Tỷ lệ nợ quá hạn của một ngân hàng thương mại được xác định bằng

Tỷ lệ nợ xấu là gì, vì sao cần biết tỷ lệ nợ xấu và làm sao để tính tỉ lệ này?... Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết sau.

Tỷ lệ nợ xấu là gì?

Nợ xấu trong tiếng Anh là Non - Performing loan ratio được viết tắt thành NPL, hay còn được gọi bằng thuật ngữ phổ thông hơn là bad debt. 

Tỷ lệ nợ xấu là thuật ngữ bạn thường nghe thấy khi làm việc hoặc đọc các thông cáo báo chí về ngành ngân hàng. Thực tế là cụm thuật ngữ này được dùng để chỉ các khoản nợ khó đòi, có thời hạn quá hạn lớn và được cho là khó có khả năng thu hồi. Nó chính là các khoản ngân hàng cho khách hàng vay nhưng khi đến hạn thu hồi, ngân hàng không thể đòi được do khách hàng làm ăn thua lỗ, đóng cửa dẫn đến mất khả năng thanh toán. 

Các thời hạn dành cho mỗi khoản nợ khác nhau sẽ khác nhau, tuy nhiên thời hạn thường gặp dành cho các khoản vay ngắn hạn là 90 - 180 ngày. 

Nói ngắn gọn, tỷ lệ nợ xấu là khoản không có khả năng thu hồi.

Biết tỷ lệ nợ xấu để làm gì?

Mục đích của tỷ lệ nợ xấu là gì và ai cần đến con số này? Các nhà phân tích tài chính thường sử dụng tỷ lệ nợ xấu để so sánh chất lượng danh mục cho vay giữa các ngân hàng. Các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao có thể dẫn đến thất bại của ngân hàng. Các nhà kinh tế kiểm tra tỷ lệ nợ xấu để dự đoán bất ổn tiềm ẩn trên thị trường tài chính. Nhà đầu tư có thể cần biết tỷ lệ nợ xấu để chọn nơi đầu tư tiên của mình. Họ sẽ xem các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp là khoản đầu tư có rủi ro thấp hơn so với các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao.

Công thức tính tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = tổng nợ xấu/tổng dư nợ

Ngân hàng nhà nước Việt nam có quyết định 492/2005/QĐ - NHNN vào ngày 22 tháng 4 năm 2005 về các khoản dư nợ tín dụng từ khách hàng được chia loại từ nhóm 1 đến nhóm 5 tương đương với các loại nợ:

-       Nợ đủ tiêu chuẩn

-       Nợ cần chú ý

-       Nợ dưới tiêu chuẩn

-       Nợ nghi ngờ

-       Nợ có khả năng mất vốn

Trong đó các khoản nợ thuộc nhóm từ [3] đến [5] được coi là nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng và mức độ rủi ro của danh mục cho vay mà ngân hàng có, số lượng đồng nợ xấu trên tổng số 100 đồng cho vay. 

Khi ngân hàng gặp rắc rối hoặc có vấn đề trong việc quản lý chất lượng các khoản vay từ khách thì tỷ lệ nợ xấu có tình trạng tăng cao hơn trung bình trong ngành và có chiều hướng tăng lên. 

Khi tỷ lệ này thấp so với trung bình ngành và có chiều hướng giảm tức là ngân hàng đang quản lý tốt các khoản vay tín dụng. Hoặc cũng có trường hợp ngân hàng dùng chính sách xóa nợ, thay đổi các phân loại của khoản nợ. 

Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam vẫn trong khoảng 0,98% đến gần 3% từ thống kế của một trang web uy tín trong ngành ngân hàng. 

Phân loại nợ xấu

Nợ đủ tiêu chuẩn 

Là các khoản nợ còn trong hạn thanh toán và được chủ nợ đánh giá là có thể thu hồi được cả gốc lẫn lãi đúng hạn định.

Có thể là các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được chủ nợ đánh giá là có khả năng thu hồi được cả gốc lẫn lãi bao gồm cả lãi quá hạn. 

Nợ cần chú ý

Là các khoản vay nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày. Hoặc các khoản nợ cần phải điều chỉnh hạn trả nợ lần đầu. Khoản nợ này có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi, tuy nhiên vẫn có dấu hiệu của khả năng trả nợ kém.

Nợ dưới tiêu chuẩn               

Khoản này bao gồm những khoản vay quá hạn từ 91 đến 180 ngày; những khoản nợ đã gia hạn lần đầu tiên; những khoản đã miễn hoặc giảm lãi; những khoản vay mà ngân hàng không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn; những khoản vay khiến ngân hàng có khả năng tổn thất. 

