Trước khi tiêm vaccine covid cần chuẩn bị những gì

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Quang Thái, Trưởng văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, khuyên cha mẹ cần tạo tâm lý thoải mái cho trẻ trước khi tiêm và theo dõi thật sát sau tiêm chủng.

Trả lời VnExpress chiều 1/4, bác sĩ Thái cho biết trẻ 5-11 tuổi không cần chuẩn bị gì đặc biệt trước khi tiêm chủng. Cha mẹ nên kể chuyện về vaccine cho trẻ, nói rõ về lợi ích của việc tiêm vaccine, giữ cho trẻ có tâm lý thoải mái, tự nguyện tiêm và sinh hoạt như bình thường. Vào buổi tiêm chủng, trẻ nên ăn nhẹ trước khi đi tiêm, uống đủ nước, mặc quần áo thoải mái để tiêm chủng thuận lợi.

Theo bác sĩ Thái, thời gian qua, Chương trình Tiêm chủng Mở rộng ghi nhận nhiều học sinh bị phản ứng sau khi tiêm phải nhập viện. Nguyên nhân phần nhiều đến từ vấn đề tâm lý của trẻ và phản ứng lo lắng dây chuyền. Vì vậy, tâm lý thoải mái của cha mẹ đối với tiêm chủng cũng rất quan trọng vì tâm lý lo sợ có thể lan truyền đến trẻ.

"Tốt nhất, cha mẹ nên trao đổi với trẻ về quá trình tiêm, các phản ứng phụ có thể gặp, thời gian theo dõi... Tại điểm tiêm, nếu được ở cạnh các cháu, cha mẹ nên trấn an để trẻ không có phản ứng lo lắng quá mức khi tiêm", bác sĩ Thái nói.

Gia đình cũng đóng vai trò rất quan trọng khi theo dõi trẻ tại nhà sau tiêm, theo bác sĩ Thái. Trẻ 5-11 tuổi đa phần hiếu động, chưa biết bày tỏ sự khó chịu hay các bất thường của cơ thể. Trong khi đó, các phản ứng sau tiêm có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, có thể vào ban đêm khi cả nhà đã đi ngủ. Vì vậy, phụ huynh cần theo dõi thật sát, để ý, động viên trẻ sau tiêm.

Các phản ứng phụ có thể gặp ở trẻ gồm đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, tiêu chảy, phát ban, nổi mề đay tại vị trí tiêm, phát ban tại vị trí tiêm... Phản ứng đa dạng và có thể nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh khác. Do đó, khi cơ thể trẻ có bất thường không nhất thiết đúng theo bảng hướng dẫn, cha mẹ nên tham khảo ý kiến thầy thuốc và đưa con tới cơ sở y tế gần nhất.

Nếu trẻ đang có bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển như sốt, nhiễm trùng, hóa trị ung thư, viêm đa cơ quan (thường biểu hiện bằng sốt, phát ban, mắt đỏ...) nên hoãn tiêm cho đến khi khỏi bệnh. Trẻ mắc Covid-19 có triệu chứng vẫn cần thiết tiêm chủng để được bảo vệ tốt hơn, tuy nhiên thời điểm tiêm cách thời gian mắc khoảng 3 tháng. Trẻ mắc Covid-19 không triệu chứng thì không cần chờ đợi, có thể tiêm chủng ngay khi âm tính.

Bác sĩ Thái khuyến cáo trẻ có tiền sử dị ứng, rối loạn tri giác, mắc hội chứng tăng động giảm chú ý... cần thận trọng khi tiêm. Trẻ có bệnh tim bẩm sinh mạn tính, khám sàng lọc thấy tim phổi bất thường... nên được đưa đến các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên để tiêm chủng.

Bộ Y tế hôm 31/3 đồng ý tiêm vaccine Moderna cho trẻ 6-11 tuổi. Đầu tháng Bộ Y tế cũng cho phép sử dụng vaccine Pfizer tiêm chủng cho trẻ 5-11 tuổi. Các động thái này nhằm phục vụ kế hoạch tiêm cho trẻ em dự kiến triển khai vào đầu tháng 4. Trẻ em ở nhóm tuổi lớn, từ 11 tuổi (tức học lớp 6) sẽ tiêm trước, sau đó hạ thấp dần.

Các địa phương triển khai cuốn chiếu theo trường, địa bàn, căn cứ vào tình hình dịch và số lượng vaccine được cung ứng. Trẻ được tiêm miễn phí, theo hình thức chiến dịch, tại các cơ sở cố định, điểm tiêm lưu động và trường học. Cha mẹ, người giám hộ sẽ ký phiếu đồng ý tiêm chủng cho trẻ.

Theo thống kê từ Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cả nước có hơn 11,8 triệu trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng đợt này. Bộ Y tế dự kiến sử dụng khoảng 4,7 triệu liều vaccine Pfizer và 9 triệu liều vaccine Moderna để tiêm chủng. Số vaccine này do chính phủ Australia tài trợ, Bộ Y tế sẽ mua thêm vaccine nếu thiếu.

Trước đó, Viện Dư luận xã hội (thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương) khảo sát ý kiến người dân về tiêm chủng vaccine Covid-19 cho trẻ em, sau đó lấy mẫu ngẫu nhiên hơn 18.000 người. Kết quả, 76% phụ huynh có con 5-11 tuổi thấy "rất cần thiết" tiêm cho trẻ; 80% cho biết "sẵn sàng đưa trẻ em đi tiêm vaccine"; 13% do dự hoặc chưa muốn tiêm cho con, 4% không sẵn sàng và 4% khác khó trả lời.

Trước khi tiêm vaccine covid cần chuẩn bị những gì

Nhân viên y tế chuẩn bị liều tiêm vaccine Pfizer-BioNtech cho học sinh TP HCM. Ảnh: Thành Nguyễn

Chi Lê

Vaccine phòng COVID-19 của Pfizer đã được WHO chính thức cấp phép tiêm cho trẻ 5-11 tuổi. Vaccine của Pfizer cũng được Cơ quan Quản lý dược và thực phẩm Mỹ (FDA) và Cơ quan Quản lý dược châu Âu (EMA) phê duyệt sử dụng. Đến nay có hơn 60 quốc gia đã triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi.

Ngày 1/3/2022, Bộ Y tế đã đánh giá vaccine Pfizer-BioNTech/Comirnaty COVID-19 là an toàn và đã phê duyệt tiêm chủng vaccine này nhằm ngăn ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5 tuổi đến 11 tuổi theo quyết định số 457/QĐ-BYT.

Trước khi tiêm vaccine covid cần chuẩn bị những gì

Việc tiêm vaccine không những giúp bảo vệ trẻ mà còn giúp giảm đi sự lây nhiễm trong gia đình...

Ở trẻ lứa tuổi 5-11 khi mắc COVID-19 thường ít có triệu chứng và triệu chứng nhẹ hơn so với người lớn. Tuy nhiên, các di chứng hậu COVID-19, trong đó có hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) gây ra tình trạng viêm khắp cơ thể trẻ, ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng lớn của trẻ, khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Việc tiêm vaccine không những giúp bảo vệ trẻ mà còn giúp giảm đi sự lây nhiễm trong gia đình, nhất là gia đình có người thân thuộc nhóm nguy cơ cao. Đồng thời, tiêm vaccine cũng giúp trẻ có thể tự tin, thoải mái tham gia các hoạt động ngoài trời…

Ngoài ra, việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi có tác dụng phụ thường nhẹ hoặc trung bình và hết trong vài ngày. Các tác dụng phụ nghiêm trọng (như phản ứng dị ứng nghiêm trọng và viêm cơ tim hay viêm màng ngoài tim…) rất hiếm.

Lợi ích của tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi đã được đánh giá lớn hơn nguy cơ. Do đó, khuyến cáo trẻ em từ 5 tuổi trở lên nên tiêm chủng. 

Việc tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi có tác dụng phụ thường nhẹ hoặc trung bình và hết trong vài ngày.

2. Tầm soát trước khi tiêm

Trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, nên chuẩn bị những câu trả lời để khám tầm soát trước tiêm:

- Trẻ có bị dị ứng không?

- Trẻ đã bị viêm cơ tim hoặc viêm màng ngoài tim?

- Trẻ bị sốt?

- Trẻ có bị rối loạn đông máu?

- Trẻ bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng một loại thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch hệ thống?

- Trẻ đã được tiêm vaccine khác?

- Trẻ đã từng ngất xỉu liên quan đến tiêm thuốc?

Cha mẹ cần cung cấp đầy đủ các thông tin nếu trẻ có một hoặc nhiều tình trạng sức khỏe trên. Điều này giúp bác sĩ có thông tin để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi tiêm phòng.

Trước khi tiêm vaccine covid cần chuẩn bị những gì

Trước khi tiêm, cha mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu tầm quan trọng của tiêm vaccine COVID-19.

3. Cần chuẩn bị gì cho trẻ trước khi tiêm?

Trước khi tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi, cha mẹ nên:

- Giải thích cho trẻ hiểu tầm quan trọng của tiêm vaccine COVID-19.

- Nên cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ sớm trước ngày tiêm.

- Cho trẻ ăn nhẹ trước tiêm, không để trẻ bị đói khi đi tiêm.

- Có thể cho trẻ ăn hoa quả, uống đủ nước (sữa hoặc nước trái cây, nước dừa…).

- Có thể cho trẻ uống vitamin C trước tiêm.

- Cho trẻ mặc quần áo rộng, thoáng mát.

- Không cần trì hoãn lịch tiêm chủng các loại vaccine khác. Nên mang theo sổ tiêm chủng của trẻ.

- Không nên dừng các thuốc trị bệnh mà trẻ đang uống.

- Ghi nhớ các loại thuốc trẻ đang dùng.

- Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của điểm tiêm.

- Khai báo y tế trước khi đến điểm tiêm theo quy định.

- Đưa trẻ đến điểm tiêm chủng theo đúng lịch đã được đăng ký.

- Thực hiện nghiêm túc khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, luôn đeo khẩu trang, rửa tay sạch, giữ khoảng cách an toàn và thực hiện đầy đủ các quy định tại điểm tiêm.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Tiếp xúc gần F0, vì sao nhiều người vẫn 'miễn nhiễm' với COVID-19?

BS. Nguyễn Hữu Châu Đức

Bộ môn nhi- Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế