Từ 1 7 2023 tăng lương

Theo chương trình tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội sẽ xem xét quyết định tăng lương cơ sở - Ảnh: PHẠM THẮNG

Bộ Tài chính đã có tiếp thu, giải trình về một số ý kiến chủ yếu được thảo luận tại tổ về tình hình ngân sách nhà nước, trong đó lý giải rõ về thời điểm thực hiện tăng lương từ 1-7-2023.

Bộ Tài chính khẳng định cải cách tiền lương là nhiệm vụ chính trị, xã hội quan trọng, cấp thiết, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 và giá cả xăng dầu, hàng hóa tác động tới nhân dân cả nước, trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Đồng thời trước nguy cơ lạm phát cao, việc cải cách chính sách tiền lương cần được thực hiện một cách thận trọng, hài hòa với các mục tiêu điều hành kinh tế - xã hội nói chung.

Vì vậy Chính phủ tiếp tục tham mưu các cấp thẩm quyền chưa thực hiện cải cách tiền lương theo nghị quyết 27 trong năm 2023.

Thay vào đó đề xuất từ ngày 1-7-2023 thực hiện tăng lương cơ sở lên mức 1,8 triệu đồng/tháng [tăng khoảng 20,8%]. Mức tăng này cơ bản bù đắp mức độ trượt giá thời gian qua.

Giải thích về thời điểm thực hiện từ ngày 1-7-2023 thay vì từ 1-1-2023, Bộ Tài chính cho biết do thời điểm đầu năm gần với Tết dương lịch và âm lịch, nhu cầu mua sắm sử dụng hàng hóa dịch vụ của người dân và doanh nghiệp tăng mạnh.

Do vậy nếu thực hiện tăng lương vào thời điểm này [1-1-2023] sẽ gây thêm sức ép lên điều hành giá cả do tâm lý tăng lương đi kèm với tăng giá, gây khó khăn cho việc kiểm soát lạm phát.

Về đề nghị xác định thời gian cụ thể thực hiện cải cách tiền lương từ năm 2024 trong nghị quyết của Quốc hội, tránh tình trạng trì hoãn, kéo dài, Bộ Tài chính cho biết tại các báo cáo dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 trình Quốc hội, Chính phủ đã báo cáo nhu cầu, nguồn tích lũy để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định.

Do bối cảnh thế giới, trong nước đang chịu áp lực lạm phát lớn nên Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội lùi thực hiện cải cách tiền lương theo nghị quyết 27 sau năm 2023.

Trường hợp các áp lực lạm phát giảm, không có biến động lớn về kinh tế - xã hội, Chính phủ sẽ khẩn trương trình các cấp thẩm quyền về lộ trình thực hiện cải cách tiền lương theo nghị quyết 27.

Về ý kiến đề nghị cần lưu ý việc điều chỉnh tăng trợ cấp cho người có công, trợ cấp bảo trợ xã hội cần đảm bảo cao hơn chuẩn nghèo đô thị, Bộ Tài chính cho rằng chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 được quy định tại nghị định 07/2021 và thực hiện từ năm 2022.

Theo đó, việc so sánh chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công năm 2023 với chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025 là chưa đồng chất và cần được xem xét kỹ. 

Theo Bộ Tài chính, mức trợ cấp người có công dự kiến điều chỉnh tăng 20,8% từ 1-7-2023 là tăng khá.

Ngoài ra chuẩn trợ cấp bảo trợ xã hội mới được điều chỉnh năm 2021 theo nghị định 20/2021 có hiệu lực từ 1-7-2021 đã có mức tăng khá [tăng 33,3% từ mức 270.000 đồng/tháng lên mức 360.000 đồng/tháng].

Trước đó giải trình tại Quốc hội chiều 27-10, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho hay các giải pháp mà Chính phủ và ngành nội vụ đã, đang nỗ lực thực hiện là cải cách chính sách tiền lương theo tinh thần nghị quyết 27.

Tại kỳ họp này Quốc hội sẽ xem xét quyết định điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng [tăng 20,8%].

Bà Trà cho hay việc tăng lương cơ sở từ 1-7-2023 là hợp lý trong điều kiện chúng ta phải chủ động lường trước những vấn đề phát sinh trong năm 2023 như lạm phát và các yếu tố khách quan. Nhiều đại biểu có ý kiến nên thực hiện từ 1-1-2023 nhưng sẽ rất khó khăn.

Theo dự kiến chương trình, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV diễn ra 21 ngày, phiên trù bị và khai mạc diễn ra ngày 20-10, bế mạc vào ngày 15-11. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 7 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết. Quốc hội cũng sẽ xem xét, cho ý kiến 7 dự án luật, trong đó có Luật Đất đai [sửa đổi]; xem xét một số báo cáo và việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM.

Một trong những nội dung đáng chú ý tại kỳ họp là Quốc hội xem xét, quyết định công tác nhân sự với việc kiện toàn một số chức danh cấp cao. Ông Bùi Văn Cường cho biết theo nguyện vọng cá nhân và theo sự phân công của cấp có thẩm quyền, dự kiến tại kỳ họp thứ 4, Thủ tướng Chính phủ sẽ trình Quốc hội đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đối với ông Nguyễn Văn Thể. Việc này là bình thường và Quốc hội sẽ thực hiện quy trình theo đúng quy định.

Trả lời về việc tại kỳ họp lần này, Quốc hội sẽ xem xét phương án điều chỉnh tiền lương cơ sở, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Hoàng Mai cho biết Chính phủ đang trình Quốc hội điều chỉnh mức lương cơ sở, thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng/tháng [tăng khoảng 20,8%]. Đồng thời, tăng chi lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng với đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm; hỗ trợ thêm các đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 với mức lương thấp; tăng chi trợ cấp ưu đãi đối với người có công và các chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở... Việc điều chỉnh này thực hiện từ ngày 1-7-2023; đồng thời điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề với cán bộ dự phòng và y tế cơ sở thực hiện từ ngày 1-1-2023.

Về công tác điều hành xăng dầu gây băn khoăn trong dự luận thời gian qua, ông Nguyễn Minh Sơn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng lại cơ chế điều hành giá bán lẻ một cách hợp lý hơn - vừa bảo đảm lợi ích người dân, doanh nghiệp, thương nhân đầu mối, xuất nhập khẩu, bán lẻ xăng dầu. Riêng việc xem xét giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng của xăng dầu, ông Sơn thông tin Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã đề nghị Chính phủ khẩn trương nghiên cứu về các loại thuế này với xăng dầu, báo cáo Quốc hội xem xét khi giá xăng dầu tăng cao. Tuy nhiên, đến nay, Chính phủ chưa có tờ trình báo cáo Quốc hội về nội dung này. Khi Chính phủ có tờ trình, các cơ quan của Quốc hội sẽ xem xét thẩm tra, trình Quốc hội tại kỳ họp sớm nhất.

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề