Uống sữa đậu nành khi nào là tốt nhất năm 2024

Sữa hạt đậu nành được biết đến là một trong những dòng sữa từ thực vật thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều người uống. Không chỉ giàu vitamin và khoáng chất, loại sữa này còn mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Uống sữa đậu nành khi nào là tốt nhất năm 2024
Sữa hạt đậu nành là một loại sữa đậu nhiều dinh dưỡng, nhiều người uống và tốt cho sức khoẻ

Giá trị dinh dưỡng

Thành phần dinh dưỡng trong sữa đậu nành đặc biệt phong phú. Nó chứa nhiều lại khoáng chất cần thiết cho cơ thể như sắt, kẽm, canxi, magie và vitamin B, C, E, K. Sữa đậu nành còn cung cấp protein, isoflavones, saponin, lecithin và acid béo không bão hòa.

Theo đông y, loại sữa này có tác dụng bồi bổ cơ thể suy nhược, làm mát gan, thanh phổi, tiêu viêm, làm sạch đường ruột và thông đại tiện. Có thể thấy, nếu được pha chế đúng cách và dùng đúng thời gian, phương pháp thì sữa đậu nành sẽ trở thành một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe của bạn.

Công hiệu dưỡng sinh và phòng ngừa bệnh tật từ sữa hạt đậu nành

Bên cạnh những tác dụng theo như đông y đã ghi chép lại thì sữa từ hạt đậu nành trải qua các nghiên cứu, thực nghiệm của y học hiện đại cũng thể hiện nhiều công hiệu đối với sức khỏe con người.

Uống sữa đậu nành khi nào là tốt nhất năm 2024
Sữa hạt đậu nành là một loại sữa đậu nhiều dinh dưỡng, nhiều người uống và tốt cho sức khoẻ

Giảm thiểu lượng mỡ sinh ra trong cơ thể

Theo nhiều nghiên cứu, thành phần Isoflavones trong sữa hạt đậu nành có thể làm ức chế sự sinh ra lượng mỡ trong cơ thể con người. Từ đó hỗ trợ tốt cho những người muốn giảm thể trọng hoặc duy trì một vóc dáng cân đối, khỏe mạnh.

Phòng ngừa ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt

Isoflavones là một trong những chất kháng ung thư hữu hiệu. Giúp kiểm soát lượng Estrogen trong cơ thể, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Nghiên cứu đã chỉ ra, những người lúc nhỏ đã có thói quen uống sữa đậu nành thì khi trưởng thành sẽ càng ít có nguy cơ bị ung thư vú.

Ngoài ra, một nghiên cứu khác cũng phát hiện, nam giới uống loại sữa này với một lượng thích hợp cũng giảm được nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.

Kiểm soát lượng đường trong máu

Nghiên cứu của trường đại học Massachusetts (Hoa Kỳ) phát hiện, sữa hạt đậu nành và các thực phẩm chế biến từ đậu nành đều có thể giảm mức độ đường trong máu. Điều này hỗ trợ rất tốt cho những bệnh nhân bị tiểu đường.

Phòng ngừa bệnh tim mạch

Các thành phần như protein, Isoflavones, Saponin trong loại sữa này có tác dụng giảm nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể. Giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến huyết quản và tim mạch.

Duy trì sự khỏe mạnh của não bộ

Lecithin trong sữa có thể nâng cao sức sống cho bộ não, tăng cường trí nhờ và cải thiện chứng mệt mỏi, đau đầu.

Cải thiện môi trường đường ruột, ngừa táo bón

Sữa hạt đậu nành có chứa chất xơ thực vật với lượng đường thấp, có lợi cho sự sinh trưởng của những lợi khuẩn trong đường ruột. Từ đó, giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, đồng thời làm cho quá trình đại tiện dễ dàng, đều đặn hơn.

Ngăn ngừa loãng xương

Isoflavones có trong loại sữa hạt này có giúp cơ thể người hấp thu canxi tối ưu, giúp ngăn ngừa chứng loãng xương, đặc biệt là ở phụ nữ.

