Trẻ sơ sinh bao lâu thì đi phân đặc

Đi ngoài nhiều lần ở trẻ sơ sinh chắc hẳn sẽ khiến không ít bà mẹ lo lắng, sốt sắng. Đó là điều bình thường hay có gì bất thường với “cục cưng” của mình? Nó có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé hay không? Và nguyên nhân làm trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần là do đâu? Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Có nên lo lắng khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần?

Số lần đi ngoài cũng như màu sắc phân của trẻ sơ sinh sẽ thay đổi từ ngày đầu tiên sau khi sinh cho đến 1 tháng tuổi. Do đó, các mẹ không nên quá lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần.

Vào ngày đầu tiên sau khi bé cưng chào đời, phân của bé sẽ có dạng su, không mùi, dính nhớt và có màu xanh đậm của ô liu. “Thành phẩm” này hoàn toàn khác so với những “thành phẩm” sau này của bé. Bởi đây là sản phẩm của những loại thức ăn mà bé con đã được “tiêu thụ” khi còn trong bụng mẹ. Chúng hầu hết là các tiểu bào mô ruột, lông tơ, chất nhầy, nước ối, nước và mật.

Sau sinh một tuần, phân của bé con sẽ bắt đầu thay đổi về màu sắc và cấu trúc phân cũng dẫn ổn định hơn. Màu phân sẽ chuyển từ gam màu xanh sang màu vàng hoặc nâu, có mùi hơi chua, do lúc này thức ăn chính của trẻ là sữa mẹ.

Số lần đi ngoài của bé con trong giai đoạn này thường từ 6 - 8 lần/ngày. Khi đi ngoài trẻ thường quấy khóc hoặc đỏ mặt,... Đây là những dấu hiệu bình thường của trẻ, dó đó mẹ không phải lo lắng khi bé con có những biểu hiện trên.

Giai đoạn từ 3 - 4 tuần sau sinh, số lần đi ngoài ở trẻ vẫn nhiều, nhưng vẫn có một số trẻ lại giảm tần suất đi ngoài. Tuy nhiên, mẹ không phải lo về việc trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần hoặc giảm tần suất đi ngoài ở giai đoạn này.

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều là tình trạng bình thường thấy ở bé cưng của bạn

Hầu hết tình trạng sức khỏe của trẻ khi thể hiện qua việc đi ngoài sẽ được nhìn thấy ở màu sắc hoặc tính chất của phân. Đặc biệt là khi bé cưng có những biểu hiện khi đi ngoài như mặt đỏ tía, tay chân đạp liên tục,... sẽ khiến không ít mẹ lo lắng rằng trẻ đang bị táo bón. Nếu trẻ bị táo bón phân sẽ vón cục như đá cuội, hoặc lỏng khi bị tiêu chảy. Nếu phân mềm có nghĩa tiêu hóa của bé cưng hoàn toàn bình thường.

2. Vậy nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần hơn bình thường là do đâu?

Chất lượng sữa phụ thuộc vào lượng và loại thức ăn mà mẹ ăn vào. Vì thế, sau sinh mẹ nên chú ý đến chất lượng bữa ăn của mình, tránh những thức ăn bị nhiễm khuẩn,... Bên cạnh đó, cần vệ sinh sạch sẽ núm vú trước và sau khi cho con bú. Bởi bộ máy tiêu hóa của trẻ ở giai đoạn này chưa hoàn thiện và vô cùng nhạy cảm nên rất dễ bị tác động bởi những thức ăn lạ. Nhất là với trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Với những trẻ được nuôi kèm với sữa công thức, một số yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ như sữa không được pha đúng tỷ lệ, bình sữa không được rửa sạch hoặc tiệt trùng,...

Ngoài ra còn một số lý do khác khiến việc trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần trở nên lo ngại hơn như trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột hoặc hệ tiêu hóa, do mẹ sử dụng lượng thuốc nhuận tràng nhiều trong giai đoạn cho con bú,...

