Trang đánh giá camera uy tín

Nếu bạn muốn tìm một câu trả lời nhanh cho tiêu đề của bài viết này, thì đúng là có, kết quả đánh giá của DxOMark tin được chứ, rất tin được. Nhưng để chi tiết hơn thì đó chỉ là một nửa của câu chuyện. Vấn đề ở đây là chúng ta nên tin gì và không nên tin gì.

Thực ra mình viết nửa bài mới nảy ra cái ý về những người chia sẻ sản phẩm (tạm gọi là reviewer), giống như bọn mình nên ghép vào như 1 ý trong bài cho vui. Câu view chút anh em thông cảm.

Để trả lời câu hỏi đó, bạn sẽ phải hiểu:

  1. DxOMark là gì
  2. DxOMark có nhận tiền của nhà sản xuất để đánh giá cao hay không
  3. DxO làm gì với các công ty sản xuất? (phần này không kiếm được ở chỗ nào khác đâu😁)
  4. Vậy DxOMark có đáng tin không

Oke, bắt đầu thôi.

  1. DxOMark là gì?

Để không tốn nhiều thời gian của bạn, mình sẽ nói nhanh thôi. DxOMark là một tiêu chuẩn đánh giá camera được đưa ra bởi DxO, nó sẽ đánh giá camera của chúng ta theo nhiều tiêu chí khác nhau, từ độ tương phản, dải tương phản động, độ no màu, cân bằng trắng, tốc độ lấy nét, nhiễu, khả năng xử lý HDR, viền phím, moire, flash... căn bản là hàng trăm các tiêu chí khác nhau. DxO là công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp nhiếp ảnh, họ không có sản phẩm thương mại cho người dùng cuối (từng có, bạn có thể xem lại DxO One, camera gắn ngoài sử dụng cảm biến 1" cho iPhone được đánh giá rất cao), tập trung vào các khách hàng doanh nghiệp.

Video được highlight trên youtube chính chủ của DxO cũng thể hiện rõ mục đích giới thiệu sản phẩm của họ

Điểm số DxO được đưa ra nhằm giúp người dùng có một cơ sở để đánh giá, so sánh giữa những camera với nhau, bao gồm cả camera điện thoại. Bản thân DxO không được lợi trực tiếp từ những đánh giá này, mình cảm thấy nó có 2 mục đích:

  1. Làm cho người ta biết đến DxO nhiều hơn
  2. Làm cho nhà sản xuất hợp tác với DxO nhiều hơn khi DxOMark nổi tiếng, đồng thời giúp nhà sản xuất có thêm các tư liệu truyền thông khi ra mắt sản phẩm mới.

DxO từng được đánh giá rất cao khi mới ra mắt, người ta tin vào nó quá nhiều và đôi khi thực tế không giống như vậy. DxOMark từng nhận một cơn bão chê bai từ nhiều kênh review công nghệ và những người dùng trên mạng vào những năm 2019 2020. Ý kiến cá nhân mình thì việc này thật mắc cười, những người chưa từng đụng tay vào việc tinh chỉnh camera lại đi chỉ trích một công ty đứng đầu và lâu năm trong ngành, công ty mà gần như bất cứ nhà sản xuất camera hay smartphone nào cũng phải làm việc. Lý do cho sự tẩy chay này là gì? Vì những đồn đoán DxO nhận tiền của các nhà sản xuất để đánh giá cao sản phẩm của những công ty đó.

Nếu vậy, theo logic, thì càng được nhiều tiền thì điểm số càng cao, đúng không😄

Nói vui vậy thôi cho nó drama, chứ thật ra lý do chính là vì trải nghiệm thật của chúng ta trong một số trường hợp sẽ không giống như cái DxO đánh giá, nhất là về yếu tố tổng thể. Hơn nữa, camera có gì đó nghệ thuật, nó khác biệt hoàn toàn giữa người với người, dù tất cả đều đâu đó chia sẻ một vài nguyên tắc chung. Nhưng bạn ơi, không phải ngẫu nhiên mà DxO là công ty lớn nhất và gần như thống trị ngành tuning camera, cho dù cũng đã có các công ty Ấn Độ và Trung Quốc khác có giá rẻ hơn rất rất nhiều.

2. DxOMark có nhận tiền của nhà sản xuất để đánh giá cao hay không Lời giải cho câu hỏi này nằm ở hai việc, a. DxO có ưu tiên sản phẩm của một nhà sản xuất hợp tác với họ hay không và b. DxO đánh giá, đo đạc thế nào.

