của thẩm định viên, điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, điều kiện thành lập chi nhánh của doanh nghiệp thẩm định giá, cơ sở dữ liệu về thẩm định giá … đã được Cục Quản lý giá ghi nhận và sẽ xem xét để hoàn thiện khung pháp lý ngày một thiết thực và hiệu quả. Ông Đặng Công Khôi cũng chúc mừng thành quả và ghi nhận những đóng góp của AASC cho Ngành Thẩm định giá và Ngành Tài chính qua 30 năm phát triển và trưởng thành và hi vọng Công ty tiếp tục hợp tác, hỗ trợ Cục Quản lý giá trong việc hoàn thiện văn bản pháp lý liên quan đến Luật Giá và các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.

Thay mặt Hãng Kiểm toán AASC, Lãnh đạo Công ty đã cảm ơn sự quan tâm của Cục Quản lý giá tới hoạt động của Hãng Kiểm toán AASC trong thời gian qua và mong muốn tiếp tục đón nhận sự hợp tác bền chặt, hiệu quả, giúp Công ty thực hiện thành công khát vọng phát triển AASC thịnh vượng, đóng góp cho Ngành Thẩm định giá, Ngành Kiểm toán độc lập Việt Nam phát triển vững mạnh.

Một số hình ảnh tại buổi làm việc:

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 266/KH-UBND về thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2022 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đó, kế hoạch xác định rõ mục tiêu, yêu cầu và các chỉ tiêu thực hiện nội dung trên. Đáng chú ý, Thành phố phấn đấu đến hết năm 2022: Giảm 3-4% mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu của các ngành sản xuất dệt may, rượu bia nước giải khát, thép, nhựa; tỷ lệ các quận, huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức về lối sống, tiêu dùng bền vững đạt 70%. Thành phố cũng phấn đấu 85% các khu, cụm công nghiệp và 60% các làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững. 100% các siêu thị, trung tâm thương mại không sử dụng túi nilon khó phân hủy; chuyển đổi sử dụng các sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường thay thế dần cho các sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân hủy. Xây dựng, thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng bền vững; khuyến khích phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường, được dán nhãn sinh thái tại các siêu thị, trung tâm thương mại. Khuyến khích lồng ghép nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chương trình đào tạo, giảng dạy tại các cấp đào tạo.

Kế hoạch cũng đề cập 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, đó là: Đẩy mạnh truyền thông về sản xuất và tiêu dùng bền vững; thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, áp dụng mô hình, liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm; phát triển hệ thống phân phối bền vững, xuất nhập khẩu bền vững. Đồng thời, thực hiện lồng ghép và các nội dung của các đề án, chương trình, kế hoạch hiện có, như: Quản lý và phát triển hoạt động Logistic; phát triển thương mại điện tử; chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; chương trình khuyến công; chương trình sản phẩm công nghiệp chủ lực; chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ..., bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu giai đoạn 2021-2025 đề ra.

UBND Thành phố giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện thị xã và các đơn vị, tổ chức liên quan triển khai thực hiện kế hoạch thực hiện bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch Covid-19 theo đúng quy định của Trung ương, Thành phố, địa phương có liên quan.

Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện các nội dung được giao tại kế hoạch này nhằm đạt các chỉ tiêu đã đề ra. UBND các quận, huyện, thị xã chủ động bố trí nguồn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp để thực hiện các nhiệm vụ của chương trình trên địa bàn theo quy định.

Nguồn: Hà Nội phấn đấu 100% siêu thị, trung tâm thương mại không sử dụng túi nilon khó phân hủy

Mặc dù việc phát triển nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp và công nhân lao động thời gian qua được Chính phủ đặc biệt quan tâm và có chính sách ưu đãi để khuyến khích đầu tư, song kết quả vẫn còn hạn chế. Theo các chuyên gia, trong giai đoạn tới, bên cạnh việc tạo các cơ chế, chính sách thuận lợi, cần có cả nguồn lực để trợ lực phát triển nhà ở xã hội.

Đến nay, thành phố Hà Nội đã hoàn thành 23 dự án nhà ở xã hội và đang triển khai 43 dự án. Trong ảnh: Khu nhà ở xã hội Ecohome 1 tại quận Bắc Từ Liêm. Ảnh: Nguyễn Quang

Thiếu nguồn lực, quỹ đất

Tại Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu xây dựng mới 12,5 triệu mét vuông sàn nhà ở xã hội. Song kết thúc năm 2020, cả nước mới hoàn thành 249 dự án nhà ở xã hội, khoảng 104.200 căn hộ [tương đương 5,21 triệu mét vuông sàn]. Tại Hà Nội, theo Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, thành phố đặt mục tiêu phát triển mới

6,2 triệu mét vuông sàn nhà ở xã hội. Đến ngày 31-12-2020, Hà Nội hoàn thành 23 dự án [khoảng hơn 1,23 triệu mét vuông sàn, tương đương 12.796 căn] và đang triển khai 43 dự án [khoảng hơn 3,6 triệu mét vuông sàn nhà ở, tương đương 49.721 căn].

Theo Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản [Bộ Xây dựng] Bùi Xuân Dũng, có 2 nhóm nguyên nhân chủ yếu khiến việc phát triển nhà ở xã hội chưa đạt mục tiêu. Một là, thiếu quỹ đất sạch để triển khai dự án do một số địa phương khi quy hoạch đô thị, khu công nghiệp chưa xác định rõ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội. Hai là, thiếu nguồn lực tài chính để phát triển nhà ở xã hội. “Trong giai đoạn 2016-2020, vốn ngân sách để phát triển nhà ở xã hội bố trí cho Ngân hàng Chính sách xã hội đạt thấp, khoảng 2.163 tỷ đồng/9.000 tỷ đồng theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước, chỉ đáp ứng khoảng 24% nhu cầu. Trong khi đó, nguồn vốn để cấp bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại được chỉ định cho vay thực hiện chính sách nhà ở xã hội theo kế hoạch vốn đến năm 2020 [nhu cầu vốn 248,63 tỷ đồng] vẫn chưa bố trí được”, ông Bùi Xuân Dũng cho biết.

Bên cạnh đó, cơ chế chính sách phát triển nhà ở xã hội có một số điểm chưa phù hợp với cơ chế thị trường, chưa khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Giám đốc Công ty TNHH Thương mại xây dựng Lê Thành Lê Hữu Nghĩa chia sẻ, tham gia một dự án nhà ở xã hội, doanh nghiệp mất khoảng 5 năm mới thu hồi được vốn, nên mất đi cơ hội kinh doanh dự án nhà ở thương mại khác. Mặc dù được ưu đãi tiền sử dụng đất, song do bị khống chế về giá nên tỷ suất lợi nhuận dự án nhà ở xã hội chỉ là 10-15%, thấp hơn dự án nhà ở thương mại, doanh nghiệp không muốn đầu tư.

Cần Nhà nước trợ lực

Ngày 28-10-2021, Bộ Xây dựng đã đề xuất gói tín dụng hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội và cơ chế, chính sách đặc thù. Theo đó, Bộ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào Chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội sau dịch Covid-19 gói tín dụng 65.000 tỷ đồng. Trong đó có 15.000 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 dành cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội để các đối tượng khách hàng cá nhân vay mua, thuê mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở và cấp bù lãi suất cho các ngân hàng thương mại do Nhà nước chỉ định để hỗ trợ các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và đối tượng cá nhân được hưởng chính sách nhà ở xã hội vay theo quy định. Đồng thời, 50.000 tỷ đồng tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại để cho công nhân lao động, chủ đầu tư dự án nhà lưu trú cho công nhân khu công nghiệp thuê, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được vay ưu đãi.

Trước đề xuất của Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Châu cho rằng, nếu đề xuất gói tín dụng 65.000 tỷ đồng được Chính phủ thông qua, vấn đề nhà ở cho người lao động sẽ được giải quyết.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh thông tin, Bộ cũng đề xuất cơ chế gắn trách nhiệm của UBND cấp tỉnh phải quy hoạch, bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân khu công nghiệp; có giải pháp tạo thuận lợi về đất đai, thủ tục hành chính, hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội… Ngoài ra, chủ đầu tư được khấu trừ chi phí nếu phải thực hiện giải phóng mặt bằng khi nộp tiền sử dụng đất; chủ đầu tư tham gia đầu tư nhà ở cho công nhân còn được hạch toán chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội vào chi phí giá thành hạ tầng chung của cả khu công nghiệp... “Nếu kiến nghị của Bộ Xây dựng được Chính phủ chấp thuận, nguồn vốn đầu tư công được phân bổ sẽ tạo động lực, tác động tích cực lên nền kinh tế”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh khẳng định.

Nguồn: Phát triển nhà ở xã hội: Cần cơ chế và nguồn lực

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 267/KH-UBND về thực hiện đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội năm 2022.

Kế hoạch xác định một số chỉ tiêu cần đạt được là: Thu hút sự tham gia của 20-25 doanh nghiệp với khoảng 30-35 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố năm 2022 [trong đó, 15-20 sản phẩm được công nhận lần đầu]. Phấn đấu 100% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thụ hưởng chính sách hỗ trợ của thành phố. Giá trị sản xuất của doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố tăng 10-12% so với năm 2021, đóng góp 35-40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn thành phố, 15% tổng kim ngạch xuất khẩu thành phố.

Ảnh minh họa

Để hoàn thành các chỉ tiêu trên, UBND thành phố triển khai nhóm 6 nội dung, gồm: Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội; hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực phát triển khoa học công nghệ; phát triển nguồn nhân lực; xét chọn và tôn vinh sản phẩm công nghiệp chủ lực; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực.

Đáng chú ý, thành phố sẽ tổ chức hỗ trợ 15-20 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội đến một số nước có nền công nghiệp phát triển nhằm kết nối với các nhà sản xuất công nghệ thiết bị hiện đại để tìm hiểu, nghiên cứu và đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại theo chuẩn 4.0 vào sản xuất kinh doanh. Liên kết mời 30-40 nhà sản xuất công nghệ, thiết bị của các nước có nền công nghiệp phát triển [Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…] vào Việt Nam gặp gỡ, kết nối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Hà Nội tiếp cận, tìm hiểu và đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại theo chuẩn 4.0.

Thành phố cũng sẽ hỗ trợ 5-8 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực có dự án nghiên cứu thử nghiệm, đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị trong sản xuất sản phẩm sử dụng công nghệ, thiết bị mới, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng. Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực kết nối với viện nghiên cứu, trường đại học trong nước, các nhà khoa học nhằm giúp doanh nghiệp trong ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất; đưa các công trình nghiên cứu khoa học vào ứng dụng thực tế trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực.

Nguồn: Hà Nội đặt kế hoạch phát triển 30-35 sản phẩm công nghiệp chủ lực vào năm 2022

TTO - Theo báo cáo về việc áp dụng ngân hàng kỹ thuật số của Finder vừa công bố đầu tháng 10-2021, 23% người Việt trưởng thành có tài khoản ngân hàng kỹ thuật số.

Ngân hàng kỹ thuật số trên smartphone ngày càng gia tăng tại Việt Nam

Với tỉ lệ trên, Việt Nam hiện đang đứng thứ tư thế giới về số điểm phần trăm người dân trưởng thành có tài khoản ngân hàng số, sau Brazil [32,08%], Indonesia [24,9%] và Ireland [24,77%].

Trái lại, Hoa Kỳ là quốc gia có tỉ lệ người trưởng thành chỉ có tài khoản ngân hàng ít nhất [6%], tiếp theo là Canada [9%], Phần Lan, Đan Mạch và Mexico [mỗi nước 11%].

Theo báo cáo, hơn 18,3% người Việt trưởng thành khác dự định mở một tài khoản trong vòng 5 năm tới, nghĩa là gần 42% [41,6%] người trưởng thành sẽ có tài khoản ngân hàng kỹ thuật số vào năm 2026.

Bà Elizabeth Barry, biên tập viên fintech toàn cầu của Finder, cho biết ngân hàng kỹ thuật số tăng trưởng rất mạnh ở châu Á. Bà nhận xét: "Đến năm 2026, bốn trong số năm quốc gia hàng đầu về việc áp dụng ngân hàng kỹ thuật số sẽ ở châu Á. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi các chính phủ ở Việt Nam, Philippines và Singapore đều đang tìm cách tạo điều kiện tốt hơn cho các dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số 100%".

"Tại Việt Nam, chính phủ đã công bố một chiến lược tài chính đầy tham vọng bao gồm việc mở rộng các dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số để đảm bảo rằng đến năm 2025, ít nhất 80% dân số Việt Nam có một tài khoản ngân hàng", bà Elizabeth Barry cho biết thêm.

Nguồn: Việt Nam đứng thứ tư thế giới về người trưởng thành có tài khoản ngân hàng số

Trước tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, thời gian qua, bám sát các chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [NHNN] và hệ thống các tổ chức tín dụng [TCTD] đã chủ động, quyết liệt triển khai hiệu quả nhiều giải pháp hỗ trợ về tín dụng, giảm lãi suất cho vay bằng chính nguồn lực của ngành ngân hàng nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, góp phần kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Theo đó, NHNN đã liên tiếp 03 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất với tổng mức giảm 1,5-2,0%/năm đối với lãi suất điều hành, giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên [hiện ở mức 4,5%/năm], sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho TCTD, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp hơn, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất - kinh doanh. Mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020 và xu hướng giảm lãi suất này vẫn tiếp tục trong hơn nửa năm 2021 với mức giảm khoảng 0,55%/năm [tổng cộng giảm 1,55%/năm so với trước dịch].

Thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ, 16 ngân hàng [chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế], thông qua Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, đã thống nhất nguyên tắc tiếp tục giảm lãi suất cho vay lên đến 1%/năm trên dư nợ hiện hữu bằng đồng Việt Nam trong 5 tháng cuối năm 2021 đối với khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo đó, 16 ngân hàng đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay áp dụng từ 15/7/2021 đến hết năm 2021 với tổng số tiền lãi giảm cho khách hàng ước tính 20.613 tỷ đồng. Riêng 04 NHTM Nhà nước tiếp tục cam kết dành riêng gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng để giảm lãi suất cho vay, giảm các loại phí dịch vụ ngân hàng trong thời gian giãn cách cho khách hàng tại các địa phương đang thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Đến ngày 31/08/2021, các TCTD đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho trên 1,13 triệu khách hàng với dư nợ trên 1,58 triệu tỷ đồng; cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đến nay đạt 4,46 triệu tỷ đồng cho 628.662 khách hàng. Lũy kế từ 23/01/2020 đến 31/08/2021, tổng số tiền lãi TCTD miễn, giảm, hạ cho khách hàng khoảng 26.000 tỷ đồng. Trong đó, tổng số tiền lãi giảm theo cam kết của 16 ngân hàng lũy kế từ 15/7/2021 đến 31/8/2021 là 8.865 tỷ đồng, đạt 43,01% so với cam kết.

Về điều hành tín dụng: Trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát được Quốc hội và Chính phủ đề ra, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng cho cả năm, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế; thường xuyên rà soát, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng TCTD trên cơ sở tình hình hoạt động, năng lực tài chính và quản trị, điều hành và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh, ưu tiên TCTD giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

Đến 31/8/2021, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 9,87 triệu tỷ, tăng 7,42% so với cuối năm 2020, tín dụng đối với các ngành kinh tế đều có mức tăng trưởng cao hơn cùng kỳ 2020, tín dụng lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng khá, trong đó lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng trưởng cao hơn nhiều tăng trưởng tín dụng chung.

Bên cạnh đó, NHNN đã xây dựng và triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ như ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020, Thông tư 03/2021/TT-NHNN ngày 2/4/2021 tạo khuôn khổ pháp lý để các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ, tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề.

Ngày 07/9/2021, NHNN đã ban hành Thông tư 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-NHNN, trong đó sửa đổi các mốc giới hạn thời gian khoản nợ được cơ cấu lại, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ để phù hợp với diễn biến phức tạp của dịch bệnh đang diễn ra, như mở rộng phạm vi khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ phát sinh từ trước ngày 01/8/2021, kéo dài thời gian áp dụng đối với khoản nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ 23/01/2020 đến ngày 30/6/2022.

Đến ngày 31/8/2021, các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ cho 215.320 khách hàng với dư nợ 227.009 tỷ đồng, lũy kế giá trị nợ được cơ cấu từ 23/01/2020 là khoảng 520.000 tỷ đồng.

Mặt khác, thực hiện các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như: Kịp thời ban hành các Thông tư hướng dẫn và thực hiện tái cấp vốn cho NHCSXH, lãi suất 0%/năm, không có tài sản bảo đảm để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ [quy mô 7.500 tỷ đồng]. Đến ngày 10/9/2021, NHNN đã giải ngân tái cấp vốn cho NHCSXH với số tiền 367,5 tỷ đồng.

Sau hơn 2 tháng cho vay hỗ trợ trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ, đến ngày 17/9, hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội [NHCSXH] đã phê duyệt 746 hồ sơ đề nghị vay vốn của người sử dụng lao động với số tiền hơn 392 tỉ đồng để trả lương cho 112.397 lượt người lao động. Đến nay, NHCSXH đã giải ngân được 382 tỉ đồng cho 730 người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 109.373 lượt người lao động tại 63 tỉnh, thành phố.

Triển khai các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã ban hành Thông tư quy định về tái cấp vốn đối với TCTD sau khi TCTD cho VNA vay và cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của VNA do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Đến nay, NHNN đã hoàn thành xong việc tái cấp vốn cho các ngân hàng [Seabank tối đa 2.000 tỷ đồng, MSB tối đa 1.000 tỷ đồng, SHB tối đa 1.000 tỷ đồng] để các ngân hàng cho vay VNA; VNA và 03 ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng tài trợ và thực hiện giải ngân tổng số tiền 4.000 tỷ đồng.

Trong thời gian từ nay đến cuối năm và sang đầu năm 2022, để vừa tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, vừa chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi kinh tế, NHNN tiếp tục triển khai một số giải pháp, điều hành tín dụng trọng tâm sau: Tăng trưởng tín dụng hợp lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro;

Theo dõi, đôn đốc các TCTD trong triển khai Thông tư 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ, hỗ trợ tốt hơn nữa cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Chỉ đạo TCTD quyết liệt thực hiện cam kết giảm lãi suất cho vay, giảm phí dịch vụ thanh toán; tiếp tục tập trung nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, chế biến, tiêu thụ, lưu thông hàng hóa trong bối cảnh Covid-19 nói chung, đặc biệt là vấn đề sản xuất, lưu thông hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm nói riêng với thời hạn và lãi suất hợp lý.

Phối hợp Bộ Lao động, thương binh và xã hội trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Nghị quyết 68/NQ-CP, Quyết định 23/2021/QĐ-TTg trong đó chú trọng sửa đổi, nới lỏng điều kiện tiếp cận chính sách vay vốn trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất kinh doanh.

Hà My

Nguồn: //tapchinganhang.gov.vn/nganh-ngan-hang-voi-nhieu-giai-phap-hieu-qua-ve-tin-dung-ho-tro-thao-go-kho-khan-do-covid-19.htm

Ngày 24/11/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký quyết định số 1978/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ảnh minh họa

Với mục tiêu đảm bảo người dân nông thôn được quyền tiếp cận sử dụng dịch vụ cấp nước sạch công bằng, thuận lợi, an toàn với chi phí hợp lý; đảm bảo vệ sinh hộ gia đình và khu vực công cộng, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh; Bảo vệ sức khỏe, giảm các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Mục tiêu cụ thể, đến năm 2030, 65% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày; 100% hộ gia đình nông thôn, trường học, trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn; 100% người dân nông thôn thường xuyên thực hiện vệ sinh cá nhân; Phấn đấu 25% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, 15% nước thải sinh hoạt được xử lý; 75% hộ chăn nuôi, trang trại được xử lý chất thải chăn nuôi. Đến năm 2045: Phấn đấu 100% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch và vệ sinh an toàn, bền vững; 50% điểm dân cư nông thôn tập trung có hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt, 30% nước thải sinh hoạt được xử lý; 100% hộ chăn nuôi, trang trại được xử lý chất thải chăn nuôi.

Để đạt được mục tiêu trên, Chiến lược đưa ra các giải pháp cụ thể. Về cấp nước sạch nông thôn, Chiến lược thực hiện đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung gắn với khai thác, quản lý vận hành theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo an ninh nguồn nước, thích ứng biến đổi khí hậu; đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung quy mô lớn, đồng bộ, liên xã, liên huyện, kết nối với hệ thống cấp nước đô thị ở những nơi phù hợp để đảm bảo công trình hoạt động hiệu quả, bền vững; Ưu tiên sử dụng nguồn nước từ hệ thống công trình thủy lợi, hồ chứa, đập dâng cho cấp nước sinh hoạt.

Về cấp nước sạch nông thôn, đối với cấp nước sạch tập trung: Đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung gắn với khai thác, quản lý vận hành theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo an ninh nguồn nước, thích ứng biến đổi khí hậu. Sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước sạch bảo đảm hoạt động hiệu quả, gắn với giám sát quản lý vận hành công trình; Đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung quy mô lớn, đồng bộ, liên xã, liên huyện, kết nối với hệ thống cấp nước đô thị ở những nơi phù hợp để đảm bảo công trình hoạt động hiệu quả, bền vững; ưu tiên sử dụng nguồn nước từ hệ thống công trình thủy lợi, hồ chứa, đập dâng cho cấp nước sinh hoạt; Nhà nước ưu tiên đầu tư công trình tạo nguồn cấp nước sinh hoạt tại vùng khan hiếm, khó khăn về nguồn nước, khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước; hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung cho vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực bãi ngang, ven biển, biên giới, hải đảo. Đối với cấp nước an toàn và thích ứng với biến đổi khí hậu: Xây dựng hướng dẫn và triển khai kế hoạch cấp nước an toàn đảm bảo ứng phó thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường công tác giám sát đánh giá thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn; Chia sẻ nguồn nước và các thông tin liên quan tới nguồn nước giữa các ngành, địa phương phục vụ công tác cấp nước, quản lý, bảo vệ nguồn nước; Nâng cao năng lực xét nghiệm chất lượng nước cho các đơn vị cấp nước, đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm và thiết bị xét nghiệm hiện đại phục vụ công tác nội, ngoại kiểm chất lượng nước; năng lực xác định và xử lý sự cố gây gián đoạn, ngưng trệ hiện tượng cấp nước; Thiết lập hệ thống kiểm soát, cảnh báo chất lượng, trữ lượng nguồn nước sinh hoạt, kiểm soát ô nhiễm nguồn cấp nước sinh hoạt từ các hoạt động dân sinh, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và có phương án thay thế nguồn nước trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước; Xây dựng kế hoạch chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và khắc phục hậu quả thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng; đảm bảo duy trì tối thiểu nguồn cấp nước sinh hoạt trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh.

Về tổ chức thực hiện, đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện các nội dung của Chiến lược; chỉ đạo, triển khai các chương trình, đề án, dự án để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược theo chức năng quản lý nhà nước và thẩm quyền được giao; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược; trình Thủ tướng Chính phủ những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền và xem xét quyết định điều chỉnh Chiến lược trong trường hợp cần thiết; Chủ trì, phối hợp với Ngân hành Chính sách xã hội và các cơ quan liên quan nghiên cứu rà soát, cập nhật, sửa đổi bổ sung chính sách tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn để tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng, cải tạo sửa chữa công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Tổ chức thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về nước sạch và vệ sinh nông thôn; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn; Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổng hợp tình hình triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn nông thôn.

Các Bộ, ngành khác có liên quan và các tổ chức chính trị xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng và triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện các mục tiêu của Chiến lược./

  1. Phương [t.h]

Nguồn: Phê duyệt Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chiều nay [30/11], Bộ GTVT đã tổ chức cuộc họp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan và các hãng hàng không, doanh nghiệp cảng hàng không để trao đổi về những khó khăn và giải pháp khôi phục hoạt động khai thác hàng không quốc tế.

Mở đầu cuộc họp, Lãnh đạo Bộ GTVT cho biết dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020 đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành hàng không dân dụng, đặc biệt là hoạt động vận chuyển hành khách quốc tế bằng đường hàng không.

Trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã chuyển sang thực hiện chính sách thích ứng linh hoạt với dịch Covid-19, việc sớm khôi phục hoạt động khai thác hàng không quốc tế thường lệ là cần thiết nhằm không chỉ góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp hàng không, phục vụ nhu cầu đi lại của hàng khách mà còn góp phần phục hồi du lịch quốc tế và các ngành kinh tế khác...

Tại cuộc họp, đại diện Lãnh đạo Cục HKVN đã báo cáo về kế hoạch nối lại các chuyến bay quốc tế, theo đó ngày 8/11/2021 Bộ GTVT đã có Văn bản số 11818/BGTVT-HTQT gửi Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ và hiện nay Chính phủ đang lấy ý kiến các Bộ, ngành và địa phương liên quan về kế hoạch nêu trên. Đến nay, ngành Hàng không Việt Nam, các doanh nghiệp hàng không đã sẵn sàng và mong muốn sớm được khôi phục hoạt động khai thác quốc tế.

Những hành khách trên chuyến bay đầu tiên thí điểm đón du khách quốc tế đến Việt Nam vào chiều ngày 17/11

Cũng tại cuộc họp, đại diện các hãng hàng không [Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways...] đã báo cáo các khó khăn, vướng mắc và bày tỏ mong muốn sớm nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ. Đồng thời, nêu lên ý kiến đề xuất về việc cách ly y tế để đảm bảo tính khả thi của việc khôi phục hoạt động khai thác quốc tế thường lệ.

Bên cạnh đó, các đại biểu tham dự cuộc họp nhất trí rằng việc nối lại đường bay quốc tế cần được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại với các nước và vùng lãnh thổ thông qua đàm phán công nhận lẫn nhau về “Hộ chiếu vắc-xin”.

Đại diện Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam [ACV] cho biết doanh nghiệp này đã sẵn sàng các điều kiện đảm bảo các về cơ sở vật chất, an toàn vệ sinh dịch tễ… tại các cảng hàng không để phục vụ cho việc nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ, đồng thời đề nghị cấp có thẩm quyền cần nghiên cứu ứng dụng khai báo y tế thống nhất để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý.

Trên cơ sở đề xuất của các hãng hàng không và ACV, Lãnh đạo Bộ GTVT cho biết Bộ sẽ phối hợp với các Bộ, ngành chủ trì thực hiện các nội dung liên quan sớm báo cáo Chính phủ về các khó khăn và giải pháp đề xuất của các doanh nghiệp hàng không.

Nguồn: Trao đổi về giải pháp khôi phục hoạt động khai thác hàng không quốc tế

Trong buổi làm việc với Tổng thư ký ITU, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra sáng kiến của Việt Nam là sẽ tắt sóng 2G vào năm 2023, khi mật độ thuê bao này còn khoảng 5%.

Theo tính toán và đề xuất của các nhà mạng, khi số thuê bao theo công nghệ chỉ còn khoảng 5% sẽ là thời điểm thích hợp để tắt sóng công nghệ cũ.

Việt Nam sẽ tắt sóng 2G vào năm 2023

Trao đổi với Tổng thư ký Liên minh Viễn thông thế giới [ITU] Houlin Zhao trong khuôn khổ sự kiện Digital World ngày 13/10, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã đưa cách làm của Việt Nam để Việt Nam nhanh chóng phổ cập smartphone đến 100% người dân. Theo đó, Việt Nam sẽ tắt sóng 2G vào năm 2023 và khi mật độ thuê bao này còn khoảng 5%. Cùng với việc tắt sóng, nhà mạng sẽ hỗ trợ máy cầm tay cho các thuê bao 2G. Đây cũng là mô hình mà các nước thành viên của ITU có thể tham khảo cho quá trình tắt sóng các công nghệ cũ.

Mỗi quốc gia khi tắt sóng công nghệ 2G, 3G đều có những phương pháp, mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, nếu một nhà mạng muốn triển khai công nghệ di động mới 5G thì duy trì vận hành quá nhiều công nghệ song song như 2G, 3G, 4G đồng thời sẽ tốn chi phí rất lớn và khai thác không hiệu quả. Vì vậy, cần tắt sóng công nghệ cũ để tối ưu hóa vận hành và dành nguồn lực, băng tần số vô tuyến điện cho công nghệ mới, đáp ứng mục tiêu phát triển của nhà mạng và quốc gia. Trên thế giới, có nước tắt sóng mạng 2G nhưng có nước lại tắt sóng mạng 3G trước.

Việt Nam đã lựa chọn phương án tắt sóng 2G để thúc đẩy thực hiện mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 mà Thủ tướng đã phê duyệt là phổ cập mạng di động 4G/5G và điện thoại thông minh đến từng người dân Việt Nam. Đây sẽ là cuộc cách mạng để thúc đẩy Chính phủ điện tử, kinh tế số, xã hội số… một cách nhanh chóng và cũng là động lực quan trọng đưa Việt Nam phát triển nhanh và mạnh hơn.

Khi 100% người dân sử dụng smartphone sẽ thúc đẩy những dịch vụ số phong phú hơn, dịch vụ dữ liệu được sử dụng nhiều hơn, nhà mạng có thêm doanh thu và cơ hội phát triển mới.

Theo tính toán và đề xuất của các nhà mạng, khi số thuê bao theo công nghệ chỉ còn khoảng 5% sẽ là thời điểm thích hợp để tắt sóng công nghệ cũ.

Mục tiêu phổ cập 100% smartphone cho người dân

Để chuẩn bị cho việc tắt sóng 2G, Bộ TT&TT cũng đã đưa ra Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất. Theo đó các thiết bị đầu cuối thông tin di động sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam phải hỗ trợ công nghệ 4G trở lên.

Theo báo cáo của Viện nghiên cứu thị trường GFK [Growth from Knowledge], trung bình mỗi năm thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng trên 20 triệu máy điện thoại, trong đó, khoảng 60% là máy Smartphone, 40% là máy Featurephone [8 triệu máy]. Với 25,6 triệu thuê bao sử dụng thiết bị chỉ hỗ trợ 2G/3G đang hoạt động trên mạng, theo thời gian vòng đời của thiết bị [trung bình khoảng 3 năm], thì lượng thiết bị này sẽ dần được loại bỏ ra khỏi mạng khi không còn nguồn cung.

Chủ trương hỗ trợ smartphone tới các hộ nghèo và cận nghèo đã được đưa vào dự thảo Chương trình viễn thông công ích giai đoạn 2021-2025 trình Chính phủ. Theo đó, chương trình dự kiến sẽ hỗ trợ 2,1 triệu máy Smartphone cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên toàn quốc.

Như vậy, quá trình thúc đẩy 100% người dân sử dụng smartphone đang được đẩy nhanh.

Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cũng đang hối thúc các nhà mạng triển khai mở tính năng VoLTE trên smartphone để sẵn sàng đáp ứng dừng công nghệ cũ. Đây là công nghệ cho phép gọi điện thoại với chất lượng cao [HD] trên nền tảng mạng 4G, mang lại những trải nghiệm mới cao cấp hơn cho khách hàng. Mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2021, 50% người dùng máy điện thoại hỗ trợ VoLTE sử dụng được dịch vụ VoLTE.

Với chính sách và giải pháp đã triển khai đã có tác động tăng số người sử dụng điện thoại smartphone, theo thống kê của hãng nghiên cứu thị trường Statista, Việt Nam nằm trong Top 10 quốc gia có số người sử dụng smartphone nhiều nhất trên thế giới đạt 63,1% dân số vào năm 2023.

Nhà mạng đang thúc đẩy tắt sóng 2G

Cho đến thời điểm này, một số nhà mạng cũng đã bắt đầu tắt các trạm 2G có lưu lượng thấp và đưa ra chương trình khuyến khích khách hàng sử dụng SIM 4G với các chương trình ưu đãi. Nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, đã có địa phương xung phong thí điểm dừng công nghệ cũ, thúc đẩy sử dụng smartphnone như thành phố Đà Nẵng, huyện đảo Cô Tô của tỉnh Quảng Ninh… Bên cạnh đó, nhiều địa phương cũng đề xuất sớm đưa công nghệ 5G vào thương mại tại địa phương để làm nền tảng cho hạ tầng số.

Chia sẻ quan điểm trước đề xuất tắt sóng 2G vào năm 2023 khi mật độ thuê bao 2G của Việt Nam còn khoảng 5% và hỗ trợ các thuê bao thiết bị đầu cuối, ông Tào Đức Thắng cho hay, Viettel ủng hộ việc tắt sóng 2G này của Bộ TT&TT. Mục tiêu của tắt sóng 2G là thúc đẩy người sử dụng sử dụng smartphone và sử dụng dữ liệu sẽ thúc đẩy kinh tế số và xã hội số trong tương lai.

“Hiện tỷ lệ thuê bao 2G trên mạng Viettel vẫn còn khoảng 20%, nhưng tốc độ giảm của thuê bao 2G khá nhanh. và Viettel cũng đang xúc tiến thúc đẩy các thuê bao chuyển lên sử dụng dịch vụ dữ liệu” ông Tào Đức Thắng nói.

Đồng quan điểm với Viettel, ông Tô Mạnh Cường, Tổng giám đốc MobiFone cho biết, MobiFone cũng ủng hộ quan điểm của Bộ TT&TT về lộ trình tắt sóng 2G. Hiện một số vùng thuê bao 2G cũng đã giảm mạnh. Vì vậy, MobiFone sẽ tắt sóng công nghệ cũ để đẩy mạnh đầu tư cho mạng 5G trong tương lai.

Chia sẻ với VietnamNet về vấn đề này, đại diện VNPT khẳng định việc tắt sóng 2G sẽ giảm chi phí vận hành khai thác cho các nhà mạng. Nhà mạng có thể dành tần số này cho các công nghệ mới phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng. Đại diện VNPT cũng cho hay, hiện tỷ lệ thuê bao sử dụng dich vụ 2G giảm rất mạnh, trong khi đó số lượng thuê bao sử dụng smartphone 5G đang tăng nhanh. Đây là xu hướng thuận lợi cho việc tắt sóng 2G. Tuy nhiên, việc chọn thời điểm tắt sóng rất quan trọng vì sẽ giúp cho các nhà mạng giảm chi phí hỗ trợ máy đầu cuối cho khách hàng.

Thái Khang

Nguồn: Tắt sóng 2G năm 2023 để sẵn sàng cho kinh tế số, xã hội số

Thực hiện Công văn số 440-CV/ĐU ngày 25 tháng 11 năm 2021 của Đảng ủy Bộ Tài chính và Kế hoạch của Đảng ủy Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC về việc tổng kết công tác Đảng năm 2021, chiều ngày 03/12/2021 tại Trụ sở AASC, Chi bộ 6 [Phòng Kiểm toán Quyết toán đầu tư và Kiểm toán Dự án] đã tiên phong tổ chức thành công Hội nghị Tổng kết công tác đảng năm 2021 và đề ra phương hướng nhiệm vụ, giải pháp năm 2022. Tới dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Ngô Đức Đoàn – Chủ tịch HĐTV/đảng viên chi bộ 6, đồng chí Đỗ Thị Ngọc Dung – Bí thư Đảng bộ/Phó Tổng Giám đốc Công ty.