Nợ nghi ngờ

Khoản này thuộc nhóm nợ mà các khoản vay quá hạn từ 181 đến 360 ngày; những khoản vay này đã nợ cơ cấu lại thời hạ trả nợ lần đầu mà vẫn tiếp tục quá hạn dưới 90 ngày; hoặc những khoản vay đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2… và có khả năng gây tổn thất cho chủ nợ cao. 

Nợ có khả năng mất vốn

Đây là nhóm các khoản vay nợ quá hạn trên 360 ngày. Đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhiều lần nhưng vẫn không thể thu hồi nợ. Những khoản vay không còn khả năng thu hồi, gây mất vốn. 

Tác động của việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu

Khi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng gia tăng khả năng tiếp cận vốn của khách hàng do lãi suất và điều kiện vay vốn trở nên khó khăn hơn. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sự lưu thông dòng vốn vào sự phát triển của nền kinh tế. 

Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì nguy cơ ảnh hưởng đến dòng vốn của các ngân hàng thương mại càng to. Đây là nguyên nhân chính kiềm chế sự lưu thông của tín dụng trong nền kinh tế. 

Tỷ lệ nợ xấu cao là biểu hiện của chất lượng cho vay thiếu hiệu quả. Hoạt động tín dụng đạt kết quả thấp, ảnh hưởng khả năng thanh khoản, giới hạn sự phát triển của hoạt động tín dụng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngân hàng, hạ thấp năng lực cạnh tranh của ngân hàng. 

Ngoài việc đánh giá các tổ chức tín dụng, ngân hàng thông qua tỷ lệ nợ xấu thì cũng cần xem xét thực trạng nền kinh tế và người vay ở nhiều phương diện trên cơ sở khách quan và chủ quan.

Nợ xấu luôn là điều mà các ngân hàng thương mại quan ngại nhất. Nó ảnh hưởng tiêu cực đến ngân hàng trên nhiều phương diện do đó các ngân hàng đang rất quan tâm đến việc kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất có thể.

Hi vọng qua các thông tin chia sẻ về tỷ lệ nợ xấu là gì và những điều liên quan sẽ phần nào giải đáp thắc mắc của bạn về khía cạnh này.

Hà Phương

Phân tích tài chính là công cụ không thể thiếu nhằm nhận diện các rủi ro.

Các chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính của ngân hàng thương mại

ThS. Nguyễn Thanh Tuấn

23:00 15/07/2019

Phân tích tài chính là công cụ cao cấp, không thể thiếu nhằm nhận diện các rủi ro để đưa ra các định hướng quản trị tài chính hiệu quả tại các ngân hàng thương mại.

Nghiên cứu dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

IMF: Nợ gia tăng, rủi ro tín dụng khiến kinh tế toàn cầu dễ tổn thương

Một số lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại

Về quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động phân tích tài chính của các ngân hàng thương mại vẫn còn nhiều hạn chế, nội dung phân tích chưa toàn diện, từ đó đe dọa đến sự phát triển ổn định, bền vững của hệ thống ngân hàng. Bài viết trao đổi về các chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính của ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay.

Rủi ro tài chính trong kinh doanh của ngân hàng thương mại [NHTM] được xác định ở các nội dung: Các chỉ tiêu phân tích rủi ro tín dụng; các chỉ tiêu phân tích rủi ro lãi suất; các chỉ tiêu phản ánh rủi ro thanh khoản; các chỉ tiêu phân tích rủi ro tỷ giá; các chỉ tiêu phân tích rủi ro thanh khoản.

Các chỉ tiêu phân tích rủi ro tín dụng

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chính và tạo ra nguồn thu lớn cho các NHTM nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Rủi ro tín dụng được thể hiện thông qua 6 chỉ tiêu cơ bản sau:

Tỷ lệ nợ xấu được sử dụng để đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM. Tỷ lệ nợ xấu cao thể hiện sự giảm sút thu nhập ở hiện tại do các khoản dư nợ này không còn mang lại lợi nhuận hoặc lợi nhuận mang lại không đáng kể. Chỉ tiêu này dưới 3% coi là an toàn.

Nợ quá hạn của NHTM là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn, bao gồm các khoản nợ khách hàng không có khả năng thanh toán nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn. Trong các khoản nợ quá hạn, một số khoản nợ chuyển sang nợ khó đòi và khi đó sẽ làm rủi ro tín dụng càng tăng mạnh hơn. Đây cũng là tình trạng phổ biến tại các NHTM Việt Nam hiện nay.

Nợ có khả năng mất vốn là nợ được phân loại thành nợ xấu phải trích lập dự phòng 100%. Các nhà quản trị ngân hàng luôn mong muốn tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên tổng dư nợ tín dụng tối đa là 1%.

Chỉ tiêu này cho biết một đồng nợ quá hạn khó đòi của ngân hàng được bù đắp bằng bao nhiêu đồng dự phòng rủi ro.