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

3. Một số trường hợp trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần kèm một số dấu hiệu lạ mà mẹ nên chú ý

Tình trạng tiêu hóa của trẻ ở giai đoạn sơ sinh hầu hết đều được thể hiện qua tính chất và màu sắc “sản phẩm đầu ra” của trẻ. Việc trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần là dấu hiệu bình thường, tuy nhiên mẹ nên mang bé đến bệnh viện hoặc bác sĩ, nếu bé có một số dấu hiệu kèm theo sau đây:

  • Trẻ đi ngoài liên tục và nhiều lần hơn bình thường.

  • Phân có kèm bọt, nhầy, mùi nặng hơn bình thường.

  • Trẻ sốt, bỏ ăn, kèm tiêu chảy nhiều, mất nước, sụt cân nhanh chóng.

  • Trẻ hay quấy khóc khó chịu do đau vùng bụng.

Việc chăm sóc cho trẻ sơ sinh là vô cũng khó khăn. Bởi trẻ không thể nói và mẹ chỉ có thể dự đoán tình trạng của trẻ qua việc quan sát những dấu hiệu bất thường của con.

Đi ngoài nhiều lần có thể khiến trẻ mệt mỏi hoặc có sốt đi kèm

4. Trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần bất thường thì phải làm sao?

Nguyên nhân gây ra những tình trạng đi ngoài bất thường của trẻ hầu hết là do yếu tố bên ngoài. Do đó, mẹ bỉm chỉ cần thay đổi chế chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp với bé con, chú ý vệ sinh sạch sẽ núm vú hoặc bình sữa trước và sau khi cho bé bú,...

Với trường hợp trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần không quá nghiêm trọng, chúng ta hoàn toàn có thể điều trị cho bé dễ dàng tại nhà. Bởi hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn yếu và chưa hoàn thiện tuyệt đối, việc sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến đường ruột của trẻ sau này.

Một số phương pháp giúp bé giảm tình trạng đi ngoài nhiều lần một cách bất thường:

Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày

Đi ngoài nhiều khiến trẻ mất nhiều nước, chất điện giải, cũng như dưỡng chất,... do đó việc bổ sung đủ lượng sữa cho bé trong giai đoạn này là rất cần thiết. Tuy nhiên, hầu hết trẻ lúc này đều mệt mỏi, bỏ bú do đó mẹ cần phải chia thành nhiều cử trong ngày để thể bù đắp đủ lượng dưỡng chất đã bị mất đi.

Chú ý chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng. Cần xem xét lại chế độ cũ, thay đổi và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng mới cho cả mẹ và bé là điều cần thiết. Tốt nhất mẹ bỉm nên thông qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để thiết lập những khẩu phần dinh dưỡng hợp lý nhất.

Chế độ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ

Cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn

Đi ngoài nhiều lần khiến bé mệt mỏi, mất sức. Do đó bố mẹ nên cho bé ngủ nhiều hơn, tạo không gian yên tĩnh cho bé cũng như không nên đánh thức bé nhiều lần. Một giấc ngủ đủ lâu, sâu và ngon sẽ giúp bé tỉnh táo hơn sau khi thức dậy.

Vệ sinh sạch sẽ cho bé

Hăm tã - một tình trạng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần. Do đó, bố mẹ cần phải vệ sinh sạch sẽ và thay tã thường xuyên sau mỗi lần trẻ đi ngoài. Tốt nhất nên vệ sinh mông bé bằng vải mềm hoặc nước ấm, có thể rửa bằng nước lá trà xanh để hạn chế vi khuẩn bám bên ngoài.

Nguyên nhân thường khiến trẻ sơ sinh bị đi ngoài nhiều lần quá mức bình thường là do chế độ dinh dưỡng của mẹ và thức ăn cho trẻ. Bởi vậy, mẹ bỉm hết sức lưu ý và cẩn trọng trong việc lựa chọn thức ăn mỗi ngày.

Nếu có bất kỳ khó khăn nào trong việc xây dựng, chọn lựa thức ăn phù hợp cho mẹ bỉm và bé cưng, bạn có thể tham khảo của ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng đến từ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Để được tư vấn nhanh nhất, bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ miễn phí 24/7.

Chúc bé con của bạn luôn khỏe mạnh!