Uống sữa đậu nành khi nào là tốt nhất năm 2024
Sữa hạt đậu nành là một loại sữa đậu nhiều dinh dưỡng, nhiều người uống và tốt cho sức khoẻ

Sữa đậu nành có thể dùng mọi lúc trong ngày vì nó ít khi có tác dụng phụ. Nhưng nếu muốn các thành phần dinh dưỡng phát huy tối ưu, bạn nên uống vào 2 thời điểm này.

Thứ nhất chính là uống sau buổi sáng thức dậy, tức là dùng cùng lúc với bữa ăn sáng. Lúc này cơ thể con người càng dễ dàng hấp thu các dưỡng chất trong sữa. Đồng thời sẽ tốt hơn cho việc tiểu tiện, đại tiện vào sáng sớm.

Thời điểm thứ hai chính là buổi tối trước khi ngủ khoảng 1 đến 2 tiếng đồng hồ. Thời gian này cơ thể dễ hấp thu Isoflavones trong sữa nhất. Ngoài ra nó còn kiểm soát tốt sự tái tạo mỡ vào ban đêm, hỗ trợ cho người muốn giảm cân.

Chú ý gì khi uống sữa hạt đậu nành?

Sữa đậu nành tốt nhất là uống khi còn ấm. Rất nhiều người để sáng tạo thêm hương vị nên có thói quen thêm đường, muối, dầu thực vật hoặc cả nước ép trái cây khi chế biến sữa đậu nành. Điều này vẫn được nhưng để giữ được tác dụng tối ưu nhất thì vẫn nên uống nguyên chất chỉ với thành phần đậu nành mà thôi.

Tổng hợp.

Nếu bạn đang cần dây chuyền máy thiết bị, chuyển giao công nghệ để sản xuất thực phẩm, sinh học, nông nghiệp... đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với VinaOrganic để được tư vấn miễn phí theo thông tin bên dưới:

Theo y học cổ truyền, sữa đậu nành có tính hàn, ích khí nên sẽ không phù hợp với những người tỳ vị hư hàn do sau khi uống sẽ gây đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài.

Ngoài ra, những người có triệu chứng thận hư, tiểu đêm nhiều, di tinh,… cũng không nên sử dụng sữa đậu nành nếu không bệnh tình càng nặng thêm.

Cần đun sôi sữa đậu nành trước khi uống

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong sữa đậu nành có chứa saponin, chất ức chế men trypsin và một số hoạt chất không có lợi cho cơ thể. Vì vậy nên đun sôi sữa đậu nành trước khi uống để tránh bị buồn nôn, đau bụng, đi ngoài thậm chí dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

Không nên lưu trữ sữa đậu nành ở nhiệt độ cao

Sử dụng cách giảm béo bụng bằng sữa đậu nành, nhiều người thường đun sữa đậu nành trong 1 bình giữ nhiệt để uống dần. Tuy nhiên, đây lại là một hành động sai lầm bởi vi khuẩn rất dễ sinh sôi và phát triển trong môi trường sữa đậu nành ấm nóng quá lâu.

Vì vậy, sau khoảng 3 – 4 tiếng sữa đậu nành sẽ không còn tác dụng giảm mỡ bụng mà còn gây hại cho sức khỏe.

Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành một lúc

Đừng lạm dụng vì tác dụng giảm béo của sữa đậu nành mà nhiều người nghĩ càng uống nhiều sẽ càng tốt. Đối với người lớn chỉ nên uống tối đa 500ml sữa đậu nành 1 lần để tránh bị đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng không được hấp thụ hết sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa trong cơ thể.

Không nên chỉ uống sữa đậu nành để giảm cân

Mặc dù là cách giảm mỡ bụng hiệu quả nhưng bạn cũng không nên chỉ uống sữa đậu nành giảm béo trong quá trình này. Để giảm mỡ bụng an toàn và hiệu quả, bạn nên lập cho mình một kế hoạch giảm mỡ hoàn hảo với một chế độ ăn uống khoa học, tất nhiên trong đó không thể thiếu sữa đậu nành kèm theo đó là chế độ luyện tập và nghỉ ngơi.

Nếu quyết tâm và kiên trì với kế hoạch này, bạn sẽ sớm sở hữu vòng eo thon gọn và săn chắc.

