Tự nhiên xã hội lớp 2 bài Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà

Giáo án Tự nhiên và Xã hội 2 bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà

Giáo án Tự nhiên và Xã hội 2 - sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Giáo án bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà . Giáo án được soạn chi tiết, phân bổ các tiết rõ ràng, liền mạch, nội dung đầy đủ. Thầy cô giáo có thể tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích trong các bài dạy của quý thầy cô

Xem đầy đủ Giáo án tự nhiên và xã hội 2 sách kết nối tri thức và cuộc sống

Ngày soạn: //

Ngày dạy: //

BÀI 3: PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Kể được tên một số đồ dùng, thức ăn, đổ uống nếu không được cất giữ, bảo quản

cẩn thận có thể gây ngộ độc.

- Thu thập được thông tin về một số lí do gây ngộ độc và đề xuất được những việc làm để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống.

- Biết cách xử lí những tình huống đơn giản khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc.

- Tuyên truyền và hướng dẫn người khác biết cách phòng chống ngộ độc qua đường ăn uống.

  1. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực riêng:

  1. Phẩm chất: Bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trách nhiệm.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. GV:

- Hình minh họa SGK phóng to [nếu có]

- Máy chiếu [nếu có] và một số hình ảnh có nội dung gắn với bài học.

  1. HS: Máy chiếu [nếu có] và một số hình ảnh có nội dung gắn với bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾT 1

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV hướng dẫn HS quan sát hình, trả lời câu hỏi: Em đã từng thấy ai bị ngộ độc chưa? Vì sao người đó bị ngộ độc?

- GV khuyến khích, động viên HS chia sẻ.

- GV dẫn dắt HS vào bài học mới.

KHÁM PHÁ

Mục tiêu:HS nêu được các nguyên nhân gây ngộ độc qua đường ăn uống. Đồngthời HS nhận biết được một số đổ dùng, thức ăn, đổ uống có thể gây ngộ độc nếukhông được cất giữ, bảo quản đúng cách và tác hại của việc sử dụng những thứ đó.

Cách tiến hành:

Bước 1: Thực hiện hoạt động 1

- GV tổ chức cho HS quan sát các hình, thảo luận và trả lời câu hỏi: Vì sao nhiềungười bị ngộ độc qua đường ăn uống?

GVMời đại diện một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhóm khác lăng nghe và bổ sung.

- GV đặt thêm câu hỏi:

+ Tại sao thức ăn ngày hômtrước bảo quản không đúng cách thì hôm sau sẽ không nên ăn?

+ Uống nước ngọt đểqua đêm thường đau bụng, vì sao?

+ Vì sao thuốc phải để xa tầm tay của trẻ em?

- GV mời HS trả lời để HS biết đương nguyên nhân gây ngộ độc qua đường ăn uống.

- GV kết luận: Có nhiều nguyên nhân gây ngộ độc qua đường ăn uống: Ăn phải thứcăn ôi thiu, bảo quản không đúng cách; thức ăn, đồ uống quá hạn sử dụng; uốngthuốc không đúng chỉ dẫn,...

Bước 2: Thực hiện hoạt động 2

Yêu cầu HS quan sát hình, thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi trong SGK:

+ Kể tên một số thức ăn, đồ uống, đồ dùng,... nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc.

+ Dấu hiệu nào cho em biết thức ăn, đổ uống bị hỏng, ôi thiu?

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.

- GV nhận xét và kết luận:

+ Câu hỏi 1: Hoa quả bị hỏng [hình 2], bánh mì bị mốc [hình 3], nước rửa bát và dầu ăn để cạnh nhau dễ gây nhầm lẫn [hình 4], thức ăn bị ruồi đậu vào [hình 5], kẹo để lẫn lộn với thuốc trong tủ thuốc [hình 6], thức ăn có mùi thiu [hình 7].

+ Câu hỏi 2: Dấu hiệu để nhận biết: hoa quả bị hỏng [mốc, thối, chuyển màu], bánh mì bị mốc trắng, thức ăn có mùi ôi thiu,...

- GV đặt câu hỏi: Em hãy kể thêm tên một số đổ dùng, thức ăn, đổ uống khác có thể gây ngộ độc nếu không cất giữ, bảo quản đúng cách? Tác hại của việc sử dụng những đồ dùng, thức ăn, đồ uống không đảm bảo vệ sinh và quá hạn sử dụng như thế nào?

- GV mời một số HS chia sẻ

- GV kết luận.

THỰC HÀNH

Mục tiêu:Nêu được cách nhận biết một số đồ dùng, thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc và cách cất giữ, bảo quản an toàn.

Cách tiến hành:

- GV có thể chiếu trên màn hình một số thức ăn, đồ uống, đồ dùng và yêu cầu HSthảo luận theo cặp đôi: Liệt kê tên một số thức ăn, đồ uống, đồ dùng khác có thể gây ngộ độc nếu cất giữ, bảo quản không cẩn thận? Vì sao chúng có thể gây ngộ độc?

- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi.

- Sau đó, GV có thể chiếu trên màn hình hoặc giới thiệu bằng tranh ảnh một số cáchbảo quản thức ăn, đồ uống,... an toàn.

- Yêu cầu HS đọc và chia sẻ lời chốt của Mặt Trời: Cất giữ, bảo quản thức ăn không cẩn thận; ăn thức ăn ôi thiu, mốc hỏng; uống thuốc không đúng cách, là nguyên nhân có thể gây ngộ độc.

- HS tìm câu trả lời

- HS trình bày trước lớp

- HS lắng nghe GV giới thiệu bài

- HS quan sát tranh, hoạt động nhóm

- HS suy nghĩ tìm câu trả lời

- Các nhóm báo cáo kết quả

- HS lắng nghe GV công bố đáp án

- HS hoạt động cặp đôi với bạn bên cạnh.

- HS lắng nghe câu hỏi gợi ý

- HS quan sát tranh, tìm câu trả lời

- Đại diện cặp đứng lên chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe nhận xét, đánh giá

- HS lắng nghenhiệm vụ

- HS suy nghĩ và trả lời:

+ Một số loại đồ dùng, thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không bảo quản đúng cách như: hoa quả chưa rửa, sữa hoặc bánh kẹo quá hạn sử dụng, thớt bị mốc,...

- HS lắng nghe kết luận

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung

Xem đầy đủ Giáo án tự nhiên và xã hội 2 sách kết nối tri thức và cuộc sống

Video liên quan

Chủ Đề