Trước khi được giải phóng Đà Nẵng có vị trí như thế nào ở miền Nam

Sau đòn tiến công chiến lược mở đầu ở Tây Nguyên, với trận Buôn Ma Thuột "điểm đúng huyệt" độc đáo, ta đã làm cho địch choáng váng, rối loạn, đi từ sai lầm về mặt chiến thuật đến sai lầm về mặt chiến lược. Chúng buộc phải tháo chạy khỏi Tây Nguyên trong cảnh hoảng loạn và rệu rã; tạo bước nhảy vọt về cục diện chiến tranh, mở ra thời cơ mới để ta tiến lên thực hiện thắng lợi Quyết định của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chuyển phương án từ thực hiện kế hoạch cơ bản sang kế hoạch thời cơ, hạ quyết tâm hoàn thành kế hoạch giải phóng miền nam trong năm 1975, xác định phương hướng chiến lược tiến công chủ yếu là Sài Gòn.

Để thực hiện quyết tâm chiến lược nêu trên, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định mở đòn tiến công chiến lược gối đầu kế tiếp Huế - Đà Nẵng nhằm giải phóng các tỉnh thuộc quyền kiểm soát của Quân khu 1 ngụy. Đòn tiến công chiến lược Huế - Đà Nẵng được hợp thành bởi ba chiến dịch: Chiến dịch Trị Thiên, Chiến dịch Nam - Ngãi, hai chiến dịch đồng thời diễn ra từ ngày 5 đến 26-3-1975 và Chiến dịch Đà Nẵng, diễn ra từ ngày 26 đến 29-3-1975.

Trên Mặt trận Trị Thiên, từ ngày 5 đến 26-3-1975, Quân đoàn 2 cùng với quân và dân Quân khu Trị Thiên đã đẩy mạnh tiến công địch trên khắp mặt trận, lần lượt giải phóng Quảng Trị [ngày 19-3-1975] và toàn bộ tỉnh Thừa Thiên [ngày 26-3]. Thắng lợi giải phóng hoàn toàn Trị Thiên - Huế đã làm sụp đổ một bộ phận trọng yếu trong toàn bộ hệ thống phòng thủ chiến lược của địch ở phía bắc Hải Vân, mở toang cánh cửa án ngữ phía bắc Đà Nẵng, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng của ta tiến về phía nam giải phóng Đà Nẵng và các thành phố, căn cứ khác của địch.

Trên Mặt trận Nam - Ngãi, ngày 10-3-1975, cùng thời điểm tiến công Buôn Ma Thuột, Sư đoàn 2 - Quân khu 5 tiến công giải phóng Tiên Phước, Phước Lâm, uy hiếp mạnh mẽ Tam Kỳ [Quảng Nam]; đồng thời, các đơn vị lực lượng vũ trang [LLVT] địa phương tỉnh Quảng Ngãi đẩy mạnh tiến công địch ở các khu vực Trà Bồng, Bình Sơn, Sơn Tịnh, uy hiếp thị xã Quảng Ngãi, buộc địch phải căng kéo lực lượng để chống đỡ. Ngày 18-3-1975, Bộ Tổng Tư lệnh nhận định địch "đang thực hiện co cụm chiến lược lớn, có thể co cụm ở Đà Nẵng và Cam Ranh" và chỉ thị cho Khu 5 nhận rõ thời cơ mới đang xuất hiện, đẩy mạnh tiến công với tinh thần khẩn trương và táo bạo, nhanh chóng cắt đứt đường số 1, chia cắt Đà Nẵng và Tam Kỳ, tiêu diệt Sư đoàn bộ binh 2 ngụy, không cho chúng co cụm về Đà Nẵng, chuẩn bị tích cực, khẩn trương cho giải phóng Đà Nẵng.

Quán triệt chủ trương nêu trên, ngày 21-3-1975, đồng chí Võ Chí Công, Bí thư Khu ủy, Chính ủy Quân khu 5 chủ trì cuộc họp Thường vụ giao nhiệm vụ cho Đặc khu ủy Quảng Đà. Trên cơ sở phân tích diễn biến tình hình chung toàn chiến trường và nhận định khả năng giải phóng Đà Nẵng, Thường vụ Khu ủy xác định các phương án giải phóng Đà Nẵng, đồng thời chỉ thị cho Đặc khu Quảng Đà tích cực chuẩn bị mọi mặt cho giải phóng Đà Nẵng với quyết tâm: dù phương án nào cũng phải làm cho địch tan rã tại chỗ; không để địch co cụm về Sài Gòn; không để địch ép dân đi vào phía nam; bảo vệ thành phố nguyên vẹn, bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân. Chủ trương nêu trên thể hiện tính chủ động, nhạy bén của Khu ủy, Quân khu ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 5, là cơ sở quan trọng để chiến dịch giải phóng Đà Nẵng giành thắng lợi cao nhất trong thời gian ngắn nhất.

Lúc này, ở phía nam Đà Nẵng, LLVT Quân khu 5 làm nòng cốt cùng lực lượng nổi dậy của quần chúng giải phóng hoàn toàn thị xã Tam Kỳ - Quảng Nam và Quảng Ngãi [ngày 24-3]; nối liền vùng giải phóng với Tây Nguyên, cánh cửa tiến vào Đà Nẵng từ hướng nam đã được mở toang. Thắng lợi này cùng với thắng lợi giải phóng Trị Thiên - Huế ở phía bắc đã cô lập hoàn toàn TP Đà Nẵng về đường bộ; Đà Nẵng lúc này như một ốc đảo trơ trọi nằm giữa vùng giải phóng của ta, chỉ còn có thể liên hệ với Sài Gòn bằng đường không và đường thủy.

Ngày 25-3, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh, trên cơ sở nhận định: Sau khi mất Huế, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Chu Lai, địch dù có muốn giữ Đà Nẵng cũng không thể được, quyết định mở đòn tiến công Đà Nẵng với tư tưởng chỉ đạo kịp thời nhất, nhanh chóng nhất, táo bạo nhất, bất ngờ nhất và chắc thắng và chỉ thị cho Quân đoàn 2 và Khu 5: hành động táo bạo, bất ngờ, làm cho địch không kịp trở tay, tập trung lực lượng tiêu diệt sinh lực lớn quân địch ở Đà Nẵng, giành thắng lợi quyết định, tạo đà cho trận quyết chiến chiến lược tiếp theo. Để có sự thống nhất về tổ chức lãnh đạo, chỉ huy trận đánh quan trọng này, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Mặt trận Quảng Đà [mật danh Mặt trận 475], gồm các đồng chí Trung tướng Lê Trọng Tấn làm Tư lệnh, Thượng tướng Chu Huy Mân làm Chính ủy.

Tại thời điểm này, lực lượng địch ở khu vực Đà Nẵng tập trung gần 100 nghìn tên gồm các lực lượng tại chỗ và tàn binh các nơi dồn về. Mặc dù bị quân ta vây chặt, tinh thần của sĩ quan và binh lính địch hoang mang tột độ, nhưng các tướng tá của quân đội Mỹ và Sài Gòn vẫn cho rằng: muốn tiến công vào Đà Nẵng, đối phương phải có thời gian ít nhất là một tháng để chuẩn bị. Do vậy, chủ trương của địch là "tử thủ Đà Nẵng và di tản dần nhằm bảo toàn lực lượng, co về giữ vững đồng bằng cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ".

Trên cơ sở thế trận chiến lược đã mở ra, Bộ Tư lệnh Mặt trận 475 đã xác định quyết tâm: đánh tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân địch ở Đà Nẵng, nhanh chóng tiến công, không cho địch có thời cơ co cụm cố thủ; trường hợp địch cố thủ, phải đột phá nhanh, không cho chúng rút về Sài Gòn; phương châm tác chiến đã xác định là: "Kịp thời nhất, nhanh chóng nhất, táo bạo nhất, nhưng chắc thắng".