Mở đầu hội nghị đồng chí Trần Việt Anh, Bí thư Chi bộ 6 đã trình bày báo cáo tổng kết công tác Đảng năm 2021 và nêu ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm 2022. Các đồng chí đảng viên Chi bộ 6 đã sôi nổi thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến thiết thực.

Phát biểu tại Hội nghị, trong bối cảnh Việt Nam và Thế giới đang chịu ảnh hưởng nặng nề của Đại dịch Covid – 19 và tác động mạnh của cơ chế chính sách cùng sự cạnh tranh trong ngành nghề, Bí thư Đảng bộ AASC Đỗ Thị Ngọc Dung đã ghi nhận, đánh giá về kết quả kinh doanh, chất lượng đối với các đồng chí đảng viên của Phòng Kiểm toán Quyết toán đầu tư và Phòng Kiểm toán Dự án cũng như kết quả công tác Đảng của Chi bộ 6 trong năm 2021. Tiếp đó Chủ tịch HĐTV AASC Ngô Đức Đoàn đã lan tỏa Nghị quyết Đại hội HĐTV Hãng Kiểm toán AASC lần thứ 15 tới Hội nghị và khích lệ, giao nhiệm vụ các đảng viên Chi bộ 6 phát huy nguồn lực và văn hóa AASC, thành quả 30 năm hoạt động của AASC duy trì xếp hạng dẫn đầu về doanh thu từ dịch vụ kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành tại Việt Nam, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp phát triển của Công ty, của Ngành Kiểm toán độc lập Việt Nam, Ngành Thẩm định giá Việt Nam.

Một số hình ảnh hội nghị:

Báo cáo minh bạch năm 2021. Vui lòng xem thông tin tại đây.

  • Bản tin Chính sách Thuế và văn bản pháp luật tháng 11 năm 2021. Hãng Kiểm toán AASC trân trọng kính mời Quý vị tham khảo Bản tin Văn bản pháp luật số 11 năm 2021 bao gồm các thông tin cập nhật quan trọng sau: - Chính sách Thuế Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế Một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 Các công văn trả lời về thuế - Quy định khác Quy định về ưu đãi đầu tư đặc biệt Sửa đổi quy định về mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành Hướng dẫn một số nội dung về thu, nộp khoản lợi nhuận, cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp Vui lòng xem chi tiết theo đường link: Bản tin tháng 11 năm 2021

Ngày 22/11/2021, Đại hội HĐTV Hãng Kiểm toán AASC lần thứ 15 đã diễn ra thành công tốt đẹp trong không khí tự hào với những thành quả đã đạt được qua 30 năm hoạt động [1991 – 2021] và phẩn khởi chào đón 15 năm chuyển đổi từ DNNN thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên [2007 – 2022]. Đây là Đại hội đầu tiên được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với sự tham dự đầy đủ của 34 thành viên HĐTV.

Phát biểu khai mạc, trong bối cảnh đại dịch Covid – 19, Chủ tịch HĐTV Ngô Đức Đoàn ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong năm tài chính 14 của các Thành viên HĐTV, Lãnh đạo các cấp, các Kiểm toán viên, Thẩm định viên về giá, Kỹ thuật viên và nhân viên AASC. Đồng thời, Chủ tịch đã biểu dương, khen ngợi các Phòng/Ban/Chi nhánh đã thực hiện hoàn thành tốt các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội HĐTV AASC lần thứ 14 và kế hoạch của Công ty giao.

Cũng tại Đại hội, các Thành viên HĐTV đã thảo luận với trách nhiệm cao, đóng góp ý kiến quý báu cho các nội dung trình Đại hội như Báo cáo Tổng kết 30 năm hoạt động của AASC [1991 – 2021] và 14 năm chuyển đổi AASC từ DNNN thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên [2007 – 2021]; Báo cáo tổng kết năm tài chính 14 [01/10/2020 – 30/9/2021] và phương hướng năm tài chính 15 [01/10/2021 – 30/9/2022]; Báo cáo tổng kết 14 năm hoạt động [2007 – 2021] và định hướng phát triển Chi nhánh AASC tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam; Báo cáo tổng kết 14 năm [2007-2021] đối với công tác đào tạo, kiểm soát chất lượng và giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ toàn Công ty …

Trong năm 2021, mặc dù Việt Nam và toàn cầu chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid - 19, đặc biệt từ tháng 5 năm 2021 đến nay, nhưng Hãng Kiểm toán AASC vẫn đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ như: Doanh thu Dịch vụ Kiểm toán và Soát xét Báo cáo Tài chính tăng trưởng 3%, Dịch vụ Kế toán và Tư vấn thuế tăng trưởng 44,7% so với năm tài chính 13. Bên cạnh đó, các đơn vị có thành tích ghi nhận doanh thu tăng so với năm tài chính 13 gồm: Phòng Kiểm toán 2, Kiểm toán 3, Fis1, Fis2, Chi nhánh AASC TP. HCM, Ban Thẩm định giá và Ban Công nghệ Thông tin. Ngoài ra, chế độ phúc lợi, an toàn của người lao động luôn được quan tâm, đặc biệt là công việc tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng Covid – 19 cho toàn thể Cán bộ, Kiểm toán viên, Thẩm định viên về giá, nhân viên Công ty.

Với tinh thần Khát vọng – Tự hào, phát huy những thành quả, thành tựu của 30 năm Kiểm toán, Tư vấn tài chính kế toán, Thuế, Thẩm định giá … [1991 – 2021], Đại hội HĐTV AASC lần thứ 15 đã quyết nghị ban hành Nghị quyết để AASC cất cánh đạt nhiều thành tích, thành quả hơn nữa đóng góp vào sự phát triển của Ngành Kiểm toán độc lập và Ngành Thẩm định giá Việt Nam.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có công văn gửi các công ty chứng khoán nhắc nhở về việc tuân thủ Nghị định 153/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, góp phần phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng đã xuất hiện một số hiện tượng chào bán, phân phối, chuyển quyền sở hữu chưa phù hợp với quy định của pháp luật.

Do vậy, để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp theo hướng an toàn, bền vững, đồng thời ngăn chặn những rủi ro tiềm ẩn của thị trường này, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các công ty chứng khoán đảm bảo tuân thủ nghiêm quy định tại Nghị 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế trong việc thực hiện dịch vụ tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu; dịch vụ xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; dịch vụ đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành trái phiếu; dịch vụ đăng ký, lưu ký và chuyển nhượng trái phiếu.

Đồng thời, các công ty chứng khoán phải tuân thủ nghiêm quy định về chế độ báo cáo tại Thông tư 122/2020/TT-BTC và các chế độ báo cáo theo quy định tại Nghị định 153/2020/NĐ-CP.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết sẽ tổ chức kiểm tra, thanh tra về việc cung cấp dịch vụ của các công ty chứng khoán liên quan tới trái phiếu doanh nghiệp và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Trước đó, đầu tháng 9/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có văn bản số 10059/BTC-VP gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Vụ Tài chính ngân hàng và Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Trong đó, Bộ trưởng giao Uỷ ban chứng khoán nhà nước chủ trì, phối hợp với Vụ Tài chính ngân hàng và các cơ quan liên quan tăng cường, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình phát hành và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, đặc biệt là việc phát hành của các doanh nghiệp nhỏ lẻ, mới thành lập, hoạt động trong các lĩnh vực có tính rủi ro cao, có kết quả kinh doanh không rõ ràng, thực chất; tập trung rà soát, kiểm tra phát hiện các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm, lách quy định của pháp luật trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Trường hợp phát hiện các hành vi lừa đảo, có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư thì khẩn trương chuyển cơ quan công an xử lý theo quy định của pháp luật.

Nguồn: //vst.mof.gov.vn/webcenter/portal/tttc/r/o/ttsk/ttsk_chitiet?dDocName=MOFUCM208732&_adf.ctrl-state=ht88txnlx_397&_afrLoop=11415648916597629#%40%3F_afrLoop%3D11415648916597629%26dDocName%3DMOFUCM208732%26_adf.ctrl-state%3D1cuje9elw9_70

Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định 1676/QĐ-BTC công bố 5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 1, có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2021. Quyết định này nhằm thực hiện kế hoạch triển khai “Đề án công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công” được phê duyệt kèm theo Quyết định số 1299/QĐ-BTC ngày 31/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Việc công bố và thực hiện hệ thống chuẩn mực công được kỳ vọng sẽ lại nhiều lợi ích cho các hoạt động hội nhập quốc tế, cũng như việc nâng cao lòng tin của các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính kinh tế trong và ngoài nước.

Hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam sau khi ban hành sẽ là cơ sở để ban hành chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị trong khu vực công thực hiện công tác kế toán, lập báo cáo tài chính, cung cấp thông tin hữu ích cho việc quản lý, kiểm tra, giám sát các nguồn lực thuộc Nhà nước, đặc biệt là thống nhất dữ liệu của các đơn vị kế toán công. Việc áp dụng các quy định theo thông lệ chung làm căn cứ hướng dẫn kế toán dồn tích một cách phù hợp đối với đối tượng là kế toán công, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế, thu hút nguồn lực bên ngoài, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị kế toán công.

Theo Quyết định 1676/QĐ-BTC, 5 chuẩn mực kế toán công Việt Nam đợt 1 được phê duyệt, bao gồm:

Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 01 "Trình bày báo cáo tài chính" tại Phụ lục số 01;

Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 02 "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ" tại Phụ lục số 02;

Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 12 "Hàng tồn kho" tại Phụ lục số 03;

Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 17 "Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị" tại Phụ lục số 04;

Chuẩn mực kế toán công Việt Nam số 31 "Tài sản vô hình" tại Phụ lục số 05.

Tại Quyết định này, Bộ trưởng Bộ Tài chính giao Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán căn cứ nội dung các chuẩn mực kế toán công đã ban hành, nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi các chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị kế toán trong lĩnh vực công và các văn bản pháp luật có liên quan, phù hợp với quy định hiện hành về cơ chế tài chính công và ngân sách nhà nước, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị theo từng lĩnh vực hoạt động theo lộ trình phù hợp.

Đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan, tiếp tục nghiên cứu các chuẩn mực kế toán công theo kế hoạch nêu trong Quyết định số 1299/QĐ-BTC ngày 31 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phê duyệt Đề án công bố hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để công bố các chuẩn mực tiếp theo.

Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc, trực thuộc Bộ Tài chính, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, nghiên cứu, đào tạo, phổ biến nội dung chuẩn mực kế toán công Việt Nam, vận dụng các thông lệ tốt, phù hợp để làm căn cứ đề xuất và tham mưu cho Bộ về việc cải cách cơ chế chính sách trong khu vực công của Việt Nam.

Nguồn:

Trải qua gần 30 năm hoạt động, thiết lập trường kiểm toán độc lập có những bước tiến xứng đáng, đạt được kết quả xứng đáng. Qua công việc giám sát hoạt động thực tế tại một số doanh nghiệp, Bộ Tài chính xuất ra Chính phủ thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm tra.

Thông qua hoạt động cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp kiểm toán đã góp phần triển khai cơ chế, chính sách, thực hiện công khai minh bạch báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, ngăn lãng phí, tham quan, phục vụ tốt hơn cho công việc quản lý và điều hành của Chính phủ, doanh nghiệp.

Đối với trường dịch vụ kế toán, tính đến ngày 10/9/2021, có 155 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán [tăng 20% ​​so với thời điểm 31/8/2020] và 400 cá nhân được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dịch vụ kế toán [tăng 12,4% so với thời điểm 31/8/2020].

Đối với trường kiểm tra dịch vụ, tính đến 30/6/2021, có 208 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán [tăng 7,2% so với thời điểm 31/8/2020 là 194 doanh nghiệp] làm một số công ty mới thành lập và 2.311 kiểm tra viên hoạt động [tăng 2,7% so với thời điểm 31/8/2020 là 2.250 kiểm toán viên]; Số lượng khách hàng toàn ngành là 61.079, tăng 8,4% so với thời điểm 31/8/2020 là 56.362 khách hàng.

Về cơ bản, các dịch vụ do doanh nghiệp [kế toán, kiểm toán] cung cấp được xã hội thừa nhận. Nhiều doanh nghiệp có dịch vụ tốt, đã tạo vị trí trên thị trường, cung cấp dịch vụ đáng tin cậy cho khách hàng. Chất lượng dịch vụ kiểm tra độc lập, dịch vụ kế toán đã giúp việc triển khai cơ chế, chính sách; thực hiện công khai minh bạch báo cáo tài chính của doanh nghiệp; ngăn chặn lỗi thoát, chống lãng phí. Dịch vụ kiểm tra độc lập không dừng lại ở việc xác nhận thông tin mà còn làm tăng lợi ích cho khách hàng trong xây dựng đầu tư quản lý và cổ phần hóa doanh nghiệp. Dịch vụ kế toán mang lại lợi ích thiết thực, giảm chi phí cho doanh nghiệp, đơn vị kế toán.

Tuy nhiên, thông qua công việc giám sát tại một số doanh nghiệp cho thấy, về chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán còn chưa đáp ứng yêu cầu, không tuân thủ đầy đủ các quy định của chuẩn kế toán, kiểm toán và các quy định của pháp luật có liên quan; ... Một số doanh nghiệp kiểm toán chưa được xây dựng hoặc không thực hiện tốt các chính sách, thủ tục kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm tra, dẫn đến chất lượng dịch vụ kiểm toán chưa được xây dựng yêu cầu. Thực tế, có nhiều kế toán viên, kiểm tra viên thực hiện công việc ở nhiều nơi cùng lúc, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ...

Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tổ chức kiểm tra chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán. Qua đó, phát hiện các sai sót, hành vi không tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, xử lý hoặc kiến nghị biện pháp xử lý, khắc phục cùng với việc công khai thông tin kết quả xử lý vi phạm theo quy định. Bộ Tài chính sẽ báo cáo Chính phủ thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán kiểm toán như: nâng cao năng lực các tổ chức quản lý giám sát hoạt động kiểm toán độc lập, hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán, hoàn thiện khung pháp lý phù hợp với giai đoạn mới. Đồng thời, tái cơ cấu thị trường dịch vụ kiểm toán độc lập, bao gồm cả cung và cầu dịch vụ, cùng với đó, nâng cao năng lực của Hội nghề nghiệp và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán.

Nguồn: //mof.gov.vn/webcenter/portal/tttc/pages_r/l/chi-tiet-tin-tin-tuc-tai-chinh?dDocName=MOFUCM213668

Trong những năm qua Hội Đồng Thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Ban Tổng Giám đốc, Đảng ủy Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC luôn quan tâm tới công tác Đảng về việc đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ, dịch vụ Kiểm toán, Thẩm định giá, tư vấn Tài chính Kế toán, Thuế… và xây dựng văn hóa AASC. Ban Biên tập xin trân trọng giới thiệu bài viết “Học tập và làm theo Bác là động lực hoàn thành nhiệm vụ tại Công ty AASC” đăng trên Thông tin Công tác Đảng – Số 5 Tháng 10/2021, đặc san của Đảng bộ Bộ Tài chính.

Học tập và làm theo Bác là động lực hoàn thành nhiệm vụ tại Công ty AASC

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong công tác giáo dục chính trị đối với cán bộ, đảng viên. Bởi vậy, thời gian qua, Đảng bộ Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC luôn đẩy mạnh phong trào thi đua học tập và làm theo Bác, tạo động lực hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Học tập và làm theo Bác là nội dung sinh hoạt chính trị thường xuyên, sâu rộng

Đảng ủy Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC xác định, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm tất yếu và cần thiết đối với mỗi tổ chức cơ sở đảng, mỗi cán bộ, đảng viên để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Theo đó, hàng năm, Đảng ủy Công ty đã tập trung chỉ đạo việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chuyên đề, gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; Nghị quyết số 01-NQ/ĐUK ngày 19/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ Khối về “Nâng cao chất lượng chi bộ trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương” …

Nhằm lan tỏa phong trào học tập và làm theo Bác, hàng năm, Đảng ủy Công ty tổ chức báo cáo chuyên đề trong toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng, đưa nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành một nội dung sinh hoạt thường xuyên của chi bộ và của các đoàn thể gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Công ty.

Tại Đảng bộ Công ty, 100% cán bộ, đảng viên đã xây dựng kế hoạch thực hiện và cam kết thực hiện kế hoạch. Cuối năm, Đảng ủy xem xét mức độ thực hiện theo cam kết để đánh giá phân loại cá nhân, tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm, kịp thời tuyên dương những gương điển hình trong học tập và làm theo Bác. Đồng thời, Đảng ủy Công ty đã lấy cam kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, các chỉ tiêu phấn đầu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là cơ sở để đánh giá chất lượng đảng viên, tổ chức đảng trong Đảng bộ.

Qua việc theo dõi đánh giá kết quả việc đăng ký thực hiện cam kết và kế hoạch cá nhân về thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 [khóa XII] và Chỉ thị số 05-CT/TW, hầu hết cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Công ty đều thực hiện tốt nội dung đã cam kết. Nhìn chung trong đơn vị đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong lề lối làm việc, ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp được nâng lên đáng kể. Cán bộ, đảng viên đã có ý thức rèn luyện đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, tác phong, lối sống lành mạnh, hoàn thành tốt các nhiệm vụ, dịch vụ kiểm toán, thẩm định giá và tư vấn tài chính, kế toán.

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành một nội dụng sinh hoạt thường xuyên của các chi bộ trực thuộc Đảng bộ AASC

Đảng ủy Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC đã chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy bổ sung nội dung kiểm tra, giám sát các chuyên đề về kết quả tổ chức thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về " Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh" gắn với Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII vào chương trình kiểm tra, giám sát của Đảng ủy, Ủy ban Kiểm tra và các chi bộ thuộc Đảng bộ Công ty và đã chỉ đạo các tổ chức đảng nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện.

Nhìn chung, việc học tập và làm theo Bác đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị, văn hóa, tư tưởng thường xuyên, lan tỏa trong toàn Đảng bộ Công ty, góp phần quan trọng giúp cán bộ, đảng viên và người lao động của Công ty ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về những nội dung cơ bản, giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Phong trào học tập và làm theo Bác tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC bước đầu đã tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức, ý thức rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên gắn với nhiệm vụ, dịch vụ kiểm toán, thẩm định giá và tư vấn tài chính, kế toán.

Tạo động lực hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn

Phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC lan tỏa mạnh mẽ trong toàn Đảng bộ, góp phần tạo động lực thi đua trong tập thể cho cán bộ, đảng viên hoàn thành chuyên môn.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết, sát sao của Đảng ủy, Ban lãnh đạo Công ty, sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ, đảng viên, người lao động, Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC đã đạt những kết quả đáng ghi nhận trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao.

Cụ thể, Công ty đã được Bộ Tài chính và Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam xếp hạng trong Top 5 Ngành kiểm toán độc lập và dẫn đầu trong các công ty kiểm toán Việt Nam. AASC cũng vinh dự được đứng trong Top 20 Thương hiệu nổi tiếng hàng đầu Việt Nam trong tổng số 100 thương hiệu được vinh danh năm 2020 tại Chương trình Thương hiệu nổi tiếng hàng đầu Việt Nam năm 2020 do Viện Khoa học Phát triển nhân lực kinh tế và văn hóa phối hợp với Trung tâm Bảo vệ Người tiêu dùng tổ chức.

Trong năm tài chính thứ 13, doanh thu toàn Công ty đạt được 252,16 tỷ đồng, tăng 6,6% so với năm trước. Đồng thời với mục tiêu tăng trưởng doanh thu, Đảng ủy, Ban Lãnh đạo Công ty luôn quan tâm sát sao trong công tác nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ nhằm không ngừng khẳng định vị thế và thương hiệu AASC. Trong năm 2020, AASC đã phát hành 03 Bản tin nội bộ, Bản tin số 13 – Mùa hoa nở, Bản tin số 14 – Anh bộ đội và Bản tin số 15 – Hành trình về cực đông đã ghi dấu ấn tích cực về văn hoá Công ty, giúp truyền tải các thông điệp của Hội đồng thành viên, Ban Điều hành, Công đoàn, Đoàn thanh niên và gắn kết người lao động với với sự phát triển của Công ty. Với những nỗ lực của tập thể cán bộ, kiểm toán viên, nhân viên và Ban Giám đốc, trong những năm qua, Công ty đã vinh dự đón nhận nhiều phần thưởng cao quý như: Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ đã tặng thưởng trọn bộ Huân chương Lao động – Hạng Nhất, Hạng Nhì và Hạng Ba cho tập thể Công ty, Đón nhận 02 Cờ thi đua của Chính phủ cùng nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể và cá nhân khác…

Văn Thuận – Ngọc Thạch

Hãng Kiểm toán AASC trân trọng kính mời Quý vị tham khảo Bản tin Văn bản pháp luật số 10 năm 2021 bao gồm các thông tin cập nhật quan trọng sau:

- Chính sách Thuế:

  • + Chính sách thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để tài trợ, phục vụ phòng, chống dịch Covid-19; + Hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật quản lý thuế và quy định về hóa đơn, chứng từ; + Quy định về giảm tiền thuê đất của năm 2021 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

- Quy định về quản lý nhà nước

  • + Sửa đổi, bổ sung một số điều về Thương mại điện tử; + Sửa đổi, bổ sung một số điều về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước; + Quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid – 19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

- Quy định khác

  • + Kéo dài thời gian thực hiện và sửa đổi, bổ sung một số điều về thực hiện thí điểm quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với một số Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty Nhà nước + Văn bản hợp nhất

Chào mừng kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam [20/10/1930 – 20/10/2021], sáng ngày 20/10/2021 tại Trụ sở số 01 Lê Phụng Hiểu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Hãng Kiểm toán AASC đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật ôn lại truyền thống vẻ vang của Phụ nữ Việt Nam, ghi nhận, tôn vinh những thành tích nổi bật của Phụ nữ AASC qua trên 30 năm phát triển và trưởng thành, đặc biệt là qua 14 năm chuyển đổi AASC từ DNNN thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên [2007 – 2021]. Tham dự buổi gặp mặt có ông Bùi Xuân Ngọc – Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Bộ Tài chính, bà Ngô Thị Bích Ngọc – Chánh văn phòng Công đoàn Bộ Tài chính, ông Ngô Đức Đoàn – Chủ tịch HĐTV, bà Đỗ Thị Ngọc Dung – Bí thư Đảng ủy/Phó Tổng Giám đốc Công ty, các ông [bà] thành viên HĐTV, Thành viên Ban Tổng Giám đốc, lãnh đạo các Phòng, Ban và đại diện chị em Phụ nữ các đơn vị.

Mở đầu chương trình, ông Nguyễn Anh Ngọc – Phó Chủ tịch Công đoàn/Bí thư Đoàn Thanh niên/TP. Kiểm toán 6 đã trình bày “Báo cáo về vai trò của Phụ nữ Việt Nam và thành tích nổi bật của Nữ cán bộ, Kiểm toán viên, nhân viên AASC” trong suốt chiều dài lịch sử 30 năm hoạt động của Công ty, của Ngành Kiểm toán độc lập, Ngành Thẩm định giá. Báo cáo đã làm nổi bật lên hình ảnh người Phụ nữ AASC vô cùng dịu dàng nhưng cũng rất mạnh mẽ, giỏi việc Công ty, đảm việc gia đình. Tiếp đó, Chủ tịch HĐTV AASC ông Ngô Đức Đoàn đã chúc mừng và ghi nhận những đóng góp tích cực và hiệu quả của Phụ nữ AASC. Thay mặt Công đoàn Bộ Tài chính, Phó Chủ tịch Thường trực Bùi Xuân Ngọc đã chúc mừng các chị em AASC và ghi nhận, đánh giá cao những thành tích, thành quả mà AASC đã đạt được với sự đóng góp không nhỏ của CBNV nữ cho Ngành nghề Kiểm toán, Tư vấn Tài chính Kế toán, Thẩm định giá...

Buổi gặp mặt được khép lại trong không khí vui tươi, phấn khởi bằng những tiết mục văn nghệ rộn ràng cùng những bó hoa tươi thắm của lãnh đạo Công ty dành tặng các chi em. Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, một lần nữa Hãng Kiểm toán AASC ghi nhận những thành tích, thành quả của chị em qua trên 30 năm, qua 14 năm chuyển đổi và chúc các chị, em luôn tràn đầy năng lượng, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của AASC và Ngành Kiểm toán Độc lập Việt Nam.

Một số hình ảnh của buổi gặp mặt:

Chủ tịch HĐTV AASC Ngô Đức Đoàn phát biểu chúc mừng chị em Phụ nữ AASC

Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Bộ Tài chính Bùi Xuân Ngọc chúc mừng chị em Phụ nữ AASC và Ngành Kiểm toán độc lập

Ông Bùi Xuân Ngọc và ông Ngô Đức Đoàn tặng hoa cho đại diện chị em Phụ nữ HĐTV AASC

Chủ tịch HĐTV AASC Ngô Đức Đoàn tặng hoa cho chị em CN AASC TP. HCM, AASC Quảng Ninh [Chủ tịch Công đoàn AASC Nguyễn Lan Anh nhận thay]

Phó Tổng Giám đốc AASC Vũ Xuân Biển trặng hoa cho đại diện chị em Phòng KT1, KT2, KT3

Phó Tổng Giám đốc Thường trực AASC Đỗ Mạnh Cường tặng hoa cho đại diện chị em Phòng KT5, KT6, KT7

Phó Tổng Giám đốc AASC Phạm Anh Tuấn tặng hoa cho đại diện chị em Khối Fis, Phòng KT QTĐT, KT DA

Phó Tổng Giám đốc AASC Phạm Xuân Thái tặng hoa cho đại diện chị em khối Hành chính gián tiếp

Đại diện Lãnh đạo Công đoàn Bộ Tài chính, Lãnh đạo Hãng Kiểm toán AASC và đại diện cán bộ nữ AASC

Chào mừng kỷ niệm 30 năm Ngày Bộ Tài chính tổ chức họp báo giới thiệu hoạt động hai công ty Kế toán, Kiểm toán đầu tiên của Việt Nam [21/9/1991 – 21/9/2021]; 24 năm Ngày cấp Giấy phép xây dựng tòa nhà AASC [10/10/1997 – 10/10/2021]; 67 năm Ngày Giải phòng Thủ đô [10/10/1954 – 10/10/2021], ngày 08/10/2021 tại trụ sở Hà Nội, Hãng Kiểm toán AASC đã tổ chức buổi gặp mặt và giao lưu bóng bàn với sự tham dự của ông Đặng Thái Hùng, Nguyên Vụ Trưởng vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán nay là Cục Quản lý, Giám sát Kế toán, Kiểm toán - Bộ Tài chính; ông Nguyễn Hùng Minh, Nguyên Vụ trưởng vụ Thi đua khen thưởng – Bộ Tài chính; ông Dương Đức Minh, Nguyên Vụ trưởng/Chủ tịch Công đoàn Bộ Tài chính; ông Ngô Đức Chín, Nguyên Trưởng phòng vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán – Bộ Tài chính.

Để tri ân các vị khách quý đã quan tâm, động viên và khích lệ AASC phát triển có được vị thế, cơ đồ và uy tín, là Công ty Kế toán, Kiểm toán đầu tiên “đầu đàn trong hệ thống các công ty kiểm toán của Việt Nam”; “là một nêu gương, hình mẫu trong Ngành Tài chính”, ông Ngô Đức Đoàn Chủ tịch HĐTV, ông Nguyễn Thanh Tùng Tổng Giám đốc AASC đã trân trọng kính mời các vị khách quý xem clip “Tri ân của Hãng Kiểm toán AASC và Chủ tịch HĐTV Ngô Đức Đoàn”; clip “Ý nghĩa lịch sử Ngày 14 tháng 9 – Ngày Kiểm toán AASC”. Tiếp đó, các vị khách mời và Câu lạc bộ Bóng bàn AASC đã có buổi giao lưu đầy hứng khởi với các nội dung thi đấu đôi nam, đôi nam nữ, đơn nam và đơn nữ. Các tay vợt đều cảm nhận được không khí hào hứng, đầy năng lượng sau chuỗi ngày dài nghiêm túc chấp hành quy định giãn cách để phòng dịch Covid-19 theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và UBND Thành phố Hà Nội. Buổi gặp mặt và giao lưu bóng bàn là một trong các hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện, góp phần vun đắp và gắn kết các thế hệ trên hành trình 30 năm phát triển và trưởng thành của Hãng Kiểm toán AASC.

Một số hình ảnh buổi gặp mặt và giao lưu:

Hưởng ứng Ngày hội hiến máu tình nguyện năm 2021 do Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Bộ Tài chính phối hợp với Đoàn khối các Cơ quan Trung ương và Viện Huyết học truyền máu Trung ương tổ chức, chiều ngày 29/09/2021 gần 30 đoàn viên thanh niên, đoàn viên Công đoàn [tình nguyện viên] Hãng Kiểm toán AASC đã hăng hái tình nguyện tham gia.

Với thông điệp “Gửi giọt máu đào, tiếp sức đồng bào thắng dịch”, mỗi tình nguyện viên Hãng Kiểm toán AASC cùng với thanh niên cả nước đã tiếp thêm nguồn máu quý giá cho các bệnh nhân Covid - 19 nặng đang điều trị tại các bệnh viện, đặc biệt tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An.

Trải qua hơn 30 năm phát triển và trưởng thành, tập thể cán bộ, Kiểm toán tiên, nhân viên AASC đã hưởng ứng tích cực hiến máu và tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện cùng Đoàn Thanh niên, Công đoàn Bộ Tài chính, tạo nên người AASC giàu nghị lực, bản lĩnh, mạnh mẽ và nhân văn. Ngay từ ngày đầu khởi nghiệp, tinh thần “tương thân tương ái” luôn là một trong các thành tố quan trọng hun đúc nên truyền thống văn hóa AASC cho đến hôm nay.

Một số hình ảnh tại Ngày hội hiến máu tình nguyện 2021:

Ngày 28/9/2021, tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Chủ tịch HĐTV Hãng Kiểm toán AASC ông Ngô Đức Đoàn, Phó Tổng Giám đốc bà Cát Thị Hà đã có buổi gặp mặt và làm việc với Giáo sư – Tiến sĩ Hoàng Văn Cường Đại biểu quốc hội khóa 15, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân [Đại biểu Quốc hội].

Tại buổi gặp mặt hai bên đã có những trao đổi và chia sẻ sâu sắc về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, thẩm định giá và tư vấn. Chủ tịch HĐTV Hãng Kiểm toán AASC ông Ngô Đức Đoàn chúc mừng Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường và báo cáo về 30 năm hoạt động của Hãng Kiểm toán AASC cùng 30 năm hoạt động của Ngành Kiểm toán độc lập Việt Nam. Đồng thời, trao đổi về sự hợp tác giữa trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Hãng Kiểm toán AASC trong các lĩnh vực tư vấn, kiểm toán quyết toán vốn đầu tư, thẩm định giá. Chủ tịch Ngô Đức Đoàn cảm ơn sự đánh giá cao của Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường về uy tín, chất lượng dịch vụ của Hãng Kiểm toán AASC. Theo đó, hai bên cùng nhau chia sẻ các quan điểm, phương hướng nhằm nâng cao vai trò hơn nữa của ngành Kiểm toán độc lập và thương hiệu kiểm toán Việt. Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường đã ghi nhận và lắng nghe những chia sẻ, những trao đổi về ngành nghề và kinh nghiệm kiểm toán qua 30 năm hoạt động từ phía Hãng Kiểm toán AASC. Ông cũng khẳng định luôn tin tưởng và coi AASC là đối tác tin cậy trong các lĩnh vực chuyên ngành về Đào tạo, về Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Thẩm định giá và Tư vấn. Chúng ta tin tưởng qua buổi gặp mặt đã góp phần nâng cao hơn nữa hình ảnh, vị thế, uy tín của AASC trong lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán, thuế, thẩm định giá và tư vấn trong nước và khu vực.

Một số hình ảnh buổi gặp mặt:

Bản tin Chính sách Thuế và văn bản pháp luật tháng 08 + 09 năm 2021.

Hãng Kiểm toán AASC trân trọng kính mời Quý vị tham khảo Bản tin Văn bản pháp luật số 08 + 09 năm 2021 bao gồm các thông tin cập nhật quan trọng sau:

- Chính sách Thuế

  • + Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực thú y nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 + Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa + Các công văn trả lời về thuế

- Quy định về tài chính

  • + Hướng dẫn một số nội dung về xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty TNHH MTV do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần + Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021 – 2025 + Quyết định về danh mục ngành, lĩnh vực thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần

- Quy định về chứng khoán

  • + Quy định lộ trình sắp xếp lại thị trường giao dịch cổ phiếu, thị trường giao dịch trái phiếu, thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh và thị trường giao dịch các loại chứng khoán khác + Hướng dẫn một số điều về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh + Hướng dẫn nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam

- Quy định khác

  • + Quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 + Sửa đổi, bổ sung một số quy định về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài + Hướng dẫn biểu mẫu báo cáo giải ngân vốn hỗ trợ phát triển chính thức [ODA] và vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài + Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nhân dịp tổng kết 30 năm hoạt động Kiểm toán độc lập Việt Nam [ 1991 – 2021], nhận lời mời của Chủ tịch HĐTV Ngô Đức Đoàn, ngày 19/9/2021, Ông Nghiêm Xuân Đa, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước SCIC – Nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam [VNSTEEL], Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam [VSA], Chủ tịch Hội đồng Hiệp hội Thép Đông Nam Á [AISC] và Viện Gang Thép Đông Nam Á [SEAISI] nhiệm kỳ 2020-2022 đã tới thăm, chúc mừng 30 năm Ngày khởi nghiệp AASC cũng là Ngày khởi nghiệp Ngành Kiểm toán độc lập Việt Nam [21/9/1991 – 21/9/2021] và làm việc với Ban Điều hành AASC. Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch HĐTV Ngô Đức Đoàn, Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Tùng cùng với một số cán bộ chủ chốt, Ban Điều hành Công ty đã chúc mừng Ông Nghiêm Xuân Đa trong cương vị mới. Hai bên đã trao đổi nhiều vấn đề liên quan đến Kinh tế, Tài chính, Kế toán, Kiểm toán và Thẩm định giá, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp trong bối cảnh các nước Đông Nam Á và Việt Nam đang chịu ảnh hưởng hết sức nặng nề của đại dịch Covid - 19. Dự buổi tiếp đón thân mật này còn có Tiến sỹ Phạm Huy Đoán, Nguyên Giám đốc đầu tiên của AASC.

