Trong một cặp câu lục bát số tiếng trong dòng lục và số tiếng trong dòng bác như thế nào

Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam [lục bát và song thất lục bát]. Thơ lục bát ởViệt Nam được truyền bá và phát triển hàng trăm năm nay. Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dễ làm, thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người. Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng [câu lục] và một câu 8 tiếng [câu bát], và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chữ và chấm dứt ở câu tám. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính cách lơ lửng, hiểu ngầm, hay diễn đạt sự đột ngột. Thơ lục bát cũng cần tuân thủ luật về thanh và vần, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau. Luật thanh trong thơ lục bát; Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1,3,5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2,4,6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau: Câu lục: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6 là Bằng [B] - Trắc [T] - Bằng Câu bát: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6-8 là B-T-B-B Ví dụ: Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân [B - T - B] Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều [B-T-B-B] [Tố Hữu] Về phối thanh, chỉbắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là bằng, nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Thế nhưng đỏi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thể biến nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T-B-T-B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể. Ví du: Có xáo thì xáo nước trong T-T-B Đừng xáo nước đục đau lòng cò con T-T-B-B Hay: Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T-B-T-B Cách gieo vần trong thơ lục bát: Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thơ lục bát tính linh hoạt về vần. Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hiệp với tiếng thứ sáu của cậu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hiệp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát: Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng Như thế ngoài vần chân có cả ở hai câu 6, 8lại có cả vần lưng trong câu tám. Tiểu đối trong thơ lục bát: Đó là đối thanh trong hai tiếng thứ 6 [hoặc thứ 4] của câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại. Ví dụ: Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. Ngoài đối thanh còn có đối ý: Dù mặt lạ, đã lòng quen [Bích câu kì ngộ] Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, hoặc 4/4 để diễn tả những tình cảm thương yêu, buồn đau... Người thương/ ơi hỡi/ người thương Đi đâu/ mà để/ buồng hương/ lạnh lùng Đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3: Chồng gì anh/ vợ gì tôi Chẳng qua là cái nợ đời chi đây Khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5... Thể thơ lục bát với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả. Đa số ca dao được sáng tác theo thể lục bát. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu có hơn 90% lời thơ trong ca dao được sáng tác bằng thểthơ này Từ những đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa trên có thể thấy về cơ bản thểthơ lục bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng vềvần nhịp, về số tiếng mỗi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mỗi câu trong thể. Tuy vậy cũng có lúc câu lục tràn sang câu bát, câu lục và câu bát dài quá khổ, có khi xê dịch phối thanh, hiệp vần... đó là dạng lục bát biến thể. Sự biến đổi đó là do nhu cầu biểu đạt tình cảm ngày càng phong phú, đa dạng phá vỡ khuôn hình 6/8 thông thường. Tuy nhiên dù phá khuôn hình, âm luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát cơ bản vẫn giữ nguyên. Đó là dấu hiệu đặc trưng cho ta nhận biết nó vẫn là thể lục bát. Bên cạnh lục bát truyền thống còn có lục bát biến thể là những câu có hình thức lục bát nhưng không phải trên sáu dưới tám mả có sự co giãn nhất định về âm tiết về vị trí hiệp vần...Hiện tượng lục bát biến thể là vấn đề đáng chú ý trong ca dao, chúng ta có thể xem xét một số trường hợp: lục bát biến thể tăng, tiếng lục bát biến thể giảm số tiếng. Xét về mặt nội dung thơ lục bát diễn đạt tâm trạng nhiều chiều của nhân vật trữ tình. Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này để bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sống, sinh hoạt, tình yêu... do vậy thể thơ chủ yếu của ca dao vẫn là thể lục bát vì nó có khảnăng diễn đạt tất thảy những cung bậc cảm xúc như: tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu đồng ruộng, đất đai, yêu lao động, yêu thiên nhiên.... Dân tộc nào cũng có một thể thơ, một điệu nhạc phù hợp với cách điệu cuộc sống của dân tộc đó. Lục bát là thể thơ hài hoà với nhịp đập của con tim, nếp nghĩ, cách sinh hoạt của người dân Việt Nam. Ca dao, tiếng nói mang đầy âm sắc dân tộc cũng được chuyển tải bằng lục bát. Việc sáng tạo thể thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người bình dân, rất nhiều nhà thơ thành công nhờ thể thơ này. Những truyện thơ vĩ đại nhất của Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đều được thể hiện bằng hình thức thơ Lục bát. Sau này các nhà thơ hiện đại cũng đã rất thành công khi vận dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Nguyễn Bính, Đồng Đức Bốn tiêu biểu cho dòng lục bát dân gian. Dòng lục bát trí tuệ có thể xem Lửa thiêng của Huy Cận trong phong trào Thơ Mới là thành tựu mở đầu. Dòng lục bát hiện đại có Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Tố Hữu... Bởi cái chất duyên dáng, kín đáo, không ồn ào của lối nghĩ phương Đông, lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nền nã. Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Bài làm:

