Trưng trắc đóng đô ở đâu

13/10/2021 1,297

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: C

Sau khi giành thắng lợi, Hai Bà Trưng đóng đô ở Mê Linh.

Nguyễn Hưng [Tổng hợp]

Câu hỏi liên quan

Nội dung nào không phải ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?

A. Củng cố vững mạnh chính quyền tự chủ của nhân dân ta.

B. Mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt.

C. Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí anh hùng của phụ nữ Việt Nam.

D. Là cuộc khởi nghĩa lớn đầu tiên trong thời kì Bắc thuộc.

Nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng thể hiện điều gì?

A. Khẳng định tinh thần đoàn kết, yêu nước của nhân dân ta.

B. Nhân dân kính trọng và ghi nhớ công lao của Hai Bà Trưng.

C. Thể hiện sự phát triển của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

D. Thể hiện vai trò của người phụ nữ trong lịch sử dân tộc.

1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập?

Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua [Trưng Vương], đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.

Các Lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.

Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận, hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị xe, thuyền, làm thêm đường sá, tích trữ lương thực để sang đàn áp nghĩa quân.

Hai Bà Trưng [13 tháng 9 năm 14 – 5 tháng 3 năm 43] là tên chỉ chung hai chị em Trưng Trắc [徵側] và Trưng Nhị [徵貳], hai người phụ nữ được đánh giá là anh hùng dân tộc của người Việt.[5] Trong sử sách, hai bà được biết đến như là những thủ lĩnh khởi binh chống lại chính quyền đô hộ của Đông Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và Trưng Trắc tự phong là Nữ vương. Thời kì của hai Bà xen giữa thời kỳ Bắc thuộc lần 1 và Bắc thuộc lần 2 trong lịch sử Việt Nam. Đại Việt sử ký toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử, với tên gọi Trưng Nữ vương [徵女王].

Hán thưSửa đổi

Nguồn sử liệu đầu tiên đề cập đến chị em Hai Bà Trưng là cuốn Hậu Hán Thư viết vào thế kỷ thứ 5 [Công nguyên] bởi học giả Phạm Diệp, cuốn sách nói về lịch sử nhà Hán từ năm 6 đến năm 189 Công nguyên. Các tài liệu cổ của Trung Quốc đề cập đến hai chị em Bà Trưng khá ngắn gọn, được tìm thấy trong hai chương của Hậu Hán Thư mô tả về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà thời kỳ nhà Tây Hán.

Ở quyển 86 của Hậu Hán Thư, phần "Tây Nam di liệt truyện" có viết:[6]

Năm Kiến Vũ thứ 16, thời Hán Quang Vũ Đế [40], hai người phụ nữ Giao Chỉ là chị em Trưng Trắc [chữ Hán: 徵側] và Trưng Nhị [chữ Hán: 徵貳] tạo phản, tấn công quận phủ. Trưng Trắc là con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh. Bà ta được gả làm vợ cho người xứ Chu Diên tên Thi Sách [chữ Hán: 詩索], là kẻ hùng dũng. Thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định [chữ Hán: 蘇定] dùng luật pháp để kiềm chế bà ta. Trưng Trắc phẫn nộ, bèn tạo phản. Những tộc trưởng xứ Man ở các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố hưởng ứng, bà ta đã chiếm được 65 thành trì và tự xưng là Nữ vương. Thứ sử và Thái thú quận Giao Chỉ chỉ còn biết cố thủ. Hán Quang Vũ Đế vì vậy đã ra lệnh cho quận Trường Sa, Hợp Phố và Giao Chỉ chuẩn bị xe, thuyền bè, sửa cầu, mở thông lối đi qua khe núi, trữ lương thảo. Năm thứ 18 [42], Quang Vũ Đế sai Phục Ba tướng quân Mã Viện [chữ Hán: 馬援], Trung lang tướng Lưu Long [chữ Hán: 劉隆][7] và Lâu thuyền tướng quân Đoàn Chí [chữ Hán: 段志] dẫn quân Trường Sa, Quế Dương, Linh Lăng, Thương Ngô hơn vạn người đi thảo phạt. Vào mùa hè tháng 4 năm 43, Mã Viện phá Giao Chỉ, trảm Trưng Trắc và Trưng Nhị, những kẻ đồng đảng đầu hàng hoặc giải tán. Tiến đánh bọn Đô Dương [chữ Hán: 都陽] ở Cửu Chân, phá tan và bắt hàng phục. Bắt hơn 300 kẻ cầm đầu dời đi Linh Lăng [chữ Hán: 零陵]. Vùng Lĩnh Biểu [chữ Hán: 領表] coi như bình định.