Trong không khí thân mật, trao đổi và sẻ chia kinh nghiệm, Ông Nghiêm Xuân Đa đã chúc mừng AASC, chúc mừng thành quả của AASC qua 30 năm phát triển vững mạnh, là Công ty Kế toán, Kiểm toán đầu tiên, “Đầu đàn của Hệ thống các công ty kiểm toán của Việt Nam” giữ vững một thương hiệu kiểm toán thuần Việt, luôn đồng hành và đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của Ngành Kiểm toán độc lập nói riêng và Ngành Tài chính Việt Nam nói chung.

Chủ tịch HĐTV Ngô Đức Đoàn và Tổng Giám đốc AASC Nguyễn Thanh Tùng đã cám ơn Ông Nghiêm Xuân Đa đã quan tâm tới thăm, động viên những người làm Kiểm toán và Tư vấn của AASC. Nhân dịp này, Chủ tịch HĐTV Ngô Đức Đoàn, Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Tùng và đại diện Lãnh đạo AASC đã chụp ảnh lưu niệm với Tân Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước Nghiêm Xuân Đa và mong muốn tiếp tục đón nhận sự hợp tác bền chặt, hiệu quả, giúp Công ty thực hiện thành công khát vọng phát triển AASC thịnh vượng, đóng góp cho Ngành Kiểm toán, Ngành Thẩm định giá Việt Nam phát triển vững mạnh.

Một số hình ảnh tại buổi gặp mặt:

Nhân kỷ niệm 30 năm Ngày Bộ Tài chính tổ chức họp báo giới thiệu hoạt động của Công ty Dịch vụ Kế toán [tiền thân của Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC] và Công ty Kiểm toán Việt Nam [21/9/1991 – 21/9/2021], cũng là ngày Khởi nghiệp của Ngành Kiểm toán độc lập Việt Nam, ngày 17/9/2021 TS Vũ Như Thăng – Phó Chủ tịch, Phụ trách Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia và đoàn cán bộ đã đến thăm, chúc mừng Hãng Kiểm toán AASC. Thay mặt HĐTV và Ban Lãnh đạo AASC, Chủ tịch Ngô Đức Đoàn và Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Tùng đã thân mật đón tiếp và trao đổi nhiều vấn đề liên quan đến Kinh tế, Tài chính, Kế toán, Kiểm toán và Thẩm định giá, đặc biệt trong bối cảnh các nước Đông Nam Á và Việt Nam đang chịu ảnh hưởng hết sức nặng nề của đại dịch Covid - 19.

TS Vũ Như Thăng – Phó Chủ tịch, Phụ trách Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia [Ủy ban] đã chúc mừng AASC nhân Kỷ niệm 30 năm ngày “Khởi nghiệp” và 28 năm Ngày Bộ trưởng Bộ Tài chính ký quyết định 639/QĐ-TCCB bổ sung nhiệm vụ Kiểm toán và đổi tên Công ty Dịch vụ Kế toán thành Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán [AASC] – Bộ Tài chính [14/9/1993 – 14/9/2021]. Trong hơn 30 năm qua, AASC đã xây dựng và giữ vững một thương hiệu kiểm toán thuần Việt, luôn đồng hành và đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của Ngành Kiểm toán độc lập nói riêng và Ngành Tài chính Việt Nam nói chung, xứng danh là Công ty Kế toán, Kiểm toán được thành lập đầu tiên, “đầu đàn trong hệ thống các công ty Kiểm toán của Việt Nam”. Đồng thời, đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban đã trao đổi, bàn bạc về sự hợp tác giữa Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia với Hãng Kiểm toán AASC và sẽ tổ chức ký kết Biên bản hợp tác giữa hai bên sau khi chuẩn bị thực hiện tốt nội dung liên quan đến các hoạt động cùng quan tâm.

Chủ tịch HĐTV Ngô Đức Đoàn và Tổng Giám đốc AASC Nguyễn Thanh Tùng đã cảm ơn TS Vũ Như Thăng và đoàn cán bộ của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc Gia đã quan tâm tới thăm, động viên những người làm Kiểm toán, Tư vấn của AASC và thống nhất cao về sự hợp tác giữa hai bên, về sự quan tâm của lãnh đạo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia là nguồn động viên, khích lệ đối với tập thể cán bộ, nhân viên AASC đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp phát triển Ngành Kiểm toán Việt Nam và phát triển thị trường Tài chính Quốc gia [Ngân hàng, Chứng khoán, Bảo hiểm].

Một số hình ảnh buổi gặp mặt:

Nhân kỷ niệm 30 năm Ngày Bộ Tài chính tổ chức họp báo giới thiệu hai Công ty Kế toán, Kiểm toán đầu tiên của Việt Nam [21/9/1991 – 21/9/2021] và kỷ niệm 28 năm Ngày Kiểm toán AASC [14/9/1991 – 14/9/2021], Ban Biên tập xin trân trọng giới thiệu sự tri ân của Chủ tịch HĐTV, Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC tiền thân là Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán – Bộ Tài chính, Công ty đầu tiên “đầu đàn trong hệ thống các công ty kiểm toán của Việt Nam”:

Nhân dịp kỷ niệm 28 năm Ngày Kiểm toán AASC 14/9/1993 - 14/9/2021, 30 năm Ngày khởi nghiệp Công ty, cũng là Ngày khởi nghiệp Ngành Kiểm toán độc lập Việt Nam [21/9/1991 – 21/9/2021], thay mặt Ban Lãnh đạo, Đảng ủy Công ty các thời kỳ và tình cảm cá nhân; Thay mặt HĐTV Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC, tiền thân là Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán – Bộ Tài chính, Công ty Kế toán, Kiểm toán đầu tiên “Đầu đàn trong hệ thống các Công ty Kiểm toán của Việt Nam”. Hơn 30 năm qua [1991 – 2021], AASC đã thực hiện và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, dịch vụ Kiểm toán, tư vấn Tài chính Kế toán, Thuế, Thẩm định giá và các dịch vụ khác mà Nhà nước, Bộ Tài chính giao cho trong các hoàn cảnh thuận lợi cũng như khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch bệnh covid – 19.

Ghi nhận những thành tích, thành quả của AASC đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển Ngành Tài chính, Ngành Kiểm toán, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã tặng thưởng rất nhiều Huân chương lao động các hạng Nhất, Nhì, Ba, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Danh hiệu chiến sỹ thi đua toàn quốc, Cờ thi đua của Bộ Tài chính, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cho tập thể Công ty, Tập thể các Phòng, Ban, Chi nhánh Công ty, các thành viên Ban lãnh đạo Công ty, Lãnh đạo các Phòng/Ban/Chi nhánh Công ty và người lao động AASC.

Nhân tổng kết 30 năm hoạt động Kiểm toán độc lập Việt Nam [1991 – 2021], Chủ tịch HĐTV Công ty và Tổng Giám đốc Công ty Nguyễn Thanh Tùng đã đến thăm, chúc sức khỏe và báo cáo đồng chí Nguyễn Sinh Hùng – Nguyên Chủ tịch Quốc hội, ngày 14/9/2001 cách đây 20 năm đã thay mặt Đảng, Nhà nước đến trao Huân chương lao động hạng Ba cho AASC là Công ty đầu tiên được Chủ tịch nước tặng thưởng phần thưởng cao quý này. Ngày 4/5/2021 tại nhà riêng đ/c Nguyễn Sinh Hùng, chúng tôi đã báo cáo AASC đã thực hiện và hoàn thành xuất sắc lời hứa của AASC với Đảng, Nhà nước và đồng chí tại Lễ đón nhận Huân chương lao động của Chủ tịch nước cách đây tròn 20 năm.

Nhân dịp này, Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo và niềm tin của Nhà nước, Chính phủ, Bộ Tài chính, của các Bộ, các Ngành, của Kiểm toán Nhà nước; Cảm ơn sự ủng hộ và hợp tác quý báu của các doanh nghiệp, các đơn vị, các khách hàng, các hội nghề nghiệp trong và ngoài nước; Cảm ơn sự hợp tác hiệu quả các bạn đồng nghiệp, các công ty trong nước và quốc tế về kiểm toán, thẩm định giá và tư vấn tài chính kế toán, thuế đã quan tâm giúp đỡ, hợp tác với Công ty chúng tôi vững mạnh và phát triển được như ngày hôm nay.

Tôi xin cảm ơn và rất tự hào về Hội đồng Thành viên, về Ban Lãnh đạo, Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Chấp hành Công đoàn và Đoàn Thanh niên Cộng sản Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC đã lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện thành công, thắng lợi các hoạt động của Công ty trong suốt 30 năm qua [1991 – 2021] để Công ty chúng ta có được vị thế, uy tín và cơ đồ như ngày hôm nay.

Phát huy các thành quả đã đạt được, truyền thống vẻ vang và giá trị văn hóa của AASC trong suốt 30 năm qua, với tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, tranh thủ sự giúp đỡ của Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước, của các hiệp hội Kế toán, Kiểm toán, Thẩm định giá trong và ngoài nước, sự hợp tác có hiệu quả hơn với các công ty kiểm toán trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, Hội đồng Thành viên Công ty, Ban Lãnh đạo Công ty và đội ngũ Kiểm toán viên, Thẩm định viên về giá và người lao động AASC sẽ thực hiện hoàn thành khát vọng phát triển Công ty vững mạnh, xứng đáng với ghi nhận, biểu dương và nhiệm vụ Nhà nước giao là Công ty đầu tiên “đầu đàn trong hệ thống các công ty kiểm toán của Việt Nam, là tấm gương, là hình mẫu trong Ngành Tài chính góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.

Nhân kỷ niệm 28 năm Ngày Kiểm toán AASC [14/9/1993 – 14/9/2021] và 30 năm Ngày khởi nghiệp AASC đồng thời cũng là Ngày Khởi nghiệp Ngành Kiểm toán Việt Nam [21/9/1991 – 21/9/2021], Ban Biên tập xin trân trọng giới thiệu Bài viết của Ban Tổ chức về ý nghĩa Ngày 14/9 – Ngày Kiểm toán AASC:

Ngược dòng thời gian 30 năm trước, một dấu mốc quan trọng là ngày 1/4/1991, ngày mà Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng thông báo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng đồng ý thành lập 2 công ty hoạt động trong lĩnh vực Kế toán và Kiểm tra kế toán là: Công ty Dịch vụ Kế toán và Công ty Dịch vụ Kiểm tra Kế toán. Hơn 1 tháng sau vào ngày 13/5/1991 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định 164 về việc thành lập công ty dịch vụ Kế toán và Quyết định số 165 về việc thành lập Công ty dịch vụ Kiểm tra Kế toán trực thuộc Bộ Tài chính, sự kiện đầu tiên cho sự hình thành và phát triển của Hãng Kiểm toán AASC ngày nay và ngành kiểm toán độc lập Việt Nam.

Ngày 14/9/1991 Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quyết định số 365-TC-QĐ-TCCB về điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty dịch vụ kế toán với 5 chương, 19 điều. Điều lệ này là văn bản pháp lý đầu tiên của Công ty Kế toán, Kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam.

Sau đó 1 tuần, vào ngày 21/9/1991 Bộ Tài chính đã tổ chức họp báo giới thiệu hoạt động của hai Công ty Dịch vụ Kế toán và Công ty Dịch vụ Kiểm toán. Đây được coi là ngày khởi nghiệp của Ngành kiểm toán độc lập tại Việt Nam.

Sau 2 năm, ngày 6/9/1993 Công ty Dịch vụ Kế toán nhận được thông báo của Ủy ban kế hoạch về ý kiến của Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung nhiệm vụ kiểm toán và đổi tên Công ty Dịch vụ Kế toán thành Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán [AASC].

Ngày 14/9/1993 Bộ trưởng Bộ Tài chính ký quyết định số 639 về việc bổ sung nhiệm vụ kiểm toán và đổi tên Công ty Dịch vụ Kế toán thành Công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán [AASC], tiền thân của Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC ngày nay

Tám năm sau vào ngày 14/9/2001, tại nhà hát lớn Hà Nội, AASC vinh dự tổ chức đón nhận Huân chương lao động hạng 3, phần thưởng cao quý đầu tiên mà Đảng và Nhà nước dành cho Công ty Kế toán, Kiểm toán độc lập của nước nhà. Nguyên Chủ tịch Quốc hội khi đó là Bộ trưởng Bộ Tài chính, đồng chí Nguyễn Sinh Hùng đã đích thân trao phần thưởng cao quý này cho AASC và giao nhiệm vụ cho công ty phát triển thành công ty hàng đầu của Ngành Kiểm toán độc lập Việt Nam. Đến hôm nay, chúng ta có quyền “tự hào và kiêu hãnh” đã thực hiện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Nhà nước giao cho, với vị thế là Công ty “đầu tiên, đầu đàn trong hệ thống các Công ty Kiểm toán độc lập Việt Nam”, xứng đáng với ý kiến nhận xét của Chủ tịch Quốc Hội ông Vương Đình Huệ khi đó là Tổng Kiểm toán Nhà nước năm 2011.

Ngày 14/9/2005 tại số 2 ngõ Gạch Hà Nội, nhân kỉ niệm 12 năm ngày Công ty được Thủ tướng Chính phủ đồng ý đổi tên Công ty Dịch vụ Kế toán thành Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán [AASC] và bổ sung thêm nhiệm vụ Kiểm toán, để chuẩn bị cho lễ kỉ niệm 15 năm thành lập AASC và đón nhận Huân chương lao động hạng Nhì Công ty đã nâng cấp tòa nhà tại số 1 Lê Phụng Hiểu từ 6 tầng lên 8 tầng, đồng thời Đảng ủy Công ty, Ban lãnh đạo Công ty, Ban chấp hành Công đoàn Công ty đã quyết định lấy ngày 14/9 hàng năm là ngày Kiểm toán AASC.

Đặc biệt, năm 2018 nhân kỉ niệm 25 năm ngày Kiểm toán AASC, Hội đồng thành viên Công ty đã quyết định tổ chức Ngày Kiểm toán AASC 14 tháng 9 năm 2019 tại Australia để tái hiện lại bối cảnh ngày Giám đốc đầu tiên của AASC Ông Phạm Huy Đoán lúc đó đang tham dự đàm phán hợp tác với Kiểm toán quốc tế E&Y từ ngày 6/9/1993.

Qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển kể từ ngày 13/5/1991, Hãng kiểm toán AASC đã tổ chức rất nhiều sự kiện như: Lễ kỉ niệm 29 năm ngày Bộ Tài chính tổ chức họp báo giới thiệu hoạt động hai công ty kế toán và kiểm toán [21/9/1991 – 21/9/2020], tổ chức thành công tốt đẹp các hoạt động chào mừng 30 năm ngày thành lập AASC [13/5/1991 – 13/5/2021], với sứ mệnh và vị thế đầu tiên, đầu đàn trong hệ thống các công ty kiểm toán Việt Nam và góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Ngành Kiểm toán độc lập, Ngành Thẩm định giá phát triển vững mạnh.

Chúng ta kỉ niệm ngày Kiểm toán AASC 14 tháng 9 năm nay trong bối cảnh khó khăn, phức tạp của đại dịch bệnh Covid 19, đánh giá được vai trò cực kỳ quan trọng của Chiến lược Vaccine, được sự quan tâm của Hội đồng Thành viên [HĐTV], Chủ tịch HĐTV, Đảng bộ AASC, Ban lãnh đạo Hãng Kiểm toán AASC đã tư vấn cho Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính về giải pháp chuyên môn để kịp thời thực hiện các nhiệm vụ, dịch vụ kiểm toán, trình Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế quan tâm tiêm chủng Vaccine cho đội ngũ Kiểm toán viên, Thẩm định viên về giá, nhân viên kiểm toán và người lao động của Ngành Kiểm toán độc lập. Đồng thời, chủ động báo cáo Đảng ủy Bộ Tài chính, đề nghị Công đoàn Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch tiêm chủng vaccine cho đoàn viên công đoàn AASC. Nhiệm vụ tiêm phòng Vaccine cho người lao động AASC được Ban lãnh đạo Công ty quyết tâm thực hiện với trách nhiệm cao nhất, thời gian nhanh nhất nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch cũng như đảm bảo hoạt động kinh doanh, quản lý, quản trị không bị gián đoạn. Việc tiêm Vaccine thời điểm này là điều vô cùng cấp thiết nhưng cũng cực kỳ khó khăn. Với sự vào cuộc mạnh mẽ từ HĐTV đến toàn bộ Ban lãnh đạo Công ty, Ban Chấp hành Công đoàn Hãng kiểm toán AASC đã hoàn thành mục tiêu tiêm Vaccine cho toàn thể cán bộ, kiểm toán viên, nhân viên của Công ty.

Trước khó khăn của đại dịch bệnh, hầu hết các doanh nghiệp đều phải thu hẹp, hoặc gián đoạn sản xuất. Các chế độ lương, thưởng cho người lao động cũng ảnh hưởng. Dẫu biết là khó khăn chung nhưng chúng ta, những người AASC lại một lần nữa tự tin, tự hào thời điểm năm nay các chế độ cho người lao động không thay đổi so với trước đây. Hội đồng thành viên, Ban lãnh đạo Công ty luôn chăm lo và lắng nghe ý kiến của người lao động dù là ý kiến nhỏ nhất như: Khi làm online vẫn duy trì chế độ tiền ăn cho Kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán viên thực hiện hợp đồng, kịp thời quyết định các khoản chi liên quan đến đảm bảo sức khỏe của cán bộ, kiểm toán viên, nhân viên Công ty, các khoản thăm hỏi, động viên người lao động, người thân của người lao động AASC.

Đó là sự quan tâm, động viên liên tục, kịp thời và là những liều Vaccine quý giá đảm bảo sự an toàn cho bản thân, người thân trong gia đình người lao động AASC, là các chính sách giúp người lao động vững tin để hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ kế toán, kiểm toán và thẩm định giá.