Với vế a, không, DxO không nhận tiền để đánh giá sản phẩm, kể cả khi nhà sản xuất đó có hợp tác với họ hay không. Họ chọn theo một nguyên tắc nào đó mà mình không biết, có thể là sản phẩm phổ biến, hoặc sản phẩm có gì đó đột phá, hoặc họ thích, hay bất cứ lý do nào.

Với vế b, chúng ta phải quay trở lại bản chất cốt lõi của nhiếp ảnh. Không như toán học, không như chip xử lý, trong nhiếp ảnh có một gianh giới rất lớn ở sở thích và phong cách cá nhân, ở sự tiếp nhận khác nhau của mỗi người. Cùng một bức ảnh, có người sẽ coi đó là đẹp nhưng có người sẽ chê nó. Bỏ qua các yếu tố về khoảnh khắc, về bố cục, về nội dung muốn thể hiện, làm sao để định nghĩa đâu là một bức ảnh đẹp về màu sắc, về ánh sáng, về các tiêu chí kỹ thuật? Đó là một câu trả lời rất khó. Có đôi khi, một bức ảnh đúng màu, nhạt nhạt sẽ bị chê là kém trong khi chỉ cần tăng một chút độ tương phản và no màu, chúng ta đã thấy nó đẹp và có hồn, ấn tượng hơn rất nhiều.

Để video cho vui, đọc hết bài rồi kéo lên xem sau nhé :D

Để có thể so sánh các bức ảnh, các camera với nhau, người ta phải đưa cả 2 máy về cùng một điều kiện cố định, trong những môi trường được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sự cân bằng. Và rõ ràng, chúng ta không thể nào nói rằng bức ảnh chụp từ máy A đẹp hơn máy B chỉ vì nó no màu hơn, rực rỡ hơn, chúng ta chỉ có thể nói máy A chụp màu "đúng với thực tế, gần với ngoài đời thực" so với máy B mà thôi. Và đó là cách mà DxO đánh giá, họ chụp hàng ngàn tấm ảnh trong cùng những điều kiện được kiểm soát nghiêm ngặt với những tiêu chí khác nhau, từ đó cho điểm số của từng tiêu chí và cộng lại để ra được điểm số cuối cùng.

Lấy ví dụ, máy A và B sẽ cùng được chụp đêm trong một điều kiện, sau đó so từng tiêu chí về độ nét, độ sáng, màu sắc, tốc độ lấy nét.... và đưa ra một điểm số theo thang của DxO. Sau đó lại bứng 2 máy sang chụp ban ngày, chụp tele... lặp lại bài test đó, tức DxO cố gắng lượng hóa chi tiết nhất các yếu tố dùng để so sánh. Với cách đánh giá này, rõ ràng máy ảnh A có nhiều chức năng hơn, ví dụ như chụp zoom tốt hơn hay bokeh tốt hơn sẽ có thể có điểm tổng cao hơn máy B không có, cho dù với các chức năng cơ bản như chụp góc rộng thì máy A lại hơn máy B kha khá.

Đó chỉ là 1 ví dụ của việc điểm số của DxOMark có thể bị ảnh hưởng thế nào, ví dụ thứ 2 là DxOMark công bố rất rõ các tiêu chí dùng để đánh giá của họ, và rõ ràng một khi đã biết các tiêu chí đó, các nhà sản xuất có thể tập trung phát triển các tính năng sao cho điểm số DxOMark của họ là cao nhất. Ví dụ, biết DxO cực kỳ quan tâm đến độ nét và độ tương phản, nhà sản xuất có thể tăng cả 2 thông số này lên để đạt được điểm số cao trong những đánh giá này. Hay tinh vi hơn, khi camera nhận biết đang chụp một bảng màu tiêu chuẩn, nó sẽ đưa về profile màu tiêu chuẩn đúng nhất có thể, trong khi tự động chuyển sang chế độ màu sắc rực rỡ khi chụp cảnh để nịnh mắt khách hàng hơn, tương tự như những gì các nhà sản xuất điện thoại làm với các công cụ benchmark CPU. Mà điều này ngày càng dễ hơn khi điện thoại nào cũng gắn mác AI, cứ nói là AI thông minh tự tối ưu là xong, có phải không :D

Okie, bạn sẽ nói mình bênh DxO, mình không phủ nhận, nhưng nếu từng làm trong ngành công nghiệp sản xuất bạn sẽ thấy các công ty như vậy là cực kỳ quan trọng vì nó giúp tiêu chuẩn hóa những thứ không thể tiêu chuẩn trước kia, khi có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của một bức ảnh. Nhiệm vụ của DxO với các công ty sản xuất là giúp thống nhất các tiêu chí, ít nhất từ dưới gốc (ví dụ ảnh RAW, hoặc ảnh JPEG chưa xử lý), sau đó các nhà sản xuất có thể áp các bộ lọc hay tinh chỉnh màu sắc nâng cao theo ý mình.

Có một câu nói nổi tiếng trong ngành trí tuệ nhân tạo: rác vào thì rác ra, tức nếu bạn dạy con AI bằng những dữ liệu rác, chẳng hạn như ảnh sai màu, thiếu sáng... thì ảnh con AI cho ra cũng chỉ là rác y như vậy. Chúng ta thường chỉ nghĩ cứ đem ống kính gắn vào cảm biến là ra ảnh đẹp thôi, nhưng không bạn ơi, có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến bức ảnh cuối cùng, cùng là ống kính đó, cùng là cảm biến đó, nhưng chỉ cần kết hợp với con chip xử lý hay ISP khác thì ảnh ra nó đã khác rồi. Rồi cùng một cảm biến, nhưng nếu chỉ dùng một phần cảm biến để chụp, hoặc cùng ống kính vật lý nhưng phạm vi sử dụng khả dụng của ống kính hẹp hơn do cố nhồi nhét vào một chiếc máy mỏng thì ảnh cũng sẽ khác. Việc tinh chỉnh, tối ưu các yếu tố đó gọi là tuning camera, có cả bộ xử lý hình ảnh ISP Tuning nữa. Nó là một công việc lê thê, buồn chán và rất cực. Người ta sẽ phải lặp đi lặp lại việc chụp test, so sánh với tiêu chuẩn, tinh chỉnh code để sửa, xong lại lặp đi lặp lại cho đến khi hài lòng, mà chưa kể yếu tố hài lòng ở đây rất mông lung, hài lỏng ở cảnh tối thì qua cảnh ngày nó lại tệ, hoặc ngược lại.

Bạn không tin hở, vậy thì tự thử đi, chụp hai tấm hình cùng lúc trên 2 điện thoại khác nhau, sau đó cố gắng dùng photoshop kéo cho hai bức ảnh giống nhau. Ví dụ ảnh ban ngày muốn đẹp tăng thêm xíu độ tương phản, tăng một chút clarity, dehaze một chút. Rồi, đem toàn bộ thiết lập đó áp qua ảnh đêm cũng của chiếc điện thoại đó, sẽ thấy sao mà xấu quá, contrast tăng làm mất các chi tiết nhỏ trong hình, thế là lại bị mất điểm ảnh đêm😄

Trang đánh giá camera uy tín
Một số bước cơ bản của quy trình phát triển camera điện thoại và các yếu tố ảnh hưởng

Chia nhỏ ra như vậy để các bạn dễ hiểu thôi, chứ thực ra nó là cả một quy trình phức tạp, tốn kém và kéo dài thời gian. Quy trình tuning một camera có thể tốn vài tháng trời, và đôi khi là lâu hơn. Nó cũng là một trong những lý do lớn nhất mà Google không thay đổi cụm camera trên một loạt các máy Pixel, vì AI của họ được dạy quá tốt trên một cụm camera cố định rồi, đảm bảo ra kết quả tốt. Khi thay cụm khác thì nó sẽ tốn thời gian học và tối ưu lại. Đó cũng là lý do tại sao ảnh từ iPhone hay Pixel có thể sẽ khác sau một thời gian dài kể từ khi ra mắt, khi Apple hay Google cải thiện thuật toán của họ.

Trang đánh giá camera uy tín
Các bạn xem hình này là hiểu, có rất nhiều các yếu tố liên quan đến một bức ảnh cuối cùng Ở TƯ CÁCH MỘT NHÀ SẢN XUẤT, trong đó chỉ cần 1 thành phần nhỏ thay đổi cũng gần như làm làm chúng ta phải tuning lại toàn bộ TỪ ĐẦU. Đó cũng là một trong những lý do cho phần 3:

3. DxO làm gì với các công ty sản xuất? Phần này nói ra thì dài lắm, mà gõ thì nhiều nên thôi mình dùng hình ảnh minh họa để kể sơ nhé.

Trang đánh giá camera uy tín
Hình này là đủ hiểu vấn đề rồi, DxO sẽ cung cấp cho nhà sản xuất (nsx) 4 gói dịch vụ, có thể chọn và không chọn. Trong đó bao gồm các gói:

  1. phần mềm phân tích, so sánh với đối thủ, với các thiết bị tham chiếu trên cơ sở dữ liệu của DxOMark, trên từng tiêu chí một. Nhớ là từng tiêu chí một. Với mình đây là phần quan trọng nhất, vì nó giúp chúng ta biết được trạng thái của cụm camera đang tuning, các yếu tố, hệ số mà DxO đánh giá. Bộ công cụ mà họ cung cấp là bộ công cụ rất mạnh và tối ưu cho so sánh, phân tích. Không lẽ bây giờ cứ chụp 100 tấm giữa 2 máy rồi đem về rồi mở Lightroom lên so một cách thủ công, tốn rất nhiều thời gian và nguồn lực mà không biết bao giờ mới xong, ngày mai lại lặp lại từ đầu. Chắc phải vài năm cho một máy với cách này
  2. các công cụ test, bao gồm cả các máy móc giúp chụp tự động, đèn đóm, bảng màu…. nói chung là các công cụ này có hai vai trò, đảm bảo màu sắc đúng nhất so với tiêu chuẩn để có thể so sánh với nhau và giảm thiểu sự tác động của con người. Ví dụ, nhà sản xuất A dùng bảng màu của hãng X để chụp, trong khi B dùng bảng màu hãng Y, rõ ràng nó sẽ có sai số và không thể so sánh với nhau rồi. Và bạn muốn xem các thiết bị thế này mắc thế nào hở, lên Shopee gõ Pantone, vài triệu cho vài tờ giấy xòe ra như cái quạt là bình thường :D Một phòng lab cơ bản tốn vài trăm ngàn đô đến cả triệu đô (tùy vào thiết bị mua) là bình thường.
  3. các bộ công cụ, giao thức giúp so sánh. Chẳng hạn như cách sắp đặt, kiểm soát ánh sáng cho đồng bộ, workflow chụp, cách thức chụp và kiểm soát cho đỡ tốn thời gian và so sánh được với nhau. Đừng nói mấy cái này mà cũng bán, nó bán rất được và rất cần thiết. Bạn chụp so thành phẩm với nhau như anh em mod camera làm là một chuyện, còn chụp công nghiệp vài trăm tấm và so sánh lặp đi lặp lại hằng ngày ngay từ ảnh gốc lại là một câu chuyện khác.
  4. các dịch vụ bổ sung, huấn luyện, hội thảo, hỗ trợ… Lại là một mỏ tiền nữa cho DxO, gói dịch vụ càng mắc thì càng hỗ trợ tận răng và nhanh hơn, không thì chờ đi, 24 tiếng, 48 tiếng trả lời email một lần đã là may. Anh em nào hay làm với Qualcomm hay các công ty phục vụ khách hàng doanh nghiệp chắc là hiểu
    Trang đánh giá camera uy tín
    cho hình shopee không lại bảo mình xạo, mà này là của Pantone thôi, cho những ai làm sản xuất. Còn mấy bảng của DxO lớn và mắc hơn rất nhiều.
    Trang đánh giá camera uy tín
    Phần tư vấn này có thể coi như một phần nhỏ của mục dịch vụ D phía trên. Như đã nói thì khi thiết kế máy có rất nhiều yếu tố cần cân nhắc, chẳng hạn như con cảm biến A đi với cụm camera B có hợp nhau hay không, rồi ghép vào nó có làm máy dày lên hay không, hay con cảm biến C có ngon hay lại thua con D dù giá mắc hơn…. Rất nhiều các yếu tố. DxO xây dựng được một hệ cơ sở dữ liệu tốt để phần nào giúp chúng ta điều này. Tội nhất là các công ty nhà giàu như Apple hay Samsung thường dùng cảm biến riêng nên họ phải thử rất nhiều trước khi đưa ra được thiết lập cuối cùng.
    Trang đánh giá camera uy tín
    Trang đánh giá camera uy tín
    Đây là các công cụ của mục B, C mà bạn có thể tham khảo phía trên
    Trang đánh giá camera uy tín
    Đây là mục lục hướng dẫn sử dụng bộ công cụ so sánh của DxO, nó cũng tương đương với những gì họ dùng để đánh giá DxOMark mà bạn hay xem, cỡ gần 1000 trang thôi à
    Trang đánh giá camera uy tín
    Vì sao 1000 trang hở, vì nó chia nhỏ ra từng mục như thế này, với những yêu cầu rất nghiêm ngặt về cả đầu vào và đầu ra, từ môi trường test, tư thế test, cách phân tích đến kết quả
    Trang đánh giá camera uy tín
    Một ví dụ cho bạn tham khảo, thôi post vậy thôi không post nữa đâu haha

Vậy DxOMark có đáng tin không Nãy giờ nói vậy mà còn trả lời không tin nữa thì không biết làm sao luôn. Tin chứ, nhưng, như đã nói trong mục 2, DxOMark công bố rất rõ các tiêu chí dùng để đánh giá của họ, và rõ ràng một khi đã biết các tiêu chí đó, các nhà sản xuất có thể tập trung phát triển các tính năng sao cho điểm số DxOMark của họ là cao nhất. Rõ ràng bạn không thể dùng điểm số tổng thể của một chiếc máy để nói là nó chụp đẹp nhất, xuất sắc nhất, vâng bạn là nhất được. Không, hãy quan tâm đến các yếu tố nhỏ, từng mục phân tích nhỏ ở các tiêu chí mà bạn quan tâm.

Ví dụ như nếu chúng ta quan tâm đến chân dung, hãy xem cách DxO phân tích về việc xóa mờ hậu cảnh, về các chi tiết bị lem viền, về màu sắc da của chúng ta… và tự đưa ra kết luận của mình. Họ đã cất công chụp và phân tích, anh em có thể tự tham khảo và tự nghĩ cái mình muốn, vì dữ liệu được đưa lên rất rõ ràng và chi tiết. Hãy dùng DxOMark như một kênh tham khảo, nhưng hãy đối xử với nó như các kênh tham khảo khác, kể cả Tinhte.vn, dùng cảm nhận cá nhân của mình để đưa ra kết luận. Không ai có thể kết luận thay bạn, kể cả bọn mình, những người làm trong ngành này quá lâu và hiểu nhiều thứ. Đơn giản là vì mỗi chúng ta luôn khác biệt, có nền tảng khác nhau, có suy nghĩ và sở thích khác nhau, điều kiện kinh tế hay các lựa chọn cũng khác nhau.

Ở tư cách là người chia sẻ về sản phẩm, chắc chắn bọn mình sẽ nói những gì bọn mình tin là thật nhất, nhưng vẫn bị chửi hoài đó mà, vì chúng ta có những trải nghiệm khác nhau. Giống như bạn đang say sửa kể về một chiếc máy lau nhà mà bạn tin là tuyệt vời, giúp giảm bớt sức lao động rất nhiều nhưng vợ bạn lại khinh bỉ vì giờ lại thêm công đoạn vệ sinh máy lau nhà nữa. Hay với những barista thì mình chỉ là một đứa ngu ngốc thích nghịch cafe, nhưng với ai đó mình lại là một người rất am hiểu.

Vì vậy, hãy tôn trọng suy nghĩ của người khác, chia sẻ nhiều hơn, một cách văn minh và tử tế. Vì biết đâu đó, một bạn nào đó từng làm ở một công ty nào đó đã nghe về tuning camera thì chê là bài này sơ sài, nhưng với mình thì nó lại dễ hiểu với tất cả mọi người. Và cũng biết đâu đó, người viết bài này đã từng tuning camera thật thì sao, ai biết được, phải không?

Đây là bài so sánh ảnh gần nhất mà mod camera Tinhte làm, nó rất cực và tốn thời gian, và cũng có nhiều yếu tố cảm xúc trong đó. Anh em share nhiều ủng hộ chứ DxO máy quá chán lắm :D

https://tinhte.vn/thread/cong-bo-ket-qua-binh-chon-anh-dep-galaxy-s23-ultra-dung-dau-iphone-14-pro-dung-cuoi.3633781/

Trang đánh giá camera uy tín

Công bố kết quả bình chọn ảnh đẹp: Galaxy S23 Ultra đứng đầu, iPhone 14 Pro đứng cuối

Trong bài chia sẻ cũ mình có nhờ các bạn bình chọn xem đâu sẽ là chiếc điện thoại có camera chụp hợp nhãn chúng ta nhất, trên tất cả các tiêu chí chứ không chia nhỏ ra thành ảnh chụp đêm, ảnh chân dung hay cảnh vật… Theo kết quả bình chọn này…