Việt sửSửa đổi

Bộ sử cổ nhất của Việt Nam đề cập đến Hai Bà Trưng là Đại Việt sử lược. Theo sách này, thời Việt Nam còn là Giao Chỉ, Trưng Trắc là con gái Lạc tướng ở huyện Mê Linh, lấy chồng là Thi Sách ở huyện Chu Diên.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Hai Bà Trưng vốn họ Lạc, là dòng dõi Lạc tướng ở Mê Linh. Chồng bà Thi Sách cũng là con Lạc tướng, con hai nhà tướng kết hôn với nhau. Khi lên ngôi, Hai Bà mới đổi sang họ Trưng.[8]

Nguồn khácSửa đổi

Truyền thuyết xác nhận quê nội Hai Bà ở làng Hạ Lôi và quê ngoại Hai Bà ở làng Nam Nguyễn thuộc Ba Vì, Hà Nội.[9] Mẹ Hai Bà là Man Thiện, người được biết đến qua thần phả, còn được ghi với tên gọi Trần Thị Đoan.

Tuy nhiên, theo các sử gia hiện đại, thời đầu Công nguyên, người Việt chưa có họ. Tên Trần Thị Đoan của mẹ Hai Bà chỉ là tên thần phả đặt sau này, khoảng thế kỷ 17, 18. Cả cái tên Man Thiện có nghĩa là người Man tốt có thể do người Hán gọi.[9] Theo một số dẫn chứng biện giải không rõ luận cứ và nguồn gốc cho rằng, tên của Hai Bà có nguồn gốc từ nghề dệt lụa truyền thống của Việt Nam, tương tự như cách đặt tên theo các loài cá của các vua nhà Trần sau này vốn xuất thân từ nghề chài lưới. Xưa kia nuôi tằm, tổ kén tốt gọi là kén chắc, tổ kén kém hơn gọi là kén nhì; trứng ngài tốt gọi là trứng chắc, trứng ngài kém hơn gọi là trứng nhì. Do đó, theo Nguyễn Khắc Thuần, tên Hai Bà vốn rất giản dị là Trứng Chắc và Trứng Nhì, phiên theo tiếng Hán gọi là Trưng Trắc và Trưng Nhị.[10][11] Khi chữ Hán chưa được truyền bá hoặc chưa có điều kiện thấm sâu vào nhận thức xã hội thì xu hướng đặt tên người rất giản dị và mộc mạc, thể hiện sự gắn bó với cuộc sống đời thường và xu hướng này còn tiếp tục trong các thế hệ sau.[11] Sau này các sử gia phương Bắc viết chệch tên Hai Bà thành Trắc và Nhị với nghĩa "phản trắc" và "nhị tâm".[12] Tuy nhiên, những luận điểm trên hoàn toàn thiếu nguồn gốc và sự chứng minh một cách khoa học, mà thiên về tự biện giải của tác giả.

Tên của ông Thi Sách, theo Thủy kinh chú của Trung Quốc xác định: chồng bà Trưng Trắc tên là Thi.[13]

Mùa hè năm Canh Tý 40 [sau CN], bà Trưng Trắc được tướng sĩ tôn lên làm vua, lấy hiệu là Trưng Vương, đóng đô tại lị sở Mê Linh quê hương của Hai Bà Trưng [nay là làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội].

Trưng Trắc [chữ Hán: 徵側, 13 tháng 9 năm 14 - 5 tháng 3 năm 43] là nữ anh hùng dân tộc của người Việt, người đứng đầu cuộc khởi nghĩa chống lại sự đô hộ của nhà Đông Hán trong lịch sử Việt Nam, lập ra một chính quyền riêng của người Việt trong 3 năm với trung ương tại Mê Linh. Vì vậy, bà là nữ quân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam cũng như nữ vương duy nhất của chế độ phong kiến Việt Nam [Lý Chiêu Hoàng là vị nữ quân chủ thứ hai và là nữ hoàng duy nhất]. Tuy về sau cuộc khởi nghĩa bị quân Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, nhưng trong văn hóa người Việt, khởi nghĩa tượng trưng cho sự quật khởi, phục hưng tinh thần quốc gia. Sử gia Lê Văn Hưu đã nhận xét: "Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng. Việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, đủ biết tình thế đất Việt ta có thể dựng được nghiệp bá vương".[1]

Trưng Nữ vương
徵女王Vua Việt Nam

Tranh dân gian Đông Hồ của Hai Bà Trưng

Nữ vương nước Lĩnh NamTại vị40 - 43Đồng cai trịTrưng NhịTiền nhiệmTriệu Dương VươngKế nhiệmLý Nam ĐếThông tin chungSinh13 tháng 9, 14
Mê LinhMất5 tháng 3, 43
Giao ChỉPhối ngẫuThi SáchThân phụHùng Định [sau đổi thành Trưng Định]Thân mẫuMan Thiện

Tài liệu sử học đầu tiên được cho là đã ghi nhận danh tính bà lại là sách Hậu Hán thư của Phạm Diệp, được viết vào khoảng năm 432 đến 445. Theo đó, nội dung được cho là ghi nhận tên bà là Trưng Trắc [徵側] và em gái là Trưng Nhị được viết như sau:[2]

Năm [Kiến Vũ] thứ 16, người con gái Giao Chỉ là Trưng Trắc và em gái Trưng Nhị làm phản, tấn công quận thành.[3]

Một tài liệu cổ sử khác của Trung Quốc là Thủy kinh chú do Lịch Đạo Nguyên viết vào khoảng năm 515 đến 524, dẫn theo một tài liệu khác là "Giao Châu ngoại vực ký", cũng chép tên bà là Trung Trắc. Sách này cũng cho biết thêm bà là con gái của Lạc tướng Mê Linh và có chồng là con trai của Lạc tướng Chu Diên. Tài liệu chính sử Việt Nam đầu tiên là Đại Việt sử ký toàn thư chép bà vốn họ Lạc, là dòng dõi Lạc tướng ở Mê Linh, là vợ của Thi Sách,[4] dòng dõi Lạc tướng ở Chu Diên.[5]. Thông tin này có lẽ được ghi theo Hậu Hán thư, bản đã được Thái tử Lý Hiền bổ sung.

Tuy nhiên, theo các sử gia hiện đại, thời đầu công nguyên, người Việt chưa có họ. Còn tên của hai Bà, có nguồn gốc từ nghề dệt lụa truyền thống của Việt Nam, tương tự như cách đặt tên theo các loài cá của các vua nhà Trần sau này vốn xuất thân từ nghề chài lưới. Xưa kia nuôi tằm, tổ kén tốt gọi là kén chắc, tổ kén kém hơn gọi là kén nhì; trứng ngài tốt gọi là trứng chắc, trứng ngài kém hơn gọi là trứng nhì. Do đó, theo Nguyễn Khắc Thuần, tên hai bà vốn rất giản dị là Trứng Chắc và Trứng Nhì, phiên theo tiếng Hán gọi là Trưng Trắc và Trưng Nhị[6][7]. Khi chữ Hán chưa được truyền bá hoặc chưa có điều kiện thấm sâu vào nhận thức xã hội thì xu hướng đặt tên người rất giản dị và mộc mạc, thể hiện sự gắn bó với cuộc sống đời thường và xu hướng này còn tiếp tục trong các thế hệ sau[7]. Sau này các sử gia phương Bắc viết chệch tên hai bà thành Trắc và Nhị với nghĩa “phản trắc” và “nhị tâm”[8].

Bài chi tiết: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Sách Thủy kinh chú dẫn theo "Giao Châu ngoại vực ký", mô tả bà là "người có đảm dũng".[9]

Dưới sự cai trị tàn bạo và chính sách Hán hóa gắt gao của nhà Đông Hán, người Việt ở Giao Chỉ đều phẫn nộ và có ý định chống lại. Vợ chồng bà Trắc và ông Thi Sách trong số những thủ lĩnh người Việt đó. Thái thú Tô Định nhà Đông Hán bèn bắt giết ông Thi Sách để trấn áp tinh thần người Việt. Trưng Trắc cùng Trưng Nhị mang quân bản bộ về giữ Hát Môn[10].

Bà kết hôn với ông Thi[11] cũng là dòng dõi Lạc tướng ở Chu Diên[12]

Tháng 3, năm Canh Tý [40], thù Tô Định giết chồng mình, cộng thêm sự căm phẫn bị đô hộ, bà Trắc cùng với em gái là Nhị tập hợp lực lượng ủng hộ từ các nơi cùng phát động khởi nghĩa chống nhà Hán.

Đề cập đến sự kiện này, sách Hậu Hán thư chép:[2]

Thái thú Giao Chỉ là Tô Định dùng luật hà khắc. Trắc phẫn nộ vì vậy nổi dậy. Sau đó, được các tộc Man ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, [thị] chiếm 65 thành, tự xưng là vương.[13]

Sách Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ ghi lại lời chép trong dã sử cho biết, khi bà Trắc xuất quân vẫn chưa hết tang chồng, bà trang điểm rất đẹp. Các tướng hỏi vì sao, bà đáp rằng:

Việc binh không thể ảnh hưởng. Nếu giữ lễ và làm xấu dung nhan thì nhuệ khí tự nhiên suy kém. Cho nên ta mặc đẹp để mạnh thêm nhiều màu sắc của quân, khiến cho bọn giặc trông thấy động lòng, lợi là chí tranh đấu, thì dễ giành phần thắng.

Mọi người nghe đều thán phục là không bằng bà[14].

Tương truyền, Hai Bà Trưng đã đọc lời thề trước khi xuất binh:

"Một xin rửa sạch nước thù Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng Ba kêu oan ức lòng chồng Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này" [Thiên Nam ngữ lục]

Cuộc khởi nghĩa được sự hưởng ứng của nhiều đội quân và nhân dân các nơi thuộc Âu Lạc và Nam Việt cũ[15][16]. Quân Hai Bà đánh hãm trị sở Luy Lâu. Thái thú Tô Định bỏ chạy, quân khởi nghĩa giành được hơn 50 thành[14].

Khởi nghĩa thắng lợi, bà đổi sang họ Trưng và xưng vương[5], sử gọi là Trưng vương. Bà cùng em là Trưng Nhị cai trị lãnh thổ vùng Lĩnh Nam của người Việt tương đương với bộ Giao Chỉ của nhà Hán trong 3 năm.

Bài chi tiết: Chiến tranh Hán-Việt, 42-43

Ngày 30 tháng 1 năm Tân Sửu [41], nhà Hán thấy bà xưng vương dấy quân đánh lấy các thành ấp, nên hạ lệnh cho các quận Trường Sa, Hợp Phố và Giao Châu sắp sẵn xe thuyền, sửa sang cầu đường, thông các núi khe, chứa thóc lương, cho Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Phù Lạc hầu Lưu Long làm phó tướng sang xâm lược.

Cánh quân bộ tiến vào vùng Đông Bắc Mã Viện tiến theo đường ven biển, san núi làm đường hơn nghìn dặm, đến Lãng Bạc [ở phía tây Tây Nhai của La Thành][17] đánh nhau với quân Hai Bà. Quân Nam bấy giờ ô hợp nên nhanh chóng tan rã. Hai bà thấy thế quân Hán mạnh, không chống nổi, bèn lui quân về giữ Cấm Khê [sử chép là Kim Khê].

Năm 43, Trưng Vương cùng Trưng Nhị chống cự với quân nhà Hán ở Cấm Khê. Quân Hai Bà thế cô không địch nổi quân Hán mạnh hơn nên bị thua. Trưng Vương và Trưng Nhị đều mất tại đây. Theo tục truyền, hai bà đã nhảy xuống sông Hát [Hát Môn, Hà Tây cũ] tự vẫn để bảo toàn khí tiết. Theo Hậu Hán thư thì hai bà đã bị Mã Viện giết[18][19]. Sách Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ còn dẫn sách Biệt Lục chép rằng: Hai Bà thua trận, lên núi Hy Sơn rồi không biết đi đâu[20].