Chúng ta tin tưởng và tự hào hơn sẽ thực hiện thành công khát vọng của Người AASC là tinh thần tự tôn dân tộc: AASC của Nước Việt Nam, của Ngành Kiểm toán độc lập, Ngành Thẩm định giá đã, đang và sẽ hoàn thành sứ mệnh lịch sử là Công ty Kế toán, Kiểm toán đầu tiên “đầu đàn trong hệ thống các công ty kiểm toán của Việt Nam”.

BAN TỔ CHỨC

Một số tài liệu và hình ảnh lịch sử ngày 14 tháng 9:

Bản tin Chính sách Thuế và văn bản pháp luật tháng 06 năm 2021.

Hãng Kiểm toán AASC trân trọng kính mời Quý vị tham khảo Bản tin Văn bản pháp luật số 06 năm 2021 bao gồm các thông tin cập nhật quan trọng sau:

- Chính sách Thuế

+ Gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất trong năm 2021 + Quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế + Các công văn trả lời về thuế

- Quy định khác

+ Ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 + Quy định giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán áp dụng tại sở giao dịch chứng khoán và trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam + Các văn bản hợp nhất mới ban hành.

Vui lòng xem chi tiết theo đường link: Bản tin tháng 06 năm 2021

Ngày 20 tháng 07 năm 2021, tại trụ sở số 01 Lê Phụng Hiểu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Hãng Kiểm toán AASC đã trao Quyết định bổ nhiệm Thành viên Ban Kiểm soát đối với Thành viên HĐTV - Phó Trưởng phòng Kiểm toán 1 Hà Văn Xuyên. Tham dự sự kiện này có sự hiện diện của Chủ tịch HĐTV Ngô Đức Đoàn, Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng Ban Kiểm soát – Trưởng phòng Kiểm toán 5 Hoàng Thúy Nga, Thành viên Ban Kiểm soát – Trưởng phòng Kiểm toán 3 Hoàng Thị Thu Hương và Trưởng Ban Thư ký Nguyễn Lan Anh.

Thay mặt HĐTV, Chủ tịch Ngô Đức Đoàn đã trao Quyết định cùng bó hoa tươi thắm chúc mừng, giao nhiệm vụ và tin tưởng Tân Thành viên Ban Kiểm soát Hà Văn Xuyên sẽ phát huy sở trường, chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, rèn luyện tu dưỡng toàn diện để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được HĐTV giao, Ban Kiểm soát phân công. Đồng thời Chủ tịch HĐTV cũng đề nghị Ban Điều hành phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Ban Kiểm soát thực hiện hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội HĐTV AASC lần thứ 14 và chiến lược phát triển AASC.

Tân Thành viên Ban Kiểm soát Hà Văn Xuyên đã trân trọng cám ơn sâu sắc và vinh dự khi được HĐTV, Ban Điều hành tin tưởng, giao nhiệm vụ mới, xin hứa sẽ tiếp tục nỗ lực, hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao, không ngừng rèn luyện về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp để đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển bền vững của AASC.

Một số hình ảnh tại buổi trao quyết định:

Chủ tịch HĐTV AASC Ngô Đức Đoàn trao Quyết định và tặng hoa Tân Thành viên Ban KS Hà Văn Xuyên

Chủ tịch HĐTV Ngô Đức Đoàn giao nhiệm vụ và động viên Ban KS AASC

Tân Thành viên Ban KS Hà Văn Xuyên phát biểu nhận nhiệm vụ

Nhân kỷ niệm 14 năm Ngày hoạt động đầu tiên của AASC Công ty TNHH hai thành viên trở lên [02/7/2007 – 02/7/2021], Ban Biên tập xin trân trọng giới thiệu Thư của Chủ tịch HĐTV AASC Ngô Đức Đoàn.

Thân gửi các bạn Thành viên Hội đồng Thành viên AASC,

Nhân Ngày hoạt động đầu tiên của AASC Công ty TNHH hai thành viên trở lên [02/7/2007], với tâm thế, vị thế của AASC qua 30 năm trưởng thành, phát triển và trong điều kiện đại dịch Covid – 19, xin chúc các bạn Thành viên HĐTV, Lãnh đạo các cấp Công ty dồi dào sức khỏe, đồng thuận thực hiện thắng lợi Nghị quyết 14 của HĐTV AASC và hoàn thành vượt mức kế hoạch của Tổng Giám đốc, Ban Tổng Giám đốc AASC giao cho các đơn vị.

Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2021

Ngô Đức Đoàn

Chủ tịch HĐTV AASC

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 26/2021/TT-BTC ngày 7/4/2021 về hướng dẫn công tác kế toán khi thực hiện chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần. Thông tư áp dụng cho các tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 2 Nghị định số 150/2020/NĐ-CP ngày 25/12/2020 của Chính phủ về chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần, có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2021.

Theo quy định tại Thông tư, đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thực hiện theo cơ chế tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập và hạch toán theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính.

Hai thời điểm đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi thành công ty cổ phần phải lập báo cáo tình hình tài chính gồm: Một là, thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập sau khi đã hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến xử lý tài chính để xác định giá trị đơn vị theo quy định. Hai là, tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần [thời điểm đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu] sau khi đã hạch toán kết quả xử lý tài chính tại thời điểm chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định làm căn cứ bàn giao sang công ty cổ phần.

Báo cáo tình hình tài chính theo khuôn mẫu doanh nghiệp là báo cáo của đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi lập để phục vụ cho quá trình chuyển đổi thành công ty cổ phần, được xây dựng trên cơ sở báo cáo tình hình tài chính lập theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và các tài liệu có liên quan về việc xác định giá trị đơn vị theo biểu mẫu với các chỉ tiêu tương ứng với Bảng cân đối kế toán lập theo chế độ kế toán doanh nghiệp.

Báo cáo tình hình tài chính theo khuôn mẫu doanh nghiệp do đơn vị lập tại thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập được dùng làm tài liệu công bố kèm theo bản cáo bạch.

Báo cáo tình hình tài chính theo khuôn mẫu doanh nghiệp do đơn vị sự nghiệp công lập lập sau khi chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần [tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu] làm căn cứ bàn giao tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn của đơn vị sự nghiệp cho công ty cổ phần; mở sổ kế toán của công ty cổ phần khi bắt đầu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Thông tư số 26/2021/TT-BTC quy định, báo cáo tình hình tài chính theo khuôn mẫu doanh nghiệp phải được phản ánh một cách trung thực, khách quan về nội dung và giá trị các chỉ tiêu báo cáo. Nội dung báo cáo trình bày theo một cấu trúc chặt chẽ, có hệ thống về tình hình tài chính tại thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập và thời điểm đơn vị sự nghiệp công lập chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Báo cáo tình hình tài chính theo khuôn mẫu doanh nghiệp phải được lập kịp thời, đúng thời gian quy định cho từng thời điểm, trình bày rõ ràng, dễ hiểu, chính xác thông tin, số liệu kế toán. Nội dung báo cáo phải trung thực, khách quan, được trình bày có hệ thống về tình hình tài chính tại thời điểm xác định giá trị đơn vị sự nghiệp công lập và thời điểm đơn vị sự nghiệp công lập chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Đơn vị phải phân tích các số liệu kế toán hiện có trên cơ sở sổ kế toán chi tiết theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp đã được khóa sổ, các văn bản về việc xác định lại giá trị tài sản và các tài liệu có liên quan khác đảm bảo phù hợp với nội dung chỉ tiêu phản ánh trên Báo cáo tình hình tài chính theo khuôn mẫu doanh nghiệp để lập báo cáo…

Thông tư cũng hướng dẫn cách hạch toán kế toán một số nghiệp vụ chi tiết liên quan đến xử lý tài chính trước thời điểm đơn vị sự nghiệp công lập chuyển thành công ty cổ phần.

Hàng loạt thương vụ xoay quanh nền tảng tiêu dùng bán lẻ cùng việc ký kết hợp tác với 'ông lớn' trong ngành thương mại điện tử Alibaba, đã khẳng định vị thế hàng đầu của The CrownX.

Tháng 5-2021, một nhóm các nhà đầu tư trong đó có "ông lớn" thương mại điện tử Alibaba và quỹ đầu tư Baring Private Equity Asia đã rót vốn đầu tư 400 triệu USD vào The CrownX. Trước đó, SK Group đã rót 410 triệu USD tiền mặt cho 16,26% cổ phần tại VinCommerce - công ty điều hành hệ thống bán lẻ VinMart và VinMart+ của Masan.

Không chỉ hợp tác với các đối tác nước ngoài, Masan còn "mạnh tay" M&A với các doanh nghiệp nội địa. Ngày 24-5, một công ty con khác của Masan là The Sherpa đã chi 15 triệu USD để mua 20% cổ phần của Phúc Long - thương hiệu trà sữa đình đám của Việt Nam. Hai bên có kế hoạch mở rộng mô hình ki-ôt Phúc Long tại các cửa hàng VinMart+ của Masan. Thương vụ nối dài danh sách M&A mà tập đoàn này đã thực hiện những năm gần đây.

Mô hình bán lẻ tích hợp từ offline đến online

Như tuyên bố tại Đại hội đồng cổ đông thường niên của Masan diễn ra vào tháng 4-2021, tầm nhìn trong 10 năm của Masan là xây dựng nền tảng tiêu dùng - bán lẻ "tất cả trong một" nhằm phục vụ các nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng.

Nền tảng này sẽ được ứng dụng công nghệ, tích hợp các điểm bán hiện hữu [offline] và kênh mua sắm trực tuyến [online]. Masan gọi nền tảng "tất cả trong một" này là "Point of Life".

Masan có lợi thế khi sở hữu hệ thống bán lẻ hiện đại dẫn đầu về quy mô với gần 2.500 siêu thị VinMart và cửa hàng VinMart+ trên toàn quốc. Ngoài ra, Masan Consumer còn có mối quan hệ mật thiết với hơn 300.000 điểm bán truyền thống phủ sóng từ thành thị đến nông thôn.

Khi chuyển đổi các điểm bán lẻ theo hướng hiện đại hóa, Masan có thể tận dụng hệ thống cửa hàng offline làm điểm giao hàng cho các đơn hàng online, từ đó tối ưu hóa chuỗi cung ứng, tiết kiệm chi phí, gia tăng chất lượng phục vụ người tiêu dùng. Masan cho biết sẽ tận dụng tối đa việc tích hợp hai kênh, thay vì xây dựng online thành một kênh riêng.

"Với mô hình này, chúng tôi vừa cung cấp nhiều sự lựa chọn cho khách, vừa có khả năng quản lý chi phí hiệu quả nhờ việc trực tiếp xử lý đơn hàng tại cửa hàng. Ví dụ như việc kết hợp đơn hàng của hai kênh giúp giảm biến động về sức bán hàng, qua đó quản lý tồn kho hiệu quả. Mạng lưới rộng cũng giúp giảm khoảng cách và đảm bảo thời gian giao hàng nhanh chóng, ông Danny Le - tổng giám đốc Masan Group cho biết.

Trợ lực từ thỏa thuận với Alibaba

Thương mại điện tử tuy có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam nhưng lại là cuộc đua "đốt tiền" cần rất nhiều nguồn lực. Hướng đi được Masan chọn lựa là "bắt tay" với Alibaba - đối tác dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử, đã có sẵn nền tảng, giàu nguồn lực và thế mạnh công nghệ.

Sau thương vụ hợp tác với "ông lớn" thương mại điện tử châu Á, ngoài con số 400 triệu USD, The CrownX ngay lập tức có thêm mảnh ghép kênh bán lẻ online. The CrownX sẽ hợp tác với Lazada - nền tảng thương mại điện tử tại Đông Nam Á của Alibaba - để phát triển thị trường bán lẻ online tại Việt Nam. Trong đó, VinCommerce đặt mục tiêu trở thành nhà bán lẻ nhu yếu phẩm hàng đầu trên nền tảng thương mại điện tử này.

Hai bên cho biết sẽ chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm để chuyển đổi ngành bán lẻ Việt Nam theo hướng hiện đại hóa, tận dụng sức mạnh phân tích dữ liệu để phát triển các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện đại.

VinMart/VinMart+ đã có sẵn cơ sở dữ liệu 10 triệu khách hàng. VinCommerce sẽ là nhà bán lẻ nhu yếu phẩm hàng đầu trên nền tảng thương mại điện tử Lazada, tiếp cận thêm 20 triệu khách hàng trên kênh mua sắm này.

Khi nhìn lại con đường phát triển của Alibaba, hệ sinh thái của tập đoàn này không chỉ có thương mại điện tử, mà còn là thanh toán và dịch vụ tài chính. Tài chính và thanh toán cũng là một trong những trụ cột được Masan nhắc đến trong tham vọng "Point of Life" và chính mảng này sẽ đóng vai trò kết nối để tạo ra một nền tảng thống nhất.

Và đối tác của Masan không ai khác hơn chính là ngân hàng Techcombank. Bắt đầu từ năm nay, VCM sẽ triển khai các dịch vụ tài chính do Techcombank cung cấp, ít nhất trên 50% số cửa hàng.

Masan ước tính, nếu liên kết với các nền tảng khác từ offline sang online như thương mại điện tử, The CrownX [do Techcombank phụ trách mảng tài chính] có thể đạt mục tiêu tiếp cận 30-50 triệu khách hàng.

Sau hàng loạt các thương vụ hợp tác với SK Group, Alibaba và mới đây là phát triển mô hình chuỗi bán lẻ F&B tại các cửa hàng VinMart+, bức tranh "Point of Life" của Masan ngày càng rõ nét hơn. Với các bước đi chiến lược bài bản, kế hoạch hiện thực hóa "Point of Life", xác lập nền tảng tiêu dùng - bán lẻ có vị thế dẫn đầu của Masan hoàn toàn trong tầm tay.

Báo cáo nghiên cứu của Công ty chứng khoán Bản Việt [VCSC] đưa ra mức giá mục tiêu dự phóng của MSN là 142.000 đồng/ cổ phiếu, cao hơn 30% so với giá hiện tại.

Nguồn: //tuoitre.vn/thi-truong-ban-le-viet-nam-nhin-tu-cac-thuong-vu-m-a-cua-masan-20210605113211.htm

Cầu tiêu dùng của người dân đã tăng trở lại, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3/2021 tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước

Báo cáo mới đây của Tổng cục Thống kê cho thấy, hoạt động thương mại bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tháng 3/2021 có xu hướng phục hồi khi dịch Covid-19 được kiểm soát.

Cụ thể, cầu tiêu dùng của người dân đã tăng trở lại, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3/2021 tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước [cùng kỳ năm 2020 giảm 5,4%].

Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 322,8 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 40,2 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 845 tỷ đồng, giảm 34,6%; doanh thu dịch vụ khác đạt 41,3 nghìn tỷ đồng, tăng 11,4%.

Tính chung quý 1/2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1.291,1 nghìn tỷ đồng, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 4,42% [cùng kỳ năm 2020 giảm 0,01%].

Chi tiết hơn, doanh thu bán lẻ hàng hóa quý 1 năm nay ước tính đạt 1.033,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 80,1% tổng mức và tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lương thực, thực phẩm tăng 9,5%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 5,8%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 5,3%; may mặc tăng 4,5%; phương tiện đi lại tăng 1,4%.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa quý 1 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như Hải Phòng tăng 11,3%; Cần Thơ tăng 10,8%; Hà Nội tăng 8%; Đà Nẵng tăng 7,9%; Thanh Hóa tăng 6,7%; Quảng Nam và Quảng Ngãi cùng tăng 6,6%; Đồng Nai 5,7%; Đắk Lắk tăng 5,5%; Hưng Yên tăng 5,3%; Bắc Ninh tăng 1,8%.

Bên cạnh đó, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống quý 1/2021 ước tính đạt 124 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,6% tổng mức và giảm 3% so với cùng kỳ năm trước [cùng kỳ năm 2020 giảm 8,5%]. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống quý 1 năm nay so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 1,1%; Quảng Ninh giảm 12,7%; Hà Nội giảm 8%; Lâm Đồng giảm 7,2%; Đà Nẵng giảm 6%; Hải Phòng giảm 3,9%; thành phố Hồ Chí Minh giảm 3,5%; Kiên Giang giảm 1%.

Doanh thu dịch vụ khác quý 1/2021 ước tính đạt 130,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,1% tổng mức và tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó doanh thu của Hải Phòng tăng 16,4%; Quảng Ninh tăng 15,1%; Cần Thơ tăng 7,7%; Đà Nẵng tăng 4,8%; Hà Nội tăng 2,5%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 0,9%; Lào Cai giảm 10,5%; Gia Lai giảm 28,5%.

Đáng chú ý, do ngành du lịch chưa thể phục hồi nên doanh thu du lịch lữ hành quý 1 ước tính chỉ đạt 3,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,2% tổng mức và giảm 60,1% so với cùng kỳ năm trước [cùng kỳ năm 2020 giảm 24,8%].

Một số địa phương có doanh thu du lịch lữ hành quý 1 giảm so với cùng kỳ năm trước gồm Đà Nẵng giảm 61,3%; thành phố Hồ Chí Minh giảm 59,5%; Hà Nội giảm 30,1%; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 23,1%; Hải Phòng giảm 20,5%; Cần Thơ giảm 16,8%; Quảng Ninh giảm 4,5%.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những chính sách, giải pháp nhằm giảm gánh nặng về chi phí tuân thủ thuế và đã có nhiều kết quả tích cực mang lại cho cộng đồng doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh.

