Uống thuốc sổ lãi khi nào mới được ăn năm 2024

Giun là nguồn bệnh rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ em, vì vậy các chuyên gia khuyến cáo nên tẩy giun hai lần một năm, bắt đầu từ hai tuổi.

Tẩy giun là quá trình loại bỏ ký sinh trùng đường ruột bằng cách sử dụng thuốc. Ở những nơi có nhiều giun truyền qua đất, WHO khuyên nên tẩy giun định kỳ cho tất cả trẻ em.

Đề xuất này được hỗ trợ bởi nghiên cứu cho thấy, giun sán truyền qua đất gây hại cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em, cũng như sự tăng trưởng nhận thức và khả năng kinh tế trong tương lai của chúng.

Những bệnh rình rập nếu bạn không tẩy giun?

Ký sinh trùng có thể sống nhiều năm trong ruột mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên bạn có thể quan sát các triệu chứng sau đây:

Nhiễm giun móc

Hầu hết trẻ em bị nhiễm giun móc đều không có triệu chứng gì cả. Tuy nhiên, do chảy máu từ thành ruột nơi giun bám vào và đặc biệt khi nhiễm trùng mãn tính, nó có thể dẫn đến:

Thiếu sắt và thiếu máu.

Tiêu chảy nhẹ và đau bụng.

Nổi mẩn đỏ ngứa ở bàn chân nơi ấu trùng xâm nhập vào cơ thể.

Khi ấu trùng di chuyển qua phổi, phổi bị viêm và gây ho, thở khò khè và sốt. (Trường hợp này khá hiếm).

Sự thèm ăn và sụt cân có thể xuất hiện vài tuần sau khi tiếp xúc với loại giun móc này.

Nhiễm giun tròn

Nếu bạn bị bệnh giun đũa (nhiễm giun tròn ở ruột), bạn có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, giun sống có thể được nhìn thấy trong phân của bạn.

Các triệu có thể bao gồm ho, rối loạn giấc ngủ, sốt, bồn chồn, đau bụng hoặc đau bụng dữ dội, nôn mửa, khò khè, suy dinh dưỡng.

Nhiễm sán dây

Nhiều người bị nhiễm sán dây đường ruột không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Các triệu chứng của bạn, nếu có, sẽ phụ thuộc vào loại và vị trí của sán dây. \

Tùy thuộc vào nơi ấu trùng di chuyển, các triệu chứng nhiễm sán dây xâm lấn có thể thay đổi.

Uống thuốc sổ lãi khi nào mới được ăn năm 2024

Ký sinh trùng có thể sống nhiều năm trong ruột mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. (Ảnh: ITN)

Triệu chứng nhiễm trùng đường ruột

Buồn nôn và suy nhược.

Giảm cảm giác thèm ăn.

Mắc bệnh tiêu chảy.

Chóng mặt.

Thèm muối.

Sụt cân và hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn không đủ.

Triệu chứng nhiễm trùng xâm lấn

Về lâu dài, ấu trùng sán dây rời khỏi ruột và phát triển u nang ở các mô khác có thể gây hại cho các cơ quan và mô của bạn dẫn đến đau đầu.

Thực phẩm nên tránh ăn khi tẩy giun

Mẹ thiên nhiên cung cấp cho chúng ta mọi giải pháp cho các vấn đề liên quan đến sức khỏe, có rất nhiều cách tự nhiên để điều trị bệnh của bạn. Điều này nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng dân gian đã thử nghiệm nhiều lần và đúc kết rằng thực phẩm sẽ phát huy tác dụng tuyệt vời khi thuốc không có tác dụng.

Theo nmamilife.com, dưới đây là danh sách các loại thực phẩm tự nhiên có hiệu quả chống lại ký sinh trùng và giun tìm thấy trong cơ thể con người cũng như những thực phẩm nên tránh.

Theo một số nhà nghiên cứu, những con giun và ký sinh trùng này được hình thành do thói quen ăn uống không lành mạnh và chúng phát triển bên trong ruột, nhưng bạn có thể loại bỏ chúng một cách tự nhiên bằng cách bổ sung các loại thực phẩm sau vào chế độ ăn uống của mình.

Đường: Giun hoặc ký sinh trùng thích ăn glucose. Vì vậy, hãy cố gắng tránh xa các loại carbs như gạo, bánh mì, mì ống và các loại trái cây có đường như nho và xoài. Bạn cũng có thể thảo luận điều này với bác sĩ của mình.

Cà phê/thịt/sữa: Nhóm thực phẩm này có thể tạo ra môi trường axit được ký sinh trùng yêu thích.

Rau sống: Mặc dù ăn rau sống là một cách thông minh để giữ sức khỏe nhưng có một số loại rau không bao giờ nên ăn sống. Đảm bảo rằng bạn rửa kỹ mọi mặt hàng thực phẩm bằng chất khử trùng rau và trái cây để loại bỏ tất cả dư lượng thuốc trừ sâu và hóa chất có thể có trên bề mặt.

Rượu bia: Rượu bia ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan của bạn. Sau khi dùng thuốc tẩy giun bằng đường uống, nó sẽ ngay lập tức được hấp thu vào máu, nhưng phần lớn công việc xử lý được thực hiện ở gan, cùng nơi với rượu. Vì vậy hãy cố gắng tránh xa rượu để tránh bị ngộ độc thêm.