Không uống sữa đậu nành khi bụng đói

Uống sữa đậu nành khi bụng đói sẽ khiến protein trong sữa đậu nành bị biến thành nhiệt và tiêu tán ra ngoài. Như vậy không thể có tác dụng bồi bổ cho cơ thể. Khi uống sữa đậu, tốt nhất bạn nên ăn cùng các chất có tinh bột như bánh bao, bánh mì… để giúp cho các chất dinh dưỡng được hấp thụ hết.

Không đánh trứng vào sữa đậu nành

Không ít người cho rằng đánh trứng cùng sữa đậu nành để uống sẽ làm tăng dinh dưỡng, phù hợp cho một bữa sáng giàu năng lượng. Nhưng hiệu quả lại ngược lại, lòng trắng trứng dễ kết hợp với men trypsin trong sữa đậu nành tạo thành kết tủa mà cơ thể không thể hấp thu. Như vậy việc kết hợp này không những không làm tăng mà còn gây hao hụt chất dinh dưỡng.

Không dùng đường nâu trong sữa đậu nành

Thêm một số đường nâu vào sữa đậu nành có thể làm cho nó có mùi vị ngọt ngào và thơm. Tuy nhiên, đường nâu có chứa một số axit hữu cơ, nó sẽ kết hợp với protein trong sữa và sản xuất một số chất, nó sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành.

4 nhóm người không thích hợp uống sữa đậu nành

Người bị ung thư vú

Nguyên nhân có thể do đậu nành có phytoestrogen tác động như kích thích tố estrogen gây ra tương tác và có thể làm các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Vì vậy, những người có tiền sử bệnh lý ung thư vú, buồng trứng và tử cung không nên uống sữa đậu nành.

Người bị viêm dạ dày

Sữa đậu nành không thích hợp cho những ai bị viêm dạ dày cấp và mãn tính. Sữa đậu nành sẽ khiến cho a-xít trong dạ dày bị dư thừa sẽ rất dễ bị đầy hơi, khi đó bệnh tình sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Người bị viêm thận, sỏi thận

Oxalat có trong sữa đậu nành rất dễ kết hợp với canxi trong thận để tạo ra sỏi thận. Vì vậy, những bệnh nhân mắc sỏi thận cũng không nên uống sữa đậu nành.

Người bị bệnh Gout

Những người mắc bệnh Gout cũng không nên sử dụng sữa đậu nành. Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa Purine gây ra trong khi hàm lượng Purine có trong sữa đậu nành tương đối cao.

Ngoài ra, sau khi uống sữa đậu nành mà xuất hiện hiện tượng bị nhức đầu, tắc nghẽn đường hô hấp và các triệu chứng khác... bạn phải dừng ngay, cần được khám và tư vấn bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Mỗi ngày nên uống bao nhiêu sữa đậu nành?

Lượng sữa đậu nành tối đa nên tiêu thụ một ngày là 500ml với người lớn và 300ml với trẻ nhỏ. Không nên uống quá nhiều trong một lần vì có thể gây ra tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu,... do cơ thể không thể hấp thụ hết chất dinh dưỡng trong sữa. Không nên uống sữa đậu nành nhiều hơn 500ml sữa/ngày.

Tại sao không nên uống sữa đậu nành khi đói?

Không uống sữa đậu nành khi bụng đóiUống sữa đậu nành khi bụng đói sẽ khiến protein trong sữa đậu nành bị biến thành nhiệt và tiêu tán ra ngoài. Như vậy không thể có tác dụng bồi bổ cho cơ thể. Khi uống sữa đậu, tốt nhất bạn nên ăn cùng các chất có tinh bột như bánh bao, bánh mì…

Ngày nào cũng uống sữa đậu nành có tốt không?

Tóm lại, sữa đậu nành rất tốt nhưng phụ nữ không nên uống quá nhiều, chỉ nên dùng 500ml mỗi ngày để cung cấp đủ dưỡng chất và tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể.

Khi nào không nên uống sữa đậu nành?

Mục lục.

Kiêng kị uống sữa đậu nành khi chưa đun sôi kỹ.

Không kết hợp trứng với sữa đậu nành..

Không nên dùng đường đỏ pha với sữa đậu nành..

Không nên uống thuốc cùng sữa đậu nành..

Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt..

Không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú.

Không uống sữa đậu nành khi đói..