Chi phí tuân thủ thủ tục hành chính về thuế là nhóm thấp nhất

Theo Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính năm 2020 [APCI 2020] được Chính phủ công bố ngày 17/3/2021, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính về thuế là nhóm thấp nhất, trung bình 267 nghìn đồng. Cụ thể, thời gian thực hiện thủ tục thuế giảm 19% và chi phí trực tiếp giảm 79% so với năm 2019, dẫn đến tổng chi phí tuân thủ giảm 66%.

Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2020 [CPI] do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam [VCCI] phối hợp với Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ [USAID] cho thấy, lĩnh vực thuế đã có nhiều chuyển biến tích cực so với các năm trước, tuy nhiên, cần tiếp tục cải thiện nhiều hơn nữa để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp [DN], tiếp tục giảm chi phí tuân thủ trong lĩnh vực thuế, đặc biệt là các chi phí không chính thức.

Cả 2 Báo cáo APCI 2020 và Báo cáo PCI 2020 đều ghi nhận mức giảm trong chi phí tuân thủ thuế của các DN cả chính thức và phi chính thức nhờ vào nhiều biện pháp cải cách thủ tục hành chính [TTHC]. Điển hình như, điện tử hóa việc kê khai, thu nộp thuế, giảm thời gian giải quyết các thủ tục cũng như chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” các thủ tục đối với DN.

Báo cáo APCI 2020 tập trung vào các thủ tục nhằm hoàn thành nghĩa vụ trước khi giải thể đối với DN, khai quyết toán thuế thu nhập DN, khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, trong khi thủ tục về thuế còn nhiều mảng công việc và quy trình khác, trong khi Báo cáo CPI thực hiện khảo sát nhiều thủ tục hơn.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, chi phí tuân thủ thuế càng thấp thì người nộp thuế dễ dàng tuân thủ các quy định của TTHC thuế. Chi phí tuân thủ thuế càng lớn càng làm gia tăng khả năng tránh thuế của DN. Như vậy, vấn đề đặt ra là cần tiếp tục giảm chi phí tuân thủ thuế thông qua các giải pháp đổi mới, cải cách.

Giải pháp giảm thiểu chi phí tuân thủ thuế

Thứ nhất, tiếp tục tăng cường áp dụng một cách triệt để và tối ưu việc điện tử hóa các thủ tục hành chính thuế như đã làm trong những năm gần đây. Kết quả cắt giảm thời gian và chi phí tuân thủ theo Báo cáo APCI 2020 là rất tốt, đưa mức đánh giá của người nộp thuế đối với việc cải cách của cơ quan thuế lên đứng đầu trong 9 nhóm thủ tục được khảo sát.

Mặc dù vậy, cần tiếp tục triển khai việc quản lý kê khai, thu nộp thuế đến toàn bộ DN, đồng thời với việc triển khai tốt hơn việc áp dụng hóa đơn điện tử của các doanh nghiệp. Thời hạn áp dụng hóa đơn điện tử bắt buộc trước được được quy định là từ 1/11/2020 đã phải lùi sang 01/7/2022 vì nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản là ở phía DN.

Bên cạnh đó, cần tăng cường hỗ trợ người nộp thuế đối với các TTHC thuế trên internet bằng việc xây dựng các nội dung hướng dẫn cụ thể rõ ràng hơn để giúp DN tiếp cận ngay và thực hiện dễ dàng. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào việc giải đáp các thắc mắc, phản hồi các yêu cầu của DN cũng như hỗ trợ các thủ tục, đặc biệt là các thủ tục được phản ánh gây nhiều phiền hà, mất thời để giảm thời gian tìm hiểu và thực hiện các thủ tục của DN.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế và cải cách công tác quản lý thuế. Quy trình thực hiện các thủ tục hiện nay đã được đơn giản hóa rất nhiều, nhưng cần đơn giản hơn nữa. Cần sớm áp dụng cơ chế “thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế” [APA] trong quản lý thuế.

Hiện tại, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến rộng rãi về Dự thảo Thông tư hướng dẫn vấn đề này nhằm cụ thể hóa Điều 41 của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ. Thông tư này được ban hành sẽ giúp DN có thể chuẩn bị trước về việc xác định APA dựa trên kế hoạch, thông tin dự kiến của chính DN, tạo sự chủ động trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, khai và nộp thuế nhằm giảm thiểu chi phí tuân thủ thuế.

Thứ ba, kiểm soát các tình huống gây phát sinh chi phí không chính thức của DN trong thực hiện các TTHC về thuế, đặc biệt trong lĩnh vực thanh tra, kiểm tra. Để làm được điều này, cần xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra rõ ràng, minh bạch trên cơ sở phân tích, đánh giá DN có rủi ro như đã đề cập trong phần trên, hạn chế thanh tra, kiểm tra tràn lan, không có trọng điểm.

Bên cạnh đó, cần giám sát kết quả thanh tra, kiểm tra một cách nghiêm ngặt kết hợp với mở rộng kênh phản hồi, khiếu nại kết quả thanh tra của DN với cấp trên có thẩm quyền…

Chi phí tuân thủ thuế mặc dù đã giảm mạnh nhờ vào các nỗ lực cải cách của toàn ngành Thuế, nhưng thực tế sẽ tiếp tục phát sinh vướng mắc ngoài ý muốn, dẫn mất thời gian cho DN và cơ quan quản lý thuế. Vì vậy, cần hiểu rõ các tác động của chí phí tuân thủ này lên hoạt động của DN và tìm ra giải pháp giảm hơn nữa chi phí tuân thủ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể an tâm sản xuất kinh doanh, tăng trưởng và mở rộng hoạt động.

Có hiệu lực thi hành từ ngày 04/6/2021, Nghị định số 57/2021/NĐ-CP của Chính phủ đã bổ sung điểm g khoản 2 Điều 20 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Theo đó, Nghị định nêu rõ, doanh nghiệp có dự án đầu tư [đầu tư mới và đầu tư mở rộng] sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, thực hiện trước ngày 01/01/2015, đáp ứng các điều kiện của dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ theo quy định tại Luật số 71/2014/QH13 và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thì được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Trường hợp doanh nghiệp có dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ mà thu nhập từ dự án này chưa được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thì được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ kể từ kỳ tính thuế được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Trường hợp doanh nghiệp có dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ mà thu nhập từ dự án này đã hưởng hết ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện ưu đãi khác [ngoài điều kiện ưu đãi đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ] thì được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Trường hợp doanh nghiệp có dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ mà thu nhập từ dự án này đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện ưu đãi khác [ngoài điều kiện ưu đãi đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ] thì được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Cách xác định thời gian ưu đãi còn lại: Thời gian ưu đãi còn lại được xác định bằng thời gian ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trừ đi số năm miễn thuế, số năm giảm thuế, số năm hưởng thuế suất ưu đãi đã được hưởng ưu đãi theo điều kiện ưu đãi khác, cụ thể như:

Thời gian miễn thuế còn lại bằng thời gian miễn thuế theo điều kiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trừ đi thời gian miễn thuế đã hưởng ưu đãi theo điều kiện ưu đãi khác;

Thời gian giảm thuế còn lại bằng thời gian giảm thuế theo điều kiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trừ đi thời gian giảm thuế đã hưởng ưu đãi theo điều kiện ưu đãi khác;

Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi còn lại bằng thời gian ưu đãi thuế suất theo điều kiện dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trừ đi thời gian ưu đãi thuế suất đã hưởng theo điều kiện ưu đãi khác [nếu có].

Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay thì nhiều doanh nghiệp đầu tư dự án nghỉ dưỡng đang gặp khó khăn trong việc phát triển phân khúc căn hộ khách sạn [condotel].

Theo Công ty cổ phần DKRA Việt Nam, trong quý II/2021, nguồn cung mới condotel tăng so với quý I, dao động khoảng 800 – 1.000 căn. Trong số đó, phần lớn các dự án tập trung ở thị trường Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận và Phú Quốc [Kiên Giang].

Báo cáo thị trường của Bộ Xây dựng quý I/2021 cũng thấy, mặc dù thanh khoản kém nhưng cả nước vẫn có 5.180 căn hộ du lịch được cấp phép, tập trung chủ yếu tại Hưng Yên, Lâm Đồng, Khánh Hòa.

Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay thì nhiều doanh nghiệp đầu tư dự án nghỉ dưỡng đang gặp khó khăn trong việc phát triển phân khúc căn hộ khách sạn [condotel]. Không riêng gì chủ đầu tư lớn, các nhà đầu tư thứ phát hay khách hàng cá nhân đã đổ vốn vào năm phân khúc này cũng gặp khó khăn tương tự. Trên thị trường xuất hiện nhiều thông tin rao bán loại căn hộ này với giá thấp, thậm chí cắt lỗ sâu.

Trên thị trường thứ cấp, hiện tượng cắt lỗ căn hộ nghỉ dưỡng xảy ra khá phổ biến. Tình trạng rao bán cắt lỗ diễn ra ở tất cả các thị trường nghỉ dưỡng từ những điểm mới phát triển vài năm gần đây như Quy Nhơn, Ninh Thuận, Phan Thiết… cho đến các khu vực trọng điểm về du lịch như Nha Trang [Khánh Hòa], Đà Nẵng, Phú Quốc [Kiên Giang], Hội An [Quảng Nam]...

Trên thực tế, những nơi thường xuyên dẫn đầu và phát triển mạnh về nghỉ dưỡng như Phú Quốc, Khánh Hòa, Bình Thuận,... thì trong khoảng hơn 1 năm trở lại đây đều không ghi nhận nguồn cung mới và lượng tiêu thụ vẫn khá thấp. Các giao dịch chủ yếu tập trung ở những dự án mới mở bán trong quý.

Để thúc đẩy giao dịch trong phân khúc này, một số chủ đầu tư lớn đã phải thay đổi chiến lược bán condotel. Theo đó, thay vì bán những căn hộ hình thành trong tương lai vào năm ngoái thì các chủ đầu tư tiếp tục xây dựng và hoàn thiện xong sản phẩm cũng như những tiện ích hạ tầng rồi mới tung hàng ra bán. Thế nhưng, lượng giao dịch cũng chưa tốt như kỳ vọng.

Một môi giới chia sẻ, việc kết nối khách giao dịch bất động sản nghỉ dưỡng mà đặc biệt là condotel hiện nay rất khó khăn. Kết quả thanh khoản rất thấp. Một yếu tố trở ngại nữa là tại nhiều dự án, các chủ đầu tư vẫn muốn giải quyết nốt sản phẩm còn tồn đọng - là những căn condotel "kém đẹp" nên khách mua càng không "mặn mà". Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay chủ yếu giao dịch là các sản phẩm thấp tầng như shophouse, biệt thự nghỉ dưỡng…

Theo các chuyên gia, trong khi thị trường du lịch vẫn đang phải chịu những ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19 thì những phân khúc phục vụ nhu cầu để ở sẽ có tính ổn định cao hơn, còn bất động sản nghỉ dưỡng sẽ tiếp tục gặp khó. Ở giai đoạn này, những khách hàng đã đầu tư vào phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng kỳ vọng và gửi niềm tin vào thương hiệu quản lý vận hành quốc tế 5 sao hơn là những chương trình cam kết lợi nhuận./.

Các chuyên gia dự báo, 2021 là "năm bội thu” của những nhà phát triển bất động sản công nghiệp đã nắm trong tay quỹ đất lớn. Theo đó, bất động sản công nghiệp vẫn là "con cưng" của thị trường.

Theo báo cáo mới nhất từ Savills Việt Nam, mặt bằng chi phí thuê đất khu công nghiệp tại Việt Nam được ghi nhận đã tăng cao và trở thành điểm sáng hiếm hoi trong tình hình thị trường hiện tại.

Việc nguồn cung hạn chế tại các phân khúc như nhà ở thương mại, văn phòng, bán lẻ… khiến bất động sản công nghiệp đang được săn đón bởi các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều này cũng khiến chi phí thuê bất động sản công nghiệp leo thang. Tuy nhiên, bất động sản công nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục là "đứa con cưng" của ngành này bởi nhu cầu cao và hoạt động thị trường vốn gia tăng.

Các chuyên gia dự báo, 2021 là "năm bội thu” của những nhà phát triển bất động sản công nghiệp đã nắm trong tay quỹ đất lớn. So với mặt bằng chung của thế giới, Việt Nam vẫn được đánh giá là quốc gia kiểm soát dịch bệnh tốt; đồng thời còn được hưởng lợi từ làn sóng chuyển dịch đầu tư khỏi Trung Quốc.

Nhu cầu sử dụng bất động sản khu công nghiệp tăng cao, kéo theo kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp trong ngành này trong quý I vừa qua cũng tốt hơn. Đơn cử như Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc - CTCP [KBC] công bố báo cáo tài chính [BCTC] hợp nhất quý I/2021 với doanh thu 2.002 tỷ đồng, gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm trước; trong đó, doanh thu cho thuê đất và chuyển nhượng bất động sản chiếm hơn 1.904 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm trước đó.

Hay như Công ty Sonadezi [SNZ] cũng có doanh thu quý I đạt 1.266 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ; trong đó, riêng mảng kinh doanh khu công nghiệp đạt hơn 365 tỷ đồng. Nhóm các doanh nghiệp khác thuộc ngành bất động sản khu công nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng cao trong cùng thời gian trên còn có Tân Tạo [ITA], IJC và Nam Tân Uyên [NTC] - Savills Việt Nam dẫn chứng.

Cùng đó, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam đánh giá, thị trường bất động sản công nghiệp đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ về nguồn cầu tại nhiều tỉnh, thành phố, tiêu biểu như: Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Định, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang...

Với 260 khu công nghiệp đang hoạt động và 75 khu công nghiệp đang xây dựng, tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp của Việt Nam đạt bình quân trên 70%; giá thuê nhà xưởng bình quân trên cả nước khoảng 60 - 80 nghìn đồng/m2 và giá mua đất khu công nghiệp đã có hạ tầng giao động từ 3 - 5 triệu đồng/m2.

Theo ông Troy Griffiths - Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam, khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nhiều công ty đã áp dụng mô hình Trung Quốc + 1 nhằm tìm kiếm địa điểm mới để đa dạng hóa và đảm bảo nguồn cung.

Với vị trí liền kề Trung Quốc, hội tụ nhiều lợi thế chiến lược, đặc biệt là chi phí thuê bất động sản công nghiệp rất cạnh tranh, Việt Nam đang được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước quan tâm và xem như một điểm đến thay thế. Bất động sản công nghiệp sẽ tiếp tục là "đứa con cưng" của ngành này với nhu cầu cao và hoạt động thị trường vốn gia tăng.

Khảo sát mới nhất về thị trường bất động sản công nghiệp của Savills ghi nhận tỷ lệ lấp đầy ở khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc tăng so với cùng kỳ. Tại Hà Nội lên đến 90%, Bắc Ninh 95%, Hưng Yên 89% và Hải Phòng là 73%. Trong khi đó, khu vực phía nam ghi nhận tỷ lệ lấp đầy tại Thành phố Hồ Chí Minh đạt 88%, Bình Dương là 99%, Đồng Nai 94%, Long An là 84%, Bà Rịa – Vũng Tàu 79%...

Nhờ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và các nước Liên Minh Châu Âu EVFTA, chi phí thuê đất khu công nghiệp có sự tăng trưởng khá ổn định. Các khu công nghiệp đã quy hoạch được kỳ vọng sẽ là những đối tượng thu hút dòng vốn ngoại trong thời gian tới. Thông qua Hiệp định thương mại tự do, mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia liên minh Châu Âu và Việt Nam sẽ được tăng cường, thúc đẩy sự phục hồi của ngành sản xuất sau giai đoạn trầm lắng do COVID-19 gây ra.

Theo ông John Campbell - Quản lý bộ phận bất động sản công nghiệp Savills Việt Nam, với kỳ vọng tăng trưởng trong xuất nhập khẩu và sản xuất trong nước, nhu cầu cho cơ sở hạ tầng logistics cũng đang được thúc đẩy. Những năm gần đây, tổng diện tích kho bãi đã tăng đáng kể và giá tăng từ 5 - 10% mỗi năm.

Giá thuê trung bình cho nhà kho tại Vùng kinh tế phía Bắc và Nam trong năm 2020 lần lượt là 4,1 USD/m2/tháng và 4,4 USD/m2/tháng. Tại các tỉnh như Long An và Bình Dương, những dự án kho bãi và cơ sở phân phối mới đang mọc lên dày đặc khi khu vực Tp. Hồ Chí Minh và Bình Dương đối diện với vấn đề thiếu hụt nguồn cung.

Tuy chi phí thuê đất khu công nghiệp tăng, nhưng báo cáo của Savills Việt Nam từ 54 thị trường tại 21 quốc gia cho thấy, Việt Nam đang là nơi có chi phí vận hành thấp nhất trong bảng xếp hạng; trong đó, Hà Nội dẫn đầu. Chi phí nhân công cộng với chi phí năng lượng đều ở mức thấp, giúp chi phí vận hành tại Việt Nam cạnh tranh hơn so với các quốc gia khác trong khu vực, trở thành một điểm đến rất thu hút với các công ty đa quốc gia - ông John Campbell phân tích.

Đáng chú ý, từ năm 2020, Việt Nam đã lập kế hoạch cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng và các khu công nghiệp nhằm thu hút doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Những chính sách kịp thời như miễn giảm thuế doanh nghiệp đảm bảo lợi thế cạnh tranh trong khu vực như Indonesia, Thái Lan và các nước Đông Nam Á khác.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, bất động sản công nghiệp Việt Nam đang sở hữu cơ hội lớn để tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ nhưng nếu các địa phương không có sự cẩn trọng tính toán trong việc cấp mới dự án bất động sản công nghiệp, khủng hoảng là điều hoàn toàn có thể xảy ra./.