Những cách phổ biến nhất khiến bạn nhiễm giun là uống nước bị ô nhiễm và ăn thực phẩm bị ô nhiễm. May mắn là chúng ta có rất nhiều cách để diệt giun tại nhà bằng các biện pháp tự nhiên đã được nghiên cứu xác minh. Hãy thực hiện theo chế độ ăn kiêng nêu trên và chăm sóc sức khỏe của bạn thật tốt.

SKĐS - Tôi đang muốn cho các thành viên trong gia đình dùng thuốc tẩy giun nhưng không biết uống thuốc vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất.

Lê Hà (Lý Nhân, Hà Nam)

Giun là loại ký sinh trùng sống ăn bám ở đường ruột. Ở nước ta, tình trạng vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống kém do vậy rất nhiều người nhiễm các loại giun như: giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, giun lươn... Tỷ lệ nhiễm giun đặc biệt là giun đũa rất cao. Người lớn nhiễm giun đũa thường là do ăn thực phẩm không được nấu chín, nước uống có lẫn trứng giun, thức ăn bị phơi nhiễm do bụi và ruồi, nhặng, gián...

Ở trẻ em, ngoài giun đũa còn dễ bị giun kim vì chơi nghịch đất cát có lẫn trứng giun hoặc gãi vùng hậu môn (do giun bò ra đẻ trứng và gây ngứa) rồi đưa tay lên miệng và nuốt phải trứng giun... Nhiễm giun kéo dài có thể gây suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, các bệnh lý về gan, phổi... Thai phụ nhiễm giun dễ khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển...

Uống thuốc sổ lãi khi nào mới được ăn năm 2024
Rèn thói quen giữ vệ sinh tay phòng nhiễm giun

Thuốc tẩy giun trên thị trường hiện nay chủ yếu có chứa hai hoạt chất mebendazol và albendazol, trong đó mebendazol dễ sử dụng. Tác động của mebendazol bằng cách ức chế, ngăn cản sự tiêu thụ chất dinh dưỡng của các loại giun. Đây là loại thuốc không kê đơn, bạn có thể tự mua thuốc để tẩy giun cho cá nhân bạn và gia đình, định kỳ từ 4 - 6 tháng/1 lần. Mebendazol không độc nên liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi là giống nhau, mỗi lần tẩy giun chỉ cần uống 1 viên 500mg duy nhất để tẩy các loại giun thông thường. Bạn có thể uống thuốc vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày (sáng, trưa hay chiều tối), vào lúc bụng đói hay no. Khi dùng thuốc không phải nhịn ăn hoặc uống kèm thuốc tẩy xổ giống như dùng các thuốc trị giun cổ điển trước đây.

Tuy nhiên, để tránh những tác dụng không mong muốn (mặc dù hiếm gặp) như đau bụng lâm râm, buồn nôn... bạn nên uống sau bữa ăn sáng. Nếu muốn thuốc phát huy tác dụng diệt giun tốt nhất thì nên uống sau bữa ăn tối 2 giờ hoặc vào sáng sớm khi bụng đói. Thuốc tránh dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai, đặc biệt ba tháng đầu thai kỳ. Nếu có ý định mang thai cần chủ động tẩy giun trước vài tháng.

Sau khi uống thuốc tẩy giun bao lâu thì giun chết?

Thường thì sau khi uống thuốc giun khoảng 2 giờ sẽ xuất hiện dấu hiệu muốn đi ngoài, đây cũng là thời điểm giun đã bị tiêu diệt. Có một số trường hợp phải 1 - 3 ngày sau khi uống thuốc giun mới đi ngoài và tiêu chảy hoặc đau bụng nhẹ nhưng khi đã đi ngoài được thì tình trạng tiêu chảy cũng chấm dứt.

Uống thuốc tẩy giun bao lâu mới được ăn sáng?

Thuốc tẩy giun hiện đại không yêu cầu người dùng phải để bụng đói trước khi tẩy giun nên người dùng có thể tẩy giun bất cứ lúc nào, nhưng thời điểm tốt nhất là uống vào sáng sớm khi bụng đói hoặc uống sau bữa tối khoảng 2 giờ.

Nên cho mèo uống thuốc tẩy giun khi nào?

Lần đầu tiên: Tẩy giun cho mèo con lần đầu khi mèo được 3 tuần tuổi (thường tẩy ở ngày thứ 21-23, muộn nhất là ngày thứ 25). Sau đó, tẩy giun định kỳ 2 tuần 1 lần đến khi mèo con được 3 tháng tuổi. Mèo trên 6 tháng tuổi: 2 đến 3 tháng tẩy giun 1 lần.

Sau khi uống thuốc xổ bao lâu thì đi ngoài?

Sau khi uống thuốc xổ, mất bao lâu thì đi ngoài tùy vào hai cách dùng sau: Bơm thuốc qua đường hậu môn hoặc trực tràng, sau 15 - 20 phút sử dụng sẽ đi ngoài. Qua đường uống, sau 1 - 4 giờ sẽ đi ngoài.