Uống thuốc bắc có được ăn trứng vịt lộn không

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Dưới đây là tư vấn của TS.BS Phan Bích Nga – Viện Dinh dưỡng Quốc gia về liều lượng ăn trứng vịt lộn đối với từng nhóm người cụ thể:

TS. BS Phan Bích Nga – Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Giá trị dinh dưỡng của trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn từ lâu đã được biết đến là thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe. Trong Đông y, trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể tăng trưởng.

Hai quả trứng vịt lộn [tương đương gần 100g] cung cấp giá trị dinh dưỡng như sau: 182 kcal, 13,6g protein, 12,4g lipid, 4g glucid, 81mg canxi. 

Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin A và photpho tương đối cao, tương ứng là: 911 mcg và 212mg.

Ngoài ra, hàm lượng cholesterol của trứng vịt lộn cũng khá cao: 600mg/100g. 

Trứng vịt lộn từ lâu đã được biết đến là thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe.

 Vì trứng vịt lộn chứa nhiều năng lượng nên ăn nhiều trứng vịt lộn có nguy cơ thừa các chất, cụ thể:

- Thừa năng lượng: 2 quả trứng vịt lộn có năng lượng tương đương với lưng bát cơm [110g], trong đó lượng đạm và lượng lipid cao không phù hợp với người thừa cân, béo phì.

- Thừa vitamin A: Nhu cầu hàng ngày về vitamin A ở trẻ em là 400mcg và người trưởng thành là 600mcg. Như vậy chỉ cần ăn 1 quả trứng vịt lộn/ngày là cung cấp đủ nhu cầu vitamin A cho người lớn và hơi thừa đối với trẻ em, chưa kể các thức ăn khác cũng cung cấp vitamin A.

- Tăng cholesterol: cholesterol chỉ có ích cho cơ thể nếu được hấp thu với một lượng nhỏ thích hợp.

Nếu có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, không nên tiêu thụ quá 200 miligam cholesterol mỗi ngày. Nếu không có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim, nên hạn chế lượng cholesterol không quá 300 miligam [tương đương lượng cholesterol có trong 1 quả trứng vịt lộn] mỗi ngày. Do đó, trứng vịt lộn không thích hợp với những người mắc các bệnh lý mạn tính và rối loạn mỡ máu.

 Một số lưu ý khi ăn trứng vịt lộn

- Nên ăn vào buổi sáng để cơ thể có năng lượng cho cả ngày làm việc, tránh ăn vào buổi tối, đêm muộn gây khó tiêu, tăng cân.

- Không nên ăn liên tục trong nhiều ngày.

- Không nên ăn liền hơn 2 quả trứng vịt lộn trong một lần, nhìn chung với hầu hết các đối tượng không nên ăn quá 2 quả/tuần.

- Trứng vịt lộn trước khi sử dụng phải được rửa sạch, luộc chín.

- Không dùng trứng vịt lộn đã luộc chín để qua đêm, vì sẽ sản sinh ra vi khuẩn có hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Không nên ăn hơn 2 quả trứng vịt lộn trong một lần

Liều lượng ăn trứng vịt lộn cụ thể cho từng nhóm người

Tùy theo đối tượng khác nhau mà nên ăn trứng vịt lộn với lượng nhất định.

Trẻ em

Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của các bé còn chưa phát triển hoàn thiện, dễ dẫn tới chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu.

Trẻ từ 5 tuổi trở lên nếu cho ăn trứng vịt lộn thì chỉ nên cho ăn 1/2 quả mỗi lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ [1/2 trứng vịt lộn tương đương 4-5 quả trứng cút lộn].

Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn do hệ tiêu hóa của các bé còn chưa phát triển hoàn thiện.

Phụ nữ

Tuy chưa có nghiên cứu nào khẳng định lợi hại của trứng vịt lộn với phụ nữ có thai, nhưng về cơ bản đây là món ăn giàu dinh dưỡng, do đó cũng tốt cho bà bầu. Vì trứng vịt lộn quá nhiều chất dinh dưỡng không nên ăn hàng ngày. Đối với phụ nữ có thai có thể ăn 2 quả mỗi tuần, nhưng không nên ăn 2 quả cùng lúc.

Cũng cần nhớ là bà bầu ăn trứng vịt lộn hoặc là ăn thật ít rau răm, hoặc không ăn vì rau răm có hại cho thai nhi.

Đối với phụ nữ có thai nên ăn 2 quả mỗi tuần, nhưng không nên ăn 2 quả cùng lúc.

Những đối tượng không nên ăn trứng vịt lộn

Những người có bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, gout... cũng nên kiêng hoặc không ăn nhiều trứng vịt lộn vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Cụ thể:

Những người có bệnh mạn tính, mỡ máu cao, rối loạn chuyển hoá... cũng nên kiêng trứng vịt lộn vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ

- Người bệnh thận: Người bệnh thận thường gặp vấn đề lớn trong quá trình trao đổi chất, lượng nước tiểu giảm khiến thận không thể lọc hết mọi độc tố ra bên ngoài. Trong khi đó, việc ăn trứng vịt lộn sẽ làm cho lượng urê trong cơ thể tăng cao, gây tổn thương thận, thậm chí nhiễm độc đường tiết niệu.

- Bệnh nhân bị bệnh viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch: Nhóm người này nên kiêng hoặc tránh ăn nhiều vì sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, tăng nguy cơ vữa xơ động mạch gây tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

- Người mắc bệnh gout: Món ăn này có chứa rất nhiều protein, càng ăn nhiều càng gây tăng lượng protein trong máu khiến tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm hơn.

- Người bị tăng huyết áp: Bệnh nhân tăng huyết áp cần tuyệt đối tránh xa trứng vịt lộn bởi khi ăn thực phẩm này, cơ thể sẽ thu nạp một lượng lớn chất đạm và cholesterol – 2 chất gây nên tình trạng tăng huyết áp.

Những thông tin đầy đủ về cách ăn trứng cho các nhóm người khác nhau

Xem thêm video đang được quan tâm:

Không nên cắt giảm hoàn toàn tinh bột trong khẩu phần ăn để giảm cân


Những tác động liên quan đến quá trình hấp thu phân bổ thuốc đều ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc, nhất là chế độ ăn uống, kiêng khem, cách thức uống thuốc. Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến một số điều kiêng kỵ trong ăn uống khi dùng thuốc Đông y.

Trong thời gian dùng thuốc người bệnh cần tránh ăn một số thực phẩm mang tính đối lập với chiều hướng của thuốc.

Không nên ăn hải sản khi uống thuốc thanh nhiệt, giải độc.

Các thuốc thanh nhiệt, giải độc: dùng điều trị các chứng dị ứng, ban chẩn nên tránh ăn các loại hải sản như cua, cá biển, sò, ngao, nhộng, lòng trắng trứng [albumin] đây là những protein lạ, là các dị nguyên làm tăng nguy cơ dị ứng. Đông y khuyên khi dùng thuốc có kinh giới thì không nên ăn thịt gà, nhất là da gà, dễ gây phong ngứa trong khi đó kinh giới là thuốc chữa dị ứng.

Thuốc thanh nhiệt, an thần: không nên dùng các chất mang tính kích thích có vị cay, nóng như: rượu, ớt, hạt tiêu, thịt chó vì nó sẽ làm cho tà nhiệt nặng thêm.

Các thuốc giải cảm: cần kiêng ăn các chất chua, mặn vì thuốc có tính chất phát tán, phát hãn, giải biểu mà vị chua mặn lại có tác dụng thu liễm ngược chiều tác dụng của thuốc.

Thuốc ôn lý trừ hàn, thuốc tân ôn giải biểu cần mang lại sự ấm áp cho cơ thể, không nên ăn các thức ăn tanh lạnh, như cua, ốc, thịt trâu, ba ba, rau sống, rau giền, mùng tơi, vì những thức ăn này làm cho hàn tà khó giải.

Thuốc tiêu đạo để kích thích tiêu hóa, bổ dạ dày, kiện tỳ, tiêu thực đặc biệt là thuốc chữa bệnh cam trẻ em, kiêng ăn các thức có dầu mỡ khó tiêu. Những thức ăn này gây nê trệ, làm cho hấp thu của hệ tràng vị vốn đã kém lại càng khó khăn hơn.

Thuốc có mật ong thì không nên ăn hành, bởi hành làm mất mùi thơm, vị ngọt của thuốc, hạn chế tác dụng nhuận bổ của mật ong chưa kể có những tương tác bất lợi. Hành giã nát trộn với mật ong chỉ được dùng ngoài trị bệnh viêm da có mủ .

Những thuốc thanh phế trừ đàm: khi dùng không nên ăn chuối tiêu dễ gây rối loạn tiêu hóa.

Các thuốc bổ dưỡng: khi uống không nên ăn rau quả có tính lợi tiểu như cải bẹ. Nói chung theo kinh nghiệm cổ truyền người ta kiêng ăn đậu xanh [kể cả giá đỗ] và cải bẹ, hai thứ này được coi là “giã thuốc”. Thực chất do tác dụng lợi niệu của nó mà Đông y cho rằng sẽ làm tăng khả năng thải trừ của thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Trong thời gian uống thuốc cũng không nên uống sữa và nước chè, [trừ một số bài thuốc cổ phương dùng lục trà làm vị], bởi dịch sắc thuốc bao gồm các chất có thành phần hóa học khác nhau tùy theo thang thuốc hoặc mục đích điều trị thường gặp là các chất glycoside, alcaloide, flavonoid, taninoid, đường, tinh bột, acid hữu cơ, các chất gôm, nhựa, pectin, các tinh dầu, vithamin và một số muối vô cơ khác. Khi dùng chung với sữa hoặc nước chè dễ tạo ra các chất phức hợp với các thành phần trong thuốc gây cản trở cho việc hấp thu, ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc.

Trên đây là một số kiêng kỵ cơ bản mà y học cổ truyền đã đúc kết từ thực tiễn, người dùng thuốc cần hết sức lưu ý. Tuy nhiên việc kiêng kỵ chỉ mang tính tương đối, không nên thái quá, người bệnh cần chú ý đảm bảo đủ chất cho cơ thể, đừng quên rằng chế độ dinh dưỡng tốt góp phần quan trọng hồi phục sức khỏe.


Video liên quan

Chủ Đề