Việc dùng chung cơ sở hạ tầng sẽ giúp các nhà mạng Việt Nam giảm chi phí đầu tư, đồng thời sớm đẩy nhanh tiến độ phủ sóng 5G.

Nhà mạng đồng loạt phát âm báo kêu gọi bầu cử

Viettel, VinaPhone, MobiFone cùng bắt tay tuyên chiến với SIM rác

GSMA đưa vấn đề cấp bách với tương lai toàn cầu của 5G

Thời gian gần đây, lĩnh vực viễn thông đã chứng kiến các thỏa thuận hợp tác sâu rộng về hạ tầng giữa các nhà mạng di động. Sự phối hợp này vừa được nâng lên một nấc nữa khi mới đây, dưới sự chứng kiến của Cục Viễn thông [Bộ TT&TT], 3 nhà mạng Viettel, VNPT và MobiFone đã ký kết thỏa thuận triển khai thử nghiệm dùng chung mạng 5G.

Nội dung thỏa thuận tập trung vào hai giải pháp quan trọng là thử nghiệm chuyển vùng di động roaming và thử nghiệm chia sẻ mạng truy nhập vô tuyến đa mạng [MORAN].

Các thỏa thuận chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng viễn thông trước đây thường tập trung vào hạ tầng thụ động [nhà trạm, cột ăng ten, truyền dẫn…]. Đây là lần đầu tiên, các nhà mạng Việt Nam triển khai thử nghiệm việc chia sẻ hạ tầng viễn thông ở lớp cao hơn như hạ tầng tích cực, thiết bị mạng truy nhập vô tuyến 5G…

Việc triển khai thử nghiệm được nhận định sẽ góp phần đánh giá tổng thể các nội dung cần thiết cả về kỹ thuật và cơ chế phối hợp liên mạng để triển khai mạng 5G.

Theo Cục Viễn thông, thỏa thuận này có ý nghĩa góp phần sớm đưa mạng 5G triển khai thương mại hóa trên phạm vi toàn quốc, đảm bảo mỹ quan đô thị và tăng cường hiệu quả đầu tư hạ tầng của chính các doanh nghiệp. Thỏa thuận này chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy việc triển khai mạng 5G trên phạm vi toàn quốc.

Xét trên bình diện khu vực và quốc tế, đây là một trong các thỏa thuận đầu tiên về thử nghiệm dùng chung hạ tầng mạng 5G. Sự phối hợp này khẳng định quyết tâm của ngành thông tin và truyền thông trong việc đưa Việt Nam đồng hành với các nước đi đầu về 5G.

Phát biểu tại lễ ký kết, lãnh đạo Cục Viễn thông đánh giá cao sự hợp tác của các doanh nghiệp viễn thông. Cục Viễn thông đề nghị các doanh nghiệp thực hiện tích cực, hiệu quả, trên cơ sở hợp tác, xây dựng để đạt được kết quả thử nghiệm tốt nhất, tạo tiền đề thuận lợi cho quá trình khai thác thương mại sau này.

Tính đến hết tháng 5/2021, các nhà mạng Việt Nam đã triển khai thử nghiệm thương mại và dịch vụ 5G tại 6 tỉnh, thành phố là Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Phước và Thừa Thiên Huế. Tốc độ 5G trung bình tại Việt Nam hiện đạt từ 500-600 Mbps, nhanh hơn gấp 10 lần so với tốc độ truy cập của mạng 4G.

Với đặc điểm sử dụng băng tần có bước sóng milimet, vùng phủ sóng của các trạm BTS 5G chỉ đạt vài trăm mét so với bán kính vùng phủ từ 2-3km của các trạm 2G/3G/4G trước đây. Thực tế này đòi hỏi cần triển khai, lắp đặt số lượng trạm BTS 5G rất lớn mới có thể phủ sóng rộng khắp 5G. Do đó, việc triển khai dùng chung cơ sở hạ tầng, vị trí lắp trạm 5G là rất cần thiết.

Trước đó, phát biểu tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa XIV, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh: “Việt Nam triển khai 5G với tinh thần dùng chung cơ sở hạ tầng. Bộ đã đề nghị các doanh nghiệp xây dựng phương án và sẽ ra quy định về dùng chung cơ sở hạ tầng 5G, kể cả dùng chung thiết bị.”

Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội - Hanoi Telecom vừa tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập [2/5/2001 – 2/5/2021].

Từ một công ty được thành lập vào tháng 5/2001 với chỉ 15 nhân viên, đến nay, Hanoi Telecom đã có tổng cộng 9 công ty thành viên chuyên cung cấp các dịch vụ, ứng dụng công nghệ phục vụ chủ yếu cho khối khách hàng doanh nghiệp.

Các sản phẩm của Hanoi Telecom được nhiều người biết đến có thể kể tới Vietnamobile - nhà mạng viễn thông duy nhất có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và công ty bảo mật VNCS. Đây cũng là tập đoàn sở hữu ecoDC - Data Center đầu tiên tại Việt Nam đạt 2 tiêu chuẩn Uptime Tier 3 cả về thiết kế và xây dựng.

Tại lễ kỷ niệm, ban lãnh đạo Hanoi Telecom đã vạch rõ phương hướng, nhiệm vụ và chiến lược phát triển trong tương lai.

Theo đó, công ty này theo đuổi mục tiêu phát triển các sản phẩm CNTT nhằm đa dạng hoá danh mục sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng.

Hanoi Telecom sẽ tiếp tục xây dựng Data Center đạt tiêu chuẩn quốc tế, với đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, máy móc thiết bị hiện đại nhằm phục vụ thị trường dữ liệu trong nước và mở rộng sang các quốc gia trên thế giới.

Ngoài mảng dịch vụ CNTT, Hanoi Telecom đang muốn biến logistics trở thành một ngành kinh doanh mũi nhọn. Công ty này cũng có kỳ vọng sẽ lấn sân sang các mảng thị trường khác như lĩnh vực bất động sản công nghiệp, khách sạn cao tầng, resort, khu dân cư.

Bên cạnh đó, theo lãnh đạo Hanoi Telecom, đơn vị sẽ thành lập học viện đào tạo với sứ mệnh dẫn dắt cho thế hệ trẻ tiên phong về công nghệ.

Tại lễ kỷ niệm, ông Phan Tâm - Thứ trưởng Bộ TT&TT chúc mừng những định hướng phát triển mới của Hanoi Telecom. Theo Thứ trưởng Phan Tâm, trên chặng đường mới của mình, Hanoi Telecom cần tập trung phát triển đội ngũ cán bộ có trình độ và nhiệt huyết, quan tâm đến thế hệ trẻ, đến lớp cán bộ kế cận.

Chia sẻ với đơn vị này, Thứ trưởng Phan Tâm cho rằng Hanoi Telcom cần tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao năng suất lao động, đặc biệt là giữ vững và tăng giá trị thương hiệu trên thị trường.

Theo Thứ trưởng Phan Tâm, việc phát triển đa ngành đa dịch vụ là xu hướng, tuy nhiên Hanoi Telecom vẫn cần bám vào dịch vụ trọng tâm để từ đó đẩy mạnh thương hiệu của Tập đoàn hơn nữa.

Nguy cơ nhập khẩu lạm phát ngày càng rõ khi giá nguyên liệu nhập khẩu nhiều mặt hàng tăng rất mạnh. Trong lúc này mới lộ rõ nhiều ngành hàng phụ thuộc quá lớn vào nguyên vật liệu nhập khẩu.

Thậm chí, nhiều nguyên liệu đầu vào cho sản xuất là nông sản Việt Nam cũng không tự chủ được. Có nhiều giải pháp giải bài toán này, nhưng theo nhiều chuyên gia, cần nhạc trưởng giỏi.

Nông dân khổ vì đủ lý do tăng giá

Ngành chăn nuôi và trồng trọt đang gặp khó vì thức ăn chăn nuôi và phân bón đều tăng mạnh thời gian qua.

Với ngành chăn nuôi, một năm qua giá các nguyên liệu như đậu nành, bắp tăng 50 - 60%, giá thức ăn bán lẻ tăng tới hơn 10 lần. Cũng trong khoảng 1 năm qua, giá các sản phẩm chăn nuôi lại liên tục giảm xuống. Ngành gia cầm [gồm gà công nghiệp, gà tam hoàng, vịt thịt, gà và vịt đẻ trứng] đa số thua lỗ trong cả năm qua vì bán sản phẩm dưới giá thành.

Theo các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, dù giá đã tăng 6 - 7 lần từ đầu năm đến nay nhưng vẫn còn thấp hơn mức tăng giá của nguyên liệu đầu vào. Vì vậy, trong thời gian tới giá bán thức ăn chăn nuôi sẽ còn tiếp tục tăng trước khi ổn định trở lại.

Ông Phạm Đức Bình, phó chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, cho hay Việt Nam hiện đang phải nhập khẩu tới 70 - 80% nguyên liệu để chế biến thức ăn cho ngành chăn nuôi trong nước. Do đó, việc tăng giá nguyên liệu như bắp, đậu nành, lúa mì... trên thế giới thời gian qua ảnh hưởng lớn tới giá thành sản xuất trong nước.

Với mức độ phụ thuộc lớn như vậy, Việt Nam rất khó giảm giá thành mà chỉ có cách sống chung và thích ứng với thị trường thế giới.

Nông dân ngành trồng trọt cũng đang gặp khó không kém khi giá đầu vào là phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật và chi phí vận chuyển tăng vọt. Theo các đại lý phân bón, giá bán urê mới được các công ty sản xuất trong nước tăng lên 10.300 đồng/kg. Theo đó, giá bán lẻ tới tay nông dân sẽ ở mức 11.300 đồng/kg.

Ông Nguyễn Đức An Sơn - giám đốc Công ty SSG International, đơn vị kinh doanh phân bón tại TP.HCM - cho rằng đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay.

"Nếu DAP hay lân còn nói là nguyên liệu nhập khẩu tăng để tăng giá thì đạm urê hoàn toàn là sản xuất trong nước, nguyên liệu trong nước nhưng các công ty cũng tranh thủ đẩy giá bán thời gian qua là quá vô lý", ông Sơn nói.

Doanh nghiệp cũng lao đao

Ông Nghiêm Xuân Đa, chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, cho biết mặc dù Chính phủ đã có biện pháp kiểm soát giá thép nhưng giá trên thế giới vẫn đang xu hướng tăng. "Với sự tăng nóng của thị trường trong khi công cụ điều chỉnh của Nhà nước chỉ có giới hạn, chỉ kiềm chế được phần nào" - ông Đa nói.

Nhiều ý kiến lo ngại ngành xây dựng sẽ rối loạn, đình trệ vì chi phí tăng quá lớn; nhiều doanh nghiệp chấp nhận chịu phạt, dừng làm vì làm còn lỗ nhiều hơn. Ngay cả các dự án đầu tư công cũng bị ảnh hưởng vì nhà thầu bế tắc trước giá tăng.

"Vì vậy, cần nhạc trưởng giỏi để thúc đẩy tăng cung, điều phối để tránh cơn lốc giá" - lãnh đạo một doanh nghiệp lớn nói.

Thép còn là nguyên liệu chính cho nhiều ngành sản xuất cơ bản như cơ khí, chế biến chế tạo, công nghiệp hỗ trợ...

Bà Trương Thị Chí Bình, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, cho hay từ sau tết giá nhiều nguyên liệu đầu vào đã tăng tới 50%, trong đó giá thép tăng mạnh nhất. Nhiều doanh nghiệp cung cấp linh kiện, như cho các hãng xe máy, phải "cắn răng" vì hầu hết các đối tác đều không đồng ý tăng giá mua.

Không dễ tự chủ, cần giải pháp căn cơ

Để tự chủ nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi không dễ, vì theo ông Phạm Đức Bình, dù trong nhiều năm kêu gọi tự chủ nguyên liệu cho ngành thức ăn chăn nuôi nhưng đều không thể làm được.

Đơn cử việc cơ giới hóa để trồng bắp đều thất bại ở nhiều tỉnh như Sơn La và Đồng Nai, nông dân đều phải bỏ trồng bắp để trồng cây ăn trái mang lại kinh tế cao hơn. Diện tích khoai mì cũng giảm mạnh, sản phẩm đậu nành chất lượng thấp, giá thành sản xuất đều không thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu.

Còn ông Nguyễn Trí Công, chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho rằng để tự chủ nguyên liệu thức ăn chăn nuôi với Việt Nam là không thể vì diện tích đất của Việt Nam có giới hạn, dân số đông và nhu cầu tiêu thụ các loại thịt sẽ tiếp tục tăng lên. Vì thế, cách tốt nhất với ngành chăn nuôi heo là nâng cao được chất lượng con giống.

Có những thời điểm Việt Nam có đàn heo nái trên 4 triệu con mới sản xuất đủ lượng heo giống và heo thịt cho tiêu thụ trong nước. Trong khi đó, nếu cải thiện được giống heo bằng 80 - 90% chất lượng heo các nước tiên tiến, Việt Nam có thể giảm hơn 1 triệu heo nái mà vẫn đảm bảo đủ lượng heo thịt cho tiêu dùng nội địa.

"Giảm hơn 1 triệu heo nái là chúng ta tiết kiệm được cả triệu tấn thức ăn chăn nuôi mỗi năm", ông Trí Công phân tích.

"Nhiều lĩnh vực đã có phân công lao động quốc tế rồi nên rất khó để chúng ta "ôm" làm mọi thứ. Nhưng cần tập trung đầu tư vào những ngành có thế mạnh như nông sản, lúa gạo để xuất khẩu, tạo giá trị gia tăng và nhập về những sản phẩm ta không có lợi thế, đi kèm các chính sách tái cơ cấu ngành để nâng cao sức cạnh tranh" - ông Bình đề xuất.

Đồng quan điểm, bà Trương Thị Chí Bình cũng cho rằng để có thể sớm hạ nhiệt giá nguyên liệu đầu vào sản xuất rất khó, bởi phần lớn linh kiện đều nhập khẩu và bị phụ thuộc. Do đó bên cạnh việc kiểm soát giá, Nhà nước cần đặt trọng tâm vào các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để giảm các chi phí đầu vào như giãn, hoãn thuế hoặc thậm chí với những lĩnh vực ưu tiên cần miễn thuế.

"Về lâu dài, cần có chính sách tạo cú hích cho ngành sản xuất nguyên vật liệu cơ bản phát triển để tự chủ phần nào nguyên vật liệu. Như cần phải có kế hoạch sản xuất thép chế tạo, chứ không thể nào không có thép chế tạo và phải hoàn toàn phụ thuộc nhập khẩu; cơ cấu lại các ngành sản xuất cơ bản để tăng tính tự chủ cao hơn, giảm rủi ro khi thị trường có biến động" - bà Bình kiến nghị.

Gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện đang “được giá” nhất trong các nước xuất khẩu gạo truyền thống. Tuy nhiên, giá gạo cao cũng gây bất lợi cạnh tranh.

Bảng niêm yết giá gạo xuất khẩu của Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy, trong khi giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Thái Lan hôm nay giảm 4 USD/tấn, nhưng giá gạo 5% tấm Việt Nam vẫn tiếp tục trụ lại ở mức cao, bán ra ở mức 478 USD/tấn, cao hơn gạo Thái Lan khoảng 48 USD/tấn [gạo Thái Lan bán ra ở mức 430 USD/tấn].

Gạo 25% tấm của Thái Lan bán ra ở mức 413 USD/tấn, giảm 1 USD/tấn; gạo 100 tấm của Thái Lan có giá 378 USD/tấn, giảm 2 USD/tấn. Như vậy, so với gạo cùng loại của Thái Lan, gạo Việt Nam “được giá” hơn khoảng 48 USD [gạo 5% tấm]; 45 USD [gạo 25% tấm] và 35 USD/tấn [gạo 100% tấm].

Trong tuần qua, giá gạo Ấn Độ cũng đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 5 trở lại đây, do đồng rupee mất giá. Ngày 22.6, giá gạo 5% tấm của Ấn Độ bán ra ở mức 388 USD/tấn; gạo 25% tấm có giá 358 USD/tấn; gạo 100% tấm giá 378 USD/tấn. Đặc biệt, gạo 100% tấm của Ấn Độ có giá thấp hơn của Việt Nam tới 140 USD/tấn.

Các thương nhân cho biết, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất rất có lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu và người trồng lúa. Nhưng về mặt lâu dài sẽ gây bất lợi trong việc cạnh tranh với các quốc gia cùng xuất khẩu gạo, đặc biệt là gạo Ấn Độ có giá thấp hơn hẳn.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu gạo từ Philippines đang là đối tác của các doanh nghiệp Việt Nam, đang có xu hướng chuyển sang mua gạo Ấn Độ bởi mức giá hấp dẫn hơn.

Hiện tại, giá gạo của Pakistan, Thái Lan… cũng đang khá hấp dẫn các nhà nhập khẩu từ Philippines.

Tại Thái Lan, nguồn cung tăng khiến giá gạo tại quốc gia này đã giảm mạnh trong 2 tuần trở lại đây, cũng gây áp lực lên giá gạo Việt Nam. Chính vì vậy, Bộ Công Thương khuyến nghị người trồng lúa cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ, đặc biệt là áp dụng máy móc trong thu hoạch, bảo quản để hạ giá thành.

Mặt khác, logistics đang là “nút thắt” đẩy giá thành lúa gạo của Việt Nam lên cao, cần tích cực tháo gỡ.

Chủ Đề