Câu 1

  1. Chọn câu trả lời đúng để điền vào những chỗ trống trong đoạn văn sau:

Về cách gieo vần thông thường của một cặp câu lục bát, tiếng thứ [1] ...... của dòng lục vần với tiếng thứ [2] ...... của dòng bát kế nó, tiếng thứ [3] ...... dòng bát vần với tiếng thứ [4] ...... của dòng lục tiếp theo.

a. [1] sáu - [2] tư - [3] tám - [4] sáu

b. [1] sáu – [2] tám - [3] sáu - [4] sáu

c. [1] sáu - [2] sáu - [3] tám - [4] sáu

đ. [1] sáu - [2] tư - [3] tám - [4] sáu

Hướng dẫn giải:

Dựa vào kiến thức đã học về thơ lục bát

Lời giải:

Đáp án c

Câu 2

Em hãy hoàn chỉnh câu văn sau:

Thơ lục bát là thể thơ ......, một cặp câu lục bát gồm có một dòng ...... và một dòng ......

Lời giải:

Thơ lục bát là thể thơ từ lâu đời của dân tộc Việt Nam, một cặp câu lục bát gồm có một dòng lục và một dòng bát.

Câu 3

Trong một câu thơ lục bát, các tiếng nào sau đây phải tuân thủ quy định chặt chẽ về cách phối hợp thanh điệu?

a. Các tiếng ở vị trí 3, 5, 7

b. Các tiếng ở vị trí 2, 4, 6

c. Các tiếng ở vị trí 6, 8

d. Các tiếng ở vị trí 2, 4, 6, 8

Lời giải:

Đáp án d

Câu 4

Dựa vào hiểu biết của em về cách gieo vần, luật bằng trắc và ngắt nhịp trong thơ lục bát, hãy xác định những VB sau có phải được viết theo thể thơ lục bát không. Hãy lý giải.

Công đâu công uổng công thừa,

Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan.

Công đâu công uổng công hoang

Công đâu gánh nước Tam Quan tưới dừa

Bến Tre giàu mía Mỏ Cày,

Giàu nghêu Thạnh Phú, giàu xoài Cái Mơn.

Bến Tre biển cá sông tôm,

Ba Tri muối mặn, Giồng Trôm lúa vàng.

[Theo Nguyễn Quốc Túy, Trần Gia Linh, Tục ngữ - Ca dao - Dân ca chọn lọc, NXB Giáo dục, 1993]

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ văn bản

Ôn lại kiến thức về vầ luật trong thơ lục bát

Lời giải:

Những văn bản sau được viết theo thể thơ lục bát.

Bởi vì: các văn bản này tuân thủ nguyên tắc gieo vần, luật bằng trắc, cách phối thanh và ngắt nhịp của thơ lục bát.

Câu 5

Dựa vào mô hình sau, em hãy xác định thanh điệu, vần điệu của hai câu lục bát:

Muốn ăn bông súng cá kho

Thì về Đồng Tháp ăn cho đã thèm.

[Tập san Khoa học Xã hội, số 05 ,1998]

Hướng dẫn giải:

Dựa vào kiến thức về thanh điệu và vần luật trong thơ lục bát

Lời giải:

Câu 6

Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:

Khi con tu hú gọi bầy 

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân 

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào 

Trời xanh càng rộng càng cao 

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không... 

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi.

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu

[Tố Hữu, Khi con tu hú, theo Nguyễn Khắc Phi [TCB], Ngữ văn 8, tập một, NXB Giáo dục]

a. Tác giả có thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình một cách gián tiếp hoặc trực tiếp đối với sự vật, hiện tượng được miêu tả trong VB. Trong hai khổ thơ trên, khổ thơ nào thể hiện tình cảm gián tiếp và khổ nào thể hiện tình cảm trực tiếp của Tố Hữu? Dựa vào đâu mà em có nhận xét như vậy?

b. Theo em, nét độc đáo của hình ảnh “ngọt dần” là gì?

Hướng dẫn giải:

Đọc kĩ văn bản

Tìm ra hình ảnh và dựa vào hoàn cảnh sáng tác bài thơ để chỉ ra tình cảm của tác giả

Lời giải:

a. Đoạn thơ tác giả thể hiện tình cảm gián tiếp: "Khi con tu hú gọi bầy.... tan phòng, hè ôi". 

* Giải thích: dựa vào việc tác giả sử dụng những từ ngữ, hình ảnh miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa hè, người đọc có thể cảm nhận được tâm trạng náo nức của tác giả khi nghe được những thanh âm đặc trưng của mùa hè.