Bộ tướng của Trưng Vương là Đô Dương còn chống quân Hán thêm một thời gian nữa rồi thất bại.

Trưng Vương khởi nghĩa và ở ngôi được 3 năm.

Xem chi tiết: Hai Bà Trưng#Đánh giá
  • Thi Sách
  • Trưng Nhị
  • Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
  • Chiến tranh Hán-Việt, 42-43
  • Mã Viện
  • Đại Việt sử lược
  • Đại Việt sử ký toàn thư
  • Khâm định Việt sử thông giám cương mục
  • Viện Sử học [2001], Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
  • Nguyễn Khắc Thuần [2005], Danh tướng Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục
  • Viện Khoa học xã hội Việt Nam [2008], Tổng tập văn học dân gian người Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
  • Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh [1991], Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp
  • Viện Sử học [1988], Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam
  • Đào Duy Anh [2005], Lịch sử cổ đại Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  • Ngô Thì Sĩ [2011], Đại Việt sử ký tiền biên, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  • Lê Đình Sỹ chủ biên [2010], Thăng Long – Hà Nội những trang sử vẻ vang chống ngoại xâm, Nhà xuất bản Hà Nội
  • Lê Văn Siêu [2006], Việt Nam văn minh sử, Nhà xuất bản Văn học

  1. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Kỷ Trưng Nữ Vương
  2. ^ a b Hậu Hán thư, quyển 86: Nam man Tây Nam di liệt truyện.
  3. ^ Nguyên văn: 至十六年,交阯女子徵侧及其妹徵贰反,攻郡。. Lưu ý các dấu ngắt là do đời sau thêm vào.
  4. ^ Về cái tên Thi Sách, vui lòng xem bài viết cùng tên.
  5. ^ a b Đại Việt sử ký toàn thư, Kỷ Trưng Nữ Vương
  6. ^ Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, sách đã dẫn, tr 172
  7. ^ a b Nguyễn Khắc Thuần, sách đã dẫn, tr 40
  8. ^ Đăng Khoa, Hoài Thu, sách đã dẫn, tr 21
  9. ^ Thủy kinh chú, quyển 37.
  10. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 493
  11. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 490-491
  12. ^ Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, sách đã dẫn, tr 173
  13. ^ Nguyên văn: 交阯太守苏定以法绳之,侧忿,故反。于是九真、日南、合浦蛮里皆应之,凡略六十五城,自立为王。. Lưu ý các dấu ngắt là do đời sau thêm vào.
  14. ^ a b Ngô Thì Sĩ, sách đã dẫn, tr 87
  15. ^ Lê Đình Sỹ, sách đã dẫn, tr 37
  16. ^ Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, sách đã dẫn, tr 174
  17. ^ Ở đây, Toàn thư cho Lãng Bạc là Hồ Tây [Hà Nội], nhưng nhiều nhà nghiên cứu đã đoán định Lãng Bạc ở vùng huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc ngày nay.
  18. ^ Nguyên văn: 援破交阯,斩徵侧、徵贰等,余皆降散。. Tạm dịch: [Mã] Viện phá Giao Chỉ, chém Trưng Trắc và Trưng Nhị, đồng đảng tan rã hoặc đầu hàng.
  19. ^ Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, sách đã dẫn, tr 182
  20. ^ Ngô Thì Sĩ, sách đã dẫn, tr 92

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Trưng Trắc.
  • Trưng Trắc tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  • Tiếng trống đồng Mê Linh: từ BBC Việt ngữ, nhận xét về Hai Bà Trưng
  • Tưởng nhớ Hai Bà Trưng
  • Hai Bà Trưng và bài học “ việc nước trước việc nhà ”
Tiền nhiệm:
Bắc thuộc lần I [Lịch sử Việt Nam]
Triều đại Việt Nam
40-43
Kế nhiệm:
Bắc thuộc lần II [Lịch sử Việt Nam]

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Trưng_Trắc&oldid=68500858”

Video liên quan

Chủ Đề