Trẻ bao nhiêu độ mới cho uống thuốc hạ sốt năm 2024

Thuốc hạ sốt trên thị trường rất nhiều loại với các dạng khác nhau. Tuy là loại thuốc thông thường có thể tự sử dụng nhưng đặc biệt cần lưu ý khi phải dùng thuốc cho trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Đối với trẻ em, phụ huynh chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ bị sốt 38,5 độ C trở lên. [Ảnh minh họa]

Sốt thực chất là cơ chế miễn dịch chống lại sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn. Khi cơ thể bị tấn công bởi các tác nhân như virus hay vi khuẩn, hệ miễn dịch sẽ đưa tín hiệu lên não, điều chỉnh tăng thân nhiệt để ngăn chặn những tác nhân này. Theo các chuyên gia, ở người trưởng thành, sốt được chia thành ba cấp độ khác nhau, bao gồm:

Sốt nhẹ: Nhiệt độ dao động trong khoảng 37 – 38°C.

Sốt mức độ trung bình: Thân nhiệt khoảng 39°C.

Sốt cao: Nhiệt độ cơ thể lên đến 39 – 40°C.

Lưu ý, khi thân nhiệt của người bệnh tăng cao đột ngột từ 40°C trở lên, lúc này người bệnh được xem là sốt rất cao, họ sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm, cần được cấp cứu ngay lập tức.

Thuốc hạ sốt trên thị trường rất nhiều loại với các dạng khác nhau. Câu hỏi đặt ra là chúng ta sẽ lựa chọn loại nào. Trên thị trường còn một loại thuốc hạ sốt nữa là aspirin nhưng loại này khó dùng hơn và có một số nhóm người chống chỉ định. Vì thế, tốt nhất nên chọn paracetamol [còn gọi là acetaminophen]. Ưu điểm của loại này là tác dụng nhanh, an toàn, ít có biến chứng, hiệu lực hạ sốt mạnh và dễ sử dụng.

Khi nào nên uống thuốc hạ sốt?

Cách dùng rất đơn giản nhưng phải tuân theo các quy tắc chặt chẽ. Khi trong gia đình có người trưởng thành sốt từ 39 độ C thì có thể cho dùng thuốc hạ sốt. Đối với trẻ em, phụ huynh chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ bị sốt 38,5 độ C trở lên vì tốc độ sốt của trẻ đến 39 độ C, 40 độ C rất nhanh. Đây là hai ngưỡng nhiệt độ nguy hiểm.

Làm gì khi sốt nhẹ?

Uống nhiều nước hơn

Duy trì mật độ chất lỏng trong cơ thể là điều cần thiết, đặc biệt khi bị sốt. Thân nhiệt cao sẽ khiến quá trình hao hụt nước diễn ra nhanh hơn. Do đó, bổ sung nhiều nước cho cơ thể không chỉ làm dịu thân nhiệt, mà còn bù đắp lại lượng chất lỏng đã mất đi.

Chườm khăn mát lên trán

Một kỹ thuật dùng để hạ nhiệt độ cơ thể trong thời gian ngắn là chườm khăn mát lên trán. Cách hạ sốt nhanh này thường áp dụng khi sốt vì những yếu tố bên ngoài, ví dụ như ở ngoài nắng quá lâu, sốc nhiệt do thay đổi nhiệt độ môi trường bất ngờ,…

Bổ sung Vitamin C

Nên bổ sung các loại nước trái cây giàu vitamin C như bưởi, quýt… Đây là những thức uống tốt giúp tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch để có thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Tắm bằng nước ấm

Một trong những cách giảm đau hạ sốt nhanh cho người lớn là tắm rửa. Điều này không chỉ làm mát cơ thể mà còn giúp cơ thể cảm thấy sạch sẽ và thoải mái hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý nên tắm với nước ấm, thay vì nước lạnh. Nhiệt độ thấp của nước có nguy cơ khiến tình trạng sốt trở nên tệ hơn.

Sai lầm phổ biến khi hạ sốt nhanh tại nhà

Tự ý kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt giảm nhau với nhau có thể dẫn đến sử dụng thuốc quá liều và gây ra nhiều tác dụng phụ với sức khỏe.

Đắp chăn ấm, mặc nhiều áo khi bị sốt cao dễ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao và càng rét run. Do đó, tuyệt đối không nên đắp chăn khi sốt, phải mở cửa thoáng phòng cửa hoặc sử dụng quạt thoáng người [không thốc quạt vào người] và uống thuốc hạ sốt để hạ nhiệt độ xuống.

Thuốc hạ sốt nhanh bằng cách kết hợp cùng lúc nhiều cách hạ sốt như uống thuốc, dùng thuốc kết hợp, ngâm người vào bồn nước ấm…có thể khiến nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột, rất nguy hiểm. Vì vậy, tốt nhất, người bệnh chỉ nên áp dụng các phương pháp hạ sốt từ từ.

