Trình bày đặc điểm kinh tế khu vực Bắc Mĩ công nghiệp Dịch vụ kinh tế trung và Nam Mĩ nông nghiệp

Bài 39. KINH TẾ BAC mĩ [Tiếp theo] MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢC Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm về nền công nghiệp và dịch vụ của Bắc Mĩ. Trình bày được Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mĩ [NAFTA]. Sử dụng bản đồ để trình bày đặc điểm công nghiệp và dịch vụ Bắc Mĩ. Đọc và phân tích số liệu thông kê về kinh tế. KIẾN THỨC Cơ BẢN Công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới Các nước có nền công nghiệp phát triển cao, đặc biệt là Hoa Kì và Ca-na-đa. Hoa Kì: + Công nghiệp đứng đầu thế giới, đầy đủ các ngành chủ yếu. Công nghiệp chế biến chiếm 80% sản lượng. + Các ngành công nghiệp truyền thống [luyện kim, chế tạo máy công cụ, hoá chất, dệt, thực phẩm,...] tập trung ỏ' phía nam Hồ Lớn và vùng Đông Bắc ven Đại Tây Dương. + Các ngành công nghiệp gắn với công nghệ kĩ thuật cao [sản xuất máy tự động, điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, hàng không vũ trụ] được phát triển rất nhanh ở phía nam và duyên hải Thái Bình Dương. Ca-na-đa: các ngành quan trọng là khai thác khoáng sản, luyện kim, lọc dầu, chế tạo xe lửa, hoá chất, công nghiệp gỗ, bột giấy và giấy, công nghiệp thực phẩm,... chủ yếu phân bó ở phía bắc Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương. Mê-hi-cô: các ngành quan trọng là khai thác dầu khí và quặng kim loại màu, hoá dầu, chế biến thực phẩm,... tập trung ở thủ đô Mê-hi-cô Xi-ti và các thành phố ven vịnh Mê-hi-cô. Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế Ngành dịch vụ ở Bắc Mĩ đóng góp khoảng 70% trong GDP. Các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải... đóng vai trò quan trọng. Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mĩ [NAFTA] Hoa Kì, Ca-na-đa và Mê-hi-cô đã thông qua Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mĩ hình thành khối kinh tế có tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào và công nghệ hiện đại, nhằm cạnh tranh có hiệu quả hơn trên thị trường thế giới. GỢI ý trả lời câu hỏi giữa bài Câu 1. Dựa vào hình 39.1, nêu sự phân bô' các ngành công nghiệp ở Bắc Mĩ. Trả lời: Công nghiệp Ca-na-đa tập trung ở các thành phố lớn về phía bắc Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương. Công nghiệp Hoa Kì tập trung ở vùng Đông Bắc, vùng Nam và Đông Nam. Công nghiệp Mê-hi-cô tập trung chủ yếu ở Mê-hi-cô Xi-ti và các thành phô" ven vịnh Mê-hi-cô. Câu 2. Dựa vào bảng [trang 124 SGK] cho biết vai trò của các ngành dịch vụ ở Bắc Mĩ. Trả lời-. Các ngành dịch vụ ở Bắc Mĩ chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP của mỗi nước: Ca-na-đa và Mê-hi-cô: 68%, Hoa Kì: 72%. IV. GỢl ý THựC hiện CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUÔÌ BÀI Câu 1. Nêu các ngành công nghiệp quan trọng của các nước Bắc Mĩ. Những năm gần đây, sản xuất công nghiệp ở Hoa Kì biến đổi như thế nào? Trả lời'. Các ngành công nghiệp quan trọng của các nước Bắc Mĩ: + Hoa Kì: phát triển tất cả các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành kĩ thuật cao. + Ca-na-đa: chủ yếu là các ngành hóa chất, luyện kim màu, khai thác lâm sản. + Mê-hi-cô: chủ yếu là các ngành cơ khí, luyện kim, hóa chất, đóng tàu, lọc dầu. - Biến đổi của sản xuất công nghiệp Hoa Kì trong những năm gần đây: + Cùng với sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ, những ngành công nghiệp gắn với các thành tựu công nghệ mới nhất được phát triển nhanh dẫn đến sự xuất hiện của "Vành đai Mặt Trời" ở phía tây và phía nam Hoa Kì. + Các ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, hóa chất, chế tạo ô tô,... phát triển ở các thành phố lớn của Ca-na-đa, Mê-hi-cô dưới sự đầu tư của các công ti đa quốc gia Hoa Kì. + Các ngành sản xuất máy tự động, ngành điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, sản xuất máy bay phản lực, tên lửa vũ trụ,... trở thành công nghiệp mũi nhọn của Hoa Kì. Câu 2. Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mĩ [NAFTA] có ý nghĩa gì với các nước Bắc Mĩ? Trả lời'. NAFTA được thiết lập để kết hợp thế mạnh của ba nước, tạo nên một thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. NAFTA cho phép các nước Hoa Kì, Ca-na-đa chuyển giao công nghệ cho Mê-hi-cô để tận dụng nguồn nhân lực và nguồn nguyên liệu của nước này, tập trung vào phát triển các ngành công nghệ kĩ thuật cao trên lãnh thổ Hoa Kì và Ca-na-đa, vừa mở rộng thị trường nội địa, vừa tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. V. CÂU HỎI Tự HỌC ưu thế của công nghiệp Mê-hi-cô hiện nay là: A. Khai khoáng, luyện kim. B. Dệt, thực phẩm, c. Khai khoáng và chế biến lọc dầu. D. Cơ khí và điện tử. Vùng công nghiệp "Vành đai Mặt Trời" là nơi chiếm ưu thế của ngành: A. Luyện kim và cơ khí. B. Điện tử và hàng không vũ trụ. c. Dệt và thực phẩm. D. Khai thác than, sắt, dầu mỏ. Sự ra đời của khu vực Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mĩ [NAFTA] trước hết nhằm mục đích: Cạnh tranh với các nước Tây Âu. Khống chế các nước Mĩ La-tinh. c. Đè bẹp nền kinh tế các nước công nghiệp mới phát triển. Đ. Khai thác thế mạnh tổng hợp của ba nước thành viên.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

trình bày kinh tế của hai khu vực Bắc Mĩ và Trung Nam Mĩ theo 2 dac diem la cong nghiep va nong nghiep

Các câu hỏi tương tự

Câu 4: Những khu vực dân cư tập trung đông đúc  là:

A.Đông Á, Đông Nam Á, Tây và Trung Âu, Nam Á.

B.Bắc Mĩ, Đông Nam Á, Tây và Trung Âu, Bắc Á.

C.Đông Á, Bắc Phi, Tây và Trung Âu, Nam Á.

D. Nam Phi, Đông Nam Á, Tây và Trung Âu, Bắc  Á.

Câu 1

Bắc Mĩ

* Địa hình

Đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mỹ tương đối đơn giản gồm ba khu vực địa hình:

+ Phía Tây:

- Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ gồm nhiều dãy núi chạy song song, kéo dài từ A-la-xca đến eo đất Trung Mỹ, dài 9000km độ cao trung bình 3000-4000 mét, xen vào giữa là các cao nguyên, bồn địa.

- Miền núi Cooc-đi-e Hoa Kỳ có nhiều khoáng sản [ đồng, vàng, quặng đa kim, uranium…]

+ Ở giữa :

- Đồng bằng trung tâm rộng lớn, cao ở phía Bắc và Tây Bắc, thấp dần phía Nam và Đông Nam, tựa như một lòng máng khổng lồ chạy từ Bắc xuống Nam, tạo điều kiện cho các khối khí lạnh ở phía Bắc và khối khí nóng ở phía Nam xâm nhập

- Trên đồng bằng có các hồ rộng [hệ thống Hồ Lớn ], nhiều sông ngòi [Mi-xi-xi-pi].

+ Phía Đông :

- Gồm sơn nguyên trên bán đảo La-bra-do của Canada và dãy núi cổ A-pa-lát trên đất Hoa Kỳ độ cao trung bình dưới 1500 mét.

- Miền núi A-pa-lát có nhiều mỏ than, mỏ sắt trữ lượng lớn và tiềm năng thuỷ điện.

* Khí hậu

- Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
Nam Mĩ

* Địa hình

- Địa hình Nam Mĩ chia làm 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến
* Khí hậu ; có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái đất

Câu 2

* Bắc Mĩ

Dân cư Bắc Mĩ phân bố không đều. Mật độ dân số có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía Tây và phía Đông.

* Nam và Trung Mĩ

Dân cư Trung và Nam Mĩ phân bố không đều chủ yếu tập trung ở ven biển, cửa sông và trên các cao nguyên; thưa thớt ở các vùng nằm sâu trong nội địa.

Xã hội:

- Tốc độ đô thị hoá nhanh nhất thế giới, tỉ lệ dân thành thị chiếm 75% dân số. Tuy nhiên, 35% - 45% dân đô thị phải sống ở ngoại ô, trong các khu nhà ổ chuột, với những điều kiện khó khăn.

- Các đô thị lớn: Xao Pao-lô, Ri-ô đê Gia-nê-rô, Bu-ê-nôt Ai-rét.

- Tốc độ đô thị hoá nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Câu 3

*Nông nghiệp

có 2 hình thức sử dụng trong nông nghiệp– Tiểu điền trang.– Đại điền trang.

– Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lý. Nền nông nghiệp của nhiều nước còn sự lệ thuộc vào nước ngoài .

– Ngành trồng trọt:+ Nông sản chủ yếu : cây Công nghiệp và cây ăn quả .+ Một số nước phát triển lương thực [Nam Mĩ]– Ngành trồng trọt mang tính độc cạnh do lệ thuộc vào nước ngoài.– Phần lớn các nước Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực và thực phẩm.+ Ngành chăn nuôi đánh bắt cá:– Phát triển mạnh chăn nuôi bò thịt, bò sữa, cừu, lạc đà…

– Pê-ru có ngành đánh bắt cá biển với sản lượng cao trên thế giới.

*Công nghiệp

– Công nghiệp phát triển tương đối toàn diện là Braxin, Achentina, Chilê, Vê-nê-xu-ê-la.– Các nước khu vực Anđét phát triển ngành công nghiệp luyện kim đen và màu.– Các nước khu vực eo đất Trung Mĩ và vùng Caribê phát triển CN thực phẩm.

– Công nghiệp phân bố không đều.

Hay nhất

-Nông nghiệp :

+ Hai hình thức sở hữu trong nông nghiệp là tiểu điền trang và đại điền trang

+Trồng trọt : mang tính chất độc canh

+Chăn nuôi : một số nước phát triển chăn nuôi gia súc theo quy mô lớn .

-Công nghiệp :

+ Cấc ngành công nghiệp chủ yếu : khai thác khoáng sản , sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm để xuất khẩu

+ Một số nước công nghiệp mới , có nền kinh tế phát triển nhất khu vực : braxin , achentina , chi lê , vê nê zua la

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Video liên quan

Chủ Đề