    Đoạn thơ tác giả thể hiện tình cảm trực tiếp: "Ta nghe hè dậy bên lòng… tu hú ngoài trời cứ kêu"

* Giải thích:

- Sử dụng một số từ ngữ trực tiếp miêu tả cảm xúc của tác giả “ngột”, “chết", ”uất thôi”

- Sử dụng một số từ ngữ câu cảm thán như “hè ôi”, “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!"

=> Sự đối lập giữa căn phòng chật chội và không gian đầy sức sống bên ngoài. Tác giả cảm nhận rất rõ cái không gian bên trong phòng giam ngột ngạt. Trong hoàn cảnh đó, tiếng chim tu hú từ bên ngoài vọng vào phòng giam càng khiến cho không gian ấy trở nên ngột ngạt, bức bối. Đến nỗi người trong tù phải cất lên tiếng kêu và thể hiện khao khát hành động đập phá, tháo cũi, sổ lồng.

Câu 7

Đọc các VB sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:

[1] Bông sen mùa hạ nở hồng

Dầu bìm, dầu cặn mà lòng vẫn thơm1.

[Theo Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Tháp, Thơ văn Đồng Tháp, tập 1 [Trước 1945], NXB Tổng hợp Đồng Tháp, 1986]

[2]Quê em hai dải cù lao,

Có dừa ăn trái, có cau ăn trầu

Quê anh có cửa biển sâu

Có ruộng lấy muối, có dâu nuôi tằm.

[Theo Nguyễn Quốc Túy, Trần Gia Linh, Sđd]

[3]Đứng bên ni2 đồng ngó bên tê3 đồng mênh mông bát ngát

Đứng tê đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng4

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai

[Theo Ngữ văn 7, tập một, Nguyễn Khắc Phi [TCB], NXB Giáo dục Việt Nam, 2018]

[4]Sông Tô5 một dải lượn vòng

Ai nơi liệt nữ anh hùng giáng sinh 

Sông Hồng uốn khúc chảy quanh

Giai nhân tài tử lừng danh trong ngoài.

[Theo Kho tàng Ca dao người Việt, Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật [Chủ biên], tập 3 [từ NH đến Y], NXB Văn hoá - thông tin, Hà Nội, 1995]

a. Xác định vẻ đẹp quê hương được thể hiện qua những VB trên và lý giải.

b. Chỉ ra một nét độc đáo trong mỗi VB trên và cho biết vì sao đó lại là nét độc đáo của VB.

Hướng dẫn giải:

Đọc văn bản và cảm nhận về tình cảm của tác giả dành cho quê hương

Lời giải:

a. Vẻ đẹp quê hương được thể hiện qua những VB trên:

- Bài ca dao [1]: Hình ảnh “bông sen mùa hạ” 

-> Hình ảnh bông sen là cảnh sắc tiêu biểu của quê hương Đồng Tháp, là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho vẻ đẹp của con người “dầu bùn, dầu cặn” nhưng vẫn giữ được tấm lòng thơm thảo giữa cuộc đời.

- Bài ca dao [2]: hình ảnh “hai dải cù lao”, “cửa biển sâu”, “dừa ăn trái”, “cau ăn trầu”, “ruộng lầy muối”, “dâu nuôi tằm”

-> Vẻ đẹp về cảnh sắc và sản vật, gợi sự phong phú. giàu có của quê hương.

- Bài ca dao [3]: “Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”

-> Vẻ đẹp về con người quê hương, hình ảnh so sánh được vẻ đẹp tràn đầy sức sống, trẻ trung, đầy sự tự tin, lạc quan của con người quê hương.

- Bài ca dao [4]: 

“Sông Tô một dải lượn vòng”, “Sông Hồng uốn khúc chảy quanh”, “một dải lượn vòng”, “uốn khúc chảy”

-> Vẻ đẹp về cảnh sắc quê hương nơi con sông, cảnh sắc trữ tỉnh, đường cong mềm mại, uốn lượn, nên thơ của những dòng sông quê hương

“Ấy nơi liệt nữ anh hùng giáng sinh”, “Giai nhân tài tử lừng danh trong ngoài” 

-> Vẻ đẹp con người, những con người oanh liệt, tuyệt sắc, tài giỏi của quê hương. 

b. Nét độc đáo trong mỗi VB:

Trong bài: Bài 3: Vẻ đẹp quê hương - Chân trời sáng tạo

Bài tập & Lời giải:

  • 👉 Lời giải Giải bài tập Đọc trang 27, 28, 29, 30 Sách bài tập Ngữ Văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
  • 👉 Lời giải Giải bài tập Tiếng Việt trang 30, 31 Sách bài tập Ngữ Văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
  • 👉 Lời giải Giải bài tập Viết ngắn trang 31, 32 Sách bài tập Ngữ Văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
  • 👉 Lời giải Giải bài tập Viết trang 32 Sách bài tập Ngữ Văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo
  • 👉 Lời giải Giải bài tập Nói và nghe trang 32 Sách bài tập Ngữ Văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

Video liên quan

Chủ Đề