Chỉ tiêu này cho biết khả năng bù đắp rủi ro của các khoản nợ có khả năng mất vốn. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 cho thấy, ngân hàng không có khả năng bù đắp rủi ro từ các khoản trích lập dự phòng.

Các chỉ tiêu phân tích rủi ro lãi suất

Về ý nghĩa, chỉ tiêu này cho biết bình quân 100 đồng tài sản sinh lời đầu tư trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập lãi thuần. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản sinh lời càng cao.Tuy nhiên, NIM phụ thuộc vào các yếu tố: Thay đổi về lãi suất; Thay đổi trong mức chênh lệch giữa lãi thu từ tài sản và chi phí phải trả cho nguồn vốn đi vay hay huy động; Thay đổi về giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất mà các NHTM đang nắm giữ khi mở rộng hay thu hẹp quy mô hoạt động của mình…

Trong đó: Tài sản nhạy cảm với lãi suất là những tài sản được định giá lại khi lãi suất thay đổi, còn nợ nhạy cảm lãi suất là những khoản vốn mà lãi suất được điều chỉnh theo thị trường: tiết kiệm ngắn hạn, tiền gửi có lãi suất thả nổi. Chênh lệch nhạy cảm lãi suất có thể rơi vào 1 trong 3 trạng thái sau:

+ Trường hợp DR = 0: Giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất bằng giá trị nợ nhạy cảm lãi suất. Khi đó, việc lãi suất tăng hay giảm không ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM. Rủi ro lãi suất về mặt lý thuyết được khống chế.

+ Trường hợp DR < 0: Giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn giá trị nợ nhạy cảm lãi suất. Khi đó, nếu lãi suất thị trường giảm thì lợi nhuận các NHTM sẽ tăng. Ngược lại, nếu lãi suất thị trường tăng lên, làm cho thu từ lãi tăng chậm hơn chi phí lãi [NIM giảm] rủi ro lãi suất lại xuất hiện.

+ Trường hợp 3: DR > 0: Giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất lớn hơn giá trị nợ nhạy cảm lãi suất. Lúc này nếu lãi suất thị trường tăng sẽ tăng lợi nhuận cho NHTM. Nhưng nếu lãi suất thị trường giảm thì thu nhập lãi giảm nhanh hơn chi phí lãi [NIM giảm] rủi ro cũng xuất hiện.

Trong đó:

+ Kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản là thời gian trung bình cần thiết để thu hồi khoản vốn đã bỏ ra để đầu tư.

+ Kỳ hạn hoàn trả trung bình của nợ: là thời gian trung bình cần thiết để hoàn trả các khoản vốn đã huy động, là thời gian trung bình của dòng tiền dự tính sẽ ra khỏi NHTM.

Để giảm rủi ro lãi suất, các NHTM sẽ cần cố gắng để duy trì DG tiến đến không: duy trì cân đối giữa tài sản và nguồn vay. Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng thanh toán thì các NHTM lại cần phải duy trì tài sản có lớn hơn tài sản nợ. Khi đó muốn DG= 0 thì cần đảm bảo:

Lúc này để có thể khống chế rủi ro lãi suất ở mức thấp nhất thì giá trị vốn vay phải thay đổi nhiều hơn giá trị tài sản.

DG có thể rơi vào 1 trong 3 trường hợp sau:

+ Trường hợp DG >0: Kỳ hạn hoàn vốn trung bình của tài sản lớn hơn kỳ hạn hoàn trả trung bình nợ. Lúc này, nếu tăng lãi suất sẽ làm giảm giá trị ròng của NHTM vì giá trị tài sản giảm nhiều hơn giá trị nguồn vốn. Ngược lại, nếu lãi suất giảm sẽ tăng giá trị ròng của NHTM.

+ Trường hợp DG0: Nếu tỷ giá tăng công ty tài chính có lãi ngược lãi tỷ giá giảm bị thua lỗ. Lúc này rủi ro ngoại tệ tăng.

+ Nếu chỉ tiêu < 0: Tỷ giá tăng làm phát sinh lỗ, nếu tỷ giá giảm công ty tài chính có lãi.

+ Nếu chỉ tiêu = 0: Tỷ giá thay đổi sẽ không ảnh hưởng đến lãi hay lỗ vì vậy rủi ro ngoại tệ về mặt lý thuyết là không có.

+ Nếu chỉ tiêu > 0: Nếu tỷ giá tăng, NHTM có lãi ngược lãi tỷ giá giảm bị thua lỗ. Lúc này rủi ro ngoại tệ tăng.

+ Nếu chỉ tiêu 0: Nếu tỷ giá tăng, NHTM có lãi ngược lại tỷ giá giảm bị thua lỗ. Lúc này rủi ro ngoại tệ tăng.

+ Nếu chỉ tiêu

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề