Trẻ sơ sinh bao lâu thì được uống nước

Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không là băn khoăn của rất nhiều mẹ. Trẻ sơ sinh được tính từ giai đoạn 0 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi và được khuyến cáo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Để trả lời câu hỏi có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không sẽ được chia thành 2 trường hợp đó là trường hợp:

- Có nên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ uống nước?

Sữa mẹ chứa 80% là nước, đặc biệt là sữa đầu dòng. Do đó, đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn thì không cần cho uống nước. Nếu mẹ cảm thấy con mình khát thì có thể cho con bú sữa mẹ. Điều đó sẽ giải tỏa được cơn khát của bé và bảo vệ bé khỏi những nguy cơ nhiễm trùng.

Bé sơ sinh bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu không cần uống thêm nước [Ảnh minh họa]

- Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước sau khi uống sữa công thức?

Sữa công thức thường có nhiều muối hơn so với sữa mẹ, nên việc cho bé uống thêm một ít nước sẽ giúp cho bài tiết của bé trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, do quá trình trao đổi chất của các bé uống sữa công thức diễn ra chậm hơn nên thường bé sẽ khát hơn và có nhu cầu bổ sung thêm nước nhiều hơn so với các bé bú sữa mẹ.

Bé bú sữa mẹ bị táo bón, sốt hoặc nếu thời tiết quá nóng thì các mẹ có thể cho bé uống thêm vài thìa nhỏ nước đun sôi để nguội.

Bé sơ sinh bú bình chỉ bổ sung thêm nước theo chỉ dẫn của bác sĩ [Ảnh minh họa]

Lưu ý: Việc bổ sung thêm nước cho bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho con uống. Việc cho trẻ uống nước không theo chỉ dẫn của bác sĩ, cho trẻ uống thừa so với nhu cầu của bé có thể gây cản trở đến sự phát triển của trẻ.

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không cần uống nước. Mẹ có thể cho bé 6 tháng trở lên uống nước khi bé bắt đầu ăn dặm. Cho bé uống nước thời điểm này sẽ giúp bé ngừa táo bón, tăng cường trao đổi chất để hấp thụ nguồn dinh dưỡng từ thức ăn dặm.

Bé có thể uống thêm nước từ 6 tháng trở đi khi đã ăn dặm [Ảnh minh họa]

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không cần uống nước. Trong sữa mẹ đã có đủ lượng nước cần thiết cho bé. Nếu cho bé uống nước giai đoạn sơ sinh từ 0 - 6 tháng có thể ảnh hưởng bé:

- Làm ảnh hưởng quá trình hấp thụ sữa

Việc cho bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước sẽ làm giảm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ sữa mẹ. Kích thước dạ dày của bé lúc này cũng nhỏ, nếu cho bé uống nước sẽ làm đầy dạ dày, bé bị no và không muốn bú sữa điều đó làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của bé.

- Trẻ sơ sinh uống nước làm tăng nguy cơ nhiễm trùng

Hệ miễn dịch của trẻ dưới 6 tháng còn rất non yếu. Trong nước dù có sạch đến đâu cũng vẫn có chứa vi khuẩn, cho bé uống nước dễ gây nên các hiện tượng nhiễm trùng, bé dễ bị tiêu chảy, suy dinh dưỡng…

- Bé nhiễm độc nước [hiếm gặp]

Bé uống nhiều nước khi hệ miễn dịch còn quá yếu, làm loãng nồng độ natri trong cơ thể bé, số natri sẽ theo nước ra ngoài vì thận bé vẫn chưa hoàn thiện. Trẻ bị thiếu natri có thể ảnh hưởng hoạt động của não, bé có thể bị động kinh, co giật…

- Ảnh hưởng sự sản xuất sữa của mẹ

Một số chuyên gia cho rằng, việc cho bé uống nước có thể tác động đến việc sản xuất sữa mẹ.

Giai đoạn sơ sinh bé không cần uống thêm nước. Nhưng từ khi bé ăn dặm thì mẹ có thể bổ sung thêm nước.

- Thời điểm uống:

Theo các tổ chức Y tế khuyến cáo, mẹ chỉ nên cho bé uống nước từ khi bé bắt đầu ăn dặm, tức là từ tháng thứ 6 trở đi. Bên cạnh đó, mẹ vẫn tiếp tục duy trình cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức cho đến khi bé 24 tháng.

- Cách uống:

Để cho bé uống nước mẹ có thể sử dụng nước đun sôi để nguội, cho bé uống bằng thìa nhỏ hoặc cho vào bình để bé bú như bú sữa.

Cho bé uống nước bằng bình giống như bú sữa [Ảnh minh họa]

- Lượng nước uống:

Khi bé bắt đầu ăn dặm, mỗi lần mẹ có thể cho bé uống vài ngụm nhỏ [không quá 4 thìa nhỏ nước]. Lượng nước tăng lên theo nhu cầu thực của bé. Trong giai đoạn từ 6 - 12 tháng, mẹ có thể cho bé uống lượng nước tăng dần, không cho bé uống quá từ 50 - 100ml nước/ 24h.

Lưu ý:

- Cho bé uống nước theo nhu cầu

- Không nên cho bé uống nước trước bữa ăn

- Không thay thế hoàn toàn nước lọc bằng các loại nước ép.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/co-nen-cho-tre-so-sinh-uong-nuoc-va-be-may-thang-t...Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/co-nen-cho-tre-so-sinh-uong-nuoc-va-be-may-thang-thi-uong-duoc-nuoc-d280505.html

Theo Loan Trần [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

16/05/2019

Nhiều gia đình có thói quen cho bé uống thêm nước khi bú, hoặc bổ sung nước cho bé sau các cữ bú để bé đỡ khát hoặc để tráng miệng cho bé. Điều này nghe có vẻ hợp lý, nhưng sự thật đây là điều không tốt cho bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.

Cho trẻ sơ sinh uống nước khiến bé có nguy cơ bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng

Nguồn nước có thể không sạch và khiến bé bị nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, dạ dày của trẻ sơ sinh có dung tích nhỏ, việc cho bé uống thêm nước sẽ làm cho bé bị no và bú mẹ ít đi, hoặc ngưng bú sữa mẹ, từ đó bé kém hấp thu chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Cho bé uống thêm nước sau mỗi cử bú dễ khiến bé bị ọc hay bị sặc. Mặt khác, nếu các bà mẹ cho con uống nước thay vì bú cũng sẽ khiến mẹ dần ít sữa trong tương lai.

Sữa mẹ có hơn 80% là nước:

 

Hình minh họa - Nguồn internet

Sữa mẹ chứa hơn 80% là nước, đặc biệt là sữa đầu dòng [sữa đầu mỗi cử bú]. Do đó, bất cứ khi nào người mẹ cảm thấy con mình khát, mẹ có thể cho con bú. Điều này sẽ thỏa mãn “cơn khát” của bé và tiếp tục bảo vệ bé khỏi nguy cơ nhiễm trùng. Bé không cần nước trước khi được 6 tháng tuổi, ngay cả trong điều kiện khí hậu nóng. Đây cũng là một trong những lý do mà Tổ chức Y tế thế giới [WHO] khuyến nghị trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

Một đứa trẻ được coi là bú mẹ hoàn toàn khi chỉ nhận được sữa mẹ, không có bất kỳ thức ăn hoặc chất lỏng bổ sung nào, ngay cả nước; ngoại trừ khi trẻ cần dùng thuốc, dung dịch bù nước đường uống, thuốc nhỏ, xi-rô vitamin, khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ.

Khi cho con bú nghĩa là mẹ đã cho bé uống tất cả nước mà bé cần, đồng thời cung cấp nước an toàn và bảo vệ bé chống lại bệnh tiêu chảy.

Cho trẻ uống nước với số lượng lớn thậm chí có thể dẫn đến ngộ độc nước uống, đó là tình trạng các chất điện giải [như natri] trong máu của em bé bị pha loãng, ức chế các chức năng cơ thể bình thường và dẫn đến các vấn đề nguy hiểm như nhiệt độ cơ thể thấp hoặc co giật .Vì trẻ dưới 6 tháng tuổi có khối lượng cơ thể thấp, việc uống nước rất dễ khiến vượt nhu cầu Natri bình thường của cơ thể - những khoáng chất và chất điện giải này đã có đủ trong sữa mẹ khi mẹ cho bé bú.

Khi nào có thể cho bé uống thêm nước?

Các tổ chức Y tế trên thế giới khuyên mẹ nên đợi đến khi bé bắt đầu ăn dặm. Tại thời điểm đó, mẹ có thể cung cấp một lượng nhỏ nước đun sôi để nguội nhưng không thay thế sữa mẹ. Bé vẫn nên được cho bú mẹ tiếp tục và kéo dài về sau mà theo khuyến cáo của WHO là nên kéo dài đến 24 tháng để trẻ được phát triển toàn diện.

TH tổng hợp và lược dịch

Nguồn tham khảo:

Tổ chức Y tế thế giới [WHO] //www.who.int/features/qa/breastfeeding/

//www.pregnancybirthbaby.org.au/

Sau đây là khuyến cáo lượng nước nên uống trong ngày theo lứa tuổi ở trẻ khỏe mạnh bình thường. Lưu ý nước được tính ở đây là nước lọc, không bao gồm những loại thức uống khác mà trẻ tiêu thụ trong một ngày như sữa và nước trái cây. Lượng nước trong bài viết này được đo lường theo đơn vị “ly” cho dễ nhớ và một ly gần tương đương 250ml [1 ly #250ml].

- Ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, trẻ không nên uống thêm nước. Lượng nước cần thiết cho trẻ được đến từ nguồn sữa mẹ hoặc sữa công thức.

- Ở trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng tuổi, lượng nước cần bổ sung cho trẻ có liên quan tới lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức mà trẻ đã được cung cấp. Ngoài ra, trình trạng dinh dưỡng tổng quát, yếu tố sức khỏe và tăng trưởng của trẻ cũng góp phần ảnh hưởng. Nguyên tắc chung của lượng nước uống trong độ tuổi này là từ nửa [1/2] ly đến một ly nước trong ngày [125ml đến 250ml].

- Ở trẻ từ 1 tuổi đến 8 tuổi, lượng nước uống trong ngày được tính theo độ tuổi. Ví dụ trẻ một tuổi nên uống một ly nước trong suốt ngày, trẻ hai tuổi nên uống hai ly, và cứ thế…
Xin xem bảng dưới đây.

Tuổi

Số ly nước uống trong ngày

[1 ly = 250ml]

1

1

2

2

3

3

4

4

5

5

6

6

7

7

8

8

9 và lớn hơn

8

Qui tắc này thường dừng lại khi trẻ 8 tuổi. Một lần nữa nhắc lại, nếu trẻ sống ở vùng khí hậu nóng, hay khi trẻ vận động thể lực nhiều hơn thì nhu cầu nước trong ngày sẽ cần nhiều hơn. Nếu trẻ không tăng trưởng tốt, bác sĩ có thể chỉ định trao đổi một phần lượng nước này bằng một loại dịch khác có năng lượng cao [như sữa nguyên chất,…]. Ở thanh thiếu niên và người lớn cần đảm bảo tối thiểu 8 ly nước trong một ngày, tương đương 2 lít nước.

Qui tắc chung này giúp bạn dễ hình dung lượng nước trong ngày nên cho trẻ uống, tuy nhiên luôn có những trường hợp ngoại lệ. Khi đó, nên tham khảo ý kiến của nhân viên y tế.

Video liên quan

Chủ Đề