Thực hiện quyết tâm chiến dịch, Bộ Tư lệnh quyết định sử dụng Quân đoàn 2 tiến công từ hướng bắc và tây bắc; Sư đoàn 304 [thiếu Trung đoàn 9] tiến công từ hướng tây nam; LLVT Quân khu 5, chủ yếu là Sư đoàn 2 tăng cường các đơn vị bộ binh, binh chủng của Quân khu cùng bộ đội địa phương Quảng Đà tiến công từ hướng nam, đông nam và lực lượng tại chỗ của TP Đà Nẵng.

Trên hướng đảm nhiệm, Quân khu 5 sử dụng Sư đoàn 2, có Trung đoàn 1 và Trung đoàn 36 đánh trên hướng chủ yếu, tiến theo trục đường quốc lộ chiếm sân bay Đà Nẵng, khu vực Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 địch rồi phát triển vào TP Đà Nẵng; Trung đoàn 38 đánh trên hướng phối hợp, diệt căn cứ núi Quế, Đá Đen, mở đường cho các đơn vị thọc sâu, sau đó tiến về phía đông phối hợp với Trung đoàn 96 Quảng Đà đánh chiếm quận Ba và bán đảo Sơn Trà. Toàn bộ lực lượng còn lại của Quảng Đà hình thành mũi thọc sâu áp sát thành phố, sẵn sàng phối hợp cùng chủ lực khi thời cơ đến; các đại đội bộ đội địa phương tại chỗ và biệt động thành Đà Nẵng có nhiệm vụ hỗ trợ cho lực lượng chính trị của quần chúng nổi dậy giành quyền làm chủ, đồng thời tham gia đánh chiếm các mục tiêu quan trọng trong nội đô.

Mọi công tác chuẩn bị tổ chức chiến đấu tiến công địch trong hành tiến, thời gian gấp, từ thống nhất chủ trương, hợp đồng quân binh chủng, động viên quyết tâm đến công tác bảo đảm đều chỉ đạo qua điện đài. Theo đúng kế hoạch, 5 giờ 30 phút ngày 28-3, pháo binh ta bắn phá, chế áp các mục tiêu trong thành phố, hỗ trợ cho các lực lượng trên các hướng tiến công vào Đà Nẵng. Đúng 7 giờ ngày 29-3, quân ta từ 4 hướng đồng loạt tiến công phá vỡ tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch, kết hợp với thọc sâu và nổi dậy, lần lượt đánh chiếm các mục tiêu quan trọng trong thành phố. Quân ta đã cắm cờ trên nóc tòa nhà Thị chính [11 giờ 30 phút], Trung tâm Chỉ huy Quân đoàn 1 - Quân khu 1 ngụy [12 giờ], đến 15 giờ cùng ngày, ta hoàn toàn làm chủ TP Đà Nẵng.

Đòn tiến công chiến lược Huế - Đà Nẵng giành thắng lợi rực rỡ; ta tiêu diệt, làm tan rã gần 10 nghìn tên địch, xóa sổ Quân đoàn 1 - Quân khu 1 với ba sư đoàn bộ binh và lính thủy đánh bộ thiện chiến, một sư đoàn không quân chiến lược và các lực lượng khác; phá hủy và thu toàn bộ vũ khí, trang bị, phương tiện chiến tranh của địch; trực tiếp đập tan ý định co cụm chiến lược của địch, đẩy quân địch vào thế liên tiếp thất bại, mất dần các địa bàn chiến lược, thế phòng thủ chiến lược bị đảo lộn; trên chiến trường, tương quan so sánh lực lượng chiến lược giữa hai bên và cục diện chiến tranh đã có sự thay đổi đột biến với lợi thế nghiêng hẳn về ta; giáng một đòn chí tử, làm lung lay tận gốc chính quyền và quân đội Sài Gòn, đẩy chúng đến bên bờ vực sụp đổ không thể cứu vãn.

Trên đà chiến thắng, quân và dân Khu 5 tiếp tục tiến công giải phóng phần đất còn lại các tỉnh Khu 5, Khu 6, Quần đảo Trường Sa, vùng giải phóng Khu 5 được mở rộng, nối liền với hậu phương lớn miền bắc xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thuận tiện cho việc cơ động bằng đường bộ, đường biển, đường không, đáp ứng kịp thời yêu cầu tăng cường lực lượng, bổ sung vật chất cho cuộc tiến công quy mô lớn vào Sài Gòn trong thời gian ngắn nhất.

Giải phóng Đà Nẵng, quân và dân ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Bộ Chính trị đề ra cho đòn tiến công chiến lược thứ hai; làm cho Mỹ - ngụy kinh hoàng, hoảng loạn. Thắng lợi đã thể hiện sự nắm bắt và chỉ đạo kịp thời của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, sự thống nhất về tư tưởng và hành động từ cấp chiến lược, chiến dịch đến cấp chiến thuật, sự trưởng thành lớn mạnh của lực lượng vũ trang ba thứ quân, sự phát triển chiến tranh nhân dân đến đỉnh cao; là cơ sở quan trọng để Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương khẳng định quyết tâm chỉ đạo đòn chiến lược thứ ba, tiến công giải phóng Sài Gòn, sào huyệt cuối cùng của địch bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, hoàn thành kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền nam trước mùa mưa.

Thắng lợi đòn tiến công giải phóng Đà Nẵng đã mở ra thời cơ mới, thế và lực của ta vững chắc hơn, mạnh hơn bao giờ hết để lực lượng vũ trang Quân khu 5 và đại quân "Thần tốc, thần tốc hơn nữa" tiến về Sài Gòn hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

Thiếu tướng TRẦN QUANG PHƯƠNG

Chính ủy Quân khu 5

Bộ câu hỏi trắc nghiệm về ngày 30/4 gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm, kèm đáp án, giúp các bạn tham khảo để tìm hiểu, cũng như lên chương trình tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Giải phóng Miền Nam 30/4 được chu đáo hơn.

Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm lời dẫn chương trình và những câu đố đi kèm tăng không khí cho buổi lễ. Vậy mời các bạn cùng tham khảo bộ câu hỏi trắc nghiệm về ngày 30/4 trong bài viết dưới đây để xem mình đã hiểu biết về ngày giải phóng miền Nam, mốc son chói lọi của lịch sử Việt Nam như nào nhé!

Bộ câu hỏi về ngày giải phóng miền Nam 30/4

Câu 1. Bạn hãy cho biết tên của người chiến sĩ cắm lá cờ đầu tiên trên nóc Dinh Độc Lập:

Bạn đang xem: Bộ câu hỏi trắc nghiệm về ngày 30/4

a. Bùi Quang Thận

b. Lữ Văn Hoả

c. Thái Bá Minh

d. Nguyễn Văn Kỷ

Câu 2: Bạn hãy cho biết tên của một chiến dịch đã mở màn cho đại thắng mùa xuân 1975?

a. Chiến dịch Tây Nguyên

b. Chiến dịch Trị – Thiên

c. Chiến dịch Huế – Đà Nẵng

Câu 3. Bạn hãy cho biết lời kêu gọi cả nước của Bác Hồ: “Dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn” được ra đời vào thời gian nào?

a. Ngày 5/6/1965

b. Ngày 20/7/1965

c. Ngày 25/6/1965

d. Ngày 26/5/1965

Câu 4. Câu nói nổi tiếng của đồng chí Trần Phú trước lúc hi sinh là gì?

Đáp án: “Hãy giữ vững chí khí chiến đấu” 

Câu 5. Đồng chí Trần Phú hi sinh ở độ tuổi bao nhiêu?

Đáp án: 27 tuổi [1904 – 1931]

Câu 6. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định còn có tên gọi khác là gì?

Đáp án: Chiến dịch Hồ Chí Minh

Câu 7. Ai là người đã cắm lá cờ giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập?