Chườm lạnh bằng túi nước đá là quan niệm sai lầm của nhiều người khi tìm cách hạ sốt nhanh cho người lớn. Cách làm này sẽ làm co mạch khiến nhiệt không thể thoát ra ngoài qua lỗ chân lông. Ngoài ra, chườm lạnh còn dễ khiến người bệnh bị bỏng lạnh, do đó tuyệt đối không nên dùng biện pháp này để hạ sốt.

Sử dụng thuốc hạ sốt là thói quen của nhiều phụ huynh khi thấy trẻ bị sốt nhưng điều đáng nói là không phải ai trong số đó cũng hiểu đúng khi nào nên dùng loại thuốc này và dùng sao cho đúng. Và, liệu sốt 38 độ có nên uống hạ sốt, chắc hẳn cũng là vấn đề mà nhiều người trong chúng ta đã không ít lần băn khoăn.

1. Vì sao trẻ bị sốt?

Sốt là một triệu chứng của cơ thể được gây nên bởi một sự nhiễm khuẩn nào đó. Bằng cách khởi động hệ miễn dịch để chống lại sự nhiễm trùng này, cơ thể sinh ra sốt. Có rất nhiều lý do khiến cho trẻ bị sốt, cần phải tìm ra được điều này đối với từng trường hợp cụ thể để điều trị cả nguyên nhân và triệu chứng thì cơn sốt ở trẻ mới nhanh chóng chấm dứt.

Sốt ở trẻ do nhiều nguyên nhân gây nên

Căn nguyên sốt ở trẻ phổ biến do:

- Một số loại thuốc khi sử dụng có gây ra tác dụng phụ là sốt.

- Viêm họng, viêm phổi, thủy đậu,...

- Sốc nhiệt.

- Tăng thân nhiệt do tiếp xúc ánh nắng mặt trời quá lâu.

- Ngộ độc thực phẩm.

- Mọc răng.

- Rối loạn hormone.

2. Trẻ sốt 38 độ có nên uống hạ sốt không?

2.1. Nên cho trẻ uống hạ sốt khi sốt 38 độ không?

Muốn xác định trẻ có đang bị sốt hay không trước tiên cha mẹ cần dùng nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể trẻ. Khi lên cơn sốt tức là hệ thống miễn dịch của trẻ đang hoạt động để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Trong trường hợp này, sốt được xem là một phản ứng tốt chứ không phải là bệnh. Một số trường hợp khác, sốt được xem là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm bên trong cơ thể. Rất nhiều bậc phụ huynh khi thấy con mình chớm sốt, do tâm lý lo lắng, liền cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt hoặc tìm mọi cách để hạ sốt cho con ngay lập tức.

Sốt 38 độ có nên uống hạ sốt? Đây là điều không nên làm vì nó là sốt nhẹ

Vậy sốt 38 độ có nên uống hạ sốt? Những trường hợp trẻ đo thân nhiệt 38 độ C được xem là sốt nhẹ và không nên dùng thuốc hạ sốt. Thay vào đó, lúc này, cha mẹ hãy dùng khăn chườm nước ấm để lau cho trẻ ở các khu vực: nách, cổ, trán, bẹn, cách 15 phút/lần cho tới khi trẻ hạ sốt. Việc tiếp nữa cha mẹ cũng nên làm đó là cởi bớt, nới lỏng quần áo hoặc mặc đồ thoáng mát cho trẻ. Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần tăng số lần bú để bù nước, hạ nhiệt cho cơ thể. Trẻ trên 6 tháng ngoài bú mẹ có thể cho uống thêm nước Oresol bù điện giải.

2.2. Trẻ sốt bao nhiêu độ mới nên dùng hạ sốt?

Nếu như ở bên trên đã trả lời cho băn khoăn sốt 38 độ có nên uống hạ sốt thì chắc hẳn các bậc phụ huynh cũng sẽ thắc mắc vậy trẻ sốt bao nhiêu độ mới được sử dụng loại thuốc này? Sốt vốn là biểu hiện có lợi, giúp cơ thể tiêu diệt vi khuẩn, virus. Thuốc hạ sốt được dùng không phải để làm mát mà là để giúp trẻ cải thiện sự khó chịu.

Về cơ bản, trẻ nhỏ sốt dưới 38.5 độ C chưa cần dùng tới thuốc hạ sốt mà chỉ nên dùng khi trẻ sốt trên 38.5 độ C. Tuy nhiên, việc dùng sốt cũng không nên thực hiện một cách tùy tiện. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe trẻ, tốt nhất cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kê đơn đúng liều lượng, đúng loại thuốc. Đặc biệt, trẻ sốt trong khoảng 39 - 40 độ C được xem là sốt cao, nguy cơ co giật lớn nên càng cần được đưa đến cơ sở y tế ngay để có phương án xử trí kịp thời.

2.3. Những điều cần lưu ý khi cho trẻ dùng hạ sốt

Trong quá trình sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý:

- Cần xác định rõ thành phần của thuốc trước khi dùng.

- Không cùng lúc dùng nhiều loại thuốc hạ sốt để tránh tình trạng ngộ độc do dùng quá liều.

- Thuốc hạ sốt có nhiều hàm lượng khác nhau nên cần lưu ý dùng đúng độ tuổi, cân nặng của trẻ.

- Khi trẻ bị sốt cao kéo dài cần tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng ấy, không được tùy tiện dùng thuốc.

- Kết hợp dùng thuốc hạ sốt với một số biện pháp: mặc quần áo rộng và thoáng, chườm ấm, bổ sung nước cho cơ thể,...

- Thuốc dạng viên đạn chỉ nên dùng khi trẻ không dùng được thuốc uống vì thuốc hạ sốt có tác dụng nhanh hơn ở môi trường lỏng và thuốc dạng viên đạn có công dụng chậm hơn so với thuốc đường uống. Không dùng thuốc hạ sốt dạng viên đạn với các trẻ trong trường hợp sau:

+ Bị viêm hậu môn, trực tràng.

+ Chảy máu trực tràng.

+ Bệnh gan nặng.

+ Dị ứng với paracetamol.

+ Tiêu chảy.

Không dùng thuốc aspirin hạ sốt cho trẻ nhỏ

- Khi đã cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, hãy theo dõi xem trẻ có bị mẫn cảm với thành phần của thuốc hay không.

- Đối với trẻ nhỏ, aspirin có rất nhiều tác dụng phụ, vì thế không nên dùng để hạ sốt.

- Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi:

+ Sốt trên 39 độ C.

+ Sốt kèm phồng thóp, cứng cổ.

+ Đã dùng thuốc hạ sốt tại nhà trên 3 ngày nhưng không khỏi.

3. Khi hạ sốt cho trẻ, cha mẹ cần tránh

- Vì muốn đề phòng sốt cao hơn nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt

Rất nhiều trường hợp khi băn khoăn sốt 38 độ có nên uống hạ sốt vì tâm lý lo lắng nếu không dùng trẻ sẽ sốt cao hơn nên đã cho con dùng thuốc ngay lập tức. Đây là một việc làm sai lầm. Nếu trẻ không khó chịu hay chưa sốt trên 38.5 độ C thì việc dùng thuốc có thể càng khiến trẻ trở nên khó chịu và dễ gặp tác dụng phụ hơn.

- Dùng thuốc hạ sốt để phòng ngừa cơn co giật

Cũng vì lo lắng con bị co giật khi sốt nên nhiều cha mẹ đã dùng thuốc hạ sốt như một biện pháp phòng ngừa. Cha mẹ cần hiểu rằng dùng hạ sốt không thể giúp trẻ hết co giật được.

- Lạm dụng miếng dán hạ sốt

Thực tế thì miếng dán hạ sốt không có tác dụng giúp hạ nhiệt cho trẻ khi bị sốt mà nó còn khiến nhiều trẻ cảm thấy khó chịu.

- Uống/đắp lá diếp cá

Mục đích của việc làm này là giúp trẻ hạ thân nhiệt nhưng nó lại tương đối tốn thời gian và mất vệ sinh. Thêm vào đó, uống nước diếp cá còn có nguy cơ ảnh hưởng tới đường ruột của trẻ nên cha mẹ cũng không cần thiết thực hiện biện pháp này.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp cha mẹ giải đáp được băn khoăn sốt 38 độ có nên uống hạ sốt và tránh được những điều không nên làm khi trẻ bị sốt. Nếu cần tư vấn thêm hoặc hỗ trợ về y tế khi trẻ bị sốt, đừng e ngại liên hệ tổng đài 1900 56 56 56, chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng đồng hành cùng cha mẹ để chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của trẻ.

Trẻ sốt bao nhiêu độ thì cho uống thuốc hạ sốt?

Do sốt bản chất là một phản ứng có lợi của cơ thể, phụ huynh chỉ nên sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ bị sốt 38,5 độ C trở lên. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại thuốc hạ sốt có thể sử dụng phù hợp cho trẻ em, trong đó các thuốc có chứa dược chất Paracetamol là thông dụng và an toàn nhất.

Khi nào nên nhét thuốc hạ sốt cho trẻ?

Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn khi trẻ sốt trên 38,5 độ C và không sử dụng được hạ sốt bằng đường uống. Do trong thuốc viên đạn đã có thành phần Paracetamol nên khi sử dụng không kết hợp cả thuốc hạ sốt đường uống cùng một lúc sẽ gây hiện tượng quá liều, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Thuốc hạ sốt 250 cho trẻ bao nhiêu kg?

Với trẻ có cân nặng dưới 12kg, nghĩa là trẻ dưới 1 tuổi thì dùng gói hạ sốt 80mg. Pha trực tiếp với nước sôi để nguội theo hướng dẫn có ghi ở mỗi gói rồi cho trẻ uống. Với trẻ có cân nặng từ trên 12kg dùng gói hạ sốt hàm lượng 250mg.

Thuốc hạ sốt cho trẻ bao nhiêu kg?

Nên dùng thuốc hạ sốt khi bé sốt >38,5 độ C; Liều dùng phải tính chính xác theo cân nặng: Từ 10 – 15mg paracetamol cho 1 kg thể trọng của bé. [Ví dụ bé nặng 5 kg cần dùng từ 50mg đến 75mg là tối đa].

Chủ Đề