Chăm sóc các em bé mới chào đời là một việc rất khó và cha mẹ phải rất cẩn thận. Đối với trẻ mới sinh, chúng ta thường rất khó theo dõi tình trạng của con bởi trẻ gần như không thể ra hiệu cho bố mẹ. Song, các bậc phụ huynh cũng có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của bé thông qua phân trẻ sơ sinh.

1. Tìm hiểu phân trẻ sơ sinh bình thường

Chắc hẳn rất nhiều người bất ngờ khi chúng ta có thể theo dõi tình hình sức khỏe của con khi thấy phân trẻ sơ sinh. Đây là một phương pháp khá hiệu quả và đơn giản. Vậy khi bé có sức khỏe ổn định, phát triển bình thường thì phân sẽ có đặc điểm như thế nào?

Cha mẹ có thể theo dõi sức khỏe của bé thông qua phân trẻ sơ sinh.

1.1. Với trẻ vừa sinh

Sau khi chào đời được vài ngày, chúng ta sẽ thấy các em bé bắt đầu “đi nặng” và phân có màu xanh đen, đặc điểm chính đó là khá dính và sền sệt. Đây là hiện tượng hết sức bình thường và chúng được gọi là phân su.

Đây là các chất thải của em bé sau khi đã hấp thu các chất dinh dưỡng khi còn ở rung bụng mẹ, chúng còn có lẫn một chút nước ối và chất nhầy của người mẹ. Nếu thấy phân trẻ sơ sinh có những đặc điểm trên thì bạn có thể yên tâm bởi vì bé đang phát triển bình thường, hệ tiêu hóa hoạt động rất tốt.

Sau một thời gian, cha mẹ sẽ không thấy phân của trẻ có những đặc điểm giống với phân su nữa vì hiện tượng này chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn rồi kết thúc. Sau đó, các em bé ăn sữa mẹ và ăn sữa ngoài dần dần “đi nặng” ra phân với nhiều đặc điểm khác nhau.

Cha mẹ nên theo dõi thật cẩn thận để xem bé nhà mình có đang phát triển bình thường, tình hình sức khỏe ổn định hay không nhé!

1.2. Với trẻ ăn sữa mẹ

Em bé ăn sữa mẹ thì phân thường mềm và có màu vàng.

Thông thường, tình trạng phân su sẽ kết thúc sau vài ngắn em bé ăn sữa mẹ, một trong những công dụng của sữa non đó là đào thải phân su ra khỏi cơ thể trẻ. Đối với các em bé ăn sữa mẹ, phân sẽ có màu vàng thay vì màu xanh đen như trước và không nặng mùi.

Không giống với phân su, trong khoảng thời gian này, phân của trẻ có vẻ lỏng hơn chứ không hề dính và sệt. Cha mẹ cũng không cần lo lắng nhiều khi phân hơi vón cục, đó là hiện tượng không quá nghiêm trọng.

Đặc biệt, thời gian này cha mẹ khá vất vả vì bé sẽ đi đại tiện khá nhiều, nhiều trẻ có thể “đi nặng” tới 4 lần một ngày. Đây chính là thời gian hệ tiêu hóa bắt đầu đi vào hoạt động, chỉ sau một vài tuần, chúng sẽ hoạt động ổn định. Nhờ vậy số lần đi đại tiện của bé cũng không còn nhiều như trước, cha mẹ đỡ vất vả hơn.

Như vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm nếu phân trẻ sơ sinh mềm, việc đi đại tiện không quá khó khăn. Nếu như bé đi đại tiện ít lần trong tuần mà vẫn đảm bảo đặc điểm trên thì chúng ta không phải lo lắng gì nhé!

1.3. Với trẻ ăn sữa ngoài

Thông thường, những trẻ ăn sữa ngoài hay đi đại tiện ra phân khác so với bé ăn sữa mẹ. Chúng ta cần nắm được đặc điểm này để theo dõi sức khỏe và chăm sóc bé thật tốt.

Trẻ ăn sữa ngoài thường đi đại tiện ra phân nặng mùi hơn.

So với trẻ ăn sữa mẹ thì các em bé ăn sữa ngoài đi đại tiện ra phân có màu nâu vàng, một số có màu vàng nhạt và phân thường có mùi hơn. Đây là đặc điểm dễ nhận biết nhất mà bạn có thể thấy.

Ngoài ra lượng phân của bé mỗi lần đi đại tiện cũng khá nhiều. Song có một đặc điểm bạn cần lưu ý đó là trẻ nhỏ rất dễ đi táo bón, vì thế bố mẹ phải chăm sóc con cẩn thận, bổ sung chất dinh dưỡng để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Đó là những đặc điểm phân trẻ sơ sinh thường gặp, nếu con trẻ có dấu hiệu kể trên thì cha mẹ có thể yên tâm rằng bé đang phát triển bình thường, sức khỏe tương đối tốt.

2. Những trường hợp cha mẹ cần lưu ý

Nếu như trẻ đi đại tiện ra phân có một số biểu hiện lạ, khác so với bình thường, cha mẹ nên để ý bởi vì đó có thể là dấu hiệu thông báo sức khỏe bé đang gặp vấn đề.

Nếu như phân trẻ sơ sinh có sự thay đổi khi con chuyển sang ăn dặm hoặc chuyển từ ăn sữa mẹ sang sữa công thức thì đó là hiện tượng bình thường. Chúng ta không phải lo lắng, bận tâm nhiều. Tuy nhiên, nếu phân có một trong những đặc điểm sau đây thì bạn phải hết sức lưu ý.

2.1. Phân có màu xanh lá

Hiện tượng phân của bé chuyển màu xanh lá thường xuất phát từ việc bé hấp thụ quá nhiều lactose có trong sữa. Để giải quyết tình trạng này, người mẹ chỉ cần tập trung cho bé bú hết sức ở một bầu ngực rồi mới chuyển sang bú ở bên còn lại.

Trẻ đi ngoài ra phân màu xanh lá có thể đang gặp vấn đề về hệ tiêu hóa.

Nếu như con của bạn đang ăn sữa ngoại thì có lẽ bé không hợp với sản phẩm này, cha mẹ có thể nghiên cứu và đổi sang sản phẩm khác cho con nhé! Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể đó là tác dụng phụ của thuốc hoặc cơ thể trẻ phản ứng với một vài thực phẩm hoặc đường ruột, hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề.

Đối với tình huống trên, chúng ta nên nhanh chóng đưa con đi khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời.

2.2. Phân có màu nhạt

Tình trạng phân trẻ sơ sinh có màu nhạt là vấn đề khá nghiêm trọng. Đây có thể là tín hiệu thông báo trẻ đang mắc bệnh vàng da. Nếu thấy con có bất kỳ triệu chứng gì của bệnh vàng da, cha mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi sau một vài tuần, tuy nhiên một số trường hợp bệnh trở nên nặng hơn và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Chính vì vậy, chúng ta không nên chủ quan đối với sự thay đổi trên cơ thể bé, đặc biệt là phân chuyển màu khác so với bình thường.

2.3. Phân có lẫn máu

Hiện tượng này xảy ra khi bé bị táo bón, trẻ đi đại tiện rất khó khăn và có nguy cơ bị nứt hậu môn nếu tình trạng trên kéo dài. Khi bị táo bón, các em bé rất mệt mỏi và bị mất nước, vì thế cha mẹ phải tăng cường chăm sóc và cho con bú để bù lại nước.

Thông thường, trẻ ăn sữa ngoài sẽ gặp tình trạng này nhiều hơn, các bạn nên chú ý điều này khi chăm sóc con. Tuy nhiên, nếu phân có nhầy máu kèm theo đi ngoài nhiều lần bất thường, bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám tại các cơ sở y tế.

Hình ảnh 1 số dạng phân của trẻ sơ sinh

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh luôn đòi hỏi sự cẩn thận và cha mẹ phải theo dõi sát sao tình trạng của bé. Một trong những cách để theo dõi sức khỏe của con đó là dựa vào phân trẻ sơ sinh. Nếu phân của trẻ có điều gì bất thường, bạn nên mau chóng đưa bé đi khám để xác định nguyên nhân.

Video liên quan

Chủ Đề