Đáp án: đ/c Bùi Quang Thận

Câu 8. Những giai điệu này nằm trong ca khúc nào? MỞ NHẠC

Đáp án: Mùa xuân nho nhỏ

Câu 9. Tên ngôi trường Đại học ở Liên Xô mà đồng chí Trần Phú đã theo học?

Đáp án: Đại học Phương Đông

Câu 10. Tỉnh cuối cùng của miền Nam được giải phóng trong cuộc Tổng tiến công xuân 1975 là tỉnh nào?

Đáp án: Tỉnh Châu Đốc

Câu 11. Chiến dịch mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là chiến dịch nào?

Đáp án: Chiến dịch Tây Nguyên [4/3 đến 24/3/1975]

Câu 12. Tên vị Tư lệnh chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh là gì?

Đáp án: Đại tướng Văn Tiến Dũng

Câu 13. Ai là tác giả của bài hát “Đất nước trọn niềm vui”? MỞ NHẠC

Đáp án: Nhạc sĩ Hoàng Hà

Câu 14. Lúc 10h45p, ngày 30/4/1975, diễn ra sự kiện cơ bản nào ở Sài Gòn?

A. Dương Văn Minh đầu hàng

B. Xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập

C. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

D. Cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập

Câu 15. Vị tổng thống cuối cùng của chính quyền Mĩ – Ngụy, đã đầu hàng vô điều kiện khi quân ta tiến vào Dinh Độc Lập?

A. Ngô Đình Diệm

B. Nguyễn Văn Thiệu

C. Dương Văn Minh

D. Trần Văn Hương

Câu 16. Tên ngôi trường đồng chí Trần Phú đã theo học tiểu học?

A. Quốc học Huế

B. Pháp – Việt Đông Ba

C. Pháp – Việt Cao Xuân Dục

D. Dục Thanh

Câu 17. “Còn cái lai quần cũng đánh” là câu nói nổi tiếng của ai?

A. Nguyễn Thị Định

B. Nguyễn Thị Út

C. Nguyễn Thị Bình

D. Lê Thị Hồng Gấm

Câu 18. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định chính thức đổi tên là chiến dịch Hồ Chí Minh vào thời gian nào?

A. 26/3/1975

B. 29/3/1975

C. 14/4/1975

D. 30/4/1975

Câu 19. Phương châm đánh mà Bộ Chính trị đề ra trong kế hoạch giải phóng miền Nam là gì?

A. “Đánh nhanh, thắng nhanh”

B. “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”

C. “Đánh ăn chắc, đánh chắc thắng”

D. “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”

Câu 20: Mệnh lệnh ” Thần tốc , thần tốc hơn nữa , táo bạo , táo bạo hơn nữa , tranh thủ từng giờ từng phút , xốc tới mặt trận , giải phóng Miền Nam . Quyết Chiến và toàn thắng ” do ai đưa ra ?

A. Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền

B. Đại tướng Văn Tiến Dũng

C. Đại tướng Võ Nguyên Giáp

D. Tổng bí thư Lê Duẩn

Câu 21: Chiến thắng nào vào đầu năm 1975 là chiến thắng đầu tiên trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam Việt nam mà nhân dân ta giành được quyền làm chủ trong phạm vi một tỉnh ?

A. Phước Long

B. Bình Long

C. Biên Hòa

D. Thủ Dầu Một

Câu 22: Địa danh nào được mang tên ” ánh Cửa Thép” cuối cùng bảo vệ Sài Gòn từ hướng Đông của Việt Nam Cộng hòa?

A. Trảng Bom

B. Biên Hòa

C. Xuân Lộc

D. Long Khánh

Câu 23: Viên phi công của quân đội Sài Gòn phản chiến thực hiện vụ ném bom dinh Độc Lập ngày 8 – 4 – 1975 tên là gì?

A. Nguyễn Thành Trung

B. Nguyễn Văn Nghĩa

C. Nguyễn Văn Bảy

D. Nguyễn Nhật Chiêu

Câu 24: Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra ngày nào?

A. 22/04/1975

B. 23/04/1975

C. 25/04/1975

D. 26/04/1975

Câu 25: Đây là căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mỹ ngụy, là thành phố lớn thứ hai ở Miền Nam được giải phóng trong tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Bạn hãy cho biết đó là thành phố nào?

a. Đà Nẵng

b. Huế

c. Sài Gòn

Câu 26: Ngày 8.4.1975, một phi công của quân đội Sài Gòn phản chiến, ném bom xuống Dinh Độc Lập. Bạn hãy cho biết tên người phi công này.

a. Nguyễn Thành Trung

b. Lê Văn Phong

c. Nguyễn Văn Lương.

d. Nguyễn Văn Hiệu

Câu 27. Bạn hãy cho biết chiến dịch Tây Nguyên diễn ra trong thời gian nào?

a. Từ 4/3 đến 3/4/1975

b. Từ 4/3 đến 7/3/1975

c. Từ 7/3 đến 3/4/1975

d. Từ 16/3 đến 15/3/1975

Câu 28. Bạn hãy cho biết chiến dịch Huế – Đà Nẵng diễn ra trong thời gian nào?

a. Từ 15 đến 21/3/1975

b. Từ 21 đến 29/3/1975

c. Từ 25 đến 29/3/1975

d. Từ 15 đến 29/3/1975

Câu 29. Bạn hãy cho biết chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử được Đảng ta chia ra bằng mấy mũi tiến công:

a. 3 mũi

b. 4 mũi

c. 5 mũi

d. 6 mũi

Câu 30. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đã trải qua mấy đời tổng thống:

a. 5 đời

b. 4 đời

c. 3 đời

d. 2 đời

Câu 31. Bạn hãy cho biết tỉnh Phước Long [hiện nay được tách thành 2 tỉnh Long An và Bình Phước] được giải phóng vào thời gian nào?

a. 6/1/1975

b. 16/1/1975

c. 26/1/1975

Câu 32: Chiến dịch giải phóng thành phố Sài Gòn – Gia Định mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh được quyết định vào thời điểm nào?

a. Ngày 4/4/1975

b. Ngày 14/4/1975

c. Ngày 24/4/1975

d. Ngày 23/4/1975

Câu 33. Bạn hãy cho biết trong trận “Điện Biên Phủ trên không” – đòn quyết định đập tan “Uy thế không lực Hoa Kỳ” trên bầu trời Hà Nội, quân và dân ta đã tiêu diệt bao nhiêu chiếc máy bay của địch.

a. 85 chiếc

b. 83 chiếc

c. 82 chiếc

d. 81 chiếc

Câu 34. Bạn hãy cho biết: quân và dân ta đã đập tan tuyến phòng thủ kiên cố của địch ở 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên trong thời gian nào?

a. Từ 20/3 đến 30/3/1972

b. Từ 30/3 đến 25/5/1972

c. Từ 30/3 đến 27/6/1972

d. Từ 25/5 đến 27/6/1972

Câu 35. Có một thành phố được giải phóng vào ngày 26/3/1975 trùng với ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Bạn hãy cho biết đó là thành phố nào?

a. Đà Nẵng

b. Huế

c. Đắc Lắc

Câu 36. Bạn hãy cho biết tỉnh Phước Long được giải phóng vào thời gian nào?

a. Ngày 6/1/1975

b. Ngày 6/2/1975

c. Ngày 6/3/1975

d. Ngày 6/4/1975

Câu 37. Bạn hãy cho biết chiếc xe tăng do Trung uý Bùi Quang Thận, Đại đội trưởng Đại đội 4 chỉ huy đánh chiếm Dinh độc lập mang số bao nhiêu?

a. 309

b. 390

c. 843

d. 307

Câu 38. Trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, tổng thống Mỹ Kennơdi chính thức sử dụng công thức nào để đánh phá cách mạng Việt Nam nhưng cuối cùng chúng cũng bị quân và dân ta đánh bại. Bạn hãy cho biết tên của công thức này?

a. Lực lượng nguỵ + vũ khí và cố vấn mỹ

b. Lực lượng ngụy + vũ khí và chính quyền tay sai

c. Lực lượng nguỵ + Vũ khí

d. Lực lượng nguỵ + Chính quyền tay sai

Câu 39. Bạn hãy cho biết chiếc xe tăng dẫn đầu đánh chiếm Dinh độc lập mang số bao nhiêu?

a. 390

b. 429

c. 205

d. 309

Câu 40. Bạn hãy cho biết Hiệp định Paris được ký vào thời gian nào?

a. 26/1/1973

b. 27/1/1973

c. 28/1/1973

Câu 41. Kết quả nào dưới đây thuộc kết quả của chiến dịch Tây Nguyên?

A.Tiêu diệt toàn bộ quân đoàn 2 trấn giữ Tây Nguyên, giải phóng toàn bộ Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân

B.Tiêu diệt toàn bộ quân đoàn 4 trấn giữ Tây Nguyên và giải phóng toàn bộ Buôn Mê Thuột

C. Tiêu diệt toàn bộ quân đoàn 3 trấn giữ Tây Nguyên và giải phóng toàn bộ Playku, Kontum

D. Tiêu diệt phần lớn quân đoàn 2 trấn giữ Tây Nguyên và giải phóng vùng diện tích Tây Nguyên rộng lớn với 4 vạn dân

Câu 42. Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch Tây Nguyên là:

A. Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ để quân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam

B. Làm cho tinh thần địch hốt hoảng, mất khả năng chiến đấu

C. Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn mới: Từ tiến công chiến lược chuyển phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam

D. Đó là thắng lợi lớn nhất, oanh liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta

Câu 43. Tính từ lúc quân ta giải phóng Quảng Trị đến lúc giải phóng Đà Nẵng là bao nhiêu ngày?

A. 15 ngày

B. 20 ngày

C. 8 ngày

D. 10 ngày

Câu 44. Hãy điền niên đại vào sự kiện lịch sử dưới đây cho phù hợp

A……………………..giải phóng Quảng Trị

B…………………….. Thừa Thiên Huế

C………………………Giải phóng Đà Nẵng

D. ……………………..giải phóng Quảng Ngãi

Trả lời:

A. 19/3/1975

B. 26/3/1975

C. 29/3/1975

D. 24/3/1975

Câu 45. Sau khi thất thủ ở Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng, địch phải lui về phòng thủ ở đâu?

A. Cam Ranh

B. Nha Trang

C. Phan Rang

D. Xuân Lộc

Câu 46. “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành quyết tâm giải phóng miền Nam…..Đó là nghị quyết nào của Đảng ta?

A. Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Đảng vào tháng 7-1973

B. Hội nghị Bộ Chính trị họp từ 30-9 đến 7-10-1974

C. Hội nghị Bộ chính trị mở rộng họp từ 18-12-1974 đến 8-1-1975

D. Nghị quyết của Bộ Chính trị ngày 25-3-1975

Câu 47. Tinh thần “Đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” và khí thế “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Đó là tinh thần và khí thế ra quân của dân tộc ta trong?

A.Chiến dịch Tây Nguyên

B. Chiến dịch Huế-Đà Nẵng

C. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

D.Tất cả các chiến dịch trên

Câu 48. Xuân Lộc một căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông, đã bị quân ta phá vỡ vào thời gian nào?

A.9-4-1975

B.21-4-1975

C.16-4-1975

D.17-4-1975

Câu 49. Từ lúc quân ta được lệnh nổ súng mở đầu cho chiến dịch Hồ Chí Minh đến khi giải phong Sài Gòn – Gia Định là bao nhiêu ngày?

A.5 ngày

B.22 ngày

C.15 ngày

D.10 ngày

Câu 50. Lúc 10h 30 phút ngày 30-4-1975, diễn ra sự kiện cơ bản nào ở Sài Gòn?

A.Dương Văn Minh kêu gọi “ngừng bắn để điều đình giao chính quyền”

B. Xe tăng ta tiến vào dinh độc lập ngụy

C. Lá cờ cách mạng tung bay trên phủ tổng thống